ĐŨa nguyên lí nhị nguyên phần II (Tiếp) CÁi mũ Ăn tục nói phéT & HỖ liên võNG



tải về 0.57 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.57 Mb.
#21200
1   2   3   4

Phương vị Thiên Can: Ba bộ, Địa chi, Bát Quái, Thiên Can (giáp , ất , bính , đinh , mậu , kỉ , canh , tân , nhâm , quý ) tổng hợp thành 24 phương vị.

Dật Đại ca à, nói chuyện Con Hươu Con Vượn là để nhận xét Không gian Ngũ Hành là một Tổng thể gồm những Nhận thức và Ý niệm Địa chi, Bát Quái, Thiên can và Địa dư. Trường hợp Địa dư như đã dẫn, chỉ là ý thức Phương Vị Tương đối của văn hóa Phương Đông, nhưng khi Cổ nhân chỉ định Hành Kim (Quẻ Càn - Đoài, Thiên Trạch), hướng Tây với các Địa dư hiện đại Azerbaijan, Bạch hải Thổ Nhĩ Kỳ, Địa Trung hải và Belarus (White Russia), và Hành Mộc (Quẻ Tốn - Chấn, Lôi Phong), hướng Đông, là cả vùng Thanh Đảo, tượng trưng tất cả những gì Xanh qīng, chứng tỏ Cổ nhân ta có một khái niệm Vũ trụ quan với ý thức Địa dư khá rộng rãi. Tôi rất kinh hãi khi đọc tác giả ghê gớm viết: “…xin đưa ra một chứng minh cụ thể sai lầm về lý luận trong Hậu Thiên Bát Quái. Các nhà thông thái cho rằng sở dĩ Thiên và Trạch thuộc hành Kim ở hướng Tây, vì hướng Tây (của Trunghoa ) có nhiều núi nên cho rất nhiều quặng mỏ kim loại; trong khi đó ngược lại hướng Ðông là biển, nơi các con sông đều chảy về (Chúng Thuỷ Triều Ðông) làm tốt cho cây cỏ thảo vật, nên thuộc hai quái Lôi và Phong hành Mộc. Giải thích trên nếu có được là vì các nhà thông thái thời bấy giờ coi Trung hoa là Trung tâm điểm của trái đất. Chúng ta có thể thấy ngay lập luận trên không hợp lý chút nào, vì nếu như sống ở những vùng như California, thì núi lại nằm ở hướng Ðông và biển thì lại ở hướngTây!”. Lập luận đây chỉ diễn tả một khía cạnh của sự hiểu biết, để rồi kết luận Tất cả đều Sai lầm, thì thật Ô hô ai tai; Văn hóa Đông phương đâu phải chỉ là một cộng một thành hai, mà là cả một hệ thống luận gồm cả những mâu thuẫn và phản biện, kiểu Mèo Trắng Mèo Đen của Xếp Đặng Tiểu Bình!

Luận về xuất xứ hay nguồn gốc của Ngũ Hành thì không thể đi tìm chi tiết thời đại hay tác giả một cách rõ rệt, học thuyết Ngũ Hành là quá trình Tư tưởng Triết học của một Văn hóa cổ xưa, đưa Nhân loại từ chổ U minh Ăn lông Ở Lỗ đến văn hóa Nông nghiệp, Văn hóa Đũa, rồi dần dà mới mở mang luận lí Nhị Nguyên Âm Dương Ngũ Hành. Tất cả có thể cắt nghĩa bằng Diễn Biến Luận của Teillard de Chardin, khi các Ý thức cá thể chuyển biến, cộng tác và chia sẻ với các Ý thức khác, tới một thời điểm, cường độ và tần số, sẽ diễn biến (đổi chủng cá thể qua chủng tập thể) để trở thành một Lương tâm tập thể tức Tưởng Pháp Cầu hình Cực hạn nhân Noosphere hay Thiên thể akasha của người Ẩn-Airen, để cho Nhân Loại Tâm Thức của Vũ trụ Quan. Diễn biến là nguyên tố số 1 trong học thuyết Ngũ Hành, khi học thuyết nhận vi là tất cả cấu thể của Vũ trụ Vạn vật đều do Vận hành 运 行 (vận động 运 动, mouvement) và Biến hóa 变化 (mutation) của Năm Vật chất Cơ bản Hỏa Thổ Mộc Kim Thủy mà cấu thành. Tất nhiên, khi Diễn biến luận chưa phổ thông thì các học thuyết được lồng vào những bối cảnh lịch sử huyền thoại Tam Hoàng Ngũ Đế, như đã nhắc lại ở Đũa Phần II (Tứ Đại Vs. Ngũ Hành). Các sử sách chỉ ghi chép lại các quá trình diễn biến của Ý thức tập thể, mà tác giả của những Ý thức đó là Nhân loại nói chung và Dòng dõi Bách Việt và Hậu duệ nói riêng! (Ăn tục Noái phét đó!). Thủy chung, Ngũ Hành thuyết là công thức hóa khái niệm Hình thức của Sự vật được kết cấu dưới liên quan 联关của Quan hệ và Vận động, đưa quả thuyết Nhị nguyên Âm Dương lên cấp Nhất tính Hệ thống luận.

Xưa nhất là Văn hóa Đũa khởi từ Tân thạch khí thời đại, đến đời Thương Trụ thì đã có Đũa Ngà; Đạo giáo hay Đạo Gia khởi sự phổ biến từ Chu Triều (1076-6771 TCN), Dịch học thì lấy nguồn gốc Huyền thoại Phục Hi. Thời Tây Chu Mạt, bắt đầu thấy kí tải Thuyết Ngũ Tài五材说, lúc đó được coi là một quan điểm duy vật chủ nghĩa phác tố 朴素 (naïve, mộc mạc). Sách Quốc Ngữ 国语 - Trịnh Ngữ郑语chép “dĩ thổ dữ kim, mộc, thủy, hỏa tạp, dĩ thành vạn vật”. Tả Truyện 左传viết: Trời sanh Ngũ Tài, để dân dụng, không thể phế bỏ một cái nào, thiên sanh ngũ tài, dân tịnh dụng chi, phế nhất bất khả 天生五材,民并用之, 废一不可 . Sau đó, Sách Thượng Thư Hồng Phạm cho nhiều chi tiết hơn về ngũ hành: nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Kim, ngũ viết Thổ, và kí tái các đặc tính:



  1. thủy viết nhuận hạ 润下, nhuận hạ tác hàm (mặn),

  2. hỏa viết viêm thượng 炎上, viêm thượng tác khổ (đắng),

  3. mộc viết khúc trực 曲直, khúc trực tác toan (chua),

  4. kim viết tòng cách 从革, tòng cách tác tân (cay),

  5. thổ viên giá sắc 爰稼穑, giá sắc tác cam (ngọt),




  • Nhuận: Nhuần, thấm, thêm. Pháp Hoa Kinh : Tuy nhất địa sở sinh, nhất vũ sở nhuận, nhi chư thảo mộc, các hữu sai biệt, nghĩa: Dù rằng một cõi đất sinh, một trận mưa thấm nhuần, mà các cây cỏ đều có sai khác.

  • Viêm : Nóng, mùa hè gọi là mùa viêm nhiệt ; Hỏa hướng Nam nên Phương nam gọi là viêm phương 炎方.

  • Cong, lẽ không được thẳng cứng gọi là Khúc . Thẳng gọi là Trực .

  • : Cùng nghĩa như chữ tòng theo, : Da, da giống thú thuộc bỏ sạch lông đi gọi là cách.

  • Giá sắc : Gặt hái lúa má.

Trên đây là khởi đầu các chúc tính trừu tượng của Ngũ hành, để diễn đáo những sự vật khác, cấu thành một hình thức tổ hợp độc nhất và cố định. Nhưng phải đợi đến thời Chiến quốc vãn kì, mới thấy Trâu Diễn 邹衍 (305 - 240 TCN) đề xuất, giấy trắng mực đen, thuyết Thắng (tức Khắc) và Sanh (*), cố đinh 固定 các thứ tự và hình thành một Mô thức gồm những liên quan Tương Hỗ giữa các Sự vật, thể hiện những quan hệ nội bộ kết cấu các Sự vật với nhau. Cùng thời đó Nội Kinh (3) dựa trên Ngũ hành Học thuyết, ứng dụng vào Y học, lấy những kinh nghiệm phong phú của Tiền nhân, nhận thức ra lí tính, kiến lập một hệ thống lí luận y học, gọi là Trung Y 中医 (traditional medicine) với những quy phạm (clinical standard practice), đưa kinh nghiệm vào hệ thống học vấn tức Truyền thống Khoa học để tìm hiểu (tham thảo 探讨) những quy luật Sanh Mệnh 生命! Thời Đại Hán, Đổng Trọng Thư 董仲舒 đưa ý nghĩa Đạo Đức vào Ngũ Hành: Mộc vi nhân , Hỏa vi lễ , Thổ vi tín , Kim vi nghĩa , Thủy vi trí .


(*) [Các Từ Vựng Thắng (Khắc) và Sanh thấy dịch qua Anh ngữ là GenerateOvercome ; theo Pháp ngữ, có thể viết Compatibilité (theo nghĩa engendrement) và Incompatibilité (theo nghĩa contrariété). Nhưng chưa thấy đề cập đến thành ngữ Tương SinhTương Khắc.]
Lịch sử Ngũ Hành là Ý thức hệ Tập thể của nhân dân lao động với văn hóa Nông nghiệp, qua những quá trình tiếp xúc và quan sát, nhận thức mỗi Hành trong thiên nhiên, hết thảy đều có những Tính năng 性能 bất đồng. Tỷ như, mộc viết khúc trực, ý nói có sanh trường, đặc tính là Thăng phát; hỏa viết viêm thượng, ý nói Phát nhiệt, đặc tính là hướng thượng ; thổ viên giá sắc ý nói thóc giống, trang trại lúa má, đặc tính là sinh ra Vạn vật ; kim viết tòng cách có ý chỉ giết cách nghiêm túc, túc sát 肃杀, đặc tính là biến cách 变革 biến đổi ; còn thủy viết nhuận hạ nghĩa là thấm nhuần thêm, tư nhuận 滋润, đặc tính là hướng hạ. Do đó cổ nhân dựa trên nhận thức, biết mỗi chủng của Sự vật đều khác biệt, không những chỉ có khái niệm những bổn thân (nature) của Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy, nhưng tất cả đều lệ thuộc vào một hiện tượng sở cộng 现象所共 (phénomène d’ensemble), một Đại loại có khả năng so sánh và sắp đặt những Tính năng Trừu tượng của mỗi chủng Sự vật trong Vũ trụ.
Theo như trên thì cớ chi Ông ghê gớm lại nói Ngũ hành là cha căng chú kiết, không cha mẹ họ hàng thân thích, không biết ở mô mà ra! Tổng thể tư tưởng Ngũ hành luận đã được kí thuật tùy theo định nghĩa tổng hợp, qua các thời đại :


  • Tuân Tử 荀子xét về nguyên tắc Hành vi của Ngũ chủng,

  • Chu Tử 周子, Thượng thư Hồng Phạm, đề cập đến Thái cực đồ thuyết, nghiên cứu Vật tính của Ngũ chủng,

  • Thái Mặc 蔡墨, Tả truyện, định nghĩa điều kiện Vật chất của Ngũ chủng trong sanh hoạt của Nhân loại,

  • Lữ Thị thời Xuân Thu chỉ định Nguyên tắc Phân loại của Ngũ chủng,

  • Hoàng đế nội kinh tố vấn 黄帝内经素问 cho hình thức tồn tại Âm Dương của Ngũ chủng

  • Tiêu Cát 萧吉kí tải các ý nghĩa phân biệt Sanh Kỵ Hưng Phát, Hoạt động hoặc Biến hóa, dựng dục (dưỡng thai) hoặc bồi thực (vun giồng cho con cái), cấm chế cùng phục tàng, etc.

Y lí của Ngũ hành có hàm nghĩa rất đặc thù:



  • mộc viết khúc trực, ý nói có sanh trường, Thăng phá, Điều đạt, công năng thư thái sướng thích, trong thân thể là Gan;

  • kim viết tòng cách đại biểu tính chất Trầm và Thu liễm (thu nhặt) 收敛, trong thân thể là Phế (lung);

  • thủy viết nhuận hạ đại biểu tư nhuận, hạ hành, hàn lương (lạnh mát), tính chất Bế tàng, trong thân thể là Thận ;

  • thổ viên giá trường đại biểu Sanh hóa, thừa tái, thu nạp, trong thân thể là (spleen);

  • hỏa viết viêm thượng, đại biểu Ôn Nhiệt, đặc tính là hướng thượng, trong thân thể là Tâm.

Để dễ tham khảo quan hệ giữa Ngũ Hành và các Bộ Năm Nguyên Tố khác, bảng dưới đây tóm tắt lại những chi tiết đã trình bày ở các bảng dẫn trong Đũa Phần II Tứ Đại Vs. Ngũ Hành :




Ngũ Hành 五行

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Ngũ Sắc

五色


Thanh (Xanh)



Hồng (Đỏ)



Hoàng (Vàng)



Bạch (Trắng)



Hắc (Đen)



Ngũ Phương 五方

Đông



Nam



Trung



Tây

西


Bắc



Ngũ Thời

五时


Xuân



Hạ



Quý hạ

季夏


Thu



Đông



Ngũ Tiết

五节


Xuân Tiết (Chính Nguyệt Sơ Nhất) 春节

(正月初一)


Thượng Tị (Tam Nguyệt Sơ Tam) 上巳

(三月初三)


Đoan Ngọ (Ngũ Nguyệt Sơ Ngũ) 端午

(五月初五)


Thất Tịch (Thất Nguyệt Sơ Thất) 七夕

(七月初七)


Trọng Dương (Cửu Nguyệt Sơ Cửu)

重阳


(九月初九)

Ngũ Tinh

五星


Tuế Tinh (Mộc Tinh) 岁星(木星)

Huỳnh Hoặc (Hỏa Tinh) 荧惑(火星)

Trấn Tinh

(Thổ Tinh) 太白(金星)



Thái Bạch (Kim Tinh) 镇星(土星)

Thần Tinh

(Thủy Tinh) 辰星(水星)



Ngũ Âm

五音


Giác



Chinh



Cung



Thương





Ngũ Tạng

五脏


Can



Tâm





Phế



Thận



Ngũ Phủ

五腑


Đảm



Tiểu Tràng

小肠


Vị



Đại Tràng

大肠


Bàng Quang

膀胱


Ngũ Tình

五情


Hỉ



Nhạc (Lạc)



Dục



Nộ



Ai



Ngũ Chỉ

五指


Thực chỉ

食指


Trung Chỉ

中指


Đại Mẫu chỉ 大拇指

Vô danh chỉ 无名指

Tiểu chỉ

小指


Ngũ Cảm

五感


Mục



Nhĩ



Tị (mũi)



Khẩu



Bì phu

皮肤


Ngũ Giác
五觉

Sắc

(Thị Giác) 色(视觉)



Thanh (Thính Giác) 声(听觉)

Hương

(Khứu Giác) 香(嗅觉)



Vị

(Vị giác) 味(味觉)



Xúc

(Xúc Giác) 触(触觉)



Ngũ Dịch

五液


Khấp (Khóc)



Hãn (Mồ hôi) 汗

Tiên (Nước dãi)



Thế (Nước mắt)



Thóa (Nước nhổ) 唾

Ngũ Vị

五味


Toan(Chua)



Khổ (Đắng)



Cam (Ngọt)


Tân (Cay)



Hàm (Mặn)



NgũVị VậnHành 五味运行

Cân (Gân)



Cốt (Xương)



Nhục



Khí



Huyết



Ngũ Sự

五事


Mạo (Dáng Mặt) 貌

Thị



Tư (Nghĩ Ngợi)



Ngôn



Thính



Ngũ Thú

五兽


Thanh Long 青龙

Chu Tước

朱雀


Hoàng Lân

黄麟


Bạch Hổ

白虎


Huyền Vũ

玄武


Ngũ Súc

五畜


Khuyển



Dương



Ngưu





Trư



Ngũ Quả

五果


Lí (Mận)


Hạnh



Tảo (Táo)



Đào



Lật (Hạt Dẻ)



Ngũ Cốc

五谷


Gai (Dệt vải)



Mạch (Lúa tẻ) 麦

Đạo (Lúa Gié)



Thử (Lúa Mùa) 黍

Đậu



Ngũ Thái (Rau) 五菜

Cửu (Hẹ)



Giới

( kiệu, tỏi) 薤



Quỳ

(rau Quỳ) 葵



Thông

(Lá Hành) 葱



Hoắc

(Lá dâu) 藿



Ngũ Thường 五常

Nhân



Lễ



Tín



Nghĩa



Trí



Ngũ Ác

五恶


Phong



Nhiệt



Thấp (Ẩm)

湿


Hàn



Táo (Khô ráo)



Thiên Kiền

天干


Giáp-Ất

甲·乙


Bính-Đinh

丙·丁


Mậu-Kỉ

戊·己


Canh-Tân

庚·辛


Nhâm-Quý

壬·癸


Địa Chi

地支


Dần-Mão

寅·卯


Tị-Ngọ

巳·午


Thìn-Mùi-Tuất-Sửu 辰·未·戌·丑

Thân-Dậu

申·酉


Hợi-Tí

亥·子


Nguyệt (Nông Lịch) 月农历

Tháng 1-3 1月~3月

Tháng 4—6 4月~6月

(Không có)



Tháng 7-9 7月~9月

Tháng 1-12 10月~12月

Ngày nay thiếu chi chuyện Nói trăng Nói cuội trên cõi đời này, mà Trời lại đang nắng chang chang, đầy những chuyện như ri, Dật Đại ca lại khuyên tôi bỏ cái Mũ Ăn Tục Nói Phét đi, thì tôi thật tình hổng dám, sợ nắng cháy bể đầu. Tôi không dám cả gan mon men vô thế giới Biên khảo mô, mà cũng không dám nghiên cứu, một là không có khả năng, hai là hiểu biết quá ít ỏi, chỉ lai rai học lóm và ghi chép được một vài tin tức, ý tưởng của các Bác học Cổ Kim, rồi ráp lại để mà suy luận và dẫn chứng, nhưng không biết Trúng hay Trật, nên phải đội cái mũ ATNP. Như người Việt quốc nội hay nói: Thoải mái mà…Đại ca lại nói “Đã mang cái Nghiệp vào thân”; cái Nghiệp của tôi ư? Đó là cái tật hay ba hoa chích chòe, đọc chuyện “Sai lầm về Âm Dương triệt hạ, Ngũ hành Kinh Dịch không có Nguồn Gốc và Địa dư”, đã ngứa lưỡi lâu nay, đúng vào dịp Đại ca gãi dzô chỗ ngứa đó, nên vất vả đến đâu cũng phải ba hoa một chuyến cho phỉ tình phỉ dạ; lẽ dĩ nhiên chỉ ba hoa trong cương vị ATNP mà thôi!



***
Nhân tiện có dịp múa gậy vườn hoang, xin chia xẻ ở đây với ĐC thêm ít nhiều chi tiết về Bài viết Đũa Phần II, có liên lạc tới Ngũ Hành. Cái tương quan giữa phương Đông và Tây là một đề tài chung của những suy nghĩ vớ vẩn mà tôi thường có, đặc biệt khởi sự từ khái niệm Nhị nguyên Âm Dương, và cũng chỉ vì cơm ngày ba bữa, ăn thì phải dùng Đũa, rồi miên man nghĩ tới cái Động cái Tĩnh của hai cây Đũa mà sinh chứng để nói chuyện không đầu không đuôi. Gần đây, tôi càng ngày càng phân tích cái vô chừng vô mực của Hỗ Liên Võng Internet, Nó đã trở thành Dụng cụ và Tín ngưỡng, đến nỗi bây chừ, không thể tin rằng trước đây, thiên hạ có thể có đời sống tinh thần không Internet. Nó trở nên Lợi và Hại của Thiện và Ác, Nó quy định đời sống thường ngày, Nó chỉ định hết tất cả các phương thức và quy củ规矩phẩm hành品行, cử chỉ举止, tác dụng作用của Nhân loại, từ Văn hóa, Kinh tế, Chính trị đến Tôn giáo, và Nó đương nhiên trở thành Độc tài trong mọi hệ thống suy tưởng, chế ngự trên Không gian và Thời gian: Năm châu bốn biển, chuyện ngày hôm qua, hôm nay đã đành, mà Nó còn quy hoạch tất cả những diễn biến của ý thức trong tương lai. Nó thay thế cái hiểu biết cá nhân của mỗi người chúng ta và từ đó, chỉ đạo tâm thức không những cá nhân mà đoàn thể của toàn thể nhân loại. So với Truyên Hình TV (Điện thị 电视 ), chỉ có Thông tín, thì Nó lợi hại hơn nhiều. Vậy thì Hỗ Liên Võng là Thiện hay Ác? Là Thần Linh hay Quỷ sứ?
Để yên dạ yên lòng thì phải định nghĩa, Hỗ Liên Võng (HLV) hiện nay là một Utopie (với tất cả ý nghĩa nguyên thủy), Ô thác bang 乌托Wūtuōbāng (*), cuối cùng trên thế giới . Utopia là một tân ngữ Hi lạp được Thomas More đặt ra để chỉ định một lí tưởng quốc 理想国 République de Platon, theo tư tưởng Platon, trên tất cả mọi phương diện: triết học, luân lí, giáo dục, văn nghệ, chính trị; chủ yếu là đặt ra những vấn đề thiết yếu của một quốc gia lí tưởng. Thomas More dùng chữ này năm 1516, từ 2 chữ gốc U (ou) nghĩa không ở đâu cả (Nowhere), hoặc Eu (như trong euphorie) nghĩa Tốt quá xá. Topia chỉ nơi chốn. Vậy Utopia có 2 nghĩa: Bất hữu Địa phương没有地方Hảo địa phương好地方. Utopia của Thomas More là một hành trình đến một nơi mà chỉ là một hư cấu 虚构 (fiction) - utopia, để miêu tả dự án hoàn toàn lí tính (rationnel) một quốc gia chân thật với một xã hội hoàn mĩ lí tưởng - eutopia, một nước Cộng hòa với tài sản đô thị toàn cộng hữu, tín ngưỡng sâu đậm trên mỗi công dân; đây là cắt đứt với những gì đã có để hình dung một mô thức 模式mới mẻ đầy lí tưởng, một thực tế lạc quan và sự vật nhất thiết hoàn mĩ. Utopia Ô bác thang đưa tới Hy vọng bằng những tiến triển càng ngày càng tốt đẹp.
(*) Ô thác bang 乌托Wūtuōbāng : chỉ là phiên âm qua Hán tự, không có nghĩa gì đặc biệt. Có lẽ Ba chệt cũng chịu thua, không thể dịch nghĩa.
Hành trình của Hỗ Liên Võng, Ô bác thang, cũng y chang, từ Utopia Bất hữu Địa phương, nó đã và phải đến với Nhân loại như là Eutopia Hảo địa phương, đất lành chim đậu, đó là Cứu cánh. Hỗ Liên Võng Internet phải là một lí tưởng của Toàn Vũ, tượng trưng trong tương lai một cộng đồng thế giới đầy rẫy ý thức lạc quan, mà không phải là một không tưởng Utopie, hoặc chỉ là lí tưởng không thể hiện thực, tức kỉ hồ vô pháp thực hiện 几乎无法实现.
Từ ngữ Mỹ Internet hay InterNetwork được Robert Kahn chính thức dùng năm 1972 trong dịp Đại hội quốc tế Kế Toán Cơ (International Conference on Computer communications) ở Washington. Hán tự dịch chữ Net là Võng ,, nghĩa cái lưới (cử võng đắc ngư, thả lưới được cá) hoặc Mạng như mạng nhện (thù võng 蛛網). Internet thì có nhiều chữ, hỗ liên võng, nhân đặc võng, võng tế võng lạc, điện não võng lạc,… cũng như Anh ngữ với nhiều từ vựng internetting, interconnected networks, internetworking, internetwork, international inter-connected networks, Inter Net, inter-net, International Network. Ở Việt Nam, thường nghe chữ thông dụng mạng, nhưng nếu dùng chữ tắt này để chỉ Internet trong các bài viết có lẽ không ổn. Bởi ngoài chữ Net, còn 2 chữ, Work (lộ, lạc; Network là Võng Lộ hay Võng Lạc), Inter-connect, (hỗ liên互联, nhân đặc因特); cũng tương tự với Hán tự, Võng lộ 网路không hoàn toàn đầy đủ để gọi Internet. Viết đầy đủ Interconnected Network, Võng lạc Hỗ liên 网络互联, hoặc viết dài dòng văn tự thì phải viết international inter-connected networks Quốc tế Hỗ liên Võng Lạc国际互联网络. Thôi thì lúc trò chuyện, cho dễ dàng, cứ gọi Net, Mạng hay Võng. Tuy chữ hán tự Võng (lưới), rộng nghĩa hơn Mạng, nhưng không thấy thông dụng ở VN, tiếng Việt có cái Võng để nằm (Võng này đan như lưới có mắt, node). Tiếng Pháp dùng tắt chữ Réseau để chỉ Net, nhưng lại dùng Toile (toile d’araignée, mạng nhện) để chỉ Web, thành ra các từ vựng Pha lăng xa cũng lộn tùng phèo! Một ít từ ngữ Hán, Hán Việt, Anh ngữ được trình bày ở Bảng chú thích (4) dưới đây.

Cũng chỉ vì Liên bang Sô viết phát xạ Sì Pút Ních, nên Mỹ quốc Cờ Hoa lo quýnh lên, mới kiến lập ra Quốc Phòng Tiền diên Nghiên cứu DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency) tháng giêng năm 1958, lo phát triển kĩ thuật tiến bộ theo kịp Nga Cộng. Năm 1962, J.C.R Licklider (Đại học MIT) lần đầu tiên tiên đoán những tác dụng tương hỗ trong xã hội, bằng cách thiết lập Võng thông tín giữa các Kế Toán cơ, Điện Não (computers), đánh dấu khởi sự thực tiễn của Điện não Võng lạc 脑网络. Trong thập niên 60, DARPA, Đại học UCLA và MIT có nhiều nghiên cứu dẫn tới những khám phá mới mẻ; Licklider và Lawrence Roberts (DARPA) thiết lập ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network), Mẹ ruột của hệ thống Võng Lộ Internet ngày nay. Ngày 29 tháng 10, 1969, Node (Tiết điểm节点) đầu tiên được khai trương ở UCLA, sau đó có các tiết điểm ở 3 Đại học khác (5). Cuối năm 1969, ARPANET sử dụng tất cả 4 tiết điểm. Lý thuyết về Võng có nhiều chi tiết rất khó khăn và phức tạp, tôi không đủ học vấn và tri thức để huyên thuyên về dzụ này. Ở đây, chỉ xin đi vào chút xíu vấn đề kỹ thuật cơ bản mà thôi, hy vọng có thể hiểu chút ít về những biến cố lịch sử quan trọng này.



Internet, Hỗ liên Võng lạc, được cấu tưởng để liên lạc một cách hỗ tương các Võng của Điện não, Điện não Võng Lạc 电脑网络và để thông tín các dữ liệu, sử dụng lí thuyết communication par paquets, packet switching, tức thông tín “Chuyển bằng gói” hay Bao giao hoán 包交换 dựa trên một Giao thức gọi là Internet protocol IP, Võng tế hiệp định 网际协定 (còn dược thông dịch là Võng tế Hiệp nghị网际协议). Hiệp nghị đầu tiên của ARPANET lúc sơ khai là Võng Lạc Hạch Tâm Hiệp nghị NPC, 网络核心协议 (Network Core Program) nhưng không thể phổ biến rộng rãi thông tín; thành thử được thay thế bằng Hiệp nghị TCP/IP gồm Transmission Control Protocol TCP và Internet Protocol IP. TCP/IP đầu tiên áp dụng cho Võng lạc có chu vi rông rãi được công khai ngày 1 tháng Giêng 1983 (ngày này được xem là ngày Sinh nhật của Internet) khi cơ quan Mỹ NSF, National Science Foundation (Quốc gia Khoa học Cơ kim hội) kiến lập hệ thống “Cốt can” (backbone) Hỗ liên Võng lạc cho các Đại học. Năm 1990, hai năm sau khi Sir Tim Berners-Lee sáng lập ra HTML và HTTP (và URL 1991), cơ quan Nghiên cứu Vật lí Lạp tử ơ Âu châu CERN, công khai tuyên dương dự án World Wide Web, Vạn duy Võng万维网 (ten-thousand dimensional net). Năm 1993, Mosaic Web browser, Võng Lạc Lưu lãm khí网络浏览器, bổn 1.0 được phóng xuất. Bắt đầu từ 1996, Internet lưu thông rộng rãi, công chúng được biết nhiều Võng Lạc là qua Vạn duy Võng, www. Tuy nhiên, Internet và www không đồng nghĩa, Internet là một Tập thể hỗ liên những Võng Điện não qua Tầng vật lí (Tầng 1 trong Mô hình OSI dưới đây); trong khi www là Tập thể những dữ liệu hỗ liên qua Siêu Liên Tiếp (Kết) 超链接 (Hyperlinks HTML, HTTP) và Võng chỉ 网址 (URL), mà chỉ có thể truy nhập khi sử dụng Võng lạc. Nói khác đi, Internet là Ngạnh Kiện 硬件 hardware (tên của Võng lạc) và www là Nhuyễn thể 软体 software (nội dung).

  • Web còn được dịch nghĩa Toàn cầu tư tấn võng 全球资讯网

  • TCP Transmission Control Protocol, Truyền thâu Khống chế Hiệp định传输控制协定.

  • HTML Hypertext Markup Language, Siêu văn bổn Tiêu kí Ngữ ngôn, 超文本标记语言.

  • HTTP Hypertext Transfer Protocol, Siêu Văn Kiện Truyền thâu Hiệp định,超文件传输协定.

  • URL Uniform Resource Locator (Website) Thống nhất Tư nguyên Định vị khí 统一资源定位器, hoặc Nhất trí Tư nguyên Định chỉ khí 一致资源定址器. Một HTTP URL được gọi là Web address tức Võng chỉ 网址. Năm 1994 URL chia thành URI Uniform Resource Identifier, có tính cách tổng quát hơn, nhưng URL vẫn là từ ngữ thông dụng.

  • Hyperlink, Siêu liên tiếp hay Siêu liên kết, chỉ thị một Siêu văn bổn Hypertext có Văn kiện (Document) liên tiếp (Linked) với một Văn kiện khác

  • UDP, User Datagram Protocol, Dụng hộ sổ cư báo hiệp nghị, 用户数据报协议.

  • Data Link Tư Liệu Liên Kết 资料链结 hay Sổ Cứ Liên Hộ 数据链路.

Điều cần thiết nên biết là Kỹ thuật Hỗ Liên võng Hiệp Nghị (IP) dựa trên Thông tín Tư liệu thiết lập theo Phân tổ Giao Hoán Võng Lạc分组交换网络, packet-switched internetwork. Võng lạc chia thành Tầng trang nhập (encapsulated), trong Tổ Thành 組成 Sạn Hiệp nghị 協議棧 Protocol suite (hay Protocol Stack) TCP/IP, Tầng trên dùng Công năng 功能 của tầng dưới, Tầng cao nhất là những Công năng mà chúng ta thường dùng hằng ngày, Điện tử Bưu kiện电子邮件 (Email), Vạn duy Thiên la Địa Võng万维天罗地网 (www), Võng lạc nhật kí网络日记 (Blogs), Bưu điện đan 邮件单 (mailing list) Võng tế Điện thoại 网际电话(VoIP Voice over IP), …Sơ đồ dưới đây trình bày 4 Tầng Phân Tổ Giao Hoán Võng Lạc:


Hỗ Liên Võng Internet dùng kỹ thuật Tầng. Nhiệm vụ San Hiệp Nghị (protocol stack) TCP/IP Thông tín Võng lạc được phân thành những Khu khối 區塊với Công năng khác nhau, được gọi là Tầng (layer) hay Cấp , dùng để phân loại trong Mô hình Tham khảo (Reference model) TCP/IP. TCP/IP bao hàm một Hệ liệt, tạo nên Cơ sở Võng Lạc Hiệp nghị của Hỗ Liên Võng, phát nguyên từ dự định Võng ARPA của Bộ Quốc Phòng Mỹ, gồm 2 phần, Truyền khâu Khống chế 传输控制Hiệp Nghị TCP và Võng Tế 网际Hiệp Nghị IP. Nhắc lại là TCP/IP do Vint Cerf và Robert Kahn khai phát, đã cạnh tranh, và thắng các phương án Võng Lạc Hiệp Nghị khác, tỉ như cho ra rìa mô hình tiêu chuẩn OSI của Cơ quan quốc tế ISO. Song song với phát triển bồng bột này, nhiều công cụ trọng yếu cũng được xuất thế, như Thuật ngữ Ngôn 述语言Hypertext HTML của Tim Berners-Lee, Hòa lưu lãm khí 和浏览器, Mosaic Browser, khiến nhiều ứng dụng Hỗ Liên Võng bỗng chốc có một phát triển phi tốc! Như đã nói trên đây, phát triển quá mau của các ứng dụng Hỗ Liên Võng đã làm Võng Tế Hiệp Nghị bổn thứ 4, IPv4, đi tới gần giới hạn Công năng thượng hạng (limite supérieure), nguyên do bị 2 khuyết hãm; primo địa chỉ 32 bits nên không gian IP bị thu hẹp rất nhiều; secundo không phục vụ nổi Tưởng pháp 想法của Đẳng cấp 等级 (QOF, quality of service), cho nên không quản lí được Đái khoan 带宽 band width, với các cấp Ưu tiên; do đó không thể hậu thuẫn một cách hiệu lực các Ngữ Âm 语音Thật thì 实时 (Real-time, en temps reel), và các Ứng dụng Thị tần视频 (video). Võng Tế Hiệp Nghị IPv6 xuất diện để thay thế IPv4. TCP/IP thành công nhờ có cấu trúc gồm rất nhiều chi trì 支持 (support) của Hiệp nghị các Đê Tầng 低层 (underlying layers), chẳng hạn như ở các Tầng 1 Vật lí (physical layer) và tầng 2 Sổ Cư Liên Hộ (data link layer), Hiệp Nghị mỗi Tầng này hầu như chất chứa nửa Sồ lượng của tất cả Chi trì TCP/IP: Thái Võng 太网 (Ethernet), Lệnh Bài Hoàn 令牌环 (Token Ring), Đoan đối Đoan Hiệp Nghị 端对端协议PPP, X.25, Tánh Trung Kế (Frame Relay), vân vân…



  • OSI - RM Open System Interconnection Reference model, Mô hình Tham khảo Khai phóng thức Thông tín Hệ thống Hỗ liên 开放式通信系统互联参考模型 (của ISO)

  • PPP point to point protocol còn gọi là Điểm đối Điểm thông tín hiệp nghị点对点通信协议, thiết lập Hỗ liên giữa 2 Tiết điểm (nodes). Đựng nhầm lẫn vơi Hiệp nghị P2P, peer to peer (Đối đẳng Võng lạc对等网络), dùng trong VoIP, điện đàm qua Võng Hiệp nghị.

Bảng Võng Lạc Hiệp Nghị dưới đây dựa trên Mô hình OSI. Khởi sự, mô hình San Hiệp nghị IP chỉ có 4 Tầng (2-3-4-7, không có Tầng 1 Vật lí). Mô hình OSI chính thức có 7 Tầng, trong Tầng Ứng dụng có thêm 2 Tầng khác là Presentation (6) và Session (5):




  • tầng ứng dụng 应用层: Application Layer (7)

  • tầng biểu kì 表示层: Presentation Layer (triển hiện tằng 展現層) (6) (*)

  • tầng hội thoại 会话层: Session Layer (hội đàm tằng 會談層) (5)

  • tầng truyền thâu 传输层: Transport Layer (4)

  • tầng võng lạc 网络层: Network Layer (võng lộ tằng 網路層) (3)

  • tầng sổ cư liên lộ 数据链路层: Data Link Layer (tư liêu liên kết tằng 資料鏈結層) (2)

  • tầng vật lí 物理层: Physical Layer (thật thể tằng 實體層) (1)

(*) Hán tự thứ hai là từ vựng thông dụng ở Đài loan.




Võng Lạc Hiệp Nghị IP Internet Protocol 网络协议


Tầng 层 Layer, Couche.


Hiệp Nghị 协议 Protocol


5


Ứng Dụng


Application


应用


DNS, FTP, ENRP,HTTP, IMAP, IIRC, NNTP, POP3, SIP, SMTP, SNMP, SSH, Telnet, BitTorrent, DHCP ...

4


Truyền thâu


Transport


传输


DCCP, SCTP, TCP, RTP, UDP, IL, RUDP, ...


3


Võng Lạc


Network


网络


IP (IPv4, IPv6), ICMP, IGMP, ARP, RARP, …


2



Sổ cứ liên lộ

(Tư liệu Liên kết)



Link

数据链路

Ethernet, Wi-Fi, Token ring, PPP, SLIP, FDDI, ATM, DTM, Frame Relay, SMDS, …

1



Vật lí



Physics

物理

CSMA/CD, CSMA/CA, Codage NRZ, Codage Manchester, Codage Miller, RS-232, RS-449, V.21-V.23, V.42-V.90, Câble coaxial, 10Base2, 10BASE5, Paire torsadée, 10BASE-T, 100BASE-TX, ISDN, PDH, SDH, T-carrier, EIA-422, EIA-485, SONET, ADSL, SDSL, VDSL, DSSS, FHSS, IrDA, USB, IEEE 1394, Wireless USB, Bluetooth, …

Xin ghi lại dưới đây vài chi tiết Công năng của các Tầng Võng Lạc Hiệp Nghị IP:


  • Ở Tầng Ứng dụng, đa số các Tiết mục 節目 (programs) áp dụng của Võng lộ, vận tác 運作 (communicate) qua hệ thống thông tín Hỗ Liên Võng. Thông tín ở Tầng này là các Ứng dụng cụ thể và hết thảy Tư liệu thông qua các Tiết mục này đều bị nùng súc nhập truyền 濃縮入傳 (encapsulated) thành Tầng Hiệp nghị Truyền thâu. Hai Tầng Hiệp Nghị thông dụng của Tầng Úng dụng là TCP và UDP, mỗi ứng dụng phải dùng khẩu ngạn 口岸 (ports) cụ thể, tỉ như HTTP có khẩu ngạn 80, FTP có Khẩu ngạn 21,... Lộ do Khí 路由器 (Routers) và Khai quan 開關 (Switches) không vận dụng ở Tầng này, nhưng dùng Đái khoan Tiết lưu 帶寬節流 (Bandwidth throttling).

  • Tầng Truyền tống傳送層 (thâu) có trách nhiệm bao quát là phụng sự năng lực 能力điều động 調動 (transfer) các Tiêu tức 消息 messagse Đoan đáo Đoan 端到端 (end-to-end), gồm 2 loại: Liên tiếp tức 連接即 (connection-oriented) TCP và Vô liên hệ tức 無聯繫即 (connectionless) UDP. Đồng thời, Truyền thâu cũng có trách nhiệm Khống chế các Sai lầm, (Soa Khống chế 控制, error control), Phá toái 破碎 (fragmentation) và Khống chế 控制các Lưu trình 流程 (Flow control).

  • Tầng Võng Lộ giải quyết vấn đề Đắc đáo Tiểu bao (packetization) 得到小包vào trong một Võng lộ duy nhất.

  • Tầng Liên tiếp 鏈接層 (Tư liệu liên kết) là phương pháp Thông qua 通過 (pass) các Tiểu bao 小包 packets từ Tầng Võng lạc đến hai chủ nhân (hosts) khác nhau. Thật tình, Tầng này không phải là bộ phận trực tiếp của Hiệp nghị Võng Tế Võng Lộ, bởi vì Hiệp nhị IP dư khả năng thông qua các Tầng khác nhau. Truyền thâu (transmitting) các Tiểu bao (packets) trên một Tầng Liên tiếp (link layer) hay Thu đáo 收到 (receiving) Tiểu bao ở một Tầng Liên Tiếp có thể khống chế bằng cách sử dụng các Nhuyễn thể (software) , chấp hành các tác dụng Liên kết các Tư liệu để truyền thâu.

Hiệp nghị IP chỉ định cách thức trao đổi cơ bản giữa các Điện não, cung ứng cho mỗi Điện não một Võng chỉ độc nhất, trong khi Hiệp nghị TCP thiết lập Truyền thâu và Khống chế của Thông tín. Đó là một Hiệp nghị Khả tín 可信và Xác thật 确实 (khác với Hiệp nghị UDP), có nghĩa tin tức gửi đi sẽ nhận được. Khi dùng Võng tế, ta thường gặp những hiệp nghị chính yếu sau đây:




Tên Hiệp Nghị

Công năng

HTTP (HyperText Transfer Protocol) 

Hiệp nghị để lên trang Web

HTTPS

HTTP mốt An ninh (Security)

FTP (File Transfer Protocol)

Hiệp nghị để chuyển tống các đương án (file, fichier) trên Hỗ liên Võng

SMTP (Simple Mail Transfer Protocol)

Mốt gửi đi các Imeo (Emails)

POP3 (Post Office Protocol version 3)

Mốt thu nhận các Imeo

IMAP (Internet Message Access Protocol)

Một hiệp nghị khác để chấp hành (exchange) các Imeo.

IRC (Internet Relay Chat)

Hiệp nghị đàm thoại trên Võng

NNTP (Network News Transfert Protocol)

Hiệp nghị chuyển tống đàm thiên (chat, messaging) trên Võng

TLS (Transport Layer Security)

Hiệp nghị thanh toán tiền bạc với mốt An ninh

UDP (User Datagram Protocol)

Hiệp nghị thông tín không khả tín, nhưng cấu trúc nhẹ nhàng

DNS (Domain Name System)

Hệ thống Vực Danh Domain Names phân định các tên trên Võng tế

ICMP (Internet control message protocol) 

Hiệp nghị để khống chế Hiệp nghị IP


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương