ĐŨa nguyên lí nhị nguyên phần II (Tiếp) CÁi mũ Ăn tục nói phéT & HỖ liên võNG



tải về 0.57 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.57 Mb.
#21200
  1   2   3   4
ĐŨA NGUYÊN LÍ NHỊ NGUYÊN PHẦN II (Tiếp)

CÁI MŨ ĂN TỤC NÓI PHÉT & HỖ LIÊN VÕNG

Nguyễn Quốc Bảo

(Thơ gởi Bạn Võ văn Dật)

Dật Đại ca nhã giám,


Trước hết xin cám ơn Đại ca cũng như các bạn khác, rộng lượng, đã cho những lời bàn luận tốt đẹp cho bài viết Đũa Phần II, Tứ Đại Vs. Ngũ Hành. Trong những lời phẩm bình, Đại Ca có đề cập đến cái ATNP của Bài viết, nên xin thận trọng có vài lời thưa bẩm về mục này.
Số là tôi không có duyên phận đã mang cái nghiệp vào thân về khảo cứu như Đại Ca đã viết, mà chỉ tình cờ đọc được những chi tiết hay, rồi nối ráp lại để mà suy luận. Nhưng vì vốn liếng hiểu biết chẳng bao nhiêu, nên không dám viết ra những cảm nghĩ đó một cách khẳng định 肯定, nên thiển nghĩ chỉ nên Ăn tục Noái phét là hay nhất, tức noái Thiên noái Địa, vô tội vạ, trúng trật chi không biết, không ai trách cứ…mà khi đã mang danh là ATNP, thì noái sướng cái lỗ miệng lắm, chẳng cần lo sợ hay e dè, cứ noái tưới hột sen cho phỉ chí bình sinh…
Cách đây ít lâu tôi tình cờ đọc một tác giả, ghê gớm và dễ sợ lắm, chỉ có vài hàng, mà vứt bỏ mất hết mấy ngàn năm Văn Hóa Tứ Tượng Ngũ Hành vào Xọt Rác. Ổng viết: “…suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại ảnh hưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thời gian quá lâu cho bằng thuyết "Ngũ hành"!. Lấy thí dụ theo luật "Sinh Khắc" của Ngũ hành, thì "Thổ" khắc "Thủy" nghĩa là "Ðất" khắc "Nước". Chẳng cần phải là nhà thông thái, chỉ với trình độ của người nông phu cũng biết ngay là có gì không ổn rồi. Nếu hiểu đúng theo nghĩa Khắc là triệt hạ, như "Thủy" Khắc "Hỏa" là "Nước" sẽ dập tắt "Lửa", sẽ đưa đến cảnh một còn một mất chứ không thể ở chung được, thì làm gì có được cái nền văn minh nông nghiệp nuôi sống nhân loại cả mấy ngàn năm! »… « … Ðiều đáng nói là không phải không có ai thấy, mà trái lại, đã có rất nhiều người thấy rõ vấn đề sai lầm trong quá trình phát triển của thuyết Ngũ hành. Nhưng "Há miệng thì mắc quai"Sau một thời gian nghiên cứu về Dịch lý, người viết đã khám phá ra nhiều sai lầm về căn bản của Thuyết Ngũ hành, ảnh hưởng không những tới đời sống của vô số người, mà còn đưa nền văn minh khoa học rạng rỡ, đang lên tột đỉnh của Trunghoa cách đây khoảng hơn một ngàn năm đến chỗ thoái hóa, và đi vào ngõ cụt. » … (1)
Dật Đại ca đã thấy dễ sợ chưa ? - xin đọc dễ sợ với dọng Huế ta, mới thấy thấm thía. Cho nên tôi còn thua Dật Đại Ca lắm, không dám mon men vô cái thế giới biên khảo đâu, bởi vì biên khảo một thời gian biết chút ít tưởng là nhiều, rồi lại sinh nói trăng nói cuội, thì thực tình tôi chả dám, không hiểu biết nhiều như tôi thì Ăn tục noái phét là khỏe ru! Nhưng khi đọc phát biểu một cách rất độc tôn trên đây, cái suy gẫm nông cạn và sơ đẳng của tôi về Tứ Tượng Ngũ hành lại làm cho tôi cứ anh ách, vật tư cấn cấn lại cứ phè phè trong trí não, nên cũng xin tò te nói ra thêm mấy chuyện vớ vẩn nữa.
Thuộc tính Âm Dương áp dụng trong Ngũ Hành không có tính cách triệt khai triệt hạ. Như đã nói phịa, từ khi Lạc Việt phát minh ra Đũa, đem Động Tĩnh vào Vũ trụ quan khi khám phá ra luận lí mầu nhiệm nhị nguyên sơ khai, để rồi đi đến khái niệm trừu tượng Nguyên lí Vĩnh cửu Âm Dương, mà sung khắc Thủy và Hỏa là cơ bản của nguyên lí Nhị Nguyên Toàn Năng (Dualisme Universel). Như đã trình bày trong bài viết, hai thuộc tính Âm Dương Ngũ Hành có quan hệ mật thiết, hỗ tương đối lập, Tương hỗ chế ướctương hỗ y khốc, chuyển hóa và tiêu trường. Quan hệ này từ thời cổ xưa, học thuật truyền thống Cổ nhân đã tóm tắt rất đầy đủ trong quan niệm: « Cô Âm bất sinh, độc Dương bất trường » và « Vô Dương tắc Âm vô dĩ sinh, Vô Âm tắc Dương vô dĩ hóa ». Như vậy, quan hệ Âm Dương không bao giờ tuyệt đối, Âm hay Dương không thể nhất phương đơn độc tồn tại, Âm tăng đến cùng cực chuyển hóa qua Dương và Dương tăng cùng cực cũng chuyển hóa thành Âm. Do đó, không bao giờ có triệt hạ hoàn toàn trong Tương Sinh Tương Khắc và Ý thức Ngũ hành là Lý Lẽ Biến Hóa và Tuần Hoàn không khởi không cùng của Vũ trụ.
Hà đồ định nghĩa Ngũ hành và chỉ định không gian của chúng, không có tính cách hình học hoặc số học như Lạc thư với Ma phương. Định nghĩa như trong Lý của Kinh Dịch: « Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi; Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi; Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi; Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi; Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi ». Trong không gian, Ngũ hành có phương vị 方位, phương hướng 方向, vị trí 位置 ở 5 điểm cơ bản (five cardinal directions), Đông Nam Tây Bắc và Trung tâm, 6 phương vị tương đối là Tiền Hậu Tả Hữu Thượng Hạ . Thổ dân Trung Mỹ và Bắc Mỹ thời xưa, cũng cùng một quan niệm với Cổ Trung hoa, có 5 phương hướng, kể cả trung tâm; văn hóa Tàu (Idem Thổ Nhĩ Kỳ, Mông cổ,...) cho mỗi hướng một màu sắc riêng biệt, một Hành và những đặc tính địa dư.


Phương hướng

Màu


Ngũ Hành

Đặc tính Địa dư

Bắc


Đen


Thủy


Hắc Long giang 黑龍江省 Hēilóngjiāng Mãn châu - Amur River (Амур),

 

 

 

Bắc hải (Bắc Thổ Nhĩ kỳ),

 

 

 

Tây Liêu 西遼 Xī Liáo - Kara-Khitan Khanate,

 

 

 

Black Vlachs - Bosnia Herzegovina (ngày nay)

Nam


Đỏ


Hỏa


Sông Hồng (Việt Nam) hay Hồng hà Hónghé 红河 cũng còn gọi là Nguyên giang Yuan Jiang 元江, Nam Nước Tàu.

 

 

 

Hồng hải - Ấn Độ Dương Phi châu và Á châu (Nam Thổ Nhĩ kỳ)

Đông


Chàm hay Xanh

Mộc


Thanh đảo 青島 Qīngdǎo


Tây


Trắng


Kim


Aq Qoyunlu, White Sheep Turkmen - Azerbaijan (ngày nay)


 

 

 

Bạch Hải Thổ Nhĩ kỳ, Marmara Denizi, Marmara Sea - Địa Trung Hải

 

 

 

Belarus - Bạch Nga quốc White Russia


Trung tâm

Vàng


Thổ


Hoàng San, 黄山 Huáng Shān - Tỉnh An huy


 

 

 

Golden Horde, dân Du Mục 游牧 Mông cổ - Golden (Vàng) đây nghĩa Trung tâm

Như đã dẫn trong Đũa Phần II, dùng biểu tượng Ngũ Hành bằng họa đồ dựa trên Hà đồ (3), không thể thấy dễ dàng hai thuộc tính Tương Sinh Tương Khắc bằng dùng Vòng tròn ngoại tiếp và Ngôi sao Năm cánh PiTaGo. Ngoài tính cách Nội Ngoại Sinh giữa các Hành gần nhau thể hiện trên Vòng tròn, Sao Năm cánh cho thấy Tương Khắc cũng có Nội Ngoại Khắc và cường độ giác đạigiác tiểu. Tỷ như chỉ có Thủy kỵ Hỏa là giác đại, tuy nhiên không tuyệt đối, còn những Tương Khắc khác chỉ giác tiểu. Lại lấy thí dụ : Thổ ngoại khắc Thủy (Thổ ngưng Thủy) trong khi Thủy chỉ nội khắc Thổ (Thủy nuôi dưỡng Thổ và nếu Thủy quá độ có thể làm thiệt hại, như làm đất lở hoặc đất trôi). Nên tương khắc giữa Thủy và Thổ chỉ giác tiểu, và trong tương khắc đó Thổ làm xếp. Thổ qua Hành Trung gian Kim để Ngọai Sinh ra Thủy và Thủy qua 2 Hành Trung gian Mộc và Hỏa Ngoại sinh ra Thổ. Như rứa để nói là Thủy và Thổ, cũng như các cặp Hành khác, không thể triệt khai triệt hạ nhau, cảnh một còn một mất, và Ngũ Hành Luận ít có may mắn để trở thành « Sai lầm » suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại !




Không gian trong Ngũ Hành với Năm Phương vị có nhiều điểm trùng hợp với Văn hóa Mông cố, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập,... song song với quan niệm Màu sắc. Tuy nhiên đặc tính Địa dư cho các phương hướng thì chỉ là một Nhận thức tương đối, quan niệm Địa dư này cũng thấy có trong Dịch Luận. Nhưng không phải vì vậy mà Ngũ Hành và Dịch Luận đều Sai lầm! Tựa như Cụ Khổng trong Sách Lễ kí trả lời Thầy Tử Cống ...Nước luôn luôn đổ về Đông, đó là chủ định nhiệt tình của dòng sông… (Đũa Phần II), bởi vì thời Cổ xưa ở Trung quốc, quan niệm cho là tất cả các dòng sông đều đổ về Đông Hải Mer de Chine.
Trong không gian Euclide Âu thức Kỳ hà , có sáu phương vị cơ bản là Bắc Nam Đông Tây Thiên Địa, nhưng 6 phương vị tương đối cũng giống Văn hóa Phương Đông: Tiền Hậu Tả Hữu Thượng Hạ. Thời Cổ đại, Văn Hóa Ba chệt cũng định hướng Không gian bằng Mười hai Địa chi 地支, Bát quái 八卦 và Mười Thiên Can 天干. Phương vị theo Địa chi lấy Tí là Bắc, Ngọ là Nam ; ý muốn đối ứng Địa cầu (Đất) và Thái Dương (Mặt trời) là hai phương vị  tương đối; Bắc Nam kinh tuyến (meridian) chính là Tí Tuyến và Ngọ Tuyến, Ngọ Môn tức Nam Môn vậy. Khi Cổ nhân ý thức phương vị Tương đối Bắc Nam là Trời và Đất, thì ở đâu, Đông Tây cũng chỉ là những phương vị Tương đối, bên Tàu hay hay bên Tây cũng vậy! Cũng có thuyết Lục Hợp Nhất 六合一, biểu kì phương vị Không gian, một thuyết cho đó là Tiền Hậu Tả Hữu Thượng Hạ ; một thuyết khác kể Đông Nam Tây Bắc Thượng Hạ.
Phương vị theo 12 Địa chi :


Địa chi Phương vị 地支方位

Tí 子

Sửu 丑

Dần 寅

Mão 卯

Thân 辰

Tị 巳

Ngọ 午

Mùi (Vị) 未

Thân 申

Dậu 酉

Tuất 戌

Hợi 亥

Tí 子

Tứ Phương vị 四方位

Bắc 北







Đông 东







Nam 南







Tây 西







Bắc 北

Phương vị theo Bát Quái :




khảm 坎

cấn 艮

chấn 震

tốn 巽

li 离

khôn 坤

đoài 兑

kiền 干

khảm 坎

Bắc



Đông Bắc

东北


Đông 东

Đông Nam

东南


Nam



Tây Nam 西南

Tây

西


Tây Bắc 西北

Nam




tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương