A. MỞ ĐẦu I. ĐẶt vấN ĐỀ. Thực trạng vấn đề



tải về 248.91 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích248.91 Kb.
#24947
1   2

4. Bài học kinh nghiệm


a. Về phía giáo viên:

- Giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, nắm chắc các dạng bài về giải toán phần trăm.

- Giáo viên cần nắm chắc quy trình giảng dạy, nêu bật được đặc thù của từng phương pháp và nắm được cách truyền thụ tốt nhất tới các đối tượng học sinh.

- Giáo viên cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương pháp dạy học mới, tích cực hóa hoạt động của học sinh.

- Giáo viên cần nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề và có các biện pháp kích thích giúp đỡ học sinh tiếp thu và vận dụng tốt các phương pháp đã học.

b. Về phía học sinh:

- HS cần chăm chỉ, nắm chắc các bài toán về tỉ số phần trăm

- Thảo luận và trao đổi trong nhóm, lớp, trao đổi với thầy cô về phương pháp và kĩ năng đã học.

- Cần hình thành có hệ thống về các bài toán về tỉ số phần trăm. Biết áp dụng có hiệu quả và sáng tạo vào các dạng bài liên quan.

Với những kinh nghiệm trên, qua nhiều năm giảng dạy cho học sinh tôi nhận thấy mức độ tiếp thu của các em lớp 5A đã tiến bộ hơn đạt được những ưu điểm nổi bật: So với trước đây khi chưa triển khai sáng kiến thì mức độ tiếp thu bài của học sinh đã nhanh hơn, các em có khả năng phân loại và giải tốt các bài toán về tỉ số phần trăm. Biết vận dụng sáng tạo các kiến thức vào các bài tập cụ thể

- Đứng trước mỗi bài toán về tỉ số phần trăm các em không còn bỡ ngỡ, có khả năng định hướng được cách giải. Có kĩ năng biến đổi bài toán phần trăm phức tạp để đưa về các dạng cơ bản, quen thuộc như toán tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ, hai tỉ số,…

- Các kiến thức cơ bản về giải toán phần trăm của các em không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển. Những vướng mắc, tồn tại khi học phần nội dung kiến thức giải toán về tỉ số phần trăm hầu như đã được khắc phục, nhiều kỹ năng mới được hình thành.

- Các em được trang bị thêm nhiều phương pháp giải toán mới, biết cách khai thác và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.

-Nhiều học sinh có kỹ năng tìm tòi và không chỉ dừng lại ở một cách giải trước mỗi bài toán khó. Học sinh Khá rất vui vì mình đã trinh phục được các bài toán khó, học sinh giỏi cũng không kém mừng vì đã tìm được nhiều cách giải khác nhau. Khả năng tư duy và năng khiếu của học sinh được phát triển.

5. Những đề xuất, kiến nghị

a. Đối với các cấp lãnh đạo:

- Cần tổ chức nhiều hơn các hội thảo, chuyên đề để giáo viên có cơ hội được thảo luận và học hỏi các bạn đồng nghiệp.

-Tổ chức các cuộc hội thảo để giải đáp những vướng mắc của giáo viên, có những tư vấn và hướng dẫn phương pháp và cách làm có hiệu quả cho giáo viên.

b .Đối với giáo viên:

- Cần thường xuyên trau rồi kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của mình cho tốt hơn nữa. Thật sự say mê, yêu nghề, nhiệt huyết với học sinh.

- Cần nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các kinh nghiệm giảng dạy và bài học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy.

c. Đối với phụ huynh học sinh:

- Cần quan tâm hơn nữa đến việc học của con em mình, đầu tư có hiệu quả cho con em mình về thời gian, sách vở, điều kiện cần thiết và có phương pháp kèm cặp tại nhà có hiệu quả.

- Cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường và các thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt về tình hình học tập của con em mình.

6. Những điều kiện áp dụng

- Đối với học sinh : Các em phải chịu khó học, chịu khó đọc sách sách nâng cao, cần tích cực trao đổi trong nhóm, lớp, trao đổi với thầy cô về phương pháp và kĩ năng học

- Đối với giáo viên: Các vấn đề giải quyết phù hợp với mọi giáo viên. Vậy để sáng kiến đạt hiệu quả tốt đòi hỏi người giáo nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ có phương pháp thích hợp, nhẹ nhàng và hết mực quan tâm đến học sinh.

- Đối với nhà trường: Tổ chức các buổi chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm giáo viên trong trường có phương pháp dạy học phù hợp. Có cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học của giáo viên và học sinh.



Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi nhằm giúp học sinh khá giỏi học tốt hơn môn Toán 5, góp phần tháo gỡ khó khăn, lúng túng cho giáo viên và học sinh khi dạy - học tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm, đồng thời nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của phần toán này. Tôi rất mong được sự góp ý, trao đổi của các cấp chỉ đạo chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Dạ Trạch, ngày 4 tháng 10 năm 2013

Người viết

Nguyễn Thị Hảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Quốc Thái- “Phương pháp dạy học các môn học lớp 5”- NXBGD-2007.

2. “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III”

( 2004- 2007)-NXBGD - 2005.

3. Phạm Đình Thực- “100 câu hỏi và đáp về việc dạy và học toán ở Tiểu học”

- NXBGD - 2005.

4. Đỗ Đình Hoan -Hỏi - Đáp về dạy học Toán 5 - 2007.

5. Hoàng Tuấn, Phạm Đình Thực- Hướng dẫn học Toán ở Tiểu học - NXBGD - 2002.

6. Bộ GD& ĐT “SGK Toán lớp 5”. NXBGD, 2007.

7. Bộ GD& ĐT “SGV Toán 5” - NXBGD - 2006.

8. Vũ Dương Thụy “Toán Nâng cao lớp 5”. NXBGD, 2007.

9. “Toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5”



Và một số tài liệu khác, Báo Chuyên đề GD Tiểu học, Báo Toán Tuổi Thơ,.....

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

A- MỞ ĐẦU

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1, Thực trạng vấn đề

1

2, Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu

2

3, Phạm vi nghiên cứu

3

II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3

1, Cơ sở lí luận

3

2, Cơ sở thực tiễn

7

3, Các biện pháp tiến hành sáng kiến kinh nghiệm

10

4, Thời gian tạo ra giải pháp

11

B- NỘI DUNG

11

I. MỤC TIÊU

11

II. NỘI DUNG TIẾN HÀNH

12

1, Mô tả giải pháp của đề tài

12

KIỂU I: CÁC BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM DẠNG CƠ BẢN

13

Dạng I: Bài toán về tỉ số phần trăm của hai số đó

13

Dạng II: Bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết

15

Dạng III: Bài toán về tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó

22

KIỂU II: CÁC BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM DẠNG KHÔNG CƠ BẢN

28

Dạng I: Các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số

28

Dạng II: Các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến dạng toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số

29

Dạng III: Các bài toán về tỉ số phần trăm có chứa các yếu tố hình học

31

C- KẾT LUẬN

36

1, Nhận định chung

36

2, Những mặt hạn chế

37

3, Hướng tiếp tục nghiên cứu

37

4, Bài học kinh nghiệm

37

5, Những đề xuất, kiến nghị

39

6, những điều kiện áp dụng

39


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠ TRẠCH
Tổng số điểm…………… Xếp loại………………

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC



HUYỆN KHOÁI CHÂU
Tổng số điểm…………… Xếp loại………………






tải về 248.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương