A. LỊch sử I. Nguyên nhân đưa đến sự ra đời Đạo Phật (Phật giáo Nguyên Thủy): Sự phát triển xã hội



tải về 256.33 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích256.33 Kb.
#31075
1   2   3   4

Như chúng ta đã biết, định nghĩa của thuật ngữ ‘bhūmi’ tức địa theo nghĩa đen là “quả đất, vị trí, nền tảng, căn cứ, đất, v.v...”, và theo nghĩa bóng là “cấp độ, vị trí, trình độ, trạng thái của thức...” dường như không đòi hỏi bất cứ giải thích nào. Tuy nhiên, chưa có sự nhất trí giữa giới học giả về số lượng chính xác và triết lý của các bhūmi (địa- 地).


Theo học giả Har Dayal, N. Dutt và một số khác, ở hình thái ban đầu số lượng của bhūmi (địa) được khẳng định một cách chắn chắn là bảy, như đã được đề cập trong kinh Laṇkāvatāra (Lăng Già Tâm Ấn), và bộ Bodhisattva-bhūmi (Bồ-tát địa). Về sau, số lượng của địa phát triển thành mười, bắt đầu từ Dasabhùmika-sūtra (kinh Thập Địa) và tập Mahāvastu, nhưng các kinh trên không đưa ra bất cứ lời bình luận nào đối với ba địa được thêm vào sau, tương tự trường hợp của ba pāramīta sau cùng trong giáo lý Ba-la-mật. Lý do đó hẳn nhiên đã hàm chứa một quan điểm triết lý nhất định, nên người ta cũng đđã nêu lên một số bình luận về chúng, tuy thế vẫn chưa thuyết phục cho lắm. Học giả Har Dayal gợi ý rằng nguyên nhân của sự ra đời của bảy bhūmi trong kinh điển của Phật giáo Bắc Truyền (Mahāyāna) có thể được xem như là một bước phát triển từ giáo lý Thượng Tọa Bộ (Theravāda) về bốn thiền (four stages) và ba minh (three vihāras)14. Gợi ý trên nghe có vẻ khá hợp lý, nếu số lượng về các bhūmi (địa) được giới hạn trong con số bảy; tuy nhiên, sự thật không phải như thế. Theo lời bình luận của học giả lão thành S. Radhakrishnan, sự nghiệp của hành giả khao khát đạt tới quả vị Phật theo sự trình bày của Nguyên Thủy Phật giáo là Bát Chánh hay Thánh Đạo (Con đường Thánh tám ngành) được các nhà Phật học Bắc Truyền khai triển thành mười bhūmi (Thập địa)15. Rõ ràng giải thích của S.Radhakrishnan đã thật sự bày tỏ sự yếu kém và miễn cưỡng nếu chúng ta so sánh ý nghĩa ngôn ngữ của hai nhóm thuật ngữ trên. Đó là, Bát Thánh Đạo nhằm chỉ đến phương tiện hay phương thức tu tập để chứng đắc thánh quả; trong khi ấy bhùmi hay địa nhằm trỏ đến chính thánh quả. Kết quả tất yếu là giải thích trên không thể chấp nhận được. Bộ Bách Khoa Phật giáo cho rằng khái niệm về bhūmi được xem như là hệ quả từ cuộc tranh luận giữa hai bộ phái Phật giáo về bốn cấp độ hay cảnh giới thiền định của Tiểu thừa Phật giáo (Hīnayāna) như là đối nghịch với mười cảnh giới thiền định của Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna). Sáu cảnh giới thiền đầu đưa đến việc chứng ngộ về sự không hiện hữu của cái ngã (ngã không) nhằm thỏa mãn ước muốn tâm linh của các nhà Phật học Tiểu thừa, và bốn cảnh giới sau cùng nhắm đến việc chứng đắc sự không hiện hữu của tất cả các pháp (pháp không), vượt quá phạm vi của giới Phật giáo Tiểu thừa, là một cống hiến thật sự của các nhà Đại thừa Phật giáo16. Bằng việc nối kết học thuyết pudgalaśūnyatā (nhân vô ngã) và dharma-

sūnyatā (pháp vô ngã) để so sánh và giải thích sự khác nhau giữa bốn cấp độ Thiền định của Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravāda) và mười Bhūmi (Thập địa) của Phật giáo Phát Triển, rõ ràng giải thích trên dường như thiếu tính luận lý (logic) và không cân đối. Theo thiển ý của tác giả, khái niệm Dasa-bhūmi (Thập địa) rất có thể là kết quả của sự đơn giản hóa, phổ thông hóa và cụ thể hóa từ giáo lý chín cảnh giới Thiền định như được đề cập trong kinh tạng Nikāya. Như mọi người đã biết, giáo lý chín cảnh giới hay chín cấp độ thiền là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong sự nghiệp tu hành của Phật giáo, đưa đến các cấp độ giải thoát tâm linh khác nhau. Không chỉ giới Phật tử được khích lệ thực hành chúng, mà bất cứ ai chứng đắc một cách hoàn hảo chín cấp độ thiền định đó đều được công nhận là hoàn thành quả vị Phật. Lập luận này sẽ trở nên đầy thuyết phục ngang qua việc minh họa trích ra từ chính lời dạy của đức Phật:


“Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú Thiền chứng này chưa được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này, với Thiên giới, Ma giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta chưa xác chứng rằng Ta đã chứng Chánh đẳng Chánh giác. Cho đến khi nào, này Ananda, chín thứ đệ trú Thiền chứng này đã được Ta thuận thứ nghịch thứ chứng đạt và xuất khởi, thời này Ananda, trong thế giới này, với Thiên giới, Ma giới, Phạm Thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn và loài Người, cho đến khi ấy, Ta mới xác chứng rằng Ta đã chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tri và Kiến khởi lên nơi Ta: ‘Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa17”.

Nói cách khác, sau khi chứng đắc hoàn toàn chín cấp độ thiền định trên, Phật quả như là địa vị thứ mười, tức cấp độ cuối cùng được đạt đến một cách tự nhiên mà không cần bất cứ nỗ lực tương ứng nào như trong chín trường hợp trước. Biểu đồ so sánh giữa hai hệ thống giáo lý Phật giáo trong một vài trang sắp tới sẽ làm chúng ta vô cùng ngạc nhiên và thú vị, vì kết quả so sánh giữa giáo lý chín (hoặc có thể nói mười) cấp độ thánh quả của Thượng Tọa Bộ với giáo lý Dasa-bhūmi (Thập địa) của Phật giáo Phát Triển đã biểu hiện nhiều sự giống nhau hơn là khác biệt. Tuy thế, một vài giải thích về lý do và phương cách mà giới triết gia Phật giáo đã đơn giản hóa, phổ thông hóa và cụ thể hóa giáo lý chín loại thiền của Phật giáo Thượng Tọa Bộ thành giáo lý Thập địa của Phật giáo Bắc Truyền cần phải được đề cập tại đây. Người ta có thể giả định rằng những lời dạy trong kinh điển của Thượng Tọa Bộ về các pháp môn khác nhau dẫn đến nhiều cấp độ giải thoát tương ứng dường như không còn được quần chúng Phật tử bị ảnh hưởng giáo lý của đa thần giáo ưa thích nhiều nữa, vì một số thuật ngữ chuyên môn của nó, như là bằng cách đoạn trừ năm triền cái (năm điều gây chướng ngại), gồm hôn trầm, thụy miên, dục, sân, nghi; hành giả có thể chứng đắc cảnh giới thiền thứ nhất với năm nhân tố thiền (thiền chi), tức tầm (đặt sự chú ý vào một chỗ), tứ (dán chặt sự chú ý vào đối tượng đã chọn), hỷ, lạc, nhất tâm18 v.v..., đã trở nên khô khan và thiếu hấp dẫn đối với họ. Nói khác đi, nếu giới triết gia Phật giáo mong muốn giáo lý của đức Phật được truyền bá một cách thông suốt giữa quần chúng tín đồ trong môi trường tôn giáo như thế thì một vài sự mô phỏng nào đó từ giáo lý nguyên thủy nhằm để khế hợp với sở thích của con người đương thời cần phải được sáng tác như là một đòi hỏi khẩn thiết. Trong thực tế, khái niệm Dasa-bhūmi (Thập địa) với mười Pāramīta (Ba-la-mật) tương ứng, giúp người ta dễ dàng hiểu được và thực hành được, có thể xem như là hệ quả của nỗ lực nói trên. Lập luận này hy vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn khi cách sử dụng ngôn ngữ của chín loại thiền và mười cảnh giới được đưa vào nghiên cứu. Trước tiên, như chúng ta đã biết, về phương diện tâm lý, chín hay mười cấp độ giải thoát trong Phật giáo Thượng Tọa Bộ được xem như là những trạng thái khác nhau về cấp độ giải thoát của tâm từ thấp đến cao. Chúng là kết quả từ nỗ lực tương ứng của người hành trì; tương tự với trường hợp mười địa (Dasa-bhūmi), trong ý nghĩa là tầng bậc hay trạng thái của tâm thức như đã được định nghĩa ở phần đầu của chương ba của tác phẩm này. Thứ đến, mối quan hệ đầy ý nghĩa giữa hai giáo lý trên là phương pháp truyền bá giáo lý. Nghĩa là, thay vì giảng dạy chín (hoặc mười) cấp độ thiền định truyền thống của kinh tạng Pàli với nhiều thuật ngữ chuyên môn khá khó khăn để lãnh hội đối với quần chúng bình dân, và phương pháp tu tập ấy còn đòi hỏi nỗ lực cao độ của người hành trì, hàng trí giả Phật giáo thật sự đã hiến tặng cho giới tín đồ của họ một món quà trí tuệ bằng việc giới thiệu giáo lý Dasa-bhūmi (Thập địa) và mười pāramīta (Ba-la-mật). Giải thích một cách cụ thể hơn, trên nền tảng cấu trúc của giáo lý Thượng Tọa Bộ, giới triết gia, học thuật Phật giáo đã giúp tín đồ của họ tiếp tục duy trì truyền thống tu tập và chứng ngộ qua việc đơn giản hóa và phổ thông hóa ngôn ngữ, phương pháp và mục đích. Hiệu năng của việc làm ấy có thể thấy được như sau: Thay vì đang bị ép bức nặng nề dưới môi trường tín ngưỡng đa thần, không những Phật giáo đã cùng tồn tại với thế giới tôn giáo đương đại, mà còn có thể phát triển một cách có hiệu quả và tốt đẹp. Nhìn qua công trình nghiên cứu so sánh song song hai biểu đồ dưới đây về các cấp độ thiền định giữa Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo Phát Triển trong lãnh vực phương pháp và kết quả hy vọng sẽ làm cho giả thuyết của chúng ta trở nên hợp lý và đáng được chấp nhận.


    1. Hoan hỷ địa (Pramudita bhumi) : vượt khỏi địa vị phàm phu, chấm dứt đời sống thế tình, hướng đến đời sống xuất thế, an trú vào bình đẳng tánh của Bồ tát, thiện trú trong vị trí Bồ tát, cuối cùng sẽ thành Phật. Khi đạt được cấp độ này, vị Bồ tát có hân hoan, tín, hỷ, thượng hỷ, cực hỷ, tinh tấn, không có mạn, bất hại và vô hận.

    2. Vô cấu địa (Vimala bhumi) : ở cấp độ này, vị Bồ tát không còn sát sanh, thâu đạo, tà dâm, vọng ngữ, ác khẩi, ỷ ngữ, không còn hà tiện, không sân hận và thành tựu chánh kiến.

    3. Phát quang địa (Prabhakari) : vị Bồ tát chứng được sự vật vô thường, đầy đau khổ, sanh diệt trong từng sát na, vô thủy vô chung và bị lý nhân duyên chi phối, chứng được Như lai trí, phát tâm tinh tấn cứu độ chúng sanh.

    4. Diệm Huệ địa (Arcismati bhumi) : chứng 10 pháp quang (dharmalokas), nghĩa là sau khi chứng hiểu chúng sanh giới, thế giới, pháp giới, không giới, thức giới, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, cao thượng ý nguyện giới và đại ý nguyện giới. Vị này cùng thành tựu các đặc tính sau : tin tưởng chân thành vào Tam bảo, nhận thức rõ ràng tính sinh diệt của các pháp hữu vi, thực hành bất sinh của sự vật, khứ lai của thế giới, của luân hồi, niết bàn, hành động của chúng sanh trong mọi giới.

    5. Cực nan thắng địa (Sudurjaya bhumi) : Tu tập thanh tịnh bình đẳng tâm nguyện, liên hệ đến những vấn đề : giáo lý của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, giới định tuệ, đoạn trừ tà kiến và nghi, hiểu hết chánh đạo và tà đạo, thực hành các phẩm Bồ đề giác chi.

    6. Hiện tiền địa (Abhimukhi bhumi) : thành tựu các đạo, chứng 10 bình đẳng tánh : vô tướng, vô tánh, vô khởi, vô sanh, thoát lý, thanh tịnh từ ban đầu, vô hý luận, bất thủ bất xả, giống như huyễn mộng, vọng thanh, và phi hữu phi vô.

    7. Viễn hành địa (Durangama) : thành tựu 10 phương tiện trí bát nhã (N.Dutt. p 387)

    8. Bất động địa (Acala bhumi) : an trú vào 4 đức : chân, thí, tịch và trí ; hiểu rõ mọi pháp là bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm, tự tánh không có thật, hiểu được như thật tánh (tathata) của mọi vật, an trú vô sanh pháp nhẫn (anutpattikadharmaksanti) ; chứng được các pháp là bất tư duy, vô quán niệm (anabhoga). Bồ tát nhớ lại hững đại nguyện xưa của mình là pháp tánh (dharmata), nỗ lực để chứng được vô lượng thân, trí, thế giới, hào quang, âm thanh v.v…

    9. Thiện huệ địa (Sadhumati bhumi) : biết chính xác các pháp thiện, bất thiện, vô ký, thanh tịnh, không thanh tịnh, thế tục, siêu việt, định pháp, bất định pháp, hữu vi, vô vi. Ở cấp độ này, Bồ tát biết một cách tỉ mỉ mục đích và đức tánh của mỗi chúng sanh và có thể quyết định phương phấp hướng dẫn chúng sanh đến đích. Bồ tát vẫn tu tập hạnh balaparamita (lực ba la mật), và nếu muốn Bồ tát có thể trở thành Đại phạm thiên -Maha brahma.

    10. Pháp vân địa (Dharmamegha) : biết rõ ràng phương cách mà thế giới các pháp thế gian sanh diệt, vô lượng hạnh của đức Phật, vô lượng giải thoát môn của vị Bồ tát, các thiền định và chí thuật. Vị ấy được cụ túc Smrti kausalya (niệm thiện xảo) nên có thể thâu nhận tất cả mây pháp (dharmamegha) do vô lượng Phật thấm nhuần ; vị ấy có thể vận dụng mọi loại thần thông và phát hy trí tuệ ba la mật (jnana paramita). Tại đây, Bồ tát trở thành đức Như Lai (tathagata). Khi Bồ tát ngồi trên tòa sen, hào quang từ chư Như Lai chiếu đến và thọ ký vị Bồ tát thành Sambhuda (Chánh đẳng giác), đầy đủ nhất thiết trí . Do vậy, địa này còn gọi là Như lai địa (Tathagatabhumi- Lankavatara và Satashasrika).

Biểu đồ1: Chín cấp độ Thiền Định của Thượng Tọa Bộ19


STT

Ý nghĩa biểu tượng của Thiền

Pháp Môn Tu Tập

Chứng

Đắc


Sự hiện hữu cụa các thiền tâm hay cảm thọ

1

Các Cảnh ?
Giới

Thiền
Định


Hay

Cấp
Độ


Tâm

Linh


Loại bỏ các dục, và các pháp bất thiện

Cảnh giới thiền thứ nhất (Sơ thiền)

Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất, tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm... tác ý

2

Loại bỏ tầm và tứ

Cảnh giới Thiền thư hai (Nhị thiền)

Nội tỉnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư,... tác ý

3

Loại bỏ hỷ, trú xã, chánh niệm...

Cảnh giới thiền thứ ba (Tam thiền)

Xã. Lạc, niệm, tỉnh giác, nhất tầm, và xúc, thọ... tác ý.

4

Xã lạc, xã khổ, diệt khổ ưu đã cảm thọ trước

Cảnh giới thiền thư tư (Tứ thiền)

Xã, bất khổ bất lạc thọ, thọ, vô quán niệm tâm,..., tác ý.

5

Vượt lên hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng

Cảnh giới thiền Không vô biên

Hư không, vô biên xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc,..., tác ý

6

Vượt lên hoàn toàn Không vô biên xứ

Cảnh giới thiền Thức Vô Biên

Thức vô biên xứ tưởng, nhất tâm, và xúc..., tác ý

7

Vượt lên hoàn toàn Thức vô biên xứ

Cảnh giới Thiền Vô sở hữu

Vô sở hữu xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc..., tác ý

8

Vượt lên hoàn toàn

Cảnhgiới thiền Phi
tưởng phi phi tưởng

Với chánh niệm xuất khỏi định ấy,..., đối với những pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, an trú với tâm không hạn chế

9

Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ

Cảnh giới thiền Diệt thọ và
tưởng

...với trí tuệ các lậu đã đoạn tận..., biết “không có sự giải thoát nào vô thượng
hơn thế nữa...”

Biểu đồ 2: Mười cảnh giới Thiền của Phật giáo Phát Triển


STT

Ý nghĩa biểu

tượng của Thiền



Pháp Môn Tu Tập

Chứng Đắc

Sự hiện hữu cụa các thiền tâm hay cảm thọ

1

Các
Cảnh
Giới
Thiền

Tâm


Hay

Tâm




Bố thí ba-la-mật

Hoan hỷ địa (Pramudita Bhùmi)

Ý niệm giác ngộ sinh ra, cảm thọ hạnh phúc mãnh liệt phát sinh

2

Trì giới ba-la-mật

Vô cấu địa (Vimala-bhùmi)

Đạt được các đức tính như thành thật, tâm nhu nhuyến, năng
động, tự kềm chế, an tịnh, giải thoát khỏi các dục

3

Nhẫn nhục ba-la-mật

Phát quang
địa (Prabhàkari bhùmi)

Truyền bá diệu pháp với tâm thanh tịnh, kiên cố, phi thế gian, cao thượng

4

Tinh tấn ba-la-mật

Diệm huệ địa (Arcisûmatì bhùmi)

Đạt đến lối vào ánh sáng diệu pháp, chín muồi và toàn thiện sự hiểu biết bằng lòng tin và nguyện lực ở Tam Bảo, nhận thức
được các pháp là vô ngã

5

Thiền định ba-la-mật

Cực nan thắng địa (Sudurjayà bhùmi)

Đạt được những phẩm chất tuyệt vời về chánh niệm, Thiện xảo trong việc chọn lựa các pháp môn để chứng đắc mục tiêu

6

Tuệ ba-la-mật

Hiện tiền địa (Abhimukhì -bhùmi)

Thâm hiểu mười khía cạnh của tính bình đẳng, giải thoát khỏi tính nhị nguyên của hiện hữu và phi hiện hữu

7

Phương tiện ba-la-mật

Viễn hành địa (Dùranûgamà bhùmi)

Đạt được đại tuệ trong việc chọn lựa các phương tiện để hóa độ tha nhân,... đạt được giải thoát nhưng không nhập Niết bàn vị hạnh phúc cá nhân

8

Linh


Nguyện ba-la-mật

Bất động địa (Acalà bhùmi)

Giải thoát khỏi ý niệm nhân và phi nhân, chứng ngộ quá trình tiến hoá và sự phức tạp của vũ trụ... Đạt được thập lực

9




Lực ba-la-mật

Thiện huệ

địa (Sadhumatì bhùmi)



Hiểu biết tất cả các hiện tượng và nguyên lý một cách chân thật và vững chắc, ... Trở thành vị giảng sư vĩ
đại...

10




Trí ba-la- mật

Pháp vân

địa- Dharmamegha-bhùmi



Bước vào cấp độ thánh hóa, ... chứng
đắc mười vị giải thoát của Bồ tát



  1. Học thuyết về tự lực và tha lực (Sukhavati)

  2. Quan niệm về Niết Bàn (Conception of Nirvana)


II. Các nhà đại thừa tiêu biểu

1. Nagarjuna (Long Thọ)

2. Maitreyanatha

3. Asanga

4. Vasubhandu
D. Mối liên hệ giữa Nguyên thủy và Đại Thừa:
I. Quan niệm về Sunyata

II. Sự tương đồng về giáo lý Tứ Đế

III. Sự tương đồng về giáo lý Duyên Khởi

IV. Quan niệm về Bồ tát

V. Quan niệm về Paramita

VI. Quan niệm về Nhất thừa (Tứ Niệm Xứ: Độc đạo- Pháp Hoa)




1 Mircea Eliade, The Encyclopaedia of Religion, Collier Macmillan Publishers, New York, 1987, tập II, tr. 265.

2 G.P Malalasekera, O.B.E., The Encyclopaedia of Buddhism, Ceylon, 1971, tập III, p. 224.

3 Har Dayal, The Buddhisattva Doctrine in buddhist Sanskrit Literature, Motilal Banarsidass, Delhi, 1975, tr. 5. Để tiện cho việc nghiên cứu của giới độc giả, sau đây tác giả xin trích một số định nghĩa tiêu biểu và giải thích mà giáo sư Har Dayal đã trình bày trong tác phẩm trên.

Theo sự nghiên cứu của Har Dayal:



  1. Sattva có thể có nghĩa là “bản chất, thực chất hoặc sự tồn tại thực sự” (Skt. Dicy. M.W). Từ Pàli ‘satta’ cũng có thể có nghĩa là “tính chất” (Pàli Dicy. S.v). Những nhà từ điển học lớn thời nay dường như giải thích sattva theo ý nghĩa này. Bohtlingk và Roth, giải thích ‘bodhivattva’: là “(adj.) dến Wesen Erkenntniss ist; (mas.) der im Beitz des Wesens der Bodhi Seinde”, và Monier William dịch như sau: “Chúng sanh sở hữu sự giác ngộ hay trí tuệ toàn hảo trong bản chất của họ” (tr. 688b). E. Burnouf dường như giải thích thuật ngữ này giống như Bohtlingk và Roth. Theo C. Iliot, “sattva có nghĩa là con người với bản chất là trí tuệ”. (Eliot, II, tr. 7). Theo D. Hackmann, “sattva có nghĩa là người với bản chất được định sẵn sự giác ngộ” (Buddhism, tr. 52).

  2. “Sattva” (giống đực) có thể có nghĩa là “một chúng sanh hữu tình” (Saht. Dicy. M.W), “ein lebendes Wesen (Skt. Dicy Pbg.). Từ Pàli “satta’ có thể có nghĩa ‘con người, hữu tình, hay một con người hay chúng sanh hữu tình có trí năng” (Pà li Dicy, s.v.) Theo Kern, “Sattva có nghĩa là một hữu tình hay một sự sống có lý trí, sở hữu sự giác ngộ (Manual, tr. 65, line II). Theo Rhys Davids và W. Stede, “sattva là một chúng sanh giác ngộ (bodhi being) nghĩa là một chúng sanh chắc chắn đạt được giác ngộ trọn vẹn (Pàli dicy. s.v.). Theo L.D.Barnett., “Sattva là một hữu tình giác ngộ (“Path”. tr.20). Theo M. Anesaki, “sattva là một chúng sanh mưu cầu giác ngộ, hay chắc chắn giác ngộ (“Buddha”, tr.2, ghi chú I). Theo D.T. Suzuki, sattva là một con người thông thái (“Outline”, tr.277). Theo Csoma de koros, sattva là một linh hồn thanh tịnh và uy dũng (Scoma, tr.6). Tác giả của kinh Samadhi-raja giải thích sattva là một chúng sanh, một hữu tình nhưng nghĩ rằng thuật ngữ bodhisattva (bồ-tát) có nghĩa là người khuyên bảo, hay thúc đẩy tất cả chúng sanh (bodheti vattsan… Sam. Rà. Fol. 25q, 4). P. Ghosa dường như giải thích sattva là con người, nhưng phân tích toàn bộ từ này trong một cách đặc biệt “bodhi sa casau maha-krp-asayena sattvalambanat sattvas ceti bodhisattvah… “Câu này có nghĩa rằng con người vừa là bodhi (giác ngộ) vừa là sattva (chúng sanh)!

  3. “Sattva” có thể có nghĩa là linh hồn, là tâm, là tri giác, là thức, “Geist” (Skt. Dicy. M.W. and Pbg.) Từ Pàli “satta” cũng có thể có nghĩa “linh hồn” (Pà li Dicy. s.v.). I. De la Valee Poussin, nhà từ điển học của Ấn Độ, cũng giải thích sattva như là một biểu tượng của citta (tâm) hay vyasasāya (quyết định hay quyết tâm). Bình luận về B.C. Ava, tác phẩm Prajnakaramati nói rằng: “tatra (bodhau) sattvam abhipraya syeti bodhisattvah”. P. Ghosa trích dẫn lời của một cựu luận sư, giải thích rằng sattva có nghĩa là abhipraya (ý định hay mục đích): “bodhau sattvam abhipaya yesam te bodhisattvah” (Pr. Pà. Sata., tr.2, ghi chú 2). Như vậy từ ngữ này có nghĩa là :người với tâm, ý định hay ý nghĩ, hay ước muốn đã gắn chặt với giác ngộ (bodhi). P. Oltramare không thừa nhận giải thích trên vì ông cho là quá gượng gạo và không đúng; nhưng L. de la Valee Poussin thì dường như có khuynh hướng chấp nhận nó, cùng lúc ấy ông ta thừa nhận rằng ý nghĩa nguyên thủy của thuật ngữ này có thể bắt nguồn từ (ý niệm thực chất hay bản tính cố hữu”.

  4. Sattva có thể có nghĩa là ‘thai tạng’ (Skt. Dicy, M.W.); H.S. Gour dịch là “Trong con người mà sự hiểu biết còn tiềm ẩn và chưa phát triển” (Buddhism, tr. XI)

  5. Sattva có thể có cùng ý nghĩa vì ở trong tác phẩm Yoga-sastra (Luận Du-già) nó ngược lại với từ purasa (người) và có ý nghĩa là ‘tâm hay sự hiểu biết’. Giải thích ấy thường được E. Senart tin tưởng rằng Phật giáo bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ thống Yoga (Du-già)… thực sự rằng sattva xuất hiện rất thường trong Yoga sutra, và G. Jha dịch là nguyên tắc tư duy hay tâm (Yo. Sù. II 41, tr. 109, “Sattva-suddhi-saumanasy-aikagry-endriya-jya-atma-darsana-yogyatvani ca). E. Senart chỉ ra rằng sattva được nói là khác với purisa (ngườI) trong Yoga sutra. (III. 55, “sattva-purusyoh suddhi-samye”, tr. 174). Do vậy, ông ta đưa ra sự trích dẫn ở trên, nhưng tôi (Har Dayal) thú nhận rằng tôi thực sự không hiểu những điều mà E. Senart muốn nói ở câu “sattva de la bodhi”. Ý kiến của Kern là thành phần thứ nhất ‘bodhi’ có thể có liên quan đến thuật ngữ ‘buddhi’ của hệ thống Yoga (Du-già), vì thuật ngữ buddhisattva đặc biệt được tìm thấy trong văn học Yoga (Du-già). Như vậy, Bồ-tát có thể là một nhân cách hóa sự hiểu biết tiềm tàng (trong chúng sinh).

  6. Sattva có thể là một hình thức Sanskrit hóa sai của thuật ngữ Pāli ‘satta’, và từ Pāli này có thể tương hợp với từ Sanskrit “satka”. Như vậy, từ chữ “boddhisatta” của Pāli, theo đó tiếng Sanskrit bắt nguồn sẽ là bodhi-satka, có ý nghĩa là “người tận tụy với hay gắn chặt với giác ngộ (bodhi)”. Satka (từ căn gốc sanj) có nghĩa là “bám vào, níu lấy, hay gắn chặt vào, nối kết lại, liên kết với, say mê với, tận tụy với, thích thú, miệt mài” (Skt. Dicy. M.W). Theo từ điển Pāli, thuật ngữ Pāli ‘satta’ cũng có liên hệ với những từ của Sanskrit, như ‘sattva, sapta, sakta, và sapta’. Có người đã gợi ý rằng từ Pāli ‘satta’ có liên hệ với từ Sanskrit ‘Sukta’ mà không phải là ‘sūtra’, vì từ sūtra là một chọn lựa không thích hợp đối với những bài kinh dài dòng và rườm rà của Phật giáo. Các nhà Phật học rất chú trọng đến tầm quan trọng của những lời dạy tốt (subhasita), và theo họ từ Pāli sutti thì không tương hợp với từ Sanskrit sūkti (Pali, Dicy. s.v). Tuy nhiên điều có thể là người ta có thể lập luận một cách hợp lý rằng từ Bodhi-sakta của Sanskrit thì có thể tương đồng với từ Pāli bodhisatta. Ý kiến của các học giả Phật giáo chọn sự diễn dịch sattva không cần phải xem là quyết định tuyệt đối trong vấn đề này, vì chắc chắn họ đã cho chúng ta những hình thức Sanskrit sai lầm khác, ví dụ smrupasthāna (thay cho từ Pāli), samyak-prahāna (thay thế cho từ Pāli sammappadhāna), v.v…; bodhisattva cũng có thể thuộc về những thuật ngữ Sanskrit sai lầm này. Tuy thế, P. Oltramare loại bỏ cách giải quyết trên, vì động từ sanj thì không được dùng để biểu thị sự gắn bó với những lý tưởng đạo đức và tâm linh, và các nhà văn về sau cũng không thể tạo ra “một lỗi lầm kỳ cục” như thế trong việc phiên dịch Pāli sang Sanskrit.

  7. “Sattva” có thể có nghĩa là “sức mạnh, năng lực, khí lực, quyền lực, can đảm” (Skt. Dicy, M.W, tr. 1052). Từ ngữ bodhisattva cũng sẽ có nghĩa là “người mà năng lực và sực mạnh hướng đến sự giác ngộ (bodhi); Sattva trong ý nghĩa này thường xuất hiện trong Avadāna-kalpa-làta của Ksemendra (tr. 4,5,6,7.) v.v

4 Har Dayal, The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanskrit Literature, Delhi, 1075, tr.9

5 Đại Tạng kinh VN, kinh Trung Bộ, tập I, tr. 366.

6 Sđd., tr. 336.

7 Đại Tạng kinh VN, kinh Trung Bộ, tập I, tr. 527.

8 Sđd., tr. 366.

9 Đại Tạng kinh VN, kinh Trường Bộ, tập I, tr. 448.

10 Thích Minh Châu (dịch) Kinh Bổn Sanh, tập I, Tu Thư Vạn Hạnh, 1980, tr. 5.

11 Sđd., tr. 53.

12 Bhiksu Thích Minh Châu, The Chinese Madhyama Agama and the Pāli Majjhima Nikāya, Delhi, 1991, tr. 33 – 34.

13 N. Dutt, The Spread of Buddhism and The Buddhist Philosophy, Rajesh Publication, New Delhi, Allahabad, 1980, tr. IX.

14 Har Dayal, The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanskrit Literature, Motilal Banarsidass, Delhi, 1975, tr. 270-271.

15 S. Radhakrishnana, Indian Philosophy, Oxford India Paperbacks, Delhi, 1997, tr. 601.

16 G.P. Malalasekera, The Encyclopedia of Buddhism, Vol. III, Ceylon, 1971, tr. 74-75.

17 Đại Tạng Kinh VN, kinh Tăng Chi Bộ, tập IV, tr. 211-212.

18 Để có giải thích chi tiết về giáo lý này, xem kinh Tăng Chi Bộ, tập III, ĐTKVN, chương Năm Pháp, mục Các Triền Cái.

19 Xem thêm chi tiết trong Đại Tạng Kinh VN, Trung Bộ kinh, tập III, kinh Bất Đoạn, tr. 154-159.




Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%208
Khoa2 -> 僧 僧者,僧伽之省稱。意為和合眾。和有六種:一戒和同修。二見和同解。三身和同住。四利和同均。五口和無諍。六意和同悅。故此僧字,實佛弟子團體之名也。 phiêN ÂM: Tăng
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Hoc%20Ky%208 -> Thiền phái Tào Động tới Việt Nam chủ trưƠng của tàO ĐỘNG

tải về 256.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương