A. LỊch sử I. Nguyên nhân đưa đến sự ra đời Đạo Phật (Phật giáo Nguyên Thủy): Sự phát triển xã hội


Các loại Bồ-tát trong văn điển Pāli



tải về 256.33 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích256.33 Kb.
#31075
1   2   3   4

Các loại Bồ-tát trong văn điển Pāli


Trong thực tế, thuật ngữ “Bồ-tát” (Bodhisatta) là một từ rất xưa, đã được đề cập trong các kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Kinh Tập (Sutta-nipata) và Bổn Sanh (Jataka) thuộc Tiểu Bộ Kinh của Nikāya. Nhưng cho đến nay, chưa có nỗ lực nào được đầu tư để làm ‘ý tưởng này’ được chấp nhận như là một lý tưởng sống cho giáo lý của Phật giáo Nam Truyền giống như Phật Giáo Bắc Truyền chủ trương. Việc đó hẳn đã để lại đủ lý do cho giới học giả nghiên cứu đưa ra các phân tích bình luận về một vấn đề có tầm quan trọng như thế.

Trong một bài kinh khác thường và đặc biệt với tên là “Bài giảng về những phẩm chất phi thường và kỳ diệu” trong kinh Trung Bộ, trước hết từ ngữ ‘Bồ-tát’ phản ảnh một cách cụ thể đời sống của đức Phật Gotama trước ngày thành đạo, khi Ngài còn là thái tử Siddhattha (Tất-đạt-đa) của kinh thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ). Nghĩa là, Ngài cũng là một chúng sinh phải chịu khổ đau trong vòng sinh tử như chúng ta, nhưng rồi từ bỏ cuộc sống thế tục giàu sang để trở thành đạo sĩ lang thang tìm cầu chân lý như chính lời dạy sau đây của đức Phật: “Này Aggivessana, sao có thể không như vậy được? Ở đây, này Aggivessana, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau7...”

Và, này các Tỷ Kheo, trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh Đẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái sanh8...”

Tuy nhiên, với một số yếu tố mang khoác màu sắc huyền thoại vốn không tìm thấy ở các kinh kiết tập thời gian trước, ý nghĩa của từ ngữ ‘Bồ-tát’ như được diễn tả trong kinh Trường Bộ đã bị biến đổi. Giờ đây thuật ngữ này nhằm chỉ đến cuộc đời sau cùng ở cung trời Tusita (Đâu-suất) của bảy vị Phật, bao gồm đức Phật Gotama:

Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy, Bồ-tát Vipassī, sau khi giã từ cảnh giới Đâu-suất thiên, chánh niệm tỉnh giác nhập vào mẫu thai9...”
Một bước biến đổi quan trọng hơn nữa liên quan đến ý nghĩa triết lý của thuật ngữ ‘Bồ-tát’ trong kinh tạng Pāli có thể được nhận thấy một cách rõ ràng trong những bộ Nikāya kiết tập ở thời đại về sau, đặc biệt là kinh Bổn Sanh (Jataka) thuộc Tiểu Bộ Kinh. Tầm quan trọng của nó nằm ở sự diễn đạt vô số đời sống trước của đức Phật Gotama. Chuyện tiền thân này, theo ý kiến của Hòa Thượng tiến sĩ Thích Minh Châu, có thể tóm tắt trong bốn loại khác nhau. Đó là, (1) Chuyện hiện tại về đức Phật liên quan đến kiếp quá khứ (Paccupanna-Vatthu); (2) Chuyện quá khứ nối kết với các nhân vật trong hiện tại (Ativatthu); (3) Giải thích một số kệ hoặc từ ngữ có liên hệ chuyện quá khứ (Veyyākaranā); và (4) Kết hợp chuyện quá khứ và hiện tại, sau đó chỉ ra nhân vật trong quá khứ và vạch bày mối quan hệ giữa các nhân vật giữa chuyện hiện tại và quá khứ (Samodhana). Sau đây là một vài chuyện tiêu biểu trích từ kinh Bổn Sanh (Jataka) để minh họa cho bốn loại trên:

Thuở xưa, trong nước Kasi, tại thành Ba La Nại, có một vị vua tên là Brahmadatta. Khi ấy, vị Bồ-tát được sanh trong gia đình chủ đoàn lữ hành (thương gia)10...”



« Thuở xưa, tại nước Magadha, trong thành Ràjagaha, một vị vua Magadha đang trị vì. Lúc ấy, Bồ-tát tái sanh trong bào thai con nai11...”

Với nhận định ngắn gọn về ý nghĩa của ba loại Bồ-tát như vừa được bàn thảo ở trên, chúng ta có thể nhận ra một sự kiện quan trọng. Đó là không những thuật ngữ ‘Bồ-tát’ (bodhisatta) thực sự xuất hiện trong Thánh điển của Phật giáo Nam Truyền hay Theravāda qua quá trình sưu tập và chuyển dịch của kinh tạng Nikāya, mà triết lý của khái niệm Bồ-tát rõ ràng cũng đã được ứng dụng và chỉnh lý với nhiều cấp độ thay đổi khác nhau để phù hợp môi trường và hoàn cảnh trong một vài thời điểm nhất định như được thấy trong kinh Trung Bộ, Trường Bộ và Bổn Sanh. Khuynh hướng này (sẽ được bàn thảo trong chương III) có lẽ đã đóng vai trò mở đường cho tất cả phương pháp phân tích, giải thích và ứng dụng lời dạy của đức Phật mà các bộ phái Phật giáo đã phát triển sau này.

Hơn nữa, theo tác phẩm nghiên cứu so sánh của Hòa thượng tiến sĩ Thích Minh Châu12, thuật ngữ ‘bodhisatta’ (bồ-tát) đã không xuất hiện trong các bản dịch xưa nhất của Thánh điển Pāli, mà nó chỉ được thêm vào trong văn học Pàli ở các thời đại về sau, do bởi sức ép của khuynh hướng mang tính bè phái thuộc các bộ phái Phật giáo phát triển xảy ra trong chính tổ chức tăng đoàn Phật giáo mang lại. Quan điểm vừa nêu dường như rất hợp lý và có thể được chấp nhận vì nó phù hợp với tiến trình lịch sử của sự hình thành, sưu tập và phát triển của văn điển Pāli. Điều này cũng chuyển tải một tư tưởng rất có ý nghĩa và cho phép chúng ta đi đến một gợi ý vô cùng quan trọng. Đó là đã có một số chuyển động cải tiến về khía cạnh tư tưởng trong thời kỳ kiết tập và biên soạn văn điển Pàli. Nghĩa là trong ý nghĩa sâu rộng, Theravāda hay Nam Truyền Phật giáo có thể đã hàm ngụ những nét đặc thù của Phật giáo Bắc Truyền hay Phật giáo Phát Triển. Hay nói một cách cụ thể hơn, Phật giáo Nam Truyền đã là một mẫu thức nào đó của Phật giáo Phát Triển. Tại sao vấn đề ấy được nêu lên ở đây? Lý do thật là đơn giản. Theo thói quen xưa nay, với niềm tin khá cực đoan và sai lầm, Phật giáo Nam Truyền hay Thượng Tọa Bộ (Theravāda) thường tự xem mình là chính thống, và giới tín đồ của họ luôn tuyên bố rằng Thánh điển Pāli mới là lời dạy chân chính của đức Phật, và phần kinh điển còn lại của các bộ phái Phật giáo là ngụy tạo và bịa đặt. Sự suy nghĩ như thế không chỉ được giới Phật tử truyền thống của Thượng Tọa Bộ ủng hộ, mà ngay cả một số lượng lớn học giả cuõng tán đồng. Như là kết quả tự nhiên của khuynh hướng đó, sự ngộ nhận nghiêm trọng và sự phân hóa trong toàn bộ cơ thể Phật giáo cũng như giáo lý đạo Phật rõ ràng đã nảy sinh, hiện hữu và tồn tại.

Như vậy là cuộc đời và hạnh nguyện vị Bồ-tát được minh họa trong ánh sáng của kinh tạng Pāli, phản ánh được giáo lý căn bản về lý tưởng Bồ-tát ngay từ khởi nguyên của Phật giáo. Tuy nhiên, theo dòng thời gian và với sự phát triển của Phật giáo, triết lý Bồ-tát đã từng bước được thay đổi, bổ sung, và ứng dụng ngõ hầu làm cho nó phù hợp với vô số căn cơ, trình độ hiểu biết, ước muốn và nhu cầu khác nhau ở từng thời điểm lịch sử cụ thể nào đó. Khuynh hướng mở rộng triết lý đó chắc chắn đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển và truyền bá lâu dài của Phật giáo; bởi vì không có bổ sung, thay đổi về mặt giáo lý, có lẽ Phật giáo đã đánh mất vị trí của mình. Trong thực tế, để có thể tồn tại và phát triển cùng lịch sử mọi tôn giáo cần phải có những bước chuyển tiếp tư tưởng nhằm đáp ứng phù hợp nhu cầu đổi mới của nhân loại, như lời nhận xét của đại đức Edkins như sau: “Nếu sự khởi nguyên của các tôn giáo thế giới là những chủ đề có ý nghĩa và rất đáng được quan tâm nghiên cứu, thì sự tiến triển và mở mang của chúng cũng không kém phần quan trọng. Vô số nguyên nhân tác động nhằm hợp lực hỗ tương cho việc truyền bá Phật giáo, nếu được nghiên cứu cẩn thận, sẽ là một sự cống hiến có giá trị đối với lịch sử con người13”.

Tư tưởng Phật học đã được tăng trưởng và nở hoa theo chiều dài lịch sử hơn 2500 năm của nó. Trên bình diện thiển cận chúng ta có thể nói rằng sự mâu thuẫn trong triết học Phật giáo đã xảy ra suốt thời kỳ lịch sử và các vùng địa lý khác nhau nào đó. Nhưng ở cốt lõi, giáo lý Phật giáo chỉ là một sợi chỉ hồng xuyên suốt, và lý tưởng Bồ-tát cũng là một khái niệm như thế. Cho dù giới học giả đã đưa ra nhiều lý thuyết trái ngược và nhiều lúc xung đột lẫn nhau trong phạm trù bản chất và phạm vi của giáo lý Bồ-tát, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rằng thật ra khái niệm này xác định được những căn cứ thống nhất đầy đủ thẩm quyền đối với toàn bộ tư tưởng và triết học Phật giáo. Chính lý do này tạo ra cơ hội hợp lý để chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem bằng cách nào lý tưởng Bồ-tát đã phát triển theo dòng thời gian. Chúng ta sẽ xúc tiến việc này bằng việc nghiên cứu một cách chi tiết quá trình phát triển của nó trong chương thứ ba.



  1. Lục độ hay Thập Độ:

Thuật ngữ Paramita (ba la mật hay ba la mật đa hay độ) được T.W Rhys Davids và W. Stede cho rằng Paramita có gốc từ chữ Parama (mà không phải là para với căn gốc là i) và được dịch là sự toàn thiện, sự hoàn hảo, trạng thái cao nhất. Har Dayal giải thích hai học giả này kết hợp hai chữ param có nghĩa là bờ bên kia, bờ xa hơn, và ita từ gốc i có nghĩa là là vượt qua, đi tới. Theo Har Dayal, Trung Hoa và Tây Tạng dịch là độ và pha-rol-tu-phyin-pa với ý nghĩa tương ứng là vượt qua bờ bên kia, phương tiện để vượt qua, đến bờ bên kia. D.T. Suzuki cho rằng Paramita có thể dịch là đạt đến bờ bên kia hay toàn thiện. Bách khoa tôn giáo (Encyclopeadia of Religion) định nghĩa Paramita (Pali và Sanskrit) với ý nghĩa là sự toàn thiện, có gốc từ Parama, có nghĩa là cao cả, hoàn hảo, toàn thiện. Truyền thống Đại thừa phân tích Paramita bao gồm hai chữ Param + ita với ý nghĩa đi đến bờ bên kia.

Văn học của Thượng tọa bộ (Pali) đề cập đến 10 ba la mật, gồm Dana (bố thí), Sila (trì giới), Nekkhamma (Ly dục), Panna (trí tuệ), Viriya (tinh tấn), Khanti (nhẫn nhục), Sacca (sự thật), Adhitthana (phát nguyện), Metta (từ), Upekkha (xã). Trong khi ấy, văn học Sanskrit (Bộ phái và Đại thừa) chỉ đề cập đến 6 ba la mật: dana, sila, ksanti, virya, dhyana, prajna; chỉ có tập Dasabhumikasutra (Thập địa) đề cập đến 10 ba la mật: dana, sila, ksanti, virya, dhyana, prajna, upaya-kausalya, pranidhana, bala và jnana.



  1. Thập địa (Dasabhumis)

Каталог: application -> uploads -> Daotaotuxa -> Khoa2 -> Hoc%20Ky%208
Khoa2 -> 僧 僧者,僧伽之省稱。意為和合眾。和有六種:一戒和同修。二見和同解。三身和同住。四利和同均。五口和無諍。六意和同悅。故此僧字,實佛弟子團體之名也。 phiêN ÂM: Tăng
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Triết học chính trị XÃ HỘi phật giáo a. SƠ LƯỢc về triết học chính trị XÃ HỘi khái niệm triết học
Khoa2 -> Bài 5: LỘ trình tu chứng & quả VỊ thanh văn củA ĐẠi chúng bộ VÀ ba chi pháI ĐẦu tiêN (21- 39)
Khoa2 -> Bài 10. Quan đIỂm căn bản của nhất thiết hữu bộ
Khoa2 -> BÀI 20. Quan đIỂm của kinh lưỢng bộ (sautrantika = thuyết chuyển chấp bộ)
Khoa2 -> Triết học tôn giáO
Khoa2 -> 恒轉如瀑流 阿羅漢位捨 4 Thứ nhất là a-lại-da
Hoc%20Ky%208 -> Thiền phái Tào Động tới Việt Nam chủ trưƠng của tàO ĐỘNG

tải về 256.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương