ĐỊa lý tuyên quang I vị trí ĐỊa lý, phạm VI lãnh thổ VÀ SỰ phân chia hành chính vị trí lãnh thổ



tải về 302.37 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích302.37 Kb.
#1613
1   2   3

3. Công nghiệp

a) Trong cơ chế kinh tế của Tuyên Quang, ngành công nghiệp còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng thấp và phát triển chậm

Cả tỉnh có 3251 cơ sở sản xuất nông nghiệp (1998), trong đó có 22 xí nghiệp quốc doanh (10 do trung ương và 12 do địa phương quản lý). Số còn lại là các cơ sở ngoài quốc doanh. Hoạt động công nghiệp đã thu hút 9742 lao động, trong đó quốc doanh có 3968 lao đông (trung ương có 1710 lao động, địa phương có 2258 lao động) và ngoài quốc doanh có 5774 lao động. Trang thiết bị trong các cơ sở sản xuất phần lớn là lạc hậu. Vì thế, sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, chủ yếu tiêu dùng nội địa.

Về cơ cấu ngành, dựa vào thế mạnh sẵn có, ở Tuyên Quang nổi lên một số ngành công nghiệp như khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản. Cac ngành khác phát triển kém hơn



Nền công nghiệp tuy nhỏ bé nhưng đã tạo ra một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và cho xuất khẩu. Các ngành này gắn liền với các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh.

Một số sản phẩm công nghiệp chính của tỉnh Tuyên Quang

Sản Phẩm

1995

1996

1997

1998

Quặng kẽm(tấn)

7880

17.764

25.448

23.234

Quặng mangan (tấn)

1400

1360

1420

1450

Quặng thiếc (tấn)

441

490

528

587

Bột kẽm(tấn)

320

330

257

344

Cát sỏi (m3)

53.400

46.250

65.010

64.700

Đá (m3)

69.600

61.500

44.600

46.750

Xi măng (tấn)

48.980

57.412

55.350

63.316

Vôi (tấn)

6980

5518

7650

6680

Gạch (tấn)

84564

54.208

42.026

47.487

Giấy (tấn)

320

392

838

485

Chè đen (tấn)

1800

1170

1748

2333

Đường mật (tấn)

3660

2680

880

915

Điện (nghìn kWh)

36.410

38.584

48.614

55.463

Để phát triển nền kinh tế theo hướng CNH,HĐH, cần nâng cao tỉ trọng của công nghiệp trong cơ cấu GDP, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tiếp tục phát huy các ngành có thế mạnh về nguyên nhiên liệu, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp nông thôn theo hướng đẩy mạnh các ngành truyền thống…

b) Các ngành công nghiệp chủ yếu

- Công nghiệp khai khoáng

Tài nguyên khoáng sản của Tuyên Quang tương đối phong phú về số lượng nhưng trữ lượng nhỏ, phân tán. Việc khai thác thiếc, mangan…hiện nay do các xí nghiệp của trung ương đảm nhận

Sản lượng thiếc trung bình năm trong những năm gần đây là 400- 500 tấn. Sau khi hết thiếc sa khoáng, việc tiếp tục khai thác quặng gốc cần được tính toán kĩ hơn (do chi phí lớn hơn khai thác quặng sa khoáng). Quặng mangan hiện do nhà máy pin Văn Điển khai thác, trung bình năm khoảng 1,4 nghìn tấn và có khả năng mở rộng. Ngoài ra ở Thái Nguyên còn sản xuất barit, bột kẽm, khai thác angtimoan, đất chịu lửa và các nguồn nước khoáng Mĩ Lâm, Bình Ca để làm nước uống

- Công nghiệp vật liệu xây dựng

Sản xuất xi măng là một trong những tiềm năng quang trọng của Tuyên Quang với nguồn đá vôi, đất sét phong phú. Sản lượng xi măng trung bình năm đạt trên 5 - 6 vạn tấn. Tuy nhiên do sản xuất theo công nghệ lò đứng nên sản phẩm chủ yếu là xi măng mác thấp, phục vu cho nhu cầu địa phương

Sản xuất gạch ngói được phát triển chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xây dựng của nhân dân. Các sản phẩm này phần lớn do nhân dân tự sản xuất. Trong những năm gần đây, sản lượng gạch ngói đều giảm

Việc khai thác đá xẻ, đá xây dựng… có nhiều tiềm năng, nhưng hiện nay đa phần là do nhân dân khai thác với phương thức thu công. Riêng đá xẻ và đá xây dựng chưa được khai thác nhiều. Vì thế cần có kế hoạch gọi vốn đầu tư khai thác, nhất là đối với mỏ đá trắng Tràng Bạch, để tạo thêm mặt hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

Công nghiệp mía đường có thể được coi là một thế mạnh trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên thế mạnh này chưa phát huy hết khả năng của mình.

Công nghiệp chế biến chè có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Trên lãh thổ của tỉnh hiện có các nhà máy chế biến chè do trung ương quản lý. Đó là nhà máy chè Tuyên Quang ở huyện Yên Sơn (công suất 42 tấn/ ngày) nhà máy chè Thắng Mười ở huỵên Yên Sơn (13,5 tấn/ ngày). Sản phẩm chính là chè đen (xuất khẩu) và một phần chè xanh (tiêu thụ nội địa)

- Sản xuất giấy và bột giấy

Tuyên Quang có nguồn nguyên liệu giấy phong phú và là một trong những tỉnh đựơc quy hoạch vào vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ). Hiện nay tỉnh có một xí nghiệp sản xuất giấy với công suất 500 tấn/ năm. Sản lượng giấy thất thường. Cần nghiên cứu việc hợp tác kinh doanh để mở rộng xí nghiệp này và có thể tiến tới xây dựng một xí nghiệp chế biến giấy và bột giấy với quy mô lớn hơn.

- Ngoài các ngành nói trên, Tuyên Quang còn phát triển một số ngành công nghiệp và tiểu công nghiệp khác như cơ khí (nông cụ cầm tay, máy tuốt lúa), điện lực (hiện có 17 trạm thuỷ điện nhỏ, lớn nhất là trạm Pắc Ban 90 kW phục vụ cho thị trấn vùng cao Na Hang ), chế biến tinh dầu sả, nước quả giải khát…



4. Dịch vụ

a) Giao thông vận tải

- Trong những năm gần đây, ngành giao thông vận tải của tỉnh đã liên tục được chú trọng phát triển. So với trước kia mạng lưới đường xá liên tục đựơc nâng cấp hoặc làm mới và kéo dài cho tới tận thôn bản. Tuy nhiên để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, ngành giao thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Các loại hình giao thông vận tải ở Tuyên Quang tương đối đơn điệu, chủ yếu là đường ô tô và một phần là đường sông

Hiện nay cả tỉnh có khoảng 2000 km quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã. Quan trọng nhất là các quốc lộ 2 và 37

Quốc lộ 2 chạy qua các huyện phía tây của tỉnh, nối Tuyên Quang với Hà Nội ở phía nam và với Hà Giang ở phía bắc. Đoạn đi qua lãnh thổ của tỉnh dài khoảng 90 km, gần như song song với sông Lô. Chất lượng đường tương đối tốt. Đây là tuyến giao thông huyết mạch tạo nên các mối liên hệ kinh tế, văn hoá… giữa Tuyên Quang với các tỉnh khác. Quốc lộ 37 theo chiều đông tây từ Thái Nguyên qua Tuyên Quang sang Yên Bái với chiều trong phạm vi của tỉnh là 63 km.

Ngoài 2 quốc lộ, Tuyên Quang còn một số tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 238 km bao gồm tuyến Tràng Dương - Nà Ca (tuyến tỉnh lộ dài nhất, 141 km, kéo từ Hàm Yên qua Chiêm Hoá đến Na Hang), tuyến Chiêm Hoá - Minh Đức (31 km); tuyến Phúc ứng - Quảng Cư (28km); tuyến Sơn Dương - Tân Trào (17 km); tuyến Đài Thị _ Kéo Mác (14km) và tuyến Thượng ấm - cảng An Hoà (7 km). Chất lượng đường còn nhiều hạn chế.

Các trục đường trong phạm vi từng huyện thị có tổng chiều dài hơn 600 km, bao gồm thị xã Tuyên Quang (đường trục các xã ngoại thị 29 km), các huyện Na Hang (76km), Chiêm Hoá (147km), Hàm Yên (109km), Yên Sơn (140 km) và Sơn Dương (105 km). Các đường này rộng 3 -5m, chất lượng kém, phải qua ngầm và về mùa mưa ô tô không đi lại thường xuyên được

Số còn lại là các đường liên thôn bản, chiều rrộng từ 1 -2 m, chất lượng xấu

Nhìn chung mạng lưới đường ô tô phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng. Chỉ có 38 xã là có đường nhựa tới tận trung tâm xã, số còn lại là đường đất, đường cấp phối. Vẫn còn một số xã chưa có đường ô tô đến, chủ yếu là các xã vùng cao

Về đường sông, sông Lô và sông Gâm là hai tuyến giao thông chính với tổng chiều dài 247km. Trên sông Lô, đoạn từ thị xã Tuyên Quang về xuôi có khả năng vận tải tốt. Đoạn từ thị xã lên đến Bợ (huyện Hàm Yên) có khả năng vận tải hạn chế hơn. Trên sông Gâm, chỉ có đoạn từ thị xã đến Chiêm Hoá là đáng chú ý, chỉ hoạt động được với các phương tiên vận tải nhỏ và tuỳ theo từng mùa.

Về cơ cấu vận tải theo các loại hình, tỉ trọng của đường ô tô chiếm ưu thế. Năm 1998, vận tải bằng đường ô tô chiếm 81,8 % khối lượng hành khách vận chuyển và 83,9 % khối lượng hành khách luân chuyển, 80% khối lượng hàng hoá vận chuyển và 67,9% khối lượng hàng hóa lưu chuyển

Tình hình vận tải của Tuyên Quang phân theo các loại hình trong

thời kì 1991 - 1998

Các loại hình và năm

Khối lượng hàng hoá

Khối lượng hành khách

Vận chuyển (nghìn tấn)

Luân chuyển (triệu tấn/km)

Vận chuyển (triệu lượt người)

Luân chuyển (triệu lượt người/km)

Đường ô tô













1991

125

6,1

0,4

39,6

1998

379

18,6

0,9

44,7

Đường sông













1991

23

3,7

0.25

11,3

1998

99

8,5

0,20

8,6

Nhìn chung, khối lượng vận tải của Tuyên Quang trong những năm qua tăng lên đáng kể, đặc biệt về hàng hoá. Riêng vận tải hành khách bằng đường sông có giảm sút, chủ yếu là do sự thuận tiện của đường ô tô (phương tiện vận chuyển và mạng lưới đường được nâng cấp)

b) Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông

Hệ thống thông tin liên lạc của Tuyên Quang nhìn chung còn chưa phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có nhiều biến chuyển, nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới cuả tỉnh

Hiện nay tất cả các huyện tị đều có trạm thu phát sóng truyền hình. Sóng phát thanh đã phủ được khoảng 80% và sóng truyền hình đã phủ đựơc 70% trên địa bàn tỉnh. Khu vực thị xã và các vùng lân cận có thể xem chương trình cảu đài truyền hình Tuyên Quang. Hệ tống bưu chính xã đã được củng cố. Hệ thống điện thoại của thị xã và các huyện đều được đầu tư xây dựng tổng đài điện tử. Số máy điện thoại thường xuyên tăng lên, từ 2240 chiếc năm 1995 lên đến 5128 chiếc năm 1998.

c) Thương mại

Thương mại là ngành dịch vụ có tác động rõ rệt đến hoạt động sản xúât và toàn bộ nền kinh tế xã hội của tỉnh

Về nội thương, trong thời gian qua Tuyên Quang đã co bản đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng từ 377 tỉ đồng năm 1995 lên 548 tỉ đồng năm 1998. Hàng hoá trên thị trường ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp hơn. Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội, phần của quốc doanh chiếm khoảng 30 - 35 %. Với một tỉnh miền núi như Tuyên Quang, thương nghiệp quốc doanh có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân các dân tộc vùng cao, đảm bảo chính sách xã hội của nhà nước

Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu của Tuyên Quang còn nhỏ bé vf có sự dao động. Xuất khẩu trực tiếp của tỉnh đạt 2,709 triệu USD năm 1995, xuống 1,648 triệu USD năm 1996, tăng lên 4,451 triệu USD năm 1997 và còn 4,381 triệu USD năm 1998. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gắn với thế mạnh của tỉnh (1998) gồm: chè đen 2311 tấn, tinh dầu sả 164 tấn, quặng kẽm 323 tấn… Kim ngạch nhập khẩu trực tiếp của tỉnh hàng năm vào khoảng 2,0 - 4,0 triệu USD (3,929 triệu USD năm 1995 và 2,053 triệu USD năm 1997)



d) Du lịch

Tuyên Quang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tiêu biểu cho tài nguyên du lịch tự nhiên là: khu vực Thượng Lâm (cách huỵên lị Na Hang 25km) với cảnh đẹp núi non hùng vĩ của 99 ngọn núi đựơc coi như một Hạ Long cạn; thác Pắc Ban - Suối mơ (cách thị xã Tuyên Quang 111 km) với vẻ đẹp nguyên sơ thuần khiết; các hang đông đa dạng cảnh sắc như hang tiên (Hàm Yên), hang Thẩm Hốc, Thẩm Vài, Bó Ngoặng, Mỏ Bài (Chiêm Hoá); khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Na Hang) với nhiều loài quý hiếm trên diện tích khoảng 41 nghìn ha (có 26 nghìn ha rừng nguyên sinh) và các nguồn nước khoáng có gía trị ở Mỹ Lâm, Bình Ca

Tài nguyên du lịch nhân văn của Tuyên Quang rất đa dạng và phong phú. Đến năm 1999, cả tỉnh có hơn 300 di tích các loại (lịch sử, cách mạng, kiến trúc, nghệ thuật…) trong đó 12 di tích và khu di tích đã được xếp hạng, nhằm ghi lại những thời khắc lịch sử của dân tộc, những sự tích anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước

Về khảo cổ, đã phát hiện nhiều di vật (rìu đá, mũi giáo, các công cụ lao động thuộc thời kì đồ đá mới, các khuôn đúc tiền, trông đồng…) ở Bình Ca, An Tượng, An Khang (Yên Sơn), Chiêm Hoá. ở huỵên Chiêm Hoá còn lưu giữ tấm bia chùa Bảo Ninh - Sùng Phúc (cao 1,45 m, rộng 0,8m). ở thị xã Tuyên Quang có thành nhà Mạc (xây dựng năm 1592)

Các di tích lịch sử, cách mạng ở Tuyên Quang rất phong phú. Tiêu biểu nhất là khu di tích Tân Trào, thủ đô của khu giải phóng với " mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào" và khu rừng Nà Lừa, Khuổi Kịch, Hang Bòng. Bình Ca không chỉ thơ mộng với " Nắng chói sông Lô hò ơ tiếng hát; Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca " mà còn là nơi ghi lại dấu tích của nhiều thời ky lịch sử. Các địa danh Đăng Châu - Châu Tự Do, đèo Chắn, khe Lau, cây số 7…mãi mãi là những dấu son trong lịch sử dân tộc

Ngoài các di tích, Tuyên Quang còn có nhiều lễ hội có khả năng thu hút du khách như lễ hội Lồng Tồng (thang 1 và tháng 9) hội đình Giếng Tanh huyện Yên Sơn (10 - 1), hội đình Tân Trào (4 - 1)…

Mặc dù tiềm năng du lịch của Tuyên Quang phong phú, nhưng ngành du lịch lại rất nhỏ bé. Tỉ trọng của ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 1999 chỉ chiếm 0,35%. Các cơ sở lưu trú vừa ít vừa chất lượng thấp. Năm 1995 Tuyên Quang có 2 khách sạn với tổng số 57 phòng. Năm 1996 có thêm 5 khách sạn với tổng số 141 phòng và vẫn giữ nguyên cho đến nay. Việc xây dựng ồ ạt các nhà nghỉ tư nhân làm cho công suất sử dụng phòng giảm

Số lượng khách du lịch đến Tuyên Quang không nhiều và thất thường. Số lượt khách năm 1996 là 23158 (có 788 khách quốc tế) và năm 1999 còn 20.835 (có 312 khách quốc tế), Doanh thu từ du lịch năm 1999 đạt 4280 triệu đồng

Để phát triẻn du lịch cần có những giải pháp tổng thể và tập trung vào 3 khu vực chíng: Khu bảo tồn Tát Kẻ - Bản Bung; Khu thị xã Tuyên Quang và phụ cận; Khu văn hoá lịch sử Tân Trào

5. Sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ

Do nền kinh tế phát triển còn chậm nên trong chừng mực nhất định, sự phân hoá theo lãnh thổ chưa thật rõ rệt. Về đại thể, có thể chia thành 3 tiểu vùng sau đây



a) Tiểu vùng phía bắc

Tiểu vùng này bao gồm các huỵên Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên với diện tích 3777,14 km2 (65,9% lãnh thổ cả tỉnh), số dân 289.000 người (42,2% dân số toàn tỉnh), mật độ dân trung bình 76 người/km2. Đây là vùng chiếm quá nửa diện tích nhưng số dân lại chưa được một nửa so với cả tỉnh. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là đồng bào các dân tộc (Tày, Dao, Cao Lan…)trình độ phát triển kinh tế thấp

Mặc dù diện tích rộng, nhưng phần lớn là đồi núi cao, thiếu đất trồng cây lương thực. Đất lâm nghiệp có tiềm năng lớn. ở một xã như Thượng Nông, Thuý Loa (Na Hang), Bạch Xa, Phù Lưu (Hàm Yên), rừng tự nhiên khá phong phú với trữ lượng lớn. Thế mạnh về nông nghiệp của các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá là cây công nghiệp (chè, mía, sả…). Hàm Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại với cây cam là chủ đạo. Ngoài ra, tiểu vùng này có khả năng phát triển gia súc (trâu, bò, dê, lợn). Công nghiệp khai thác và chế biến khóang sản có quy mô nhỏ, gắn với tài nguyên hiện có (angtimoan, mangan, vàng sa khoáng)

Tiềm năng thuỷ điện ở đây tương đối lớn. Trong tương lai có thể xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn trên sông Gâm, công suất 300 MW và bộ mặt kinh tế xã hội của tiểu vùng sẽ có những thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, hiện tại đây là tiểu vùng có mức sống thấp nhất tỉnh, việc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn,



b) Tiểu vùng trung tâm

Tiểu vùng trung tâm gồm huyện Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang có diện tích 1252,04 km2 (21,6%) số dân 227.191 người (33,1% toàn tỉnh), mật độ trung bình 181 người/km2. So với các tiểu vùng khác, đây là nơi có trình độ phát triển kinh tế cao nhất, kết cấu hạ tầng tốt nhất.

Tiểu vùng này tập trung một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như đá vôi, sét lam xi măng, đất chịu lửa, barit và nguồn nước khoáng phong phú. Đất đai tương đối rộng, bằng phẳng có khả năng thâm canh cây lương thực, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc trồng và chế biến cây công nghiệp. Cây ăn quả có giá trị kinh tế như cam, quýt, vải, nhãn có nhiều điều kiện để phát triển. Đây cũng là vùng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô lớn, tận dụng mặt nước ao hồ để nuôi tôm, cá, cá lồng ven sông. Hơn nữa nguồn lao động ở đây lại dồi dào và có tay nghề

Các ngành công nghiệp tiêu biểu là chế biến chè, đường, chế biến khoáng sản, cơ khí chế tạo thiết bị phục vụ nông nghiệp, vật liệu xây dựng… Tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ cũng đươc phát triển mạnh. Đặc biệt ở thị xã Tuyên Quang và phụ cận tập trung nhiều danh thắng, các di tích (đền chùa, thành nhà mạc) và khu nghỉ ở nguồn suối khoáng Mỹ Lâm. Đây là tiền đề thích hợp để phát triển du lịch.



c) Tiểu vùng phía nam

Tiểu vùng này bao gồm huyện Sơn Dương với diện tich 790,84km (13,5%), số dân 169,601 người (24,7% toàn tỉnh), mật độ 214 người/ km2 (chỉ đứng sau thị xã Tuyên Quang)ư

Ở đây có một số loại khoáng sản có giá trị như thiếc, barit, gắn với chúng là các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản. Về cây công nghiệp, đáng chú ý là chè, mía. Các xí nghiệp chè đã và đang thu hút một bộ phận lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân. Ngoài ra, ở đây có khả năng phát triển mạnh các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Đất đai bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.

Kết cấu hạ tầng phát triển hơn so với tiểu vùng bắc. Ngoài trục đường 37 chạy qua còn có đường từ thị trấn xuống Sơn Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Tuyến đường từ thị xã Tuyên Quang sang Sơn Dương và đến căn cứ địa cách mạng Tân Trào đã được nâng cấp, tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch. Quần thể di tích Tân Trào với mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa… là những địa điểm có sức thu hút khách.







tải về 302.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương