A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não


CHƯƠNG 03 - NHỮNG LỜI PHẬT DẠY TRONG TRƯỜNG A HÀM



tải về 3.28 Mb.
trang6/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   144

CHƯƠNG 03 - NHỮNG LỜI PHẬT DẠY TRONG TRƯỜNG A HÀM

01.BA BẬC THẦY


Thầy thứ nhất, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo, để rồi ngay trong đời này mà có thể trừ các phiền não, lại có thể tăng trưởng được pháp thượng nhân; nhưng vị ấy ở trong đời này mà không thể trừ các phiền não, không chứng đắc pháp thượng nhân; đạo nghiệp của mình chưa thành mà lại thuyết pháp cho đệ tử. Các đệ tử ấy không cung kính phụng thờ, nhưng lại chỉ nương tựa, cùng sống chung với nhau. Cũng như có người đã phá bỏ ngục tù cũ, rồi lại xây ngục tù mới. Như thế gọi là pháp tham, ô trược, xấu xa.

Bậc thầy thứ hai, cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo, để rồi ngay trong đời này mà có thể trừ các thứ phiền não, lại có thể tăng trưởng được pháp thượng nhân. Nhưng vị ấy ở trong đời này mà không thể trừ các phiền não; tuy có chứng đắc một ít pháp thượng nhân, nhưng đạo nghiệp của mình chưa thành tựu mà lại thuyết pháp cho đệ tử. Các đệ tử ấy không cung kính phụng thờ, nhưng lại chỉ nương tựa, cùng sống chung với nhau mà thôi. Giống như có người đi theo sau người khác, đưa tay xoa lưng kẻ ấy, đây gọi là pháp tham, ô trược, xấu xa.

Thầy thứ ba là cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo, ở trong đời này, đáng lẽ có thể trừ phiền não, lại có thể tăng trưởng được pháp thượng nhơn; nhưng ở trong đời này lại không thể trừ các thứ phiền não; tuy có chứng đắc một ít pháp thượng nhơn, nhưng việc lợi mình chưa thành tựu, mà lại nói pháp cho đệ tử. Các đệ tử ấy không cung kính phụng thờ, mà chỉ là nương tựa, cùng sống chung vậy thôi. Cũng như có người bỏ lúa má của mình, đi cày ruộng người khác.

(Trường A Hàm, Kinh Lộ Già, số 29)

---o0o---

02.BA MƯƠI HAI TƯỚNG ĐẠI NHÂN


    1. Bàn chân bằng phẳng đầy đặn, đi đứng vững vàng.

    2. Dưới bàn chân có dấu chỉ như bánh xe có ngàn căm, ánh sáng xen nhau.

    3. Có màng lưới mỏng giữa kẽ ngón tay, chân như chân ngỗng chúa.

    4. Tay chân mềm mại như áo trời.

    5. Ngón tay chân thon dài không ai bằng.

    6. Gót chân đầy đặn trông không chán.

    7. Ống chân thon dài như của nai.

    8. Các khớp xương móc lấy nhau như xích chuyền.

    9. Mã âm tàng.

    10. Đứng thẳng tay duỗi dài quá gối.

    11. Mỗi chân lông đều có một sợi lông. Sợi lông ấy xoáy hữu, màu lưu ly xanh biếc.

    12. Lông mọc xoay phía hữu, màu xanh biếc thẳng lên.

    13. Thân sắc huỳnh kim.

    14. Da thịt mịn màng không dính bụi nhơ.

    15. Hai vai ngang bằng đầy đặn tròn đẹp.

    16. Giữa ngực có chữ vạn.

    17. Thân cao gấp đôi người thường.

    18. Bảy chỗ trong người đầy đặn.

    19. Mình cao to lớn như cây ni-câu-lô.

    20. Hai má như sư tử.

    21. Ngực vuông đầy như ngực sư tử.

    22. Có bốn mươi cái răng.

    23. Răng ngang bằng đầy đặn.

    24. Răng khít nhau không hở.

    25. Răng trắng, trong sáng.

    26. Yết hầu thanh sạch, ăn thức gì cũng thích hợp.

    27. Lưỡi rộng dài có thể liếm tới mép tai.

    28. Tiếng nói trong rõ như tiếng Phạm thiên.

    29. Con mắt màu xanh biếc.

    30. Mắt như mắt trâu chúa, trên dưới có hai mí.

    31. Có lông trắng giữa hai chân mày, mềm mại kéo ra dài một tầm.

    32. Trên đỉnh có chỗ thịt nổi. Ấy là 32 tướng đại nhân.

(Trường A Hàm, Kinh Đại Bản Duyên, số 1)

---o0o---


03.BA PHÁP


1) Ba thiện căn: không tham, không nhuế và không si.

2) Ba thiện hành: thiện hành của thân, khẩu và ý.



    1. Ba tưởng thiện: vô dục tưởng, vô sân tưởng và vô hại tưởng.

    2. Ba tư thiện: vô dục tư, vô nhuế tư và vô hại tư.

    3. Ba loại phước nghiệp: nghiệp bố thí, bình đẳng và tư duy.

    4. Ba ái: dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

    5. Ba hữu lậu: dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

    6. Ba thứ lửa: lửa dục, lửa sân và lửa si.

    7. Ba cầu: dục cầu, hữu cầu và phạm hạnh cầu.

    8. Ba tăng thịnh: ngã tăng thịnh, thế tăng thịnh và pháp tăng thịnh.

    9. Ba giới: dục giới, sân giới và hại giới.

    10. Ba giới: sắc giới, vô sắc giới, tận giới.

    11. Ba căn bổn dục sinh: Do hiện dục hiện tiền sinh trời người, do hóa dục sinh trời Hóa tự tại, do tha hóa dục sinh trời Tha hóa tự tại.

    12. Ba khổ: dục khổ, hành khổ, và biến dịch khổ.

    13. Ba sự phát hiện: phát hiện do thấy, phát hiện do nghe và phát hiện do nghi.

    14. Ba mắt: mắt thịt, mắt trời và mắt tuệ.

(Trường A Hàm, Kinh Chúng Tập, số 9)

---o0o---


04.BA PHÁP TĂNG NHẤT


1) Ba thành pháp: thân cận thiện hữu, tai nghe pháp âm, thành tựu pháp và tùy pháp.

2) Ba tu pháp: không, vô tướng, vô tác tam-muội.

3) Ba giác pháp: khổ, lạc, phi khổ phi lạc thọ.

4) Ba diệt pháp: dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

5) Ba thoái pháp: tham, nhuế, si bất thiện căn.

6) Ba nan giải pháp: khó hiểu về các bậc Hiền Thánh, nghe Pháp, Như Lai.

(Trường A Hàm, Kinh Tăng Nhất, số 11)

---o0o---


05.BA THỌ


Do duyên là cảm xúc không lạc không khổ mà phát sanh thọ không lạc không khổ. Nếu cảm xúc không lạc không khổ diệt mất thì cảm thọ không lạc không khổ cũng diệt mất. Ví như hai khúc cây cọ lại với nhau thì lửa bật ra, hai khúc cây rời nhau thì lửa không có.

Ở đây cũng vậy, nhân bởi duyên là cảm xúc lạc mà cảm thọ lạc phát sanh;

Nếu cảm xúc lạc diệt thì cảm thọ cũng đồng thời diệt.

Nhân bởi duyên là cảm xúc khổ mà cảm thọ khổ phát sanh;

Nếu cảm xúc khổ diệt thì thọ cũng đồng thời diệt.

Ba thọ đó là hữu vi, vô thường, do nhân duyên sanh, là pháp phải tận, phải diệt, là pháp hủ hoại, nó chẳng phải sở hữu của ngã; ngã không phải là sở hữu của nó. Hãy chánh quán điều đó một cách như thật với chánh trí. Ai thấy có ngã, cho rằng ‘thọ là ngã’, người ấy sai lầm. (Trường A Hàm, Kinh Đại Duyên Phương Tiện, số 13)

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương