A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não


SỐ LƯỢNG CỦA A-HÀM & NIKAYA



tải về 3.28 Mb.
trang3/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   144

SỐ LƯỢNG CỦA A-HÀM & NIKAYA


  1. KINH TRƯỜNG A-HÀM VÀ TRƯỜNG BỘ KINH

Kinh Trường A-hàm gồm 30 kinh.

Trường Bộ Kinh có 34 kinh.



  1. KINH TRUNG A-HÀM VÀ TRUNG BỘ KINH

Kinh Trung A-hàm có 222 kinh.

Trung Bộ Kinh có 152 kinh.



  1. KINH TẠP A – HÀM VÀ TƯƠNG ƯNG BỘ KINH

Tạp A-hàm có1.362 tiểu kinh.

Tương Ưng Bộ gồm có 2858 tiểu kinh.



  1. KINH TĂNG NHẤT A–HÀM VÀ TĂNG CHI BỘ KINH

Tăng Nhất A-hàm gồm có 472 kinh.

Tăng Chi Bộ là tuyển tập 9.557 bài Kinh.

Cộng lại toàn số lượng của bốn bộ A-hàm có khoảng (30+222+472+1362) 2.086 bản kinh và bốn bộ Nikaya có khoảng (34+152+9557+2858) 12.601 bản kinh (chưa tính Tiểu bộ kinh). Như vậy, số lượng pháp thoại Đức Phật đã để lại cho chúng ta rất nhiều.

Tóm lại, đầu tiên kinh Phật không có bản chữ viết mà chỉ dựa vào truyền khẩu trùng tụng. Sau khi, Đức Phật diệt độ mấy trăm năm, nhờ bốn kỳ kiết tập nói trên mà kinh điển được kết tập lại như những sợi chỉ ngũ sắc kết xâu lại những hạt trai của Đức Phật thành những chuỗi pháp bảo quý giá để trang nghiêm đạo tâm của chúng ta. Rồi theo thời gian các tổ mới dùng ngôn ngữ Ấn độ cổ đại Pali, Phạn ngữ để viết Tam tạng kinh điển thành bản văn hay khắc trên bản đá, bản đồng, vv... Rồi khi Phật giáo hưng thịnh, những lời dạy của Đức Phật vượt khỏi biên giới của Ấn độ để đến khắp nhiều nước trên khắp thế giới. Tam tạng kinh điển đến đâu thì tùy theo ngôn ngữ của đất nước đó mà được chuyển dịch ra. Như tại Việt Nam, kinh tạng được chuyển ngữ, xuất xứ từ ngôn ngữ Pali thì gọi là Kinh tạng Nikaya (Nam truyền) và kinh được dịch từ tiếng Hán (gốc từ Phạn ngữ) thì gọi là Kinh A-hàm (Bắc truyền).

Do đó, có thể nói kinh điển Phật giáo là văn học phiên dịch tức chúng ta không học thẳng ngôn ngữ của Đức Phật mà được chuyển ngữ do vì chúng ta và Đức Phật vốn khác đất nước và ngôn ngữ. Tuy nhiên, nội dung giáo nghĩa của Đức Phật dạy thì bất cứ người nào, ngôn ngữ nào hay tại đất nước nào cũng có thể ứng dụng để giải thoát vì tất cả con người đều có chung bịnh tâm là tham sân si và đều bị luân chuyển sanh tử luân hồi. Nên xâu chuỗi trai pháp bảo quý giá của Phật giáo có khả năng phục vụ như một phương thuốc hữu hiệu vô giá, có khả năng trị bịnh tâm và bịnh sanh tử của tất cả chúng ta nên ở đâu cũng đều có thể uống được cả.

---o0o---


CHƯƠNG 02 - Ý NGHĨA A HÀM

ĐỊNH NGHĨA A-HÀM


A-hàm nghĩa là pháp quy (nơi quy thú của muôn pháp), còn dịch là vô tỷ pháp (pháp tối thượng), giáo truyền (giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau). Đại sư Tăng Triệu (374-414) nói về ý nghĩa của thuật từ ‘A-hàm’ như sau: “Kinh A-hàm này là uyên phủ của mọi điềm lành, là khu rừng tóm thu hết thảy, vừa uyên bác vừa bao la, thuyết minh dấu tích của hiền ngu tội phước, phân tích căn do của chân ngụy dị đồng, ghi chép bao nhiêu việc cổ kim thành bại, bao hàm hết cả vạn loại đất trời. Đạo từ đây mà ra. Pháp từ đây mà tồn tại. Ví như biển cả, trăm sông đều dồn về, nên gọi là ‘pháp quy’.”

Pháp là vạn pháp, quy là quay về. Pháp quy nghĩa là tất cả vạn pháp đều quy về một loại kinh A-hàm này. Ahàm là một khu rừng bát ngát mênh mông, như chương 1 đã cộng lại bốn bộ A-hàm có khoảng 2086 bản kinh và bốn bộ Nikaya có khoảng 12.601 bản kinh, cũng như các đoản chánh văn của chương 3 và 4 (tập 1) đến chương 1 và 2 (tập 2) đã cho chúng ta thấy A-hàm này đã chứa đựng bao nhiêu ngàn bài kinh hướng thượng rất quý giá.

Thuyết là nói, minh là làm cho tỏ, phân tích cho sáng thêm ra. Khu rừng A-hàm này đã thuyết minh rõ những nguyên do của đường lối chân ngụy dị đồng, soi tỏ đường đi của kẻ ngu và người trí. Người hiền thì thích làm phước, còn kẻ ngu thì thích làm tội. Thuyết minh như thế để cho chúng ta tránh đi vào đường ngu mê tội lỗi, sanh tử đọa đầy mà hãy chọn lấy đường thánh hiền giải thoát an lạc.

---o0o---


CHÂN NGỤY DỊ ĐỒNG


Ngụy là sự không đúng với lẽ phải, chân là chân thật. Chữ chân đối với chữ ngụy. Ví như chúng ta cầu tu tập để cho thiên hạ người ta cúng dường thế thì là ngụy, xảo trá. Chúng ta hiện cái tướng tựa hồ như hay nhưng nó lại là dỡ, cho nên gọi là ngụy, trong chữ ngụy có tính xảo trá. Chúng ta tu tập để cởi bỏ những sự thấy sai lầm và suy nghĩ sai lầm từ lịch kiếp để sống với sự thật của thân, thọ, tâm, pháp mà Tứ niệm xứ đã dạy thì cái đó gọi là chân. Còn nếu tu tập để cầu tiền cầu bạc, hoặc để cầu cho người ta khen chúng ta tu giỏi thì cái đó là ngụy.

Đồng là giống nhau, tuy công việc có khác nhau nhưng đồng một mục đích. Ví như bây giờ có người không tu Tứ niệm xứ nhưng vị ấy một lòng một dạ chân thật chăm sóc bịnh nhân, làm việc từ thiện, như phái đoàn bác sĩ đi chữa bệnh cho những người ốm đau, bịnh tật; hay những nhà mạnh thường quân đi cúng dường tam bảo; hay các nhà từ thiện đi bố thí cứu giúp những nạn thiên tai lũ lụt, sóng thần, động đất, dịch tả, vv… thì những người ấy đối với những người ngồi tĩnh tọa tu Tứ niệm xứ vậy là đồng, là giống với người tu tập ấy. Bên ngoài tựa hồ như những vị ấy không tu nhưng thật ra những vị ấy vẫn đang làm việc Phật, tâm Phật. Đó là vì tất cả cùng đồng một mục đích.

Dị là khác nhau, tuy hình tướng giống nhau nhưng sức tập trung hay mục đích đạt được không giống nhau. Ví dụ cùng là hai Phật tử mặc áo tràng đến chùa tu tập nhưng mục đích khác nhau. Một vị thì ít nói chuyện để tâm được tịnh mà quán thiền minh sát tuệ nhưng một vị thì đến để gặp bạn bè trong chùa để tâm sự, chứ ở nhà vắng vẻ, ít người thì buồn quá. Hoặc có hai người cùng ngồi tu tập Tứ niệm xứ suốt ngày ngồi từ sáng đến tối, đóng bít cả cửa lại, bịt cả tai lại để thiền quán. Một người tuyên bố với mọi người là tôi đang tịnh khẩu, cấm hết không ai được phá rối để cho tôi ngồi được yên. Rồi trong lúc tĩnh tọa mà tâm của vị ấy tính toán việc này việc kia, không biết chủ nhật tivi chiếu phim gì, không biết bạn A, B của mình đang làm gì thì vị ấy so với người tĩnh tọa chân thật và miên mật kia là dị. Tuy là cùng đề mục Tứ niệm xứ với nhau, cùng ngồi trong đạo tràng chuyên tu yên tĩnh, nhưng hai tâm đi hướng khác nhau. Nên việc ngồi tĩnh tọa ấy chỉ mất thì giờ vô ích vì tâm chạy theo sáu thức, theo ngũ triền cái sai sử mà lại thọ nhận sự kính trọng và sự ủng hộ của Phật tử cho nên gọi là dị, là khác.

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương