A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang18/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   144

79.HƯỞNG PHƯỚC BÁU


Vua Đại Thiện Kiến thầm nghĩ: ‘Ta sẵn chứa công đức gì, tu được điều lành gì mà nay được quả báo đẹp đẽ như thế?’ Vua lại nhớ rằng nhờ ba nhân duyên mà gây được phúc báo đó. Ba nhân duyên ấy là gì? Một là bố thí, hai là trì giới, ba là thiền tứ.

Vua lại suy nghĩ: ‘Nay ta đã được thọ hưởng phúc báo nhân gian, ta hãy tiến tu thêm về phúc nghiệp cõi trời. Ta hãy tự hạn chế và bớt đi; lánh chỗ ồn ào; ẩn ở chỗ yên tĩnh để tu luyện đạo thuật.’

Rồi sắc lịnh cho cả trong ngoài từ nay miễn sự chầu hầu. Vua liền lên pháp điện, vào tòa lầu bằng vàng, ngồi trên giường ngự bằng bạc, tư duy tham dục là ác bất thiện. Với giác và quán, có hỷ và lạc phát sanh từ sự viễn ly, chứng đắc thiền thứ nhất.

Trừ giảm giác và quán, nội tín, hoan duyệt, nhiếp tâm chuyên nhất, không giác không quán, có hỷ và lạc do định sanh, chứng thiền thứ hai. Xả hỷ thủ hộ chuyên niệm không loạn, tự cảm biết thân lạc, điều mà Hiền Thánh mong cầu, cùng hành với hộ, niệm và lạc, chứng đắc thiền thứ ba. Xả bỏ khổ và lạc, trừ diệt ưu và hỷ từ trước, không khổ, không lạc, hộ và niệm thanh tịnh, chứng đắc thiền thứ tư.

Rồi Vua Thiện Kiến rời khỏi giường ngự bằng bạc, ra khỏi lầu vàng, đi đến lầu Đại chánh, ngồi trên giường lưu ly tu tập về từ tâm, rải lòng từ đầy khắp một phương này rồi đến một phương khác cũng vậy, trùm khắp, rộng lớn, không hai, không hạn lượng, trừ mọi sân hận, tâm không còn chút ganh ghét mà an vui tĩnh mặc, rồi tiếp tu về bi tâm, hỷ tâm, xả tâm cũng như thế.

(Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

---o0o---

80.KỆ 32 TƯỚNG ĐẠI NHÂN


Đứng vững chân mềm mại

Không dẫm đất, có dấu

Tướng nghìn căm trang nghiêm

Màu sắc rất tươi sáng.

Thân cao rộng ngay thẳng

Như cây ni câu loại

Như Lai, chưa từng có

Mã âm tàng ẩn kín.

Vàng báu trang nghiêm thân

Các tướng chói lẫn nhau

Tuy mồ hôi như thường

Song bụi đất không dính.

Như sắc trời mịn màng

Lọng trời tự nhiên che

Phạm âm, thân vàng tía

Như hoa vươn khỏi ao.

Vua bèn hỏi tướng sư

Tiếng Phạm âm ít có

Tướng sư kính tâu vua

Xa gần tùy duyên nghe

Ngợi khen tướng Bồ-tát

Đứng thẳng thân không nghiêng

Sáng chói khắp toàn thân.

Hai tay sờ đến gối.

Các gân khớp tay chân

Ngón tay đều, mềm mại

Trong ngoài đều hiện rõ

Đủ các tướng tôn quí

Thực vị thảy vi diệu

Mỗi chân lông một sợi

Thân ngay ngắn không vẹo.

Màng lưới kẽ tay chân.

Bánh xe hiện dưới chân

Nhục kế, mắt xanh biếc

Tiếng nói như chim oanh

Mắt trên dưới hai mí

Tướng bắp đùi đầy đặn

Hai vai ngang, tròn, đầy

Ấy do túc nghiệp thành.

Đủ ba mươi hai tướng.

Cùi chỏ tròn đầy đẹp

Gót chân không cao thấp

Mày mắt rất đoan nghiêm

Đùi thon như đùi nai

Đấng sư tử giữa người

Đấng Chí Tôn xuất hiện

Có oai lực hơn hết.

Như voi bứt dây trói.

Hai má đều đầy đặn

Độ chúng sanh thoát khổ

Nằm nghiêng như sư tử

Khỏi sanh già bệnh chết

Bốn mươi răng đều đặn

Ngài đem tâm đại bi

Dày khít không kẽ hở.

Truyền dạy bốn chân đế.

Diễn bày các pháp nghĩa

Được mọi người tôn quý.

(Trường A Hàm, Kinh Đại Bản Duyên, số 1)

---o0o---


81.KHỔ HẠNH KHÔNG PHẢI LÀ PHÁP THANH TỊNH


Những điều sở hành của ông toàn là thấp hèn. Như việc:

Cởi bỏ y phục để trần truồng, hoặc lấy tay che,

Không nhận đồ ăn đựng trong cái ghè,

Không nhận đồ ăn đựng trong chậu,

Không nhận đồ ăn giữa hai bức vách,

Không nhận đồ ăn giữa hai người,

Không nhận đồ ăn giữa hai con dao,

Không nhận đồ ăn giữa hai cái chậu,

Không nhận đồ ăn từ gia đình đang ăn chung,

Không nhận đồ ăn từ nhà có thai,

Không nhận đồ ăn từ nhà được thấy có chó đứng trước cửa,

Không nhận đồ ăn từ nhà có nhiều ruồi,

Không nhận lời mời ăn,

Không nhận đồ ăn từ người nói đã có biết từ trước

Không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu,

Không ăn với hai chén bát, một bữa ăn, một lần nuốt cho đến bảy lần nuốt thì thôi, nhận thức ăn được thêm,

Không quá bảy lần thêm, hoặc mỗi ngày ăn một bữa, hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày ăn một bữa, hoặc chỉ ăn rau, hoặc chỉ ăn cỏ lúa, hoặc chỉ uống nước cơm,

Chỉ ăn mè, hoặc ăn gạo lứt, hoặc ăn phân bò, hoặc ăn phân nai, hoặc ăn rễ, nhánh lá, trái, hột cây,

Ăn trái cây tự rụng, hoặc choàng áo, hoặc mặc áo cỏ cú, hoặc mặc vỏ cây, hoặc lấy cỏ quấn mình, hoặc mặc da nai, hoặc để đầu tóc,

Mang tấm lông bện, hoặc mặc áo vất ở gò mả, hoặc thường đưa tay lên, hoặc không ngồi giường chiếu, hoặc thường ngồi chồm hổm,

Hoặc cạo tóc chừa râu, hoặc nằm trên chông gai, hoặc nằm trên dưa quả,

Hoặc lõa hình nằm trên phân bò, hoặc một ngày tắm ba lần, hoặc một đêm tắm ba lần.

Tóm lại là lấy vô số chuyện khổ cực hành hạ xác thân. Tu những hạnh như thế, không thể gọi là thanh tịnh pháp.

(Trường A Hàm, Kinh Tán-đà-na, số 8)

---o0o---

82.KHỔ HẠNH KIÊN CỐ KHÔNG HOẠI


Người tu khổ hạnh mà tự mình không giết còn dạy người không giết, tự mình không trộm cắp còn dạy người không trộm cắp, tự mình không tà dâm còn dạy người không tà dâm, tự mình không nói dối còn dạy người không nói dối. Người ấy đem từ tâm rải khắp một phương, rồi các phương khác cũng vậy, từ tâm quảng đại, bình đẳng vô lượng, khắp cả thế gian, không chút oán kiết. Bi tâm, hỷ tâm, xả tâm cũng như thế.

Người khổ hạnh kia lại có thể biết được việc xảy ra vô số kiếp trước, hoặc một đời, hai đời cho đến vô số đời, quốc độ thành hoại hay kiếp số trước sau, đều thấy đều biết cả. Lại còn thấy biết mình từng sanh vào chủng tộc đó, tên tuổi như thế, ăn uống như thế, sống lâu như thế, chịu khổ chịu vui như thế, từ kia sanh đây, từ đây sanh kia như thế. Những việc từ vô số kiếp như thế đều nhớ cả.

Ấy gọi là khổ hạnh kiên cố không hoại của Phạm chí.

(Trường A Hàm, Kinh Tán-đà-na, số 8)

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương