A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang13/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   144

45.CHỚP VÀ MÂY


Chớp có bốn loại, đó là: Chớp ở phương Đông gọi là thân quang; chớp ở phương Nam gọi là nan hủy; chớp ở phương Tây gọi là lưu diễm; chớp ở phương Bắc gọi là định minh.

Vì sao mây ở trong hư không có hiện tượng ánh chớp này?

Có lúc thân quang cùng nan hủy chạm nhau, có khi thân quang cùng với lưu diễm chạm nhau, có khi thân quang cùng với định minh chạm nhau, có khi nan hủy cùng với lưu diễm chạm nhau, có khi nan hủy cùng với định minh chạm nhau, có khi lưu diễm cùng với định minh chạm nhau; vì những nhân duyên này nên mây giữa hư không sinh ra ánh chớp.

Và vì sao mây ở giữa hư không lại sinh ra sấm chớp? Vì ở giữa hư không có khi địa đại cùng với thủy đại chạm nhau, có khi địa đại cùng với hỏa đại chạm nhau, có khi địa đại cùng với phong đại chạm nhau, có khi thủy đại cùng với hỏa đại chạm nhau, có khi thủy đại cùng với phong đại chạm nhau; vì những nhân duyên này mà mây giữa hư không sinh ra sấm chớp. (Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 8.Đao Lợi Thiên, số 30)

---o0o---

46.CHƯ TĂNG VÀ ĐÀN VIỆT


Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn với năm điều:

1. Thân hành từ.

2. Khẩu hành từ.

3. Ý hành từ.

4. Đúng thời cúng thí.

5) Không đóng cửa khước từ.

Sa-môn, Bà-la-môn cũng khuyên dạy theo sáu điều:

1. Ngăn ngừa chớ để làm ác.

2. Chỉ dạy điều lành.

3. Khuyên dạy với thiện tâm.

4. Cho nghe những điều chưa nghe.

5. Những gì đã được nghe làm cho hiểu rõ.

6. Chỉ vẻ con đường sanh thiên.

Nếu đàn việt kính phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ.

(Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)

---o0o---


47.CHÚNG SANH ĐAU BUỒN VÀ CHƯ THIÊN QUỞ


Sau khi Phật diệt độ, các Tỳ-kheo buồn đau, vật vã, gieo mình xuống đất, lăn lộn kêu than không tự kềm chế nổi, nức nở mà nói rằng:

Như Lai diệt độ sao chóng thay! Thế Tôn diệt độ sao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớm thay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt.

Như thân cây lớn, trốc rễ, gãy cành. Lại như con rắn bị đứt khúc, bò trườn, uốn lượn, không biết trườn đi lối nào. Các Tỳ-kheo cũng vậy, buồn đau, vật vã, gieo mình xuống đất, lăn lộn kêu than không tự kềm chế nổi, nức nở mà nói rằng: ‘Như Lai diệt độ sao chóng thay! Thế Tôn diệt độ sao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớm thay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt.’

Bấy giờ, trưởng lão A-na-luật khuyên: Thôi các Tỳkheo, các ngài chớ buồn khóc, kẻo có hàng chư thiên nhìn xuống ngó thấy họ chê trách kìa.

Các Tỳ-kheo hỏi A-na-luật: Trên ấy có bao nhiêu thiên thần?

A-na-luật nói: Đầy kín hư không. Kể sao hết. Thảy đều ở trong hư không, bồi hồi, bứt rứt, bước đi khập khiễng, gạt nước mắt mà than rằng: ‘Như Lai diệt độ sao chóng thay! Thế Tôn diệt độ sao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớm thay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt.’ Như thân cây lớn, trốc rễ, gãy cành. Lại như con rắn bị đứt khúc, bò trườn, uốn lượn, không biết trườn đi lối nào. Các chư thiên cũng vậy, thảy đều ở trong hư không, bồi hồi, bứt rứt, bước đi khập khiễng, gạt nước mắt mà than rằng: ‘Như Lai diệt độ sao chóng thay! Thế Tôn diệt độ sao sớm thay! Đại pháp sao chìm lặn sớm thay! Quần sanh mãi suy sụp; con mắt của thế gian đã tắt.’ (Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

---o0o---

48.CỜ BẠC CÓ SÁU LỖI


Cờ bạc có sáu điều tai hại: tài sản ngày một hao hụt; thắng thì gây thù oán; bị kẻ trí chê; mọi người không kính nễ tin cậy; bị xa lánh; sanh tâm trộm cắp.

Nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả mê đánh bạc mãi thì gia sản ngày mỗi tiêu tán.

(Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)

---o0o---


49.CÓ BỐN BẬC CAO QUÝ NÊN XÂY THÁP THỜ


Trong thiên hạ có bốn hạng người nên dựng tháp và cúng dường hương hoa, phướng lụa, âm nhạc: Như Lai, Bích-chi Phật, Thanh-văn và Chuyển luân vương.

(Trường A Hàm, Kinh Du Bộ, số 2)

---o0o---

50.CÕI DỤC CÓ 12 LOẠI CHÚNG SANH


1. Địa ngục 2. Súc sanh

3. Ngạ quỷ 4. Người

5. A-tu-luân 6. Tứ thiên vương

7. Đao-lợi thiên 8. Diệm-ma thiên

9. Đâu-suất thiên 10. Hóa tự tại thiên

11. Tha-hóa-tự-tại thiên 12. Ma thiên.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 8.Đao Lợi Thiên, số 30)

---o0o---


51.CÕI TRỜI SẮC GIỚI CÓ 22 LOẠI


01. Phạm-thân thiên, 02. Phạm-phụ thiên,

03. Phạm-chúng thiên, 04. Đại Phạm thiên,

05. Quang thiên, 06. Thiểu-quang thiên,

07. Vô-lượng-quang thiên, 08. Quang-âm thiên,

09. Tịnh thiên, 10. Thiểu-tịnh thiên,

11. Vô-lượng-tịnh thiên, 12. Biến tịnh thiên,

13. Nghiêm-sức thiên, 14. Tiểu-nghiêm-sức thiên,

15.Vô-lượng-nghiêm-sức thiên, 16. Nghiêm-thắng quả-thật thiên,

17. Vô-tưởng thiên, 18. Vô-phiền thiên,

19. Vô-nhiệt thiên, 20. Thiện-kiến thiên,

21. Đại-thiện-kiến thiên, 22. A-ca-nị-trá thiên.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 8.Đao Lợi Thiên, số 30)

---o0o---

52.CÕI TRỜI UẤT-ĐAN-VIẾT


Cõi Uất-đan-viết có nhiều núi. Bên cạnh các núi ấy, có các vườn cảnh, ao tắm, mọc nhiều loài hoa, cây cối mát mẻ, hoa quả dồi dào, vô số các loài chim cùng nhau hót.

Cõi Uất-đan-viết kia bốn phía có bốn ao A-nậu-đạt; mỗi ao ngang dọc một trăm do-tuần. Nước ao lắng trong, không có cáu bẩn.

Cõi ấy thường có lúa thơm tự nhiên, chẳng gieo trồng mà tự mọc, không có vỏ trấu, như đóa hoa trắng, giống như thức ăn trời Đao-lợi, đầy đủ các vị.

Cõi ấy có ao tên là Thiện kiến, ngang dọc một trăm dotuần, nước ao trong vắt, không có cáu bẩn. Các bên ao được xây lát bằng hào bảy báu. Bốn mặt quanh ao có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây… cho đến, vô số các loài chim cùng nhau ca hót, cũng giống như trước.

Phía Bắc ao Thiện kiến có cây tên là am-bà-la, vòng thân bảy dặm, cao một trăm dặm, cành lá tỏa ra bốn phía năm mươi dặm. Phía Đông của ao Thiện kiến phát xuất sông Thiện đạo, rộng một do-tuần, nước sông chảy chậm, không có dòng xoáy, có nhiều loại hoa phủ trên mặt nước.

Lại nữa, trong sông ấy, có các thuyền báu. Phía Đông ao Thiện kiến có khu vườn tên là Thiện kiến, ngang dọc một trăm do-tuần; vòng quanh bốn bên khu vườn có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp hàng cây, nhiều màu đan xen bảy báu tạo thành. Bốn phía vườn ấy có bốn cửa lớn, lan can bao quanh, đều do bảy báu tạo thành; …bốn mùa thuận hòa, chẳng lạnh chẳng nóng, không có các hoạn nạn.

Vườn ấy thường mọc lúa thơm tự nhiên, không có vỏ trấu, trắng như đóa hoa, đầy đủ các vị, như cơm trời Đaolợi… Ở cõi ấy, vào nửa đêm, cuối đêm, Long vương Anậu-đạt thường thường vào lúc thích hợp khởi mây lành cùng khắp thế giới rồi mưa nước ngọt xuống, giống như khi vắt sữa bò; nước đủ tám vị, thấm nhuận khắp nơi.

Cõi ấy trù mật, nhân dân sung túc. Nếu khi cần ăn thì dùng gạo thơm tự nhiên bỏ vào trong chõ, dùng ngọc diệm quang để ở dưới chõ; cơm tự nhiên chín, ánh sáng ngọc tự tắt. Các người đi đến, tự do ăn cơm. Người ăn không đứng dậy thì cơm không hết; người ăn đứng dậy thì cơm cũng hết. Cơm ấy tinh khiết như đóa hoa trắng, đầy đủ mùi vị như cơm cõi trời Đao-lợi. Người ăn cơm đó không có các bệnh, khí lực dồi dào, nhan sắc tươi vui, không có gầy còm.

Lại ở cõi ấy, thân thể con người như nhau, hình mạo giống nhau, không thể phân biệt. Dáng người trẻ trung, như người khoảng hai mươi tuổi ở Diêm-phù-đề. Người cõi ấy, răng họ bằng đều, trắng sạch, kín sát không hở; tóc màu xanh biếc, không có cáu bẩn; Người ở cõi đó nếu khi khởi tâm dục thì nhìn chăm chăm nữ nhơn rồi bỏ đi; người nữ ấy theo sau vào trong vườn.. thì cây cong xuống che phủ thân họ, tùy ý hưởng lạc, một ngày, hai ngày... hoặc đến bảy ngày, khi ấy mới thôi. Người nữ ấy mang thai; bảy hoặc tám ngày thì sanh.

Người cõi ấy khi mạng chung, không ai khóc lóc, trang nghiêm tử thi, đặt ở ngã tư đường, bỏ đó rồi đi. Có loài chim tên là ưu-úy thiền-già gắp tử thi ấy để ở phương khác…Lại nữa, người ở cõi ấy khi đại tiểu tiện, đất liền nẻ ra; đại tiểu tiện rồi, đất khép trở lại. Nhân dân cõi ấy không lệ thuộc sự tham luyến, cũng không cất chứa, thọ mạng có hạn định; chết rồi sanh lên trời. Vì sao người cõi ấy thọ mạng luôn có hạn định? Đời trước người cõi ấy tu mười hạnh thiện, khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi Uất-đan-viết, thọ mạng ngàn tuổi, chẳng hơn chẳng kém. Vì thế, người cõi ấy thọ mạng như nhau.

Vì sao gọi người Uất-đan-viết là hơn hết? Vì nhân dân cõi ấy chẳng thọ thập thiện nhưng toàn bộ hành động của họ tự nhiên hợp với thập thiện, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi lành. Vì vậy, người ở đó được khen là Uấtđan-viết hơn hết. Uất-đan-viết, ý nghĩa như thế nào? Đối với ba cõi kia, cõi nầy là tối thắng, tối thượng cho nên gọi là Uất-đan-viết.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký. Phẩm 2 Uất-đan-viết, 30)

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương