A giao colla Corii Asini


Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng



tải về 1.05 Mb.
trang4/38
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.05 Mb.
#32730
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng


Cảm quan

Vẩy hình bầu dục, dài 2 - 5 cm, rộng 1 - 2 cm, phần giữa dày 3 - 4 mm, mặt ngoài màu vàng nâu, hơi bóng. Chất cứng và dai, mặt gãy phẳng, trơn bóng như sừng. Không mùi, vị hơi đắng.



Độ ẩm

Không quá 12 % (DĐVN IV, phụ lục. 1 g, 105 oC, 4 giờ).



Tro toàn phần

Không quá 3% .



Tỷ lệ hư hao

Không quá 20 % đối với bách hợp phiến và không quá 15 % đối với bách hợp chế.



Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính mát. Vào các kinh phế, tâm.



Công năng, chủ trị

Bách hợp chế mật tăng cường tác dụng nhuận phế, chỉ ho.

Công năng: Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 - 12 g. Dạng thuốc sắc hoặc dạng bột.



Kiêng kỵ

Trúng hàn (cảm lạnh), hàn thấp ứ trệ, tỳ, thận dương suy không nên dùng.



Bảo quản

Để nơi thoáng, khô.



9. BẠCH LINH (Phục linh)

Poria

Thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm Phục linh (Poria cocos (Schw.) Wolf, họ Nấm lỗ (Polyporaceae), mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông.



Phương pháp chế biến

Phục linh phiến: Chọn phân loại các thể nấm to nhỏ, rửa sạch, ngâm hoặc ủ trong 6-8 giờ cho thấm nước đều, hơi mềm, gọt toàn bộ vỏ màu đen bên ngoài và bỏ phần bị nát, thái miếng hoặc thái lát. Phơi hoặc sấy khô.


Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng


Cảm quan

Phục linh phiến: Phiến hay miếng lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng tro, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Thể chất chắc hơi xốp.



Định tính

Bột màu trắng tro, có những khối sợi nấm dạng hạt không đều và những khối phân nhánh, không màu. Soi kính hiển vi thấy: Sợi nấm không màu hoặc màu nâu nhạt, mảnh dẻ, nhỏ, dài, hơi cong, phân nhánh, đường kính 3-8 µm, ít khi có sợi nấm đường kính tới 16 µm.



Độ ẩm : Không quá 12,0 % (DĐVN IV, phụ lục. 1g, 105 oC, 5 giờ).

Tỷ lệ hư hao Không quá 25 %.

Tỷ lệ vụn nát:Tỷ lệ qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 5 % .

Tính vị, qui kinh

Vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy vào kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị.



Công năng, chủ trị

Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ích khí, sinh tân, chỉ khát. Chủ trị: Thuỷ thũng lâm lậu, đau tức vùng ngực do khí nghịch, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.



Cách dùng, liều lượng : Ngày 9 - 15 g (có thể dùng 40 g/ ngày).

Kiêng kỵ : Âm hư thấp nhiệt tiêu khát, đi tiểu nhiều không nên dùng.

Bảo quản

Nơi khô mát tránh ẩm, vụn nát.

Chú ý: Phần vỏ gọt được phơi khô gọi là phục linh bì có tác dụng lợi tiểu tốt hơn bạch phục linh.

10. BẠCH MAO CĂN (Rễ cỏ tranh)

Rhizoma Imperatae cylindricae

Bạch mao căn là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica P. Beauv), Họ Lúa (Poaceae).



Phương pháp chế biến

Bạch mao căn phiến: Rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn 3 - 4 cm phơi khô, sàng bỏ chất vụn.

Bạch mao căn sao đen: Lấy bạch mao căn phiến cho vào nồi sao lửa to tới khi có khói trắng bốc lên, dược liệu trở thành màu nâu đen hoặc đen, phun một ít nước sạch trừ hỏa, sao thêm khoảng 2-3 phút, lấy ra để nguội.

Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng


Cảm quan

Bạch mao căn phiến: Là những đoạn thân rễ hình trụ, dài 3 - 4 cm, đường kính 0,2 - 0,4 cm. Mặt ngoài trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài 1 - 3,5 cm, trên các đốt còn sót lại vết tích của lá vẩy và của rễ con. Dược liệu dai, dễ bẻ gẫy ở đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang gần hình tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, ở giữa thường rách nứt. Dược liệu không mùi, không vị.

Bạch mao căn sao đen: Là những đoạn thân rễ hình trụ, dài 1 - 3 cm. Mặt ngoài nâu đen hoặc đen, bẻ ra bên trong có màu nâu vàng hoặc nâu sẫm. Mùi thơm, không vị.

Độ ẩm: (DĐVN IV, phụ lục 9.6).

Bạch mao căn phiến: Không quá 12 % (1 g, 1050C, 4 giờ).

Bạch mao căn sao đen: Không quá 7 % (1 g, 1050C, 3 giờ).

Tro toàn phần

Không quá 6 % cho cả bạch mao căn phiến và bạch mao căn sao đen.



Tỷ lệ hư hao

Bạch mao căn phiến: Không quá 20 %.

Bạch mao căn sao đen: Không quá 25 %

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tính lạnh. Vào kinh tâm, tỳ, vị, bàng quang.



Công năng chủ trị

Bạch mao căn phiến: Lương huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thũng do viêm thận cấp tính.

Bạch mao căn sao đen: Chỉ huyết. Chủ trị: Nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, băng kinh.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9 - 30 g, dạng thuốc sắc. Dùng tươi 30 - 60 g.



Kiêng kỵ

Người hư hỏa, không thực nhiệt. Phụ nữ có thai dùng thận trọng.



Bảo quản

Để nơi khô ráo


11. BẠCH TẬT LÊ (Thích tật lê)

Fructus Tribuli terrestris
Quả chín phơi khô của cây Bạch Tật Lê (Tribulus terrestris L.), họ Tật Lê (Zygophyllaceae).

Phương pháp chế biến

Bạch tật lê sao vàng: Lấy bạch tật lê sạch cho vào nồi, sao lửa nhỏ, cho đến khi màu hơi vàng cháy xém hết các cạnh trông như gai nhọn, lấy ra để nguội.

Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng


Cảm quan

Quả có 5 cạnh, đường kính 12 - 15 mm. Vỏ quả màu xém vàng, không còn các gai nhọn, hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay.



Độ ẩm

Không quá 9 % (DĐVN IV, phụ lục 9.6; 1 g, 105 oC, 5 giờ).



Tro toàn phần

Không quá 12,0 % .



Tỷ lệ hư hao: Không quá 20 %.

Tính vị, quy kinh

Vị cay, đắng, tính ấm, hơi độc. Vào kinh can, phế.



Công năng, chủ trị

Bạch tật lê sao vàng có tác dụng hòa hoãn tính cay tán, tăng cường tác dụng bình can, tiềm dương, trừ phong minh mục.

Công năng: Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, trị ngứa. Chủ trị: Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm tuyến vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa.

Liều lượng, cách dùng

Ngày 6 - 9 g, dạng thuốc sắc hoặc viên.



Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc.



12. BẠCH THƯỢC (Thược dược)

Radix Paeoniae lactiflorae

Là rễ củ phơi hay sấy khô của cây thược dược (Paeonia lactiflora Pall., syn: Paeonia albiflora Pall.) , họ Hoàng liên (Ranunculaceae).



Phương pháp chế biến

1. Bạch thược phiến: Lấy rễ cây bạch thược loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cho lượng nước vừa phải để thấm hết vào rễ bạch thược. Ủ qua đêm cho kỹ vì về mùa đông rễ bạch thược thường hay bị cứng. Sau khi rửa sạch, đồ cho mềm rồi dùng dụng cụ bằng inox bào thành phiến dọc theo rễ bạch thược sẽ cho các lát bạch thược dài mỏng đều. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 600C. Lưu ý trong quá trình chế biến bạch thược phiến không nên dùng các dụng cụ bằng đồng, sắt, gang để giữ cho phiến bạch thược trắng đẹp.

2. Bạch thược sao: Dùng bạch thược phiến ở trên cho vào chảo nhôm, đun nhỏ lửa (lửa văn), đảo đều đến khi bề mặt phiến dược liệu có màu vàng nhạt, lấy ra, để nguội. Không dùng dụng cụ bằng gang, sắt vì bạch thược dễ bị biến màu đen.

3. Bạch thược chích rượu: Dùng bạch thược phiến, tẩm lượng rượu thích hợp (dùng 3 lít rượu cho 10 kg dược liệu, ủ cho thấm đều khoảng 30 phút. Cho vào chảo nhôm đun nhỏ lửa (lửa văn), đảo đều cho đến khi bề mặt dược liệu có màu hơi vàng, mùi thơm.



Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments -> 331
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương