A giao colla Corii Asini


Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng



tải về 1.05 Mb.
trang2/38
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.05 Mb.
#32730
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38

Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng


Cảm quan

Hạt hình trứng dài hoặc bầu dục hẹp, dài 4 -7 mm, đường kính 1,5 - 3 mm. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt có các đốm nâu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.



Độ ẩm

Không quá 9 % (DĐVN IV, phụ lục 12.13. Dùng 10 g bột dược liệu).



Tỷ lệ hư hao: Không quá 15 % .

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tính bình. Vào các kinh tâm, thận, đại trường.



Công năng, chủ trị

Bá tử nhân sao đã giảm bớt dầu béo, giảm tác dụng nhuận tràng.

Công năng: Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng (để sống). Chủ trị: Hư phiền mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, âm hư, ra mồ hôi trộm, táo bón.

Cách dùng, liều lượng

Ngày uống 3 - 12 g.



Kiêng kỵ

Đại tiện lỏng.



Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.


4. BẠCH BIỂN ĐẬU (Đậu ván trắng)

Semen Lablab

Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy khô của cây Đậu ván trắng (Lablab purpureus (L.) Sweet), họ Đậu (Fabaceae).



Phương pháp chế biến

Bạch biển đậu sao vàng: Lấy Bạch biển đậu sạch cho vào chảo sao nhỏ lửa (lửa văn) cho đến khi bề mặt thuốc có màu vàng nhạt thỉnh thoảng có đốm đen, bên trong hạt màu trắng ngà hoặc màu vẫn như cũ. Xay vỡ hoặc giã dập khi dùng.

Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng


Cảm quan : Hạt hình bầu dục hoặc hình trứng dẹt. Mặt thuốc có màu vàng nhạt thỉnh thoảng có đốm đen, bên trong hạt màu trắng ngà. Thể chất cứng chắc, vỏ mỏng dòn, có 2 lá mầm to màu trắng ngà. Khi nhai có mùi thơm không còn mùi tanh của đậu sống.

Độ ẩm: Không quá 10 % (DĐVN IV, phụ lục. 5 g, 105 0C, 4 giờ).

Tro toàn phần: Không quá 5 %.

Tỷ lệ hư hao: Không quá 15 %.

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, tính hơi ôn. Quy vào các kinh tỳ, vị.



Công năng, chủ trị

Kiện tỳ hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, bạch đới, nôn mửa, tiết tả.



Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9 - 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.oangf bas



Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh mốc mọt.
5. BÁCH BỘ

Radix Stemonae tuberosae

Dược liệu là rễ, đã phơi hay sấy khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), thuộc họ Bách bộ (Stemonaceae).



Phương pháp chế biến

Bách bộ phiến: Dược liệu được rửa sạch, ủ cho mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng; phơi hay sấy khô được Bách bộ phiến.

Bách bộ tẩm mật sao

Cho nước vào mật ong, lượng nước bằng lượng mật ong có trong công thức, trộn đều, lọc qua gạc, đun nhỏ lửa đến sôi, vớt bỏ bọt trắng. Dùng lượng nước mật trộn với Bách bộ phiến; đảo đều, ủ qua đêm, ngày hôm sau sao nhỏ lửa, sau sao vàng.

Bách bộ phiến 5,0 kg

Mật ong 0,5 kg



Bách bộ tẩm rượu sao

Dùng rượu 200 trộn với bách bộ phiến, đảo đều, ủ qua đêm, sấy khô

Bách bộ phiến 5,0 kg

Rượu 20 0 1,0 lít


Các yếu tố bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng


Cảm quan

Bách bộ phiến: Phiến mỏng dày 0,5 – 1,2 mm, màu nâu nhạt, có các vết trắng ở phần giữa và màu trắng nhạt của vỏ.

Bách bộ tẩm mật sao: Màu nâu nhạt bóng, sẫm màu hơn bách bộ phiến, có các vết trắng của lõi, mùi hơi ngọt, vị ngọt đắng.

Bách bộ tẩm rượu: Màu nâu nhạt có các vết màu trắng của lõi, mùi thơm của dược liệu, vị đắng.

Định tính

Phản ứng hoá học:

a. Cân khoảng 2 g bột bách bộ đã chế, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để yên 20 phút; thêm 15 ml cloroform (TT), đun trong cách thủy 5 phút. Lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 6 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Lọc, lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) xuất hiện tủa đỏ nâu

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Dragendorff (TT) xuất hiện tủa đỏ gạch

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ xuất hiện tủa trắng

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch acid picric (TT) sẽ xuất hiện tủa vàng

b. Cân 1 g bột Bách bộ đã chế, thêm 5 ml nước, đun sôi, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling (TT), đun sôi sẽ xuất hiện tủa đỏ gạch

Sắc ký lớp mỏng:

Bản mỏng Silicagel G đã được hoạt hóa ở 110 0C trong khoảng 30 phút.

Hệ dung môi triển khai: Cloroforrm – methanol – amoniac (50 : 9 : 1).

Cân 2 g bột bách bộ đã chế, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để yên 20 phút, chiết với methanol (TT) 2 lần trên cách thủy trong 10 phút, lần một 15 ml, lần hai 10 ml. Gộp dịch chiết, để nguội, lọc; bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn với 2 ml methanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 1mg tuberostemonin LG trong 1ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 30 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 6 vết, trong đó phải có vết màu hồng có giá trị Rf khoảng 0,80 tương đương với vết tuberostemonin chuẩn trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.



Định lượng

Định lượng alcaloid toàn phần theo phương pháp trong chuyên luận bách bộ, DĐVN IV. Bách bộ sau khi chế phải chứa ít nhất 0,5 % alcaloid toàn phần.



Độ ẩm: Theo phương pháp xác định mất khối lượng do làm khô trong DĐVN IV, Phụ lục 9.6 (Cân chính xác khoảng 10g, sấy ở 105 0C trong 5 h đến khối lượng không đổi). Độ ẩm: Không được quá 14 %.

Độ vụn nát: Lấy 100g bách bộ phiến, đã nhặt các tạp chất, dùng rây có cạnh trong của mắt rây là 1,0 mm (mảnh nhỏ) để rây bách bộ phiến. Thực hiện theo phương pháp xác định tỷ lệ vụn nát trong DĐVN IV, 2009, phụ lục 12.12. Tỷ lệ nát vụn không quá 3 %.

Tro toàn phần: Theo phương pháp xác định tro toàn phần trong DĐVN IV, 2009, phụ lục 9.8, Phương pháp 1. Tro toàn phần không quá 5 %.

Tỷ lệ hư hao:

Bách bộ sống thành bách bộ phiến không quá 25 %.

Bách bộ phiến thành bách bộ tẩm mật sao không quá 4 %.

Bách bộ phiến thành bách bộ tẩm rượu sao không quá 6 %.



Tính vị, quy kinh: Vị đắng, hơi ngọt, mát, hơi ôn; vào kinh phế.

Công năng, chủ trị:

Bách bộ nhuận phế, chỉ khái, sát trùng. Thường dùng trị ho; khí quản viêm mạn tính; ho gà; trị giun kim, giun đũa, chấy, rận, ghẻ lở, ngứa âm hộ.

Bách bộ tẩm mật còn có tác dụng trị âm hư, lao thấu.

Liều dùng: 8 – 12 g, dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột. Dùng ngoài: Liều lượng thích hợp, nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi xoa.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư yếu. Ở liều cao dễ ức chế trung tâm hô hấp. Giải độc bằng nước gừng và giấm.

Bảo quản

Thuốc dễ hút ẩm nên sau khi phơi sấy khô đóng vào túi chống ẩm, để nơi khô ráo tránh ẩm ướt.


6. BẠCH CHỈ

Radix Angelicae dahuricae

Là rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.ex Hoffm.) Benth. et Hook.f.), họ Hoa tán (Apiaceae).



Phương pháp chế biến

Bạch chỉ phiến: Loại tạp, rửa sạch, ủ trong 3 giờ cho mềm, thái lát dày 1 – 2 cm, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ (40 – 500) cho khô.



Каталог: LegalDoc -> Lists -> OperatingDocument -> Attachments -> 331
Attachments -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh hà giang
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1059/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1411/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế Số: 61 /bc-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> TỈnh hà giang số: 1516/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban nhân dân thành phố HÀ giang
Attachments -> Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/06/2005

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương