A di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa 阿彌陀經疏鈔演義 Phần 44



tải về 461.13 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích461.13 Kb.
#36545
1   2   3   4

(玄義) 三、明非部類者,帶說淨土

(Ba là chẳng phải bộ mà cũng chẳng phải loại.

Huyền Nghĩa: Ba, nói về chẳng phải bộ mà chẳng phải loại là nói kèm thêm về Tịnh Độ).

Đây là giảng kèm thêm!

 

(Huyền Nghĩa) Như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, cập Khởi Tín đẳng.

(玄義) 如華嚴法華,及起信等。

(Huyền Nghĩa: Như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, và Khởi Tín v.v...)

 

Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Khởi Tín Luận v.v... những kinh luận như vậy rất nhiều, gần như có một, hai trăm loại!



 

(Huyền Nghĩa): Hựu phi bộ loại, nhi trung thuyết chuyên trì danh hiệu, như Văn Thù Bát Nhã.

(玄義) 又非部類,而中說專持名號,如文殊般若

(Huyền Nghĩa: Lại nữa, trong các thứ chẳng phải bộ loại, có loại chuyên nói đến trì danh hiệu như kinh Văn Thù Bát Nhã).

 

Trong kinh Văn Thù Bát Nhã cũng có [nói tới phương pháp trì danh]. Đây là nói về “phi bộ phi loại”.



 

(Sớ) Đới thuyết giả, chư đồng bộ đồng loại chi ngoại, phục hữu chư kinh, tuy bất chuyên đàm Tịnh Độ, kỳ trung đới cập khuyến tán vãng sanh dã.

() 說者,諸同部同類之外,復有諸經,雖不專談淨土,其中帶及勸讚往生也



(Sớ: “Nói kèm”: Ngoài các kinh đồng bộ, đồng loại, còn có các kinh tuy chẳng chuyên giảng về Tịnh Độ, nhưng trong ấy có kèm thêm khuyên lơn, ca ngợi vãng sanh).

Đây là một loại.

 

(Sớ) Hoa Nghiêm, như Hạnh Nguyện Phẩm, ký minh thập đại nguyện vương, nhi mạt ngôn dĩ thử thập nguyện đạo quy Cực Lạc thị dã.

() 華嚴,如行願品,既明十大願王,而末言以此十願導歸極樂是也。



(Sớ: Hoa Nghiêm thì như trong phẩm Hạnh Nguyện giảng về mười đại nguyện vương, cuối cùng nói: Dùng mười nguyện này dẫn về Cực Lạc. Đó là [nói kèm]).

 

Đây là nói tới kinh Hoa Nghiêm. Nói tới kinh Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa, ý nghĩa này rất sâu, vì cả một đời Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh, thuyết pháp, bộ kinh được giảng đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, cuối cùng giảng kinh Pháp Hoa, một kinh nói đầu tiên, một kinh nói cuối cùng, hết thảy các kinh đều được bao quát vào giữa. Các kinh luận đã được nói trong khoảng ấy, đã nói kèm về Tịnh Độ rất nhiều; cho nên Ngài đặc biệt nêu ra hai kinh này, một mở đầu, một kết thúc. Nhất là pháp môn Niệm Phật được đề xướng đầu tiên do hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền trong hội Hoa Nghiêm. Kinh văn của kinh Hoa Nghiêm đã ghi chép rành mạch, hai vị Bồ Tát này đều phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Học trò của ngài Văn Thù là Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, đến cuối cùng tham phỏng Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát dạy cho Thiện Tài mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Không chỉ Thiện Tài đồng tử vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, mà bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ trong hội Hoa Tạng, tức Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, trong mỗi một địa chẳng biết có bao nhiêu Bồ Tát, đều cùng Văn Thù, Phổ Hiền vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.



Vì thế, đối với kinh Hoa Nghiêm, quý vị thấy xuyên suốt thì nó là kinh gì vậy? Là kinh vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nói nhiều ngần ấy, đến cuối cùng bèn về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đây là khải thị tối cao vô thượng mà kẻ nghiên cứu Hoa Nghiêm chẳng thể không biết. Bất luận quý vị học tông nào, phái nào, học kinh gì, hay luận gì, đến cuối cùng không gì chẳng quy về Tịnh Độ. Năm mươi ba lần tham học, năm mươi ba vị thiện tri thức, mỗi cá nhân học pháp môn khác nhau. Nói theo cách hiện thời, có Hiển, có Mật, các tông, các phái, cuối cùng toàn bộ đều cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chúng ta phải nên hiểu điều này!

Còn có một điểm phải đặc biệt chú ý, các tông, các phái, Hiển hay Mật, đều cùng tu mười đại nguyện vương, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới là chỗ quy túc chung. Mười đại nguyện vương là cương lãnh tu hành chung của vô lượng vô biên pháp môn, có cùng một ý nghĩa với Tam Quy Y. Tam Quy Y là quy y “Giác, Chánh, Tịnh”, cho nên nó là tổng cương lãnh tu hành trong Phật môn, mười đại nguyện vương cũng là tổng cương lãnh tu hành. Nếu chúng ta coi Tam Quy Y như Cương, mười đại nguyện vương là Mục, nương theo thập nguyện để tu “Giác, Chánh, Tịnh”. Đây là tổng cương mục tu học của Phật pháp, chúng ta chớ nên không biết!

Mười đại nguyện vương, thứ nhất là “lễ kính chư Phật”: Bên trong phải chân thành, bên ngoài phải cung kính. Không chỉ học Phật phải tu từ chỗ này, mà đạo làm người trong pháp thế gian cũng thực hiện từ chỗ này. Chưa làm được điều này, những thứ khác chẳng cần phải bàn tới nữa! Giống như xây nhà, nó là nền móng. Nếu nền móng không có, quý vị dựng nhà sao được? Rất trọng yếu! Rất nhiều người niệm Phật, quá ư là nhiều, vãng sanh được mấy? Vì lẽ gì niệm Phật suốt đời vẫn chẳng thể vãng sanh? Chư vị phải nhớ: Người ấy thiếu cơ sở! Trong phần trên đã nói “lễ kính chư Phật” là phát Bồ Đề tâm, Bồ Đề tâm là cái tâm chân thành. Người ấy thiếu Bồ Đề tâm! Trong tâm siểm khúc, cong quẹo, cái tâm bất hảo, đó chẳng phải là tâm học Phật, chẳng phải là tâm thành đạo, đương nhiên cũng không phải là tâm vãng sanh. Vì mỗi cá nhân trong Tây Phương Cực Lạc thế giới tâm địa thanh tịnh, chánh trực; tâm quý vị khác với lòng người của đại chúng trong thế giới Cực Lạc, cho nên quý vị là mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, cổ đại đức bảo “rách toạc cổ họng cũng uổng công”, chẳng thể vãng sanh. Chúng ta nhất định phải chú ý điều này!

Chúng ta xử sự, đãi người, tiếp vật phải chân thành, phải cung kính, Nho gia cũng nói tới điều này [bằng thuật ngữ] “thành ý chánh tâm”, cũng nói thực hiện từ chỗ này! Vừa mở sách Lễ Ký ra, [ta thấy câu đầu tiên là] “Khúc Lễ viết: Vô bất kính” (Khúc Lễ nói: Không gì chẳng kính), có dụng ý hoàn toàn giống như nguyện thứ nhất trong mười đại nguyện vương. Chẳng đặt vững nền tảng lễ kính, ai nấy đều chẳng thực hiện tốt đẹp, quý vị còn thành Phật được ư? Đó là chuyện không thể nào xảy ra được! Do vậy, nhất định phải đặt vững nền móng này!

 

(Sớ) Pháp Hoa, như vân tụng tư kinh giả.

() 法華,如云誦斯經者。



(Sớ: Như kinh Pháp Hoa nói: “Người tụng kinh này”).

 

Đây là nói tới người niệm kinh Pháp Hoa.



 

(Sớ) Mạng chung đương sanh A Di Đà Phật Cực Lạc thế giới thị dã.

() 命終當生阿彌陀佛極樂世界是也。



(Sớ: Mạng chung sẽ sanh về thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật, đấy là [nói kèm về Tịnh Độ]).

 

Trong kinh Pháp Hoa, rành rành là có những đoạn kinh văn nói rõ: “Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới”, nhưng đoạn kinh văn này khi phiên dịch đã bị bỏ sót, hình như là bài thứ năm hay bài thứ sáu trong phần kệ tụng. Nguyên văn tiếng Phạn của kinh Pháp Hoa nay vẫn còn, đầu thời Dân Quốc, nữ cư sĩ Lã Bích Thành8[8] học Phật vô cùng kiền thành, bà ta là giáo sư đại học, rất giỏi tiếng Anh, tiếng Phạn cũng thông thạo, đã nhận thấy đoạn văn này trong nguyên bản kinh Pháp Hoa bằng tiếng Phạn văn đã bị bỏ sót, bèn dịch ra.



 

(Sớ) Khởi Tín, như tiền giáo khởi trung sở minh thị dã.

() 起信,如前教起中所明是也。



(Sớ: Luận Khởi Tín thì như trong phần Giáo Khởi Nhân Duyên ở phần trước đã nói rõ).

 

Khởi Tín là Khởi Tín Luận, người đọc tụng rất nhiều. Bản thân Mã Minh Bồ Tát (Aśvaghośa) cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, cho nên Ngài viết Khởi Tín Luận cũng nhằm đề xướng, khuyên người khác cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.



 

(Sớ) Đẳng giả.

() 等者。



(Sớ: Những kinh luận giống như vậy).

Những kinh luận như vậy quá nhiều!

 

(Sớ) Như Quán Phật Tam Muội.

() 如觀佛三昧。



(Sớ: Như Quán Phật Tam Muội Kinh).

Quán Phật Tam Muội Kinh.

 

(Sớ) Thập Trụ Đoạn Kết chư kinh.

() 十住斷結諸經。



(Sớ: Các kinh như Thập Trụ Đoạn Kết).

Chẳng thể kể xiết! Nếu mỗi thứ đều viết ra hết, sẽ có rất nhiều, đề mục các kinh luận này có tới một trăm loại.



(Sớ) Đới thuyết Tịnh Độ, tằng điệp phi nhất, tường như hậu thích văn trung tạp dẫn.

() 說淨土,層疊非一,詳如後釋文中雜引



(Sớ: Nói kèm về Tịnh Độ thì tầng lớp chẳng phải là một loại, sẽ được trích dẫn tường tận trong phần giải thích kinh văn ở phần sau).

 

Trong Sớ Sao đã dẫn rất nhiều kinh luận giảng về pháp môn Niệm Phật.



 

(Sớ) Văn Thù Bát Nhã, tường hậu chấp trì danh hiệu văn trung.

() 文殊般若,詳後執持名號文中。



(Sớ: Đối với kinh Văn Thù Bát Nhã, sẽ được giảng giải tường tận trong phần nói về chấp trì danh hiệu ở phía sau).

 

Trong đoạn văn giải thích về “chấp trì danh hiệu” của Sớ Sao đã trích dẫn kinh Văn Thù Bát Nhã. Đây là Phật khuyên chúng ta cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, đặc biệt là pháp môn trì danh.



 

Bát, dịch thích tụng trì.

八、譯釋誦持

(Tám là phiên dịch, giải thích, trì tụng)

 

Đoạn này nói về sự cảm ứng. “Dịch” là khi phiên dịch, “thích” là khi chú giải hay giảng kinh, “tụng” là đọc thuộc lòng, “trì” là nương theo kinh điển này để tu hành. Nói “tín nguyện trì danh” là y theo phương pháp này để tu hành.



 

Sơ minh dịch, nhị minh thích, tam minh tụng, tứ minh trì, ngũ kết khuyến.

初明譯。二明釋。三明誦。四明持。五結勸。

(Trước hết là nói về dịch, thứ hai là nói về giải thích, thứ ba nói về tụng, thứ tư nói về trì, thứ năm là kết lại lời khuyên).

Chia thành năm đoạn.

 

Sơ, minh dịch

(Huyền Nghĩa) Dĩ tri thử kinh, vi bộ, vi loại, tường, lược, đồng, biệt. Vị ủy dịch tự hà thời?

初、明譯

(玄義) 已知此經,為部為類,詳略同別。未委譯自何時。

(Thứ nhất, nói về dịch.

Huyền Nghĩa: Đã biết kinh bộ loại của kinh này có tường tận hay đại lược, giống nhau hay sai khác, nhưng chưa rõ kinh này được dịch từ khi nào?)

 

“Ủy” là ủy khuất (委屈)9[9]. Kinh này rốt cuộc được phiên dịch lúc nào? Do nhân duyên gì truyền đến Trung Quốc? Vẫn chưa biết chuyện này, vẫn còn ủy khuất, xin hãy giảng giải rõ ràng, [đoạn văn trên đây] mang ý nghĩa này!

 

(Huyền Nghĩa) Phàm hữu kỷ dịch.

(玄義) 凡有幾譯。

(Huyền Nghĩa: Có mấy bản dịch).

 

Như Đại Bổn có tất cả mười hai bản dịch, nhưng nay trong Đại Tạng Kinh chỉ còn năm bản dịch, những bản dịch khác đều bị thất lạc. Tại Trung Quốc, kể từ đời Tống, Đại Tạng Kinh mới bắt đầu được biên tập, thu thập tất cả kinh điển đã phiên dịch và chú sớ của cổ đức, biên soạn thành một bộ tùng thư (collection). Do trước đây, kinh điển lưu giữ phân tán tại chùa chiền hay trong dân gian, nên rất nhiều thứ bị lạc mất.



 

(Huyền Nghĩa) Dĩ chí chú thích xiển dương, độc, tụng, thọ, trì, hữu hà linh nghiệm?

(玄義) 以至註釋闡揚,讀誦受持,有何靈驗。

(Huyền Nghĩa: Cho đến chú thích, xiển dương, đọc, tụng, thọ, trì, có những điều linh nghiệm nào?)

Các đồng tu học Phật cũng phải biết những điều này nhằm giúp cho chúng ta sanh khởi và tăng trưởng lòng tin.

 

(Huyền Nghĩa) Sơ minh dịch giả hữu nhị.

(玄義) 初明譯者有二。

(Huyền Nghĩa: Trước hết, nói rõ có hai bản dịch).

 

Bộ kinh này có hai bản dịch.



 

(Huyền Nghĩa) Nhất danh Phật Thuyết A Di Đà Kinh, tức kim kinh.

(玄義) 一名佛說阿彌陀經,即今經

(Huyền Nghĩa: Một bản tên là Phật Thuyết A Di Đà Kinh, tức kinh này).

 

Hiện thời, chúng ta đang dùng bản này, kinh có tựa đề là Phật Thuyết A Di Đà Kinh.



 

(Huyền Nghĩa) Diêu Tần Tam Tạng pháp sư Cưu Ma La Thập dịch.

(玄義) 姚秦三藏法師鳩摩羅什譯。

(Huyền Nghĩa: Do Tam Tạng pháp sư Cưu Ma La Thập dịch vào thời Diêu Tần).

 

Do Cưu Ma La Thập đại sư phiên dịch.



 

(Sớ) Diêu Tần giả.

() 姚秦者。



(Sớ: Diêu Tần).

 

Tần là danh xưng của triều đại. Vì sao phải thêm vào phía trước chữ Diêu? Trong lịch sử Trung Quốc, có bốn vương quốc dùng “Tần” làm quốc hiệu10[10], nên phải thêm dòng họ của quốc vương vào trước [quốc hiệu], ta mới biết triều đại Tần nào!



 

(Sớ) Châu hữu Doanh Tần.

() 周有嬴秦。



(Sớ: Đời Châu có nhà Doanh Tần).

Tần11[11] là một tiểu quốc đời Châu, cũng là thời đại Xuân Thu Chiến Quốc. Sau này, Tần cường thịnh, mở rộng lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thôn tính lục quốc12[12], thống nhất Trung Quốc. Do Tần Thủy Hoàng họ Doanh, nên trong lịch sử gọi là Doanh Tần.

 

(Sớ) Nam Bắc Triều hữu Phù Tần, Diêu Tần.

() 南北朝有苻秦、姚秦。



(Sớ: Thời Nam Bắc Triều có Phù Tần và Diêu Tần).

 

Thời Nam Bắc Triều, Phù Kiên ở Quan Trung, [địa phương này] nay thuộc một giải Cam Túc, Thiểm Tây và Hà Nam, thành lập một vương triều xưng là Tần, đây cũng là Phù Tần. Trong cuộc chiến tại Phì Thủy13[13], tướng Tạ An và Tạ Huyền của nhà Tấn đã đánh bại Phù Kiên. Diêu Trành là một tướng quân dưới trướng Phù Kiên được vua sai ở lại trấn thủ hậu phương, thấy quốc vương thua trận, liền dấy binh đảo chánh, chiếm giữ Quan Trung, tự xưng vương, nhưng không thay đổi quốc hiệu, trong lịch sử gọi triều đại này là Diêu Tần.



 

(Sớ) Kim ngôn Diêu giả, giản phi dư Tần dã.

() 今言姚者,揀非餘秦也。



(Sớ: Nay nói là Diêu Tần nhằm phân biệt chẳng phải các nhà Tần khác).

 

Chúng ta vừa nhìn liền biết đây là triều đại nào? Đây là thời đại Diêu Tần, lại còn là đời vua thứ hai của nhà Diêu Tần. Diêu Trành đã chết, con ông ta là Diêu Hưng kế vị. [Kinh này dịch] dưới thời Diêu Hưng.



 

(Sớ) Tam Tạng giả, thông kinh, luật, luận, kiêm thiện Hoa Phạn cố.

() 三藏者,通經律論,兼善華梵故。



(Sớ: Tam Tạng là thông hiểu kinh, luật, luận, lại còn thông thạo tiếng Hán lẫn tiếng Phạn).

 

Người như thế gọi là Tam Tạng pháp sư” (Tripitakācārya), vị pháp sư này vô cùng nổi tiếng, Ngài nói tiếng Hán rất khá, đương nhiên là hết sức thông đạt Phạn văn; cho nên dịch kinh vô cùng thích hợp khẩu vị của người Hoa.



 

(Sớ) Pháp sư giả, Phật pháp sở thuộc, diễn dương hối chúng, vi biểu phạm cố.

() 法師者,佛法所屬,演揚誨眾,為表範故。



(Sớ: Pháp sư là người diễn giải, hoằng dương Phật pháp, dạy bảo đại chúng, nêu gương mẫu).

“Biểu” () là sư biểu (師表: Bậc thầy gương mẫu), “phạm” là mô phạm (模範: khuôn phép). Ngài thông đạt Phật pháp, có thể giảng giải, hướng dẫn chúng ta tu hành, nêu gương, làm khuôn phép cho chúng ta, nên chúng ta tôn xưng Ngài là “pháp sư”. Vì thế, danh xưng “pháp sư” này chẳng dễ đảm đương cho lắm! Nếu quý vị làm không được, người ta gọi quý vị là pháp sư, nói thật ra, đó là chửi người đấy! Chúng ta phải hiểu rõ điều này. Nếu bản thân chúng ta làm không được, người khác tôn kính gọi ta là pháp sư, hay hòa thượng, hãy nên sanh tâm hổ thẹn; nói thật ra là chẳng gánh vác nổi! Vì thế, các đồng tu xuất gia nhất định phải nỗ lực, phải thật sự phát phẫn, danh phù hợp thực, sẽ chẳng mắc tội lỗi! Nếu không, người ta gọi quý vị một tiếng, sẽ thành một tội nặng; gọi hai tiếng sẽ là hai tội nặng! Trong một đời này, ta chẳng làm tội nghiệp gì, đến sau này, khi vua Diêm La tống quý vị vào địa ngục, quý vị vẫn kêu oan uổng! Thật ra, cũng chẳng oan uổng tí nào! Mỗi một tiếng là tăng thêm tội này trên thân; thật đấy, chẳng giả tí nào! Giống như người thế gian, ta phát tâm làm thầy đi dạy học, kết quả là suốt đời cũng chẳng dạy một đứa học trò nào, chẳng lên lớp bữa nào, người ta vừa thấy mặt bèn nói: “Thầy ơi! Thầy ơi!” Người ấy có tội lỗi hay chăng? Có tội! Thật đấy, chẳng giả đâu!

 

(Sớ) Cưu Ma La Thập giả.

() 鳩摩羅什者。

(Sớ: Cưu Ma La Thập).

 

Đây là tên họ của một người.



 

(Sớ) Phạn ngữ cụ vân Cưu Ma La Kỳ Bà Thập.

() 梵語具云鳩摩羅耆婆什。



(Sớ: Tiếng Phạn nói đầy đủ là Cưu Ma La Kỳ Bà Thập).

 

Đây là dịch âm tiếng Phạn [Kumārajīva], người Hoa chuộng đơn giản, giảm bớt âm điệu, nên gọi là Cưu Ma La Thập. Có khi còn tỉnh lược hơn nữa, gọi Ngài là La Thập.



 

(Sớ) Thượng ngũ tự, thử vân Đồng Thọ.

() 上五字,此云童壽。



(Sớ: Năm chữ trên đây được cõi này dịch là Đồng Thọ).

“Đồng” () là đồng tử (童子), tuổi rất nhỏ, đứa bé con. “Thọ” () là cụ già. Tuy giống như đứa con nít, còn thuộc tuổi trẻ con, mà trí huệ và hàm dưỡng, cử chỉ của Ngài đều giống như một người trưởng thành. Vì thế, mọi người gọi Ngài bằng danh xưng này. Quả thật, Ngài rất lỗi lạc, đây là bậc tái lai, là Bồ Tát tái lai.

 

(Sớ) Thập giả, thâm thiện thử phương văn tự chi thập.

() 什者,深善此方文字之什。

(Sớ: “Thập”: Mười phần thông hiểu sâu xa văn tự phương này).

 

Đối với ngữ văn Trung Hoa rất thông đạt.



 

(Sớ) Hoa Phạn hợp cử, xưng La Thập dã.

() 華梵合舉,稱羅什也。



(Sớ: Gộp chung cả tiếng Hán lẫn tiếng Phạn nên gọi là La Thập).

 

Thật ra, tên thật sự của Ngài là Cưu Ma La Kỳ Bà, Thập ()14[14] là danh hiệu do người Hoa tặng cho Ngài. Ngài hết sức thông đạt ngữ văn tiếng Hán.



 

(Sớ) Dịch giả, dịch dã, dịch Phạn thành Hoa dã.

() 譯者,易也,易梵成華也。



(Sớ: Dịch là thay đổi, tức là chuyển từ tiếng Phạn sang tiếng Hán).

 

Đó là phiên dịch, đem Phạn văn chuyển thành tiếng Hán.



 

(Sớ) Châu Lễ, chưởng tứ phương chi ngữ, các hữu kỳ quan, Bắc phương viết Dịch, kim kinh tự Tây lai, nhi ngôn Dịch giả, Hán chi Bắc quan, kiêm thiện Tây ngữ, Ma Đằng thỉ chí, toại xưng vi Dịch, kim nhưng chi dã.

() 周禮,掌四方之語,各有其官,北方曰譯,今經自西來,而言譯者,漢之北官,兼善西語,摩騰始至,遂稱為譯,今仍之也。



(Sớ: Theo Châu Lễ, chưởng quản ngôn ngữ bốn phương, mỗi phương đều có một chức quan. Viên quan trông nom việc giao tiếp bằng ngôn ngữ ở phương Bắc được gọi là Dịch. Nay kinh này từ phương Tây truyền sang mà gọi là Dịch vì chức quan ở phương Bắc vào đời Hán cũng thông thạo các ngôn ngữ ở phương Tây. Ngài Ma Đằng đến [Trung Hoa] đầu tiên [được vị quan ở phương Bắc tiếp đãi], nên nay vẫn gọi là Dịch).

Châu Lễ là tên một bộ sách. Lễ Kinh của Trung Quốc gồm có ba bộ: Châu Lễ, Nghi Lễ và Lễ Ký. Đây là ba bộ trong mười ba kinh (thập tam kinh) [của Nho gia]. Trong Châu Lễ, hiến pháp, chánh trị, điển chương, văn vật, chế độ đời Châu, đều được ghi chép trong ấy. Châu Lễ là trước tác của Châu Công, ý tưởng ấy (tức ý tưởng xây dựng một xã hội ổn định, bình trị) được thiết lập tận thiện tận mỹ. Tôi chưa đọc bộ sách ấy, tiên sinh Phương Đông Mỹ đã bảo tôi rất nhiều lần, sách ấy hay lắm! Ngài nói: “Rất nhiều bản hiến pháp của các quốc gia xưa nay, trong ngoài nước đều thua Châu Lễ. Nếu các đời vua cuối của nhà Châu tuân thủ làm theo giáo huấn trong bộ sách ấy, nhà Châu sẽ chẳng vong quốc”. Trong lịch sử Trung Quốc, triều đại tồn tại lâu nhất là nhà Châu, tám trăm năm, người đời sau không tuân thủ bộ hiến pháp này, nên mới vong quốc. Phương tiên sinh hết sức tán thán bộ sách ấy, tôi chỉ đọc mấy thiên trong sách Lễ Ký.

Theo chế độ ấy, vị quan trông nom sự phiên dịch [ngôn ngữ] ở bốn phương có danh xưng khác nhau. Phương Bắc gọi là Dịch (), phương Đông gọi là Ký (), phương Nam gọi là Tượng (), phương Tây gọi là Địch Đê (狄鞮), danh xưng bất đồng, đều có ý nghĩa, nhưng công tác đều là phiên dịch. Kinh Phật đến từ phương Tây. Vào thời Hán, con đường Tơ Lụa15[15] là tuyến đường chính để từ Trung Quốc sang Tây Vực, Phật giáo cũng theo đường này truyền đến Trung Quốc, theo tuyến đường Nam Bắc từ rặng Thiên Sơn ở Tân Cương, Cam Túc đến Trường An; khi đó, kinh đô của quốc gia ở Trường An, rất gần phương Bắc. Khởi đầu từ thời hai vị Ma Đằng và Trúc Pháp Lan dịch Tứ Thập Nhị Chương Kinh, vị quan trông nom phiên dịch của phương Bắc đến giúp sức. Vị quan cai quản công tác phiên dịch ở phương Bắc rất thông thạo Phạn văn, nên mời ông ta đến giúp sức, cho nên dùng chữ Dịch này. Về sau, một mực dùng chữ Dịch, chẳng thay đổi nữa, đã biến thành thói quen rồi!

Tứ Thập Nhị Chương Kinh là bộ kinh Phật được phiên dịch đầu tiên tại Trung Quốc. Bộ kinh này có nội dung vô cùng phong phú, có thể nói là Phật học khái luận của kinh Phật. Cuốn Tứ Thập Nhị Chương Kinh Tân Sớ của cư sĩ Quý Thánh Nhất đã chú giải rất tỉ mỉ, trong tất cả các bản chú giải xưa nay, tôi cảm thấy bản của ông ta hay nhất. Chỗ hay nhất trong bộ kinh này là gì? Con người hiện đại chúng ta học Phật chẳng thể thành tựu là vì thân mình đầy bệnh (khuyết điểm) mà chẳng biết. “Ta không phạm khuyết điểm gì! Ta hết sức tốt đẹp!” Thấy khuyết điểm của kẻ khác, chẳng biết chính mình sai quấy! Sau khi quý vị đọc kinh này, mới phát hiện chính mình có bao nhiêu là lầm lỗi, sửa đổi những khuyết điểm ấy, công phu niệm Phật của quý vị mới đắc lực. Bộ kinh này là một liều lương dược chữa bệnh cho chúng ta! Học Phật phải học từ đâu? Phải học từ bộ kinh này! Nhưng bộ kinh này lời lẽ đơn giản, ý nghĩa bao quát, văn tự rất đơn giản, rất ít, nghĩa lý quá phong phú, không được chú giải cặn kẽ, quý vị sẽ chẳng thấy được! Trong quá khứ, chúng ta vẫn chưa tìm được bản chú giải lý tưởng. Bản chú giải của pháp sư Quán Đảnh quá sâu, không thích hợp cho kẻ mới học. Do vậy, tại Hương Cảng, tôi thấy bản này của cư sĩ Quý Thánh Nhất, vô cùng hoan hỷ!

Các đồng tu học giảng kinh phải bắt đầu học từ chỗ nào? Bắt đầu học từ kinh này. Kinh này chia thành ba bộ phận, bộ phận thứ nhất là giải thích khoa đề, tức là mỗi chương trong bốn mươi hai chương có một đề mục, [giải thích khoa đề] là giải thích đề mục [của từng chương], sau đó là giải thích danh từ thuật ngữ, điển cố, cuối cùng là giảng nghĩa, hợp lại để giảng. Có từng tầng lớp rõ rệt! Đây là quy củ giảng kinh truyền thống, hoàn toàn dựa theo quy củ để giảng, có thứ tự, chẳng lộn xộn. Vì thế, các đồng tu giảng kinh phải dốc sức nơi bộ kinh này. Quý vị có thể học theo quy củ và phương pháp này, về sau, quý vị sẽ có chỗ để dốc sức nơi hết thảy các kinh. Do vậy, đây là bộ sách tham khảo vô cùng hay. Pháp sư Bân Tông chú giải kinh Di Đà và Tâm Kinh cũng dùng quy củ này, viết theo đúng quy củ. Đó là khuôn mẫu giảng kinh tốt đẹp, nhất định phải dựa theo phương thức này để giảng.

Vì thế, quý vị giảng kinh chớ nên học theo cách tôi giảng trong hiện thời. Học theo cách tôi giảng trong hiện nay sẽ gặp trắc trở. [Muốn] học giảng kinh với tôi thì [phải học] trong mười mấy năm trước đây, nghe tôi giảng kinh sẽ được lợi ích, được thụ dụng, vì sao? Khi tôi bắt đầu đến giảng kinh tại Đài Bắc, đại khái là mười lăm, mười sáu năm, tuân theo phương pháp giảng ấy, rất giữ quy củ. Từ năm Dân Quốc sáu mươi (1977) bắt đầu giảng kinh Hoa Nghiêm, dần dần vượt ngoài đường lối, không tuân thủ quy củ nữa. Những người mới học nghe không nhận ra, nhưng các vị có kinh nghiệm nghe giảng biết ngay. Tôi giảng kinh tại Hương Cảng, có rất nhiều pháp sư nghe, còn có những pháp sư hết sức thích nghe tôi giảng kinh. Pháp sư Sướng Hoài bảo đại chúng: Tôi không phải là giảng kinh trên tòa, mà là nói gì? Trình bày báo cáo tâm đắc của chính mình. Tôi mở bản kinh ra, tôi nói những điều chính mình hiểu và lãnh hội. Quý vị bắt đầu học giảng kinh, có câu nói: “Bất học quy củ, bất thành phương viên” (Chẳng học theo quy củ16[16], chẳng thành vuông tròn). Đạt đến cảnh giới của tôi, phải nâng cao hơn một tầng nữa, trên giảng đài, tôi đã tuân theo quy củ mười mấy năm!

Từ năm Dân Quốc 56 (1967), tôi lên Đài Bắc giảng kinh, tôi vừa xuất gia bèn bắt đầu giảng kinh, tôi xuất gia năm Dân Quốc 48 (1959), tháng Giêng năm Dân Quốc 49 (1960) bèn bắt đầu giảng kinh, tuân theo quy củ, đến năm sáu mươi tuổi mới dần dần thoát ra, giảng báo cáo tâm đắc của chính mình. Do vậy, những đồng học nghe kinh thuở đầu, giống như các vị đang giảng kinh ở các nơi như Hùng Uyển, Từ Huệ Linh, vào thuở ấy, có lúc họ gặp tôi, vẫn nói: “May là thuở ấy, đến nghe [thầy giảng] bèn được lợi ích, học được thứ này thứ nọ. Bây giờ đến nghe kinh, chẳng học được gì!” Nay tôi giảng đúng “thiên mã hành không”17[17], không có ngằn mé. Khi cao hứng, thì có mấy câu, ba bốn câu kinh văn mà giảng suốt hai giờ không xong, cũng có khi cả đoạn văn dài, loáng một cái đã xong, quý vị học được điều gì? Học không được! Nhưng đối với người tu hành, lời giảng ấy hữu ích, đối với những vị học giảng kinh thì hỏng bét, nhưng đối với những vị niệm Phật tu hành, chắc chắn hữu ích. Vì thế, chắc chắn không thể học theo cách tôi giảng trên giảng đài, hiện thời tốt nhất là tuân theo phương pháp này trong Tứ Thập Nhị Chương Kinh để học giảng kinh.

Đoạn kế tiếp nhằm giới thiệu đơn giản về Cưu Ma La Thập đại sư; đây là trích lục từ truyện ký của Ngài, nhằm khiến cho chúng ta hiểu biết đại lược về đại sư. Theo truyện ký, vị đại sư này là vị thầy dịch kinh của quá khứ thất Phật. Vì thế, những thứ do Ngài phiên dịch hết sức hay! Đến Trung Quốc, Ngài chịu không ít vùi dập, chịu đựng chẳng ít khổ nạn, chính mình bị thiệt thòi to lớn, nhưng Ngài có cống hiến rất lớn đối với Phật pháp Trung Quốc. Ngài bị Lữ Quang giam cầm gần ba mươi năm, không cách nào xoay sở, Ngài học văn tự Trung Quốc vào lúc ấy. Sau khi Lữ Quang chết, cháu là Lữ Long kế vị, đầu hàng Diêu Hưng; Cưu Ma La Thập đại sư mới được Diêu Hưng nghênh thỉnh về Trường An, tiến hành công tác dịch kinh bảy năm rồi viên tịch. Bảy năm ấy có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Trung Quốc, đặt vững cơ sở cho Phật giáo Trung Quốc.

Do điều này biết rằng: Hoằng pháp lợi sanh không do thời gian dài hay ngắn, mà thật sự do công lực dầy hay mỏng. Như Ấn Quang đại sư, đối với Phật pháp cận đại, không chỉ là nói theo phía Tịnh Độ, mà đối với toàn bộ Phật pháp, Ngài có ảnh hưởng to lớn dường ấy. Ấn Quang đại sư hoằng pháp bao nhiêu năm? Mười năm. Bảy mươi tuổi mới ra hoằng pháp, trước năm bảy mươi tuổi không ai biết, tới bảy mươi tuổi mới bị người ta phát hiện. Khi đó nhằm thời đầu Dân Quốc, có những vị lão cư sĩ rất có học vấn lúc đến Phổ Đà Sơn du ngoạn, đã vô tình phát hiện, trò chuyện với Ngài, cảm thấy vị này kiến giải lỗi lạc. Sau đấy, trao đổi thư từ với Ngài, những bức thư trả lời của Ngài được đăng tải công khai trên báo hay tạp chí, mọi người mới biết có pháp sư Ấn Quang. Lão nhân gia viên tịch năm tám mươi tuổi, [hoằng pháp chỉ] mười năm. Đây là như cổ nhân Trung Quốc đã nói: “Hậu tích bạc phát” (chất chứa sâu dầy, phát hiện mỏng manh), vì Ngài đã tích chứa quá dầy, tuy thời gian phát ra chẳng dài, nhưng công lực đã đủ mức, nên mới có sức ảnh hưởng sâu dầy như vậy. La Thập đại sư là người như vậy. Chúng ta phải ghi nhớ chuyện này.

Đối với người hiện thời, tôi được coi là kẻ đã từng trải qua [kinh nghiệm này], chính mình bị thua thiệt rất nhiều, bị lừa gạt rất nhiều; đó là vì lúc tôi ra giảng kinh, tuổi còn trẻ quá, chẳng thể học theo cổ nhân, tích chứa chẳng dầy. Cho nên sức lực phát ra cũng chẳng đủ, phải tích chứa cho dầy, mới đủ sức! Tôi thấy người hiện thời vẫn chẳng được như tôi. Tôi còn có thể theo thầy học Phật mười ba năm, bọn họ hiện thời học được ba tháng đã muốn đi ra ngoài biểu diễn, vẫn chẳng bằng tôi. Có thể suy ra: Sức lực do quý vị phát ra sẽ chẳng bằng tôi. Chúng ta đọc những tác phẩm của cổ nhân phải ghi nhớ giáo huấn, phải có lòng nhẫn nại, phải có chí thường hằng, phải có nghị lực, có như vậy thì mới có thể thật sự thành tựu.

Học theo lời dạy của một người, điều này trọng yếu lắm! Không nên ra ngoài, hôm nay nghe vị này, ngày mai nghe vị khác, nghe nhiều quá, tư tưởng hỗn loạn, phức tạp. Do vậy, tuy người ta tôn kính Ấn Quang đại sư, có mấy ai thường nhắc đến tên Ngài? Không nhắc tới! Vì sao chẳng nhắc tới? Có chỗ kiêng kỵ. Ấn Quang đại sư phản đối kẻ học Phật thường tới chùa, phản đối người học Phật thân cận pháp sư, cực lực phản đối! Quý vị tới chùa thường xuyên quá, tinh thần phân tán, chẳng thể tập trung, chẳng thể học Phật pháp tốt đẹp lắm, nhiều nhất là tu được một chút “si Phật” (痴佛) mà thôi! Quý vị tiếp cận vị pháp sư này, vị pháp sư này bèn giảng điều này, [thân cận] vị pháp sư nọ, [vị ấy bèn] giảng điều kia, đầu óc quý vị chứa đựng đủ thứ lộn xộn, niệm Phật sẽ chẳng đắc nhất tâm bất loạn.

Do vậy, mọi người hễ nhắc tới pháp sư Ấn Quang, bèn rất cung kính, nhưng chẳng nhắc tới một câu nào của Ngài! Vì sao? Đối với pháp sư Ấn Quang, thí dụ như quý vị quy y với Ngài, đến đó gặp Ngài, Ngài sẽ đùng đùng quở mắng quý vị một trận: “Ngươi đến đây làm chi?” “Con đến thăm sư phụ”. “Ngươi đã thấy mặt sư phụ rồi, có gì hay ho đâu? Không trở về nhà lo thật thà niệm Phật, gặp sư phụ để làm gì chớ?” Chửi cho một trận tơi bời, đó là một vị thiện tri thức chân chánh. Pháp sư hiện thời thì: “Các ông thường phải đến gặp ta”, thái độ khác hẳn pháp sư Ấn Quang! Cho nên mọi người kính nhi viễn chi Ngài! Nhưng nếu chúng ta suy ngẫm, sẽ thấy: Thật sự muốn thành tựu thì lời lão nhân gia dạy đúng quá. Ngài chủ trương một đạo tràng, một thầy, học theo lời dạy của một vị thầy, quý vị mới có thể đắc nhất tâm bất loạn, sẽ chẳng bỏ lỡ một đời này! Hôm nay, chúng tôi giảng tới chỗ này.

 

Tập 88

 

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bổn, trang một trăm năm mươi mốt:



 

(Sớ) Án bổn truyện, Sư, Trung Thiên Trúc quốc nhân, phụ danh Cưu Ma La Diễm, gia thế tướng quốc, khí vinh xuất du, Quy Tư vương dĩ muội thê chi, sanh Sư. Sư sanh nhi thần linh, thất tuế tùy mẫu nhập tự, kiến thiết bát, thí thủ gia đảnh, nga niệm thử bát thậm trọng, ngã hà năng cử? Tức bất thắng trọng. Toại ngộ vạn pháp duy tâm, bác học cường ký, nhân năng mạc cập.

() 按本傳,師,中天竺國人,父名鳩摩羅琰,家世相國,棄榮出遊,龜茲王以妹妻之,生師,師生而神靈,七歲隨母入寺,見鐵缽,試取加頂,俄念此缽甚重,我何能舉?即不勝重。遂悟萬法唯心,博學強記,人能莫及。

(Sớ: Theo truyện ký của Ngài, Sư là người xứ Trung Thiên Trúc, cha tên là Cưu Ma La Diễm, vốn thuộc dòng dõi Tướng Quốc, bỏ vinh hoa, đi du hóa khắp nơi. Vua xứ Quy Tư gả em gái cho, sanh ra Sư. Sư sanh ra thông minh, bảy tuổi theo mẹ vào chùa, thấy bát sắt, thử đội lên đầu, chợt nghĩ bát này rất nặng, ta làm sao có thể giở lên được? Liền [cảm thấy] bát nặng khôn xiết, bèn ngộ “vạn pháp duy tâm”, học rộng, nhớ dai, không ai bằng được).

 

Giới thiệu người phiên dịch bộ kinh này là Cưu Ma La Thập đại sư. Vị đại sư này là Bồ Tát tái lai, trong đời quá khứ từng là vị sư dịch kinh của bảy đức Phật, từng phiên dịch kinh điển của bảy đức Phật. Vì thế, Ngài dịch hay như thế, do có mối quan hệ nhân duyên với đời trước.



“Bổn truyện”: Đây là trích lục từ truyện ký của Ngài. Truyện ký bản gốc rất dài, trong Đại Tạng Kinh và Cao Tăng Truyện đều có truyện ký của Ngài. Chữ “Sư” [trong lời Sớ] chỉ La Thập đại sư. “Trung Thiên Trúc quốc nhân”: Đây là nói về quê hương của Ngài. Thiên Trúc là Ấn Độ, khi ấy Ấn Độ được chia thành năm khu vực: Đông, Nam, Tây, Bắc, và Trung, Ngài là người Trung Ấn Độ. Cha Ngài là Cưu Ma La Diễm (Kumārāyana), là Tướng Quốc, tức Tể Tướng, giống như Hành Chánh Viện Trưởng (Thủ Tướng)18[18] trong chế độ hiện thời, địa vị khá cao. Tuy sanh trong gia đình quý tộc, ông từ bỏ phú quý đi xuất gia, [lời Sớ chép là] “khí vinh xuất du”, tức là sang du lịch nước khác. Sau đấy đến Quy Tư (Kuche, Cưu Ty), chữ này đọc [theo âm Quan Thoại] là Qiu Cí19[19] thuộc Thiên Sơn nam lộ của vùng Tân Cương, Trung Quốc; khi ấy, [Cưu Ty] là một quốc gia rất nổi danh tại Tây Vực20[20]. Quốc vương Cưu Ty coi trọng Cưu Ma La Diễm, bèn gả em gái cho Ngài. Định cư ở nơi đây, sau đó, sanh ra một trai là Cưu Ma La Thập. Đây là tường thuật gia thế của Ngài.

“Sanh nhi thần linh”: Ngài sanh ra cũng rất không tầm thường, đứa bé này vô cùng thông minh, có trí huệ. “Thất tuế tùy mẫu nhập tự” (bảy tuổi theo mẹ vào chùa), thấy bát sắt trong chùa, đội lên đầu chơi, bỗng nhiên nghĩ: Bát này nặng như thế, ta bé như thế, làm sao đội lên đầu được? Ý niệm này vừa nẩy sanh, liền cảm thấy cái bát ấy quá nặng, nhấc lên không nổi! Ngay lúc ấy, Ngài liền ngộ “vạn pháp duy tâm”. Trong tâm không có phân biệt chấp trước, sẽ chẳng có nặng hay nhẹ; có phân biệt, chấp trước, hết thảy hiện tượng sẽ sanh ra. Đúng là cảnh chuyển theo tâm! Vào thời Hán, tại Trung Quốc, Lý Quảng là một vị đại tướng rất giỏi. Có một lần trong khi hành quân, ông ta thấy một khối đá lớn trong đám cây cỏ, khối đá ấy nhìn xa giống như một con cọp, liền bắn một phát tên. Khi bắn, mũi tên cắm sâu vào tảng đá, Lý Quảng vừa nhìn thấy khối đá, liền cảm thấy chính mình ghê gớm lắm: “Các ngươi xem đó, ta rất mạnh! Bắt một phát lút sâu vào đá”. Bắn phát nữa, chẳng thể xuyên vào đá! Đấy cũng là vạn pháp duy tâm! Khi ông ta bắn tên, chẳng nghĩ đó là tảng đá mà tưởng là con cọp, cho nên mũi tên có thể bắn xuyên qua. Niệm thứ hai, biết nó là tảng đá, nên mũi tên chẳng bắn xuyên thấu được. Vạn pháp duy tâm, tâm chuyển vạn pháp. “Bác học cường ký”: Đại sư có trí nhớ rất tốt, những sách đã đọc chẳng quên, “nhân năng mạc cập”: So ra, người bình thường chẳng bằng Ngài.

 

(Sớ) Dĩ xung niên cao đức, cố vân Đồng Thọ.



Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 461.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương