A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghệp



tải về 1.82 Mb.
trang7/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   47

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập doanh nghệp


Sự cần thiết ban hành

Sự cần thiết ban hành văn bản: Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã có những quy định phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên đã phát huy được những tác động tích cực góp phần tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi hơn so với trước; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý thuế TNDN theo hướng doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm; ổn định và đóng vai trò quan trọng đối với thu Ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, qua 02 năm triển khai thực hiện, trước những diễn biến phát triển của nền kinh tế, Luật thuế TNDN đã bộc lộ một số tồn tại cần sửa đổi, bổ sung cụ thể: một số quy định về thuế chưa theo kịp và phù hợp với các hoạt động kinh tế mới phát sinh, như: bán hàng đa cấp, dịch vụ qua thương mại điện tử, cơ chế thuế thích hợp cho các tập đoàn kinh tế; quy định về tỷ lệ khống chế chi phí được trừ đối với hoạt động quảng cáo; quy định thu nhập khác không thuộc diện được ưu đãi thuế; quy định về ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư mở rộng, chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp; quy định về chính sách thuế áp dụng đối với các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;…

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật thuế TNDN sửa đổi chỉ quy định các nội dung về chính sách. Đồng thời, rà soát lại các quy định bất cập hiện hành để sửa đổi, và bổ sung thêm các quy định khác về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, ưu đãi thuế TNDN.



Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Những quan điểm chính sửa đổi văn bản:

- Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới.

- Phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp, các bộ luật và luật hiện hành; phù hợp với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm, những quy định vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong những quy định của Luật thuế TNDN hiện hành; bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý, thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho đối tượng thi hành luật.

- Thực hiện theo quy định của Luật thuế TNDN, Luật Ban hành VBQPPL và thực hiện điều ước quốc tế... Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên (như Văn kiện gia nhập WTO, Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản thủ tục hải quan), các Hiệp định song phương, đa phương...

- Góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Nội dung chính:

Quy định sửa đổi hoặc bổ sung về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế TNDN.

- Bổ sung các quy định về ưu đãi thuế TNDN (cả thuế suất và thời gian miễn, giảm) đối với các doanh nghiệp thực hiện đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, học sinh, sinh viên hoặc chính sách ưu đãi thuế đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, siêu nhỏ hoặc tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

- Bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng. Nghiên cứu sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế đối với một số loại thu nhập khác gắn liền với dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN

- Nghiên cứu bổ sung một số quy định về thuế chưa theo kịp và phù hợp với các hoạt động kinh tế mới phát sinh, như: bán hàng đa cấp, dịch vụ qua thương mại điện tử, cơ chế thuế thích hợp cho các tập đoàn kinh tế; quy định về tỷ lệ khống chế chi phí được trừ đối với hoạt động quảng cáo;…

- Về thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, thu nhập tính thuế: sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành về thu nhập khác, các khoản thu nhập được miễn, giảm thuế (ví dụ các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, siêu nhỏ, các dự án đầu tư mở rộng ….)

- Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: trên cơ sở kiến nghị và đề xuất của doanh nghiệp, địa phương và các cơ quan liên quan, tiếp tục rà soát để có các quy định phù hợp với thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, ví dụ khoản chi phí khống chế quảng cáo, tiếp thị, các khoản trích lập quỹ dự phòng tài chính, khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay, chi phí trong các Tập đoàn kinh tế, ….

- Về mức thuế suất ưu đãi: Tiếp tục rà soát đề xuất các nhóm đối tượng mới cần khuyến khích vào nhóm được áp dụng thuế suất ưu đãi ở mức cao hơn quy định hiện hành như xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, học sinh, sinh viên, tổ chức tài chính quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ, tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận … hoặc loại bỏ bớt các đối tượng đang được hưởng ưu đãi thuế suất ở mức cao hiện hành sang nhóm áp dụng thuế suất ưu đãi khác hoặc thuế suất phổ thông.

- Về miễn giảm thuế: Bổ sung các quy định về miễn giảm thuế đối với hoạt động đầu tư mở rộng; Bổ sung quy định về miễn giảm thuế đối với DN thành lập và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, học sinh, sinh viên hoặc chính sách ưu đãi thuế đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, siêu nhỏ hoặc tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Nguồn nhân lực của Bộ Tài chính, chuyên gia trong nước của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các Bộ khác có liên quan.


16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng


Sự cần thiết ban hành

Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã có những quy định phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên đã phát huy được những tác động tích cực, như: góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là do các hoạt động vận tải quốc tế được áp dụng thuế suất 0%, góp phần tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi hơn so với trước; là nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước.

Qua 02 năm triển khai thực hiện, trước những diễn biến phát triển của nền kinh tế, Luật Thuế GTGT đã bộc lộ một số tồn tại cần sửa đổi, bổ sung cụ thể: chưa đề cập đến đối tượng không điều chỉnh và chưa có chính sách khuyến khích việc điều hành của cơ sở kinh doanh đóng trụ sở tại Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh cung ứng hàng hoá, dịch vụ quốc tế; diện không chịu thuế còn rộng dẫn đến việc khấu trừ thuế bị ngắt quãng giữa các khâu sản xuất kinh doanh, tăng giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ liên quan; đối tượng áp dụng thuế suất 5% vẫn còn dàn trải dẫn đến phức tạp trong quản lý và tính thuế của cả doanh nghiệp và cơ quan thuế; tiêu chí xác định dịch vụ xuất khẩu chưa bao quát hết các trường hợp cần khuyến khích xuất khẩu; ...

Do đó, cần thiết phải có sửa đổi, bổ sung Luật vào năm 2013 để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế và hội nhập.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều chỉ quy định các nội dung về chính sách.



Những quan điểm, chính sách sửa đổi cơ bản

- Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới.

- Phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp, các bộ luật và luật hiện hành; phù hợp với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm, những quy định vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong những quy định của Luật Thuế GTGT hiện hành; bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý, thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho đối tượng thi hành luật.

Những nội dung chính của văn bản sửa đổi

- Bổ sung làm rõ về phạm vi điều chỉnh; đối tượng nộp thuế.

- Rà soát giảm bớt đối tượng không chịu thuế;

- Rà soát giảm bớt đối tượng áp dụng thuế suất 5%;

- Sửa đổi phương pháp tính thuế.

Chính sách cơ bản của văn bản và mục tiêu của chính sách:

a) Bổ sung làm rõ về phạm vi điều chỉnh; đối tượng nộp thuế:

- Nghiên cứu bổ sung chính sách khuyến khích cơ sở kinh doanh tại Việt Nam cung cấp hàng hoá, dịch vụ trên thị trường quốc tế không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thuế GTGT như đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu cho phù hợp với thực tế ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh đặt trụ sở tại Việt Nam để điều hành hoạt động kinh doanh, thương mại quốc tế.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách thuế GTGT đối với thương mại điện tử; dịch vụ xuyên biên giới, bảo đảm bao quát nguồn thu và công bằng với các giao dịch thương mại truyền thống.

- Nghiên cứu bỏ cơ chế áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ trao đổi giữa khu phi thuế quan và nội địa như hàng hoá, dịch vụ xuất nhập khẩu;



b) Rà soát giảm bớt đối tượng không chịu thuế:

- Nghiên cứu giảm bớt số lượng hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT: chuyển quyền sử dụng đất; nông lâm sản do người sản xuất trực tiếp bán ra và tại khâu nhập khẩu; nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê;…



c) Rà soát giảm bớt đối tượng áp dụng thuế suất 5%:

Nghiên cứu giảm bớt nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5%, tiến tới áp dụng một mức thuế suất 10% vào năm 2020.



d) Sửa đổi phương pháp tính thuế:

- Nghiên cứu giải pháp hạn chế gian lận trong kê khai, khấu trừ thuế GTGT: đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân; nâng cao điều kiện khấu trừ về mức thanh toán qua ngân hàng;

- Xác định ngưỡng chịu thuế để tiến tới áp dụng một phương pháp tính thuế. Đối tượng nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng áp dụng mức thuế tỷ lệ % trên doanh thu hàng hoá, dịch vụ (thuế doanh thu).

Các giải pháp để thực hiện chính sách:

- Về cơ sở pháp lý: Thực hiện theo quy định của Luật thuế GTGT, Luật Ban hành VBQPPL và thực hiện điều ước quốc tế... Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên (như Văn kiện gia nhập WTO, Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản thủ tục hải quan), các Hiệp định song phương, đa phương...

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và Hiệp hội có liên quan.

- Có biện pháp tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ trong ngành để nắm vững quy định của luật và triển khai thực hiện tốt trong thực tế.



Các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách:

- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý, thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho đối tượng thi hành luật (thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Quản lý thuế).

- Góp phần khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính. Cơ quan phối hợp là Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương