A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất )



tải về 1.82 Mb.
trang2/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

15. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất )


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

16. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

17. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng


Luật thi đua, khen thưởng được thông qua ngày 26/11/2003. Ngày 14/6/2005 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng (bổ sung 01 Điều 58a danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”). Sau hơn 5 năm thực hiện Luật, Ban Thi đua, Khen thưởng đánh giá, nhận định một số nội dung cơ bản sau:

1. Ưu điểm:

Nhìn chung, việc thực hiện Luật đã được Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tương đối đồng bộ và có hiệu quả. Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận đoàn thể, có những chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng đã có những tiến bộ quan trọng, tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng bằng pháp luật. Hội đồng thi đua, khen thưởng, bộ máy làm thi đua, khen thưởng các cấp tiểp tục được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng hiệu quả. Các cơ quan thông tin đại chúng có nhiều hình thức tuyên truyền, biểu dương người tốt việc tốt. Phong trào thi đua yêu nước đã được triển khai rộng khắp, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, từng bước được đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Công tác khen thưởng cơ bản đảm bảo quy định và dần đi vào nề nếp. Việc bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến bước đầu đã được các cấp, các ngành quan tâm... Những kết quả đạt được đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết dân tộc và đồng thuận xã hội.

2. Những mặt tồn tại, hạn chế:

Nhìn chung hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu xuất phát từ thực tiễn tình kinh tế, xã hội, đời sống:

- Mặc dù Luật đã đề cập nhưng trong thực tiễn, đối tượng tham gia thi đua, khen thưởng (Luật điều chỉnh) chỉ tập trung ở khu vực Nhà nước, trong đó chủ yếu ở khu vực cơ quan hành chính nhà nước.

- Cơ chế (căn cứ pháp lý) để thực hiện thẩm quyền ban hành các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, các hình thức biểu dương, tôn vinh trong hệ thống tổ chức Đảng, Cơ quan dân cử, cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp chưa thực sự rõ ràng, cụ thể dẫn đến sự chồng chéo hoặc ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật.

- Hệ thống tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua còn chưa cụ thể, chưa khoa học, do vậy chưa tiếp cận được tới các đối tượng ngoài xã hội.

II. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng:

Sau hơn 5 năm thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, các bộ, ngành, địa phương kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng nhằm đưa luật vào cuộc sống và thực sự là một trong những công cụ quản lý nhà nước, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà Đảng, Nhà nước đề ra trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với tinh thần đó, Ban đã có Tờ trình số 1100/TTr-BTĐKT ngày 28/7/2006 trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị đưa vào chương trình xây dung pháp luật của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng. Để chủ động triển khai việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng; Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã tổ chức nghiên cứu từ đầu năm 2007 và ban hành văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành địa phương đánh giá việc thực hiện Luật thi đua, Khen thưởng, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học với các cán bộ chủ chốt, chuyên trách thi đua, khen thưởng trong toàn quốc.

Ngày 15/3/2008, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 740/TTr-BNV, trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và ngày 27/3/2008 Chính phủ đã có Tờ trình số 24/TTr-CP trình Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Vì những lý do mới phát sinh, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng chưa được đưa ra báo cáo tại các kỳ họp của Quốc hội khoá XII.

Ngày 30/8/2010 tại Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát triển, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”, trong Kết luận có nêu giao các cơ quan chức năng nghiên cứu để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng, bảo đảm Luật được sửa đổi, bổ sung có tính khả thi cao.

Ngày 09/12/2010 Ban Thi đua – Khen Trung ương có văn bản số 2672/BTĐKT-VI gửi Bộ Nội vụ về việc đề xuất Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua, Khen thưởng vào năm 2012 của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII.

Nội dung cần sửa đổi, bổ sung tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

1. Bổ sung một số nội dung trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua.

2. Bổ sung thẩm quyền quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng của một số tổ chức, cá nhân; bổ sung để quy định rõ tuyến trình khen thưởng.

3. Bổ sung, sửa đổi những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua và một số hình thức khen thưởng.

4. Bổ sung, sửa đổi một số nội dung và lĩnh vực cụ thể để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

5. Bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng.

6. Bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục, hồ sơ theo hướng cải cách thủ tục hành chính.


18. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế


Sự cần thiết ban hành

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (Luật điều ước quốc tế), thay thế Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 (Pháp lệnh năm 1998). Luật điều ước quốc tế được xây dựng phù hợp với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), kế thừa những nội dung còn giá trị của Pháp lệnh năm 1998; bảo đảm sự tương thích với Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Từ khi có hiệu lực, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đã được thực thi có hiệu quả, đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế của Việt Nam, góp phần tích cực để tăng cường công tác đối ngoại, thực hiện hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của ta, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, đã phát sinh nhu cầu cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này.



Thứ nhất, cần xác định những thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ không phát sinh ràng buộc theo luật pháp quốc tế có thuộc khái niệm điều ước quốc tế và chịu sự điều chỉnh của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế không. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế định nghĩa điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản, không phụ thuộc vào tên gọi, được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với một hoặc nhiều chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Trong thực tiễn hoạt động đối ngoại những năm vừa qua, có không ít văn bản thỏa thuận (với tên gọi khác nhau) được ký kết nhân danh Nhà nước, hoặc nhân danh Chính phủ, song, những văn bản thỏa thuận đó không thực sự là “điều ước quốc tế” theo luật pháp quốc tế - tức là không có giá trị ràng buộc về mặt luật pháp quốc tế (ví dụ: chương trình hành động, tuyên bố chung mang tính chất chính trị trong khuôn khổ một chuyến thăm, bản ghi nhớ, hoặc tuyên bố ý định về dự định hợp tác…). Một số văn bản còn quy định rõ rằng bản thân văn bản đó không có giá trị ràng buộc (non-binding agreement), hoặc quy định là văn bản đó không phải là điều ước quốc tế, theo đề nghị của một số đối tác nước ngoài cung cấp ODA cho Việt Nam (ví dụ: một số bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận về dự án ODA cụ thể ký với Ca-na-đa).

Tuy nhiên, những văn bản thỏa thuận đó do về danh nghĩa được ký nhân danh Nhà nước, hoặc nhân danh Chính phủ nên được coi là “điều ước quốc tế” theo khái niệm quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, và trình tự, thủ tục áp dụng đối với việc ký kết những văn bản như nêu trên đều phải tuân thủ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (xin ý kiến bộ ngành liên quan, lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, trình Chính phủ về việc đàm phán, ký, phê duyệt…), gây tranh luận và khó khăn nhất định trong việc đẩy nhanh việc ký kết, hoặc sửa đổi, gia hạn dự án ODA thuộc văn bản thỏa thuận đó. Một số nước cung cấp ODA như Ca-na-đa, Đan Mạch… đã nêu vấn đề không coi những văn bản đó là điều ước quốc tế, cần có thủ tục nhanh, đơn giản cho việc ký kết những văn bản đó.

Thực tế này đòi hỏi Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế cần quy định rõ ràng hơn về khái niệm điều ước quốc tế, để từ đó xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế có bao gồm hay không bao gồm những văn bản thỏa thuận nhân danh Chính phủ nhưng không phát sinh ràng buộc theo pháp luật quốc tế.

Thứ hai, thực tiễn phát sinh yêu cầu cần có thủ tục nhanh/thủ tục rút gọn cho việc ký kết (đàm phán, ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn), sửa đổi một số loại điều ước quốc tế (ví dụ về dự án cụ thể ODA hoặc xuất khẩu gạo), hoặc trong trường hợp khác (ví dụ cần tiến hành gấp nhân dịp đón đoàn cấp cao nước ngoài hoặc đoàn cấp cao của nước ta đi nước ngoài…).

Thực tiễn công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, có yêu cầu đề nghị, đối với một số loại điều ước quốc tế, đặc biệt là nhóm điều ước quốc tế cụ thể về ODA cần có thủ tục rút gọn, nhằm nhanh chóng ký và đưa điều ước quốc tế đó có hiệu lực để tranh thủ tiếp nhận ODA, hoặc sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế cụ thể về ODA (thường liên quan đến gia hạn dự án, gia hạn ngày đóng tài khoản vay cho dự án ODA). Cũng có ý kiến đề nghị, đối với một số điều ước quốc tế về xuất khẩu gạo (có nội dung chính về cơ bản như nhau) thì nên được áp dụng thủ tục rút gọn về ký kết.

Trong một số trường hợp có yêu cầu đặc biệt cấp bách về thời gian và phải bảo đảm yêu cầu đối ngoại (ví dụ: ký điều ước quốc tế nhân đoàn cấp cao…), việc rút gọn quy trình thủ tục để nhanh chóng ký được điều ước quốc tế cũng rất cần thiết.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc thực hiện thủ tục trình Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế gây nên sự trùng lặp không cần thiết với thủ tục trình về việc ký điều ước quốc tế, do văn bản của điều ước quốc tế đó không thay đổi từ khi trình Chính phủ về việc ký. Đối với những trường hợp này, nên có quy định cụ thể cho phép thực hiện đồng thời thủ tục trình Chính phủ về việc ký và phê duyệt điều ước quốc tế (đều trình Chính phủ quyết định).

Xuất phát từ yêu cầu của thực tế nêu trên, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế cần được bổ sung quy định về thủ tục rút gọn đối với một số trường hợp đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi điều ước quốc tế.

Thứ ba, thực tế có đề nghị cần xác định rõ những trường hợp điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.

Theo quy định hiện hành, điều ước quốc tế được trình Chủ tịch nước xem xét phê chuẩn, Chủ tịch nước sẽ tự quyết định trình Quốc hội phê chuẩn nếu cần thiết. Tuy Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế quy định những điều ước quốc tế phải được phê chuẩn, nhưng không quy định những trường hợp nào Chủ tịch nước cần trình Quốc hội phê chuẩn, để hoàn toàn do Chủ tịch nước quyết định. Việc làm rõ quy định về vấn đề này giúp cho các cơ quan hữu quan xác định rõ các trường hợp điều ước quốc tế phải được trình Quốc hội phê chuẩn để chuẩn bị hồ sơ, kịp thời tiến hành thủ tục cần thiết; đồng thời giúp Chủ tịch nước thực hiện hiệu quả hơn thầm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế; hơn nữa tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc phê chuẩn điều ước quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế mà để thực hiện đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới VBQPPL.

Do đó, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế cần được điều chỉnh để xác định rõ các trường hợp điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.

Thứ tư, có đề xuất cần bổ sung một số nội dung chưa được quy định trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

Hình thức ký ad referendum – là hình thức ký điều ước quốc tế và được Chính phủ chấp thuận sau khi ký - chưa được quy định trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, song được quy định trong Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, và có thể được áp dụng trên thực tế để phục vụ yêu cầu đối ngoại.

Ngoài ra, vấn đề công bố điều ước quốc tế trên website cũng cần được bổ sung cho phù hợp với cam kết minh bạch hóa, công khai hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế quy định về trình tự, thủ tục ký kết và gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế áp dụng đối với các đối tượng là các cơ quan Nhà nước ở trung ương đến địa phương, các tổ chức, công dân Việt Nam trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Luật này không sửa đổi Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007 (Pháp lệnh này điều chỉnh việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh các cơ quan của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ; HĐND, UBND cấp tỉnh; cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, chính trị - xã hội nghề nghiệp).

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế phải được xây dựng trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đối ngoại, hội nhập quốc tế, trong khi bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; phải phù hợp với Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật; hoàn thiện trình tự, thủ tục ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, đáp ứng yêu cầu của công tác đối ngoại, góp phần tích cực để thực hiện hội nhập quốc tế toàn diện trong tình hình mới là công cụ hiệu quả góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế toàn diện.



Nội dung chính

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế tập trung vào những nội dung cơ bản sau:



1. Vấn đề khái niệm điều ước quốc tế

Dự án Luật này sẽ nghiên cứu chỉnh sửa quy định về khái niệm điều ước quốc tế để xác định khái niệm này có bao gồm hay không bao gồm văn bản thỏa thuận nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ không có giá trị ràng buộc về mặt pháp luật quốc tế, hoặc bên ký kết nước ngoài không coi là điều ước quốc tế, từ đó xác định những văn bản đó có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật điều ước quốc tế hay không.



2. Vấn đề trình tự, thủ tục rút gọn

Dự án Luật sẽ nghiên cứu bổ sung quy định về trình tự, thủ tục rút gọn về đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động đối ngoại, đồng thời vẫn bảo đảm các nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Quy định về trình tự, thủ tục rút gọn dự kiến sẽ bao gồm một số nội dung cơ bản:

- Cho phép tiến hành trình tự, thủ tục rút gọn trong những trường hợp cụ thể;

- Xác định rõ những trường hợp cụ thể được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn;

- Quy định rõ các bước của trình tự, thủ tục rút gọn.

3. Vấn đề xác định các trường hợp điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn

Dự án Luật sẽ nghiên cứu, bổ sung quy định làm rõ các trường hợp điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn, theo hướng cân nhắc các trường hợp:

- Điều ước quốc tế có nội dung chưa được quy định trong luật, pháp lệnh, hoặc việc thực hiện điều ước quốc tế đó đòi hỏi sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh;

- Điều ước quốc tế xác định biên giới, lãnh thổ quốc gia.



4. Bổ sung một số nội dung chưa được quy định trong Luật

Dự án Luật sẽ nghiên cứu, bổ sung một số quy định về:

- Hình thức ký ad referendum – là hình thức ký điều ước quốc tế và được Chính phủ chấp thuận sau khi ký, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động đối ngoại;

- Công bố điều ước quốc tế trên website, phù hợp với yêu cầu về công khai, minh bạch các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Kinh phí xây dựng và triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế sẽ được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước.

- Để thực hiện xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Ban soạn thảo dự án Luật sẽ được thành lập gồm có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ngành liên quan.

Bộ Ngoại giao là cơ quan giúp Chính phủ chủ trì việc soạn thảo dự án Luật này.



Các dự án pháp lệnh:

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương