A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội



tải về 1.82 Mb.
trang18/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   47

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội


Sự cần thiết ban hành

Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, riêng các quy định về BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 và bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2009.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Luật BHXH, hiện tại, cả nước có gần 9,4 triệu người tham gia BHXH, chiếm khoảng 20% lực lượng lao động. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 9,3 triệu người, chiếm khoảng 70% so với số đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH. Công tác quản lý và tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế như: chưa quản lý được số lượng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; công tác thông tin, tuyên truyền chưa thật sâu rộng (đặc biệt là chính sách BHXH tự nguyện) nên người lao động và mọi người dân biết, hiểu về quyền, nghĩa vụ, mục tiêu, lợi ích của BHXH chưa rõ ràng dẫn đến tham gia BHXH chưa đầy đủ; tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH vẫn xảy ra phổ biến ở nhiều doanh nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH còn ít và chưa hiệu quả, còn lồng ghép trong các cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động nói chung nên tính hiệu quả không cao; chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH với mức xử phạt tuy đã được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên mức xử phạt vẫn còn thấp, chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp tuân thủ; việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm vẫn chưa được thực hiện một cách kiên quyết nên tính răn đe không cao; tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp còn hoạt động yếu kém, chưa bảo vệ được quyền lợi BHXH cho người lao động; số người đóng BHXH bình quân trên một người hưởng lương hưu tiếp tục theo xu hướng giảm, quỹ hưu trí và tử tuất tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.

Bên cạnh những hạn chế về công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, thì qua 4 năm thực hiện cũng đã xuất hiện nhiều nội dung còn bất cập trong chính sách, trong các quy định của Luật BHXH, như: quy định về nhận sổ BHXH khi người lao động không còn làm việc; quy định về mức hưởng chế độ ốm đau cho thời gian vượt quá 180 ngày trong năm đối với trường hợp ốm đau dài ngày; quy định điều kiện về thời gian đóng để hưởng chế độ thai sản; quy định về trợ cấp tuất còn có sự chênh lệch lớn về mức trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần dẫn tới thiệt thòi cho thân nhân người lao động; quy định về trợ cấp thất nghiệp còn chưa phù hợp với nguyên tắc đóng, hưởng của BHXH; quy định người sử dụng lao động giữ lại 2% tiền đóng vào quỹ ốm đau và thai sản chưa phù hợp với thực tế, hiện nay đa số doanh nghiệp không thực hiện quy định này; quy định về chi quản lý của cơ quan BHXH chưa phù hợp với tính chất và công việc của đơn vị sự nghiệp, tự chủ trong quản lý tài chính, chưa khuyến khích được đội ngũ lao động ngành BHXH công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ; quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động đối với trường hợp tai nạn giao thông phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông, tuy nhiên hiện nay ngành công an không còn quy định lập Biên bản tai nạn giao thông nữa;...

Để giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên, cần sớm xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHXH quy định về những nội dung sửa đổi, bổ sung trong chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.

Đối tượng áp dụng: Là các đối tượng áp dụng BHXH quy định tại Điều 2 Luật BHXH; Là các cơ quan, tổ chức có liên quan (cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan tổ chức thực hiện; cơ quan đại diện người lao động, người sử dụng lao động,...)

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

- Phù hợp với yêu cầu của xã hội trong điều kiện mới.

- Đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

- Các điều khoản sửa đổi một số nội dung đã được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội và bổ sung một số nội dung chính sách mới.

- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đã được quy định tại Điều 5 Luật BHXH.



Nội dung chính

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Kinh phí xây dựng luật do Ngân sách nhà nước cấp và huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (chuyên gia tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, toạ đàm).

16. Luật an toàn, vệ sinh lao động


Sự cần thiết ban hành

Tồn tại một số bất cấp trong quy định pháp luật hiện hành.

Về đối tượng điều chỉnh: Bộ luật lao động chỉ điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Tuy nhiên, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ,VSLĐ) liên quan đến cả những đối tượng không có quan hệ lao động, ví dụ như: Cá nhân có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,VSLĐ (không phân biệt cá nhân đó có hay không quan hệ lao động); lao động tự do như người nhặt rác, bán rong (quy định về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động); lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp; người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không có giao kết hợp đồng lao động như trong các hộ gia đình, các làng nghề...

Công tác an toàn - vệ sinh lao động còn điều chỉnh cả các đối tượng là doanh nghiệp trúng thầu các công trình tại Việt Nam khi đưa lao động nước họ vào làm việc tại Việt Nam (liên quan bảo đảm an toàn lao động, khai báo và điều tra tai nạn lao động ...); đồng thời cũng điều chỉnh các doanh nghiệp Việt Nam có đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở các công trình trúng thầu ở nước ngoài (liên quan chế độ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn lao động do người lao động đóng BHXH ở Việt Nam, dù tai nạn xảy ra ở nước ngoài).



Về tính phức tạp của các quy định. Nội dung về ATLĐ,VSLĐ liên quan rộng khắp các lĩnh vực kinh tế xã hội cho nên ngoài Bộ luật lao động, còn được quy định trong Luật hóa chất (An toàn đối với người lao động trong vận chuyển, bảo quản, lưu giữ và sử dụng hóa chất, Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường (liên quan đến an toàn lao động khi thẩm định và cho phép khai thác các mỏ khoáng sản như đá, kim loại ..; liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường lao động và môi trường sinh thái - đây là nội dung luôn có trong báo cáo thường niên đánh giá về công tác bảo vệ môi trường) Luật công đoàn, Luật hợp tác xã (trách nhiệm của các cơ quan công đoàn, hợp tác xã trong công tác ATVSLĐ), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (người lao động tại nơi làm việc), Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (liên quan việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động), Luật phòng cháy chữa cháy (an toàn trong phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc).... Trên cơ sở đó, nhiều văn bản đã được Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành. Tuy các văn bản này khá đầy đủ nhưng tản mạn, đang tạo ra một hệ thống phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi, đặc biệt trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, trong công tác quản lý ATVSLĐ chung trên toàn quốc và quản lý theo chuyên ngành.

Để tránh những chồng chéo giữa các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước và gây khó khăn, phức tạp cho người sử dụng lao động và người lao động. Việc nghiên cứu xây dựng Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động theo hướng tách ra từ Bộ luật lao động để xây dựng thành một luật riêng như: Luật bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật... sẽ làm đơn giản hoá thủ tục hành chính, chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và các đối tượng liên quan nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành góp phần làm cho khung pháp lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Việt Nam ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn.



Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, người dân các quốc gia nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam cũng rất quan tâm nhiều đến việc bảo đảm thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động của những người công nhân làm ra sản phẩm đó. Các quốc gia đầu tư vào Việt Nam cũng rất quan tâm đến các quy định về ATVSLĐ của Việt Nam. Bởi vậy việc ban hành Luật an toàn lao động- vệ sinh lao động một cách hệ thống, với các quy định được cập nhật phù hợp với quốc tế là một xu thế trong quá trình hội nhập.

Tại Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 1981 mà Việt Nam đã phê chuẩn và Công ước số 187 về Cơ chế tăng cường công tác an toàn-vệ sinh lao động năm 2006, ILO đã khuyến nghị các nước thành viên xây dựng hệ thống ATVSLĐ cấp quốc gia mà các quy định luật pháp về an toàn- vệ sinh lao động là trung tâm.



Kinh nghiệm của các nước trong khu vực

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để công tác ATVSLĐ đạt hiệu quả, theo kinh nghiệm các nước đang làm tốt công tác này, trước tiên phải có một cơ sở vũng chắc về luật pháp, ví dụ:



Nhật Bản: Ban hành Luật tiêu chuẩn lao động năm 1947, với Chương 5 về An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Đến năm 1972 ban hành Luật về An toàn và vệ sinh lao động. Nhờ đó, Nhật Bản đã tiến hành một loạt các chương trình và biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiệu quả như: Tăng cường hệ thống giám sát an toàn trên các công trường xây dựng; Các biện pháp tăng cường và duy trì sức khoẻ (1988); Triển khai cải thiện môi trường lao động (1992)...

Hàn quốc: Năm 1953 ban hành Luật tiêu chuẩn lao động với Chương 6 về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Luật an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp năm 1981 được xây dựng từ Chương 6 trên. Sau đó, một loạt các hành động để giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: Năm 1989 thành lập Cục ATVSLĐ thuộc Bộ Lao động Hàn quốc với 27 đơn vị thuộc các vùng trên lãnh thổ; Kế hoạch 6 năm phòng chống tai nạn lao động (1991 - 1996), tập trung vào những vấn đề chung và chính về ATVSLĐ; Dự án phòng chống tai nạn tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (1995 -1997); Chiến dịch nâng cao nhận thức về tai nạn '' zero accident'' với sự tham gia của 10 triệu người; Kế hoạch 3 năm triển khai an toàn lao động (1997-1999); Chương trình 5 năm lần thứ nhất ngăn chặn tai nạn nghề nghiệp 2000- 2004.

Hiện nay, nhiều nước Châu Á đã có qui định riêng về ATVSLĐ dưới dạng các VBQPPL cao nhất ở nước họ, ở khu vực có Philippinnes 1978 (Tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ), Hàn Quốc 1990, Malaysia (Luật ATVSLĐ) 1994, Trung Quốc 2002, Singapore 2006, Mông Cổ năm 2008, Thái lan (xem xét ban hành Luật ATVSLĐ dựa trên Luật sức khoẻ nhân dân -1974, Luật bảo hộ lao động -1998).



Chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Vấn đề bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ ngày thành lập nước, và tại điều 56, Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1946) đã quy định: “ Nhà nước ban hành các chính sách và chế độ về bảo hộ lao động”; năm 1991, Pháp lệnh bảo hộ lao động đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 19/9/1991; năm 1994, các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã đưa vào một chương ( Chương IX) và ở các chương khác của Bộ luật lao động. Trong xu thế Hội nhập nền kinh tế thế giới, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong nhiều thập kỷ tới của nước ta. Chính vì vậy, chủ trương xây dựng Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 khi phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010, với chỉ đạo" Tiếp tục thực hiện, thể chế hoá chủ trương, đường lối của đảng và Nhà nước về bảo hộ lao động; sửa đổi, bổ sung nội dung an toàn-vệ sinh lao động trong Bộ luật lao động; xây dựng Luật ATVSLĐ"; tại Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 đã quy định rõ một trong những nội dung cơ bản để nâng cao năng lực qản lý nhà nước về ATVSLĐ là "Nghiên cứu xây dựng Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động"



Mối quan hệ Luật ATVSLĐ và Bộ luật Lao động. Việc tách thành Luật ATVSLĐ cũng không ảnh hưởng đến kết cấu và tính chất của Bộ luật lao động. Bộ luật lao động điều chỉnh đối tượng có quan hệ lao động, với các quy định khung, mang tính tổng quan đến công tác ATVSLĐ với những nội dung định hướng tổng quan đến công tác ATVSLĐ như chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ, những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc...

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh: Luật an toàn, vệ sinh lao động điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với nguời lao động và các hoạt động trong lĩnh vực an toàn- vệ sinh lao động, nhằm đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho mọi người lao động và cải thiện điều kiện nơi làm việc.

Đối tượng áp dụng: Luật an toàn, vệ sinh lao động áp dụng đối với tất cả: Cơ quan Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ; Đaị diện người lao động; Đại diện của người sử dụng lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động bao gồm cả người lao động tự do và người đang làm trong khu vực phi kết cấu.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Nội dung chính: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Định nghĩa/giải thích từ ngữ/thuật ngữ; Trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Quyền và nghĩa vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Người sử dụng lao động; Quyền và nghĩa vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Người lao động. Trách nhiệm của Chủ doanh nghiệp về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trung gian. Nghĩa vụ của các bên thứ ba có tác động đến an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Cơ chế hợp tác tại nơi làm việc.



Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động: Cán bộ quản lí an toàn và vệ sinh lao động/cán bộ y tế. Người giám sát an toàn và vệ sinh lao động. Ban An toàn và Vệ sinh lao động. Soạn thảo các quy định về quản lý An toàn lao động, Vệ sinh lao động. Quy định soạn thảo và sửa đổi quy định về quản lý An toàn lao động, Vệ sinh lao động.

Các quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động: Môi trường lao động. Sức khoẻ của người lao động (kể cả khám bệnh nghề nghiệp). Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với những người :Làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Làm các công việc có tính chất đặc biệt: trên biển, trên không, trong hầm mỏ,... Tuyển dụng người lao động làm các công việc nguy hiểm hoặc có hại.

Các biện pháp phòng ngừa nguy hiểm và nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các biện pháp người sử dụng lao động phải thực hiện. Các biện pháp về sức khoẻ. Các vấn đề mà người lao động phải tuân thủ.Huấn luyện NLĐ và NSDLĐ về ATVSLĐ. Chế độ bảo hộ lao động (Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, ....).

Các qui định về máy, thiết bị và các hoá chất nguy hiểm: Các qui định về máy, thiết bị. Các qui định về các vật tư nguy hiểm và hoá chất độc hại.

Thanh tra an toàn vệ sinh lao động: Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra. Phân cấp thanh tra. Bổ nhiệm thanh tra viên. Quyết định và hiệu lực xử phạt.

Những quy định về xử phạt: Các Hình thức xử phạt. Hành vi vi phạm và chế tài xử lý vi phạm. Tranh chấp, Thẩm quyền quy định về xử phạt.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Kinh phí xây dựng luật do Ngân sách nhà nước cấp và huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (chuyên gia tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, toạ đàm).


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương