A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị



tải về 1.82 Mb.
trang9/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   47

19. Luật hải quan (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Luật hải quan được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 (dưới đây gọi chung là Luật hải quan). Qua quá trình triển khai thực hiện, Luật hải quan về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra khi ban hành Luật, các quy định trong Luật đã được phát huy hiệu quả trong thực tế; cụ thể:

- Thủ tục hải quan đã được công khai, nhanh chóng, thuận lợi hơn, đơn giản hóa quy trình thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan, minh bạch hoá quyền, trách nhiệm của người khai hải quan và công chức hải quan;

- Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu đã có nhiều cải tiến tích cực, chuyển từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm tra trước và sau thông quan, tạo thuận lợi cho thông quan hàng hoá;

- Luật đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện đại hoá hoạt động quản lý hải quan thông qua ứng dụng công nghệ thông tin; chuyển đổi từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro;

- Luật hải quan đã tạo cơ sở pháp lý để thực hiện phòng ngừa hành vi gian lận, trốn thuế, nâng cao hiệu quả của công tác thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, tạo điều kiện để công tác phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được thực hiện tốt hơn.

Về cơ bản, nhiều nội dung trong Luật đã phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hải quan mà Việt Nam là thành viên.

Những ưu điểm tiến bộ của Luật đã góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính tạo thuận lợi cho môi truờng đầu tư, kinh doanh phát triển, bảo đảm an ninh chính trị, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ. Các hoạt động của hải quan gắn liền với yêu cầu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Những yêu cầu thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đòi hỏi Hải quan Việt Nam phải tiếp tục đổi mới phương thức quản lý theo yêu cầu của quản lý hải quan hiện đại với quy trình thủ tục hải quan thực hiện bằng hình thức điện tử một cách toàn diện trong hầu hết các hoạt động quản lý của hải quan.

Thực hiện theo hướng này chính là tiếp tục cải cách hơn nữa về thủ tục hải quan nhằm bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ pháp luật hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối chiếu với yêu cầu cải cách hành chính về hải quan nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch; đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả công tác quản lý hải quan; đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá hải quan và hội nhập quốc tế; Luật hải quan hiện hành những quy định trong Luật về hiện đại hoá hải quan chưa được cụ thể và đầy đủ như: thủ tục hải quan điện tử mới được đề cập chung chung, chủ yếu mới ở khâu khai hải quan, chưa quy định ở các khâu thanh khoản, quyết toán, hoàn thuế, các vấn đề về cơ sở hạ tầng, địa điểm làm thủ tục hải quan, phương thức vận hành thông quan theo phương thức điện tử tập trung, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, đối tác tham gia trong việc thực hiện quản lý hải quan theo phương thức hiện đại, thông quan tự động áp dụng phương tiện điện tử; thông quan hàng hoá trước khi hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu và giải phóng hàng hoá trước hoặc ngay sau khi hàng hoá đến cửa khẩu.., nay cần được cụ thể hoá để tạo cơ sở pháp lý cho việc hiện đại hoá hoạt động hải quan nhằm nâng cao năng lực quản lý của hải quan Việt Nam ngang bằng với trình độ của các nước trong khu vực và thế giới; một số quy định chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế như quy định về thông quan trước, quyết định trước, lưu kho tạm, bên thứ ba, bảo lãnh, quy định về quản lý rủi ro, thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ....; một số quy định của Luật hải quan chưa rõ ràng, cụ thể hoặc không còn phù hợp với quy định của các VBQPPL được ban hành trong thời gian gần đây như các quy định liên quan đến quản lý thuế trong Luật quản lý thuế, quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới tại Luật Sở hữu trí tuệ...; một số quy định liên quan đến hoạt động hải quan đang thực hiện theo các văn bản dưới luật sau một thời gian thực hiện có tính ổn định cần được quy định trong Luật để bảo đảm tính minh bạch và nâng cao hiệu lực pháp lý.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh: Quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan.

Đối tượng áp dụng: gồm tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc tham gia vào quá trình xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; cơ quan hải quan, công chức hải quan và cơ quan khác của nhà nước trong quá trình phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.

Những quan điểm, chính sách cơ bản

Xây dựng Luật hải quan (sửa đổi) phải thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính, hiện đại hoá hải quan đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi hơn nữa cho thưong mại đầu tư du lịch đồng thời bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ. Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các tiến bộ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hải quan của các nước trên thế giới, tiếp tục hội nhập về hải quan để tạo điều kiện cho Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết của tổ chức thưong mại thế giới.



Nội dung chính

Nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chuẩn mực tại Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan sửa đổi, bổ sung năm 1999 (gọi tắt là Công ước Kyoto) để bảo đảm vừa phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia, vừa phù hợp với quá trình cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế;

Quy định cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc hiện đại hóa hải quan, thực hiện thủ tục hải quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN;

Sửa đổi các quy định thiếu cụ thể, bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch; thống nhất các quy định có liên quan giữa Luật hải quan đã được sửa đổi, bổ sung với Luật Quản lý thuế, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật thương mại…;

Sửa đổi, bổ sung các quy định chưa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, chưa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước.

Bổ sung vào Luật một số quy định hiện đang được quy định tại văn bản dưới luật nhưng có quá trình triển khai ổn định và hiệu quả.

Nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chuẩn mực tại Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan sửa đổi, bổ sung năm 1999 (gọi tắt là Công ước Kyoto): Bên thứ ba: Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi, bổ sung có đề cập đến bên thứ ba được phép “thay mặt cho một người khác trong quan hệ với cơ quan Hải quan”, do đó, bổ sung vào Luật quy định về bên thứ ba bao gồm đại lý làm thủ tục hải quan, người được ủy quyền làm thủ tục hải quan, đại lý vận tải… và đề cập đầy đủ đến quyền, trách nhiệm của họ. Bảo đảm bổ sung vào Luật hải quan quy định về những hình thức thực hiện bảo đảm và trường hợp áp dụng, bảo đảm chung, trị giá khoản bảo đảm, giải tỏa bảo đảm… cho phù hợp với Chương 5 Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto.

- Cơ chế phán quyết trước: Bổ sung vào Luật hải quan quy định tạo cơ sở pháp lý xây dựng và phát triển hệ thống phán quyết trước trong các lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ: trị giá hải quan, phân loại hàng hoá và xuất xứ hàng hoá cho phù hợp với Chuẩn mực 9.9 Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi.

- Doanh nghiệp ưu tiên: Bổ sung vào Luật hải quan quy định về chế độ ưu tiến đối với các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao, đồng thời quy định về nguyên tắc công nhận lẫn nhau đối với doanh nghiệp này giữa Việt Nam với các quốc gia có cam kết chung.

- Ưu tiên hoàn thuế trong trường hợp sai sót do cơ quan hải quan: Bổ sung quy định về quyền ưu tiên được hoàn số thuế thu vượt của người nộp thuế trong trường hợp cơ quan hải quan thu vượt số tiền thuế lẽ ra họ phải nộp.

- Quan hệ hợp tác giữa cơ quan Hải quan và người khai hải quan, người nộp thuế: Để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và yêu cầu quản lý hải quan hiệu quả, bảo đảm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, bổ sung vào Luật nội dung nội dung quy định việc xây dựng cơ chế hợp tác với giới doanh nghiệp trong việc tăng cường việc trao đổi, hỗ trợ, cung cấp thông tin.

- Bổ sung vào Luật quy định cho phép cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính, ngoài trụ sở hải quan để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.



Bổ sung quy định đầy đủ hơn về thủ tục hải quan điện tử, hiện đại hóa hải quan và cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN:

- Bổ sung vào Luật hải quan quy định tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và ổn định để thực hiện chính thức và mở rộng phạm vi thực hiện thủ tục hải quan thông quan bằng phương thức điện tử đối với các khâu nghiệp vụ hải quan như thông quan, thủ tục thuế điện tử, nộp chứng từ điện tử, xử lý hồ sơ điện tử, lưu trữ hồ sơ điện tử... để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực quản lý của cơ quan hải quan.

- Quy định các yêu cầu, điều kiện cơ bản đối với cửa khẩu/cảng biển/địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu như: quy mô, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị... để đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

- Quy định cho phép nộp, trao đổi, xử lý thông tin điện tử, kiểm tra chứng từ điện tử do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để thông quan hàng hoá cũng như trách nhiệm cung cấp thông tin dưới dạng điện tử của các cơ quan này trong cơ chế một cửa quốc gia.

Sửa đổi các quy định thiếu cụ thể, bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch; thống nhất các quy định có liên quan giữa Luật hải quan đã được sửa đổi, bổ sung với Luật Quản lý thuế, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật thương mại…: Để bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện, đồng thời phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro, bổ sung vào Luật hải quan quy định cho phép lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra hàng hóa nhằm đánh giá việc chấp hành pháp Luật hải quan theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 30. Bổ sung quy định trường hợp và điều kiện thực hiện sửa chữa, bổ sung tờ khai sau khi hàng hóa đã thông quan.

- Về kiểm tra sau thông quan: để bảo đảm tính cụ thể và thống nhất với các quy định của Luật Quản lý thuế, bổ sung vào Luật quy định về phạm vi kiểm tra, các trường hợp kiểm tra, hình thức kiểm tra.

- Bổ sung vào Luật quy định về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu để bảo đảm cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Sửa đổi, bổ sung Luật theo hướng phân định rõ 2 trường hợp: chuyển cảng, chuyển cửa khẩu và thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với từng trường hợp cụ thể.

- Bổ sung quy định về chế độ kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá trung chuyển để bảo đảm đầy đủ về cơ sở pháp lý, tránh thẩm lậu hàng hóa vào nội địa.

- Bổ sung vào Luật quy định cơ quan hải quan có quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát về sở hữu trí tuệ theo quy định đối với hàng hoá quá cảnh và chủ động ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không cần có đơn yêu cầu từ phía chủ sở hữu trí tuệ để phù hợp với Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 58 Hiệp định TRIPS.



Sửa đổi, bổ sung các quy định chưa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hoặc chưa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước:

- Quy định áp dụng phương pháp quản lý rủi ro thống nhất tại tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan như trước, trong và sau thông quan; quản lý rủi ro không chỉ áp dụng trong các khâu nghiệp vụ như kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải mà còn được áp dụng trong các hoạt động nghiệp vụ khác như giám sát, kiểm soát hải quan; đồng thời quy định rõ về trách nhiệm cung cấp thông tin về quản lý rủi ro của các bên liên quan.

- Sửa đổi quy định về địa bàn hoạt động hải quan theo hướng mở rộng địa bàn hoạt động hải quan trùng với lãnh thổ hải quan để bảo đảm cơ sở pháp lý cho cơ quan hải quan thực hiện hiệu quả các biện pháp thu thập thông tin nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát, trinh sát, bắt giữ.

- Sửa quy định về đại lý làm thủ tục hải quan theo hướng đại lý làm thủ tục hải quan là thương nhân thực hiện các thủ tục hải theo thoả thuận với người khai hải quan và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn để từ đó có căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý của đại lý hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.



Bổ sung vào Luật một số quy định hiện đang được quy định tại văn bản dưới luật nhưng có quá trình triển khai ổn định và hiệu quả:

- Quy định cụ thể về thủ tục hải quan đối với một số loại hình: gia công, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất,

- Quy định về khu phi thuế quan và chế độ quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các khu này cũng như thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào khu;

- Quy định về việc tiếp nhận và xử lý thông tin trước khi hàng đến.



Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Nguồn kinh phí: Sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước bố trí cho công tác xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và nguồn hỗ trợ từ các dự án hợp tác - hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế

Các điều kiện bảo đảm cho công tác soạn thảo: Thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập của Bộ Tài chính với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ… để nghiên cứu, đề xuất các vấn đề sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương