A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)



tải về 1.82 Mb.
trang8/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   47

17. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) số 27/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã có những quy định phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên đã phát huy được những tác động tích cực, như: góp phần điều tiết, định hướng sản xuất, tiêu dùng đối với một số hàng hoá, dịch vụ cần hạn chế, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi tiêu dùng nhằm bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng cho Ngân sách nhà nước; đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc quy định lộ trình từng bước tăng thuế TTĐB đối với bia, rượu.

Qua 02 năm triển khai thực hiện, trước những diễn biến phát triển của nền kinh tế, Luật thuế TTĐB đã bộc lộ một số tồn tại cần sửa đổi, bổ sung cụ thể: đối tượng chịu còn hạn chế so với mục tiêu điều tiết của sắc thuế này hoặc chưa được quy định rõ như trò chơi điện tử trực tuyến, các loại hình dịch vụ nhắn tin trúng thưởng và một số hàng hoá, dịch vụ khác; mức điều tiết một số hàng hoá, dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu điều tiết tiêu dùng như thuốc lá, đồ uống có cồn và một số hàng hoá, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường như xăng, dầu; giá tính thuế đối với một số loại hàng hoá chưa phù hợp với quá trình toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế, chưa bảo đảm công bằng giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều chỉ quy định các nội dung về chính sách.



Những quan điểm, chính sách cơ bản

- Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới.

- Phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp, các bộ luật và luật hiện hành; phù hợp với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm, những quy định vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong những quy định của Luật Thuế TTĐB hiện hành; bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý, thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho đối tượng thi hành luật.

- Đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế: thực hiện cam kết quốc tế về tăng thuế đối với thuốc lá nhằm giảm tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khoẻ người dân; bù đắp số giảm thu về thuế nhập khẩu đối với xăng dầu do trong nước đã sản xuất được.



Nội dung chính

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng nộp thuế: Nghiên cứu điều chỉnh bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; Nghiên cứu sửa đổi quy định về đối tượng nộp thuế đối với hàng hoá chịu thuế nhập khẩu nhằm bảo đảm điều tiết công bằng giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Về giá tính thuế: Nghiên cứu bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trường hợp hợp tác, phân công giữa các nước trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu.

Về thuế suất: Xây dựng lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu, ô tô, xăng, dầu để điều tiết tiêu dùng, thực hiện các cam kết quốc tế trong đó có cam kết quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Sửa đổi quy định về xe tiết kiệm nhiên liệu.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính.

Cơ quan phối hợp là Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

18. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán


Sự cần thiết ban hành

Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán, đây là văn bản pháp lý cao nhất và toàn diện nhất cho việc thực hiện công tác kế toán. Qua gần 8 năm triển khai áp dụng, Luật kế toán đã bộc lộ một số nội dung không phù hợp cần sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tạo nền tảng cho thị trưởng vốn, thị trường tài chính phát triển lành mạnh, Luật Kế toán phải quy định thêm nguyên tắc giá trị thị trường cho một số loại tài sản tài chính để phù hợp với thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như thực trạng của công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, Luật Kế toán cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể:

- Về việc ghi nhận giá trị tài sản theo giá trị hợp lý: hiện nay thị trường tài chính và thị trường vốn phát triển mạnh, phát sinh nhu cầu cần thiết phải đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp theo giá trị hợp lý; Ngoài ra, theo chuẩn mực kế toán quốc tế, giá trị tài sản cũng được ghi nhận theo giá gốc và giá trị thị trường để phù hợp với thực trạng quản trị và điều hành doanh nghiệp trong điều kiện mới. Vì vậy, nguyên tắc xác định giá trị tài sản cần được nghiên cứu, xem xét cho phù hợp với thực tế.

- Về bổ sung quy định liên quan đến tỷ giá ngoại tệ: Các quy định hiện hành chưa quy định rõ một số nội dung liên quan đến tỷ giá ngoại tệ hoặc phù hợp với thực tế, như nguồn tham chiếu để quy đổi các loại ngoại tệ khác đồng Việt Nam, tính phù hợp của việc áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố khi lập báo cáo tài chính. Do đó, cần thiết bổ sung các quy định thống nhất về tỷ giá ngoại tệ.

- Về hoàn thiện và bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm: Luật Kế toán đã quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, ví dụ: giả mạo, khai man hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man tẩy xoá tài liệu kế toán… Tuy nhiên, hiện nay có một số hành vi vi phạm khác chưa được quy định như thuê tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Để có cơ sở xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán, cần thiết phải nghiên cứu, bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm.

- Về hoàn thiện các quy định phù hợp với điều kiện công nghệ tin học kế toán: Để hoàn thiện các quy định về hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với thực tế hiện nay thì cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến công nghệ tin học trong lĩnh vực kế toán.



Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật quy định về công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.



Đối tượng áp dụng: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người làm kế toán, người khác có liên quan đến kế toán.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Nội dung chính:

Sửa đổi, bổ sung Điều 2 về đối tượng áp dụng của Luật Kế toán là các ban quản lý dự án đầu tư, các chi nhánh của doanh nghiệp trong nước. Hiện nay trong điều 2 chỉ quy định đối với chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh trong nước chưa có cơ sở pháp lý quy định.

Sửa đổi Điều 7 (Nguyên tắc kế toán): khoản 1 điều 7 quy định giá trị tài sản được tính theo giá gốc. Tuy nhiên, hiện nay do thị trường tài chính và thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, đã phát sinh nhiều loại công cụ tài chính như cổ phiếu và trái phiếu được niêm yết trên thị trường, trái phiếu chuyển đổi… hoặc những tài sản như tài sản cố định và một số tài sản khác theo thông lệ và Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế được đánh giá theo giá trị thị trường. Vì vậy, Luật Kế toán cần bổ sung nguyên tắc ghi nhận giá trị tài sản theo giá trị thị trường để bảo đảm phù hợp với thực trạng quản trị và điều hành doanh nghiệp trong điều kiện mới.

Điều 11 (Đơn vị tính sử dụng trong kế toán) do những quy định hiện hành bộc lộ một số bất cập như sau: Ngân hàng Nhà nước chỉ công bố tỷ giá của một số loại ngoại tệ và chỉ công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng của đồng Đô la Mỹ. Tuy nhiên, chưa quy định nguồn tham chiếu để quy đổi các loại ngoại tệ khác ra đồng Việt Nam. Vì vậy Luật cần bổ sung giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về việc này. Hiện nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng luôn thấp hợp tỷ giá giao dịch thực tế. Vì vậy, cần xem xét lại việc áp dụng tỷ giá Bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố để bảo đảm báo cáo tài chính phản ánh trung thực tình hình tài chính của đơn vị kế toán tại thời điểm báo cáo.

Điều 12 (chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán): Luật kế toán quy định sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ… đặt dấu chấm “.”, sau chữ số hàng đơn vị ghi dấu phảy “,”. Quy định chặt này hiện gây ra nhiều khó khăn không đáng có cho một số đơn vị kế toán hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc các đơn vị sử dụng các phần mềm nước ngoài do thông lệ quốc tế sau chữ số hàng ngìn, triệu, tỷ… là dấu phảy, sau chữ số hàng đơn vị là dấu chấm. Vì vậy, cần nghiên cứu để sửa đổi theo hướng linh hoạt hơn quy định của Luật hiện nay.

Điều 14 (các hành vi bị nghiêm cấm): Hiện nay do nghề nghiệp kế toán đã phát triển nên cần bổ sung vào Luật về một số hành vi bị nghiêm cấm như vi phạm quy định về hành nghề kế toán, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề kế toán, ghi chép các giao dịch với các bên liên quan,...

Điều 29 (báo cáo tài chính): Điều 29 quy định báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính (Phần Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu được gộp chung trong thuyết minh báo cáo tài chính). Tuy nhiên, theo thông lệ và CMKT quốc tế, báo cáo biến động vốn chủ sở hữu là một báo cáo rất quan trọng và được trình bày tách biệt với thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy, để phù hợp với thông lệ và CMKT quốc tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng của Việt Nam, cần tách báo cáo biến động vốn chủ sở hữu khỏi thuyết minh báo cáo tài chính thành một báo cáo riêng trong hệ thống báo cáo tài chính.

Điều 51- Bổ sung quy định những người không được làm kế toán.

Bổ sung một điều quy định về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Về cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Hiện nay, Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính là đơn vị tham mưu cho Bộ trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Tuy nhiên, Vụ mới chủ yếu thực hiện được chức năng hoạch định chế độ chính sách, chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán - kiểm toán chưa thực hiện được. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện tốt chức năng quan lý nhà nước, cần nâng cấp Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán lên thành Cục quản lý giám sát kế toán - kiểm toán và quy định cụ thể trong Luật Kế toán.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính. Cơ quan phối hợp là Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương