A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo



tải về 1.82 Mb.
trang42/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

26. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo


Sự cần thiết ban hành

Hệ thống VBQPPL liên quan tới biển, hải đảo trong thời gian qua đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo và hợp tác quốc tế trên biển và hải đảo, tăng cường khả năng kiểm soát biển nhằm bảo đảm an ninh, quốc phòng; góp phần từng bước tăng cường quản lý nhà nước về biển và hải đảo, tạo cơ sở và điều kiện cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực nêu trên, hệ thống VBQPPL về biển và hải đảo của ta còn những tồn tại và bất cập sau:

Hệ thống VBQPPL liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo tuy nhiều về số lượng (gần 300 văn bản các loại) nhưng lại mang tính quản lý theo chuyên ngành, thiếu các nội dung liên quan đến quản lý tổng hợp và thống nhất đối với tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Trong các luật chuyên ngành, các Bộ, ngành chỉ đề cập đến các nội dung quản lý về biển và hải đảo phù hợp với chức năng quản lý nhà nước được giao, chưa đề cấp đến các vấn đề liên ngành và các công cụ quản lý tương ứng. Việc phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo còn có những bất cập nhất định.

Hệ thống VBQPPL về bảo vệ môi trường biển, hải đảo còn nằm rải rác trong các VBQPPL chuyên ngành và còn quy định chưa cụ thể, chi tiết và chưa phù hợp với đặc thù của biển, hải đảo, đã gây ra những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của biển và hải đảo chưa đầy đủ nên chưa tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, đặc biệt là xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách.

Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và từng bước hoàn thiện hệ thống VBQPPL về biển, hải đảo của Việt Nam, việc xây dựng và ban hành Luật về Tài nguyên và Môi trường biển, hải đảo là cần thiết.

Trên quan điểm lấy Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (Nghị định 25) làm nền tảng, dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Luật TNMTB) theo hướng: rà soát lại những nội dung mà Nghị định 25/2009/NĐ-CP và các luật chuyên ngành đã quy định để xác định tính hợp lý và mức độ cần thiết phải sửa đổi để đưa vào luật TNMTB. Rà soát các quy định của Luật biển quốc tế 1982 và một số công ước quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời cũng xem xét quy định của các luật chuyên ngành liên quan đến vấn đề quy hoạch, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển để cân nhắc đưa các quy định quản lý mang tính tổng hợp, liên ngành vào luật TNMTB. Đồng thời bổ sung vào dự thảo luật TNMTB các quy định liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, như: nội dung thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Đối tượng áp dụng: cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trên các vùng biển Việt Nam.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Quán triệt đường lối, tư tưởng chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Cụ thể hóa các quy định của điều ước quốc tế liên quan đến khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển mà Việt Nam là thành viên.

Xây dựng luật TNMTB trên quan điểm quản lý tổng hợp, bảo đảm quản lý thống nhất, liên ngành, liên vùng, đồng thời hài hoà lợi ích chung giữa các bên khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo đảm phát triển bền vững



Nội dung chính:

Quy định chung, quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tác bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; chính sách của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; những hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển được khuyến khích; những hành vi bị nghiêm cấm.

Quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo quy định về các nội dung nguyên tắc quy hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; căn cứ lập quy hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; nội dung quy hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; lập, phê duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; kỳ quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; tổ chức thực hiện quy hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; căn cứ lập kế hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; nội dung kế hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; lập, phê duyệt kế hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo; điều phối thực hiện kế hoạch khai thác, sử dụng biển, hải đảo.

Quản lý tài nguyên biển, hải đảo quy định căn cứ cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo; hồ sơ xin khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo; thẩm quyền cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo; thời hạn khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo; quản lý vùng đệm và bờ biển; thuế khai thác tài nguyên biển, hải đảo; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo; hoạt động nghiên cứu khoa học biển, hải đảo; hoạt động khảo sát, thăm dò tài nguyên biển, hải đảo; hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định về các nội dung các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt từ đất liền; phòng ngừa ô nhiễm từ hoạt động khai thác, sử dụng biển và từ các phương tiện, công trình trên biển, hải đảo; kiểm soát ô nhiễm dầu xuyên biên giới; bảo vệ môi trường vùng ven biển; bảo tồn đa dạng sinh học biển; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng biển và hải đảo Việt Nam; quan trắc, phân tích môi trường biển, hải đảo; báo cáo hiện trạng môi trường biển.

Nguồn lực quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo quy định về các nội dung tài chính cho quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; tuyên truyền về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; tham gia của các tổ chức, cá nhân để quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường biển quy định hợp tác quốc tế về biển và hải đảo; mở rộng hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; hợp tác với các nước có chung Biển Đông.

Trách nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trách nhiệm của các Bộ, ngành; trách nhiệm của UBND các tỉnh ven biển; trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; cơ chế phối hợp trong quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo quy định về kiểm tra, giám sát việc xây dựng, thực hiện các VBQPPL về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo; trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương