A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


III. LĨNH VỰC DÂN SỰ, KINH TẾ Các dự án luật



tải về 1.82 Mb.
trang4/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

III. LĨNH VỰC DÂN SỰ, KINH TẾ

Các dự án luật:

1. Luật hợp tác xã (sửa đổi)


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, thông qua tại kỳ họp thứ 4.

2. Luật bảo hiểm tiền gửi


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, thông qua tại kỳ họp thứ 3.

3. Luật đất đai (sửa đổi)


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, thông qua tại kỳ họp thứ 3.

4. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)


Thuộc Chương trình chuẩn bị 2012.

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, thông qua tại kỳ họp thứ 4.

6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, thông qua tại kỳ họp thứ 3.

7. Luật đầu tư công, mua sắm công


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

8. Luật quản lý giá


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 và thông qua tại kỳ họp thứ 3.

9. Bộ luật dân sự (sửa đổi)


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

10. Luật quy hoạch


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

12. Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi)


Sự cần thiết ban hành

Qua nghiên cứu Bộ Xây dựng thấy rằng, việc nghiên cứu, soạn thảo và trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung Luật kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 là rất cần thiết bởi một số lý do sau đây:



- Đảm bảo tính thống nhất hệ thống pháp luật. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã thông qua hai Luật sửa đổi là Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật đất đai năm 2003 về quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và Luật số 38/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành số văn bản nghị định mới trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư và cải cách hành chính (Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, Nghị định số 55/2010/NĐ-CP). Nhiều quy định liên quan đến việc xác định vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản; điều kiện năng lực tài chính của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản; thủ tục chuyển nhượng vốn, dự án cấp II được sửa đổi và bổ sung. Trong thời gian tới, việc sửa đổi, bổ sung các Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật đất đai hiện hành, việc ban hành mới Luật đô thị sẽ được đưa vào trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Trước thực tế có nhiều sự thay đổi các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, Luật kinh doanh bất động sản cần thiết phải được sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quy định pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung các nội dung còn bất cập của Luật kinh doanh bất động sản. Luật kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung quan trọng của Luật kinh doanh bất động sản đã đi vào cuộc sống và đã đạt được nhiều kết quả góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đã có nhiều thay đổi, nội dung của Luật kinh doanh bất động sản 2006 chưa điều chỉnh được hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản quan trọng, nhiều nội dung của Luật không còn phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, sửa đổi Luật kinh doanh bất động sản cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay là rất cần thiết.

Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về thị trường bất động sản trong tình hình mới. Sự phát triển lớn mạnh của thị trường bất động sản đặt ra yêu cầu nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản để đạt được mục tiêu thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, tăng cường vai trò kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với thị trường, có các giải pháp, cơ chế, chính sách hữu hiệu để quản lý thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh, sử dụng vốn đầu tư an toàn hiệu quả, chống đầu cơ, thao túng giá cả trong lĩnh vực này. Trước tình hình nêu trên, đòi hỏi hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản cũng phải được thay đổi hoàn thiện hơn để tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của thị trường. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi Luật kinh doanh bất động sản hiện nay là rất cần thiết.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Các nội dung cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung:

Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các hình thức đầu tư kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Quy định toàn diện và hợp lý hơn về phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước; Xem xét mở rộng hợp lý hơn phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư nước ngoài; Quy định về các hình thức đầu tư bất động sản.

- Điều kiện của tổ chức cá nhân kinh doanh bất động sản, điều kiện của bất động sản kinh doanh, điều kiện của dự án kinh doanh bất động sản. Xây dựng các tiêu chí, điều kiện của dự án kinh doanh bất động sản, nội dung thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản; Quản lý các giao dịch có tính chất kinh doanh phát sinh lợi nhuận liên quan đến bất động sản do các tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh bất động sản thực hiện (mua bán, cho thuê bất động sản do các tổ chức không có chức năng kinh doanh bất động sản thực hiện).

- Mô hình tổ chức và hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản và giao dịch bất động sản thông qua Sàn. Quy định về mô hình và tư cách pháp nhân của Sàn giao dịch bất động sản phù hợp với các quy định về pháp nhân trong Bộ luật dân sự; Quy định thủ tục tạm ngưng, chấm dứt hoạt động Sàn giao dịch bất động sản. Quy định chi tiết thủ tục công bố thông tin tại Sàn, và quy tắc giao dịch qua Sàn để bảo đảm muc tiêu công khai, minh bạch trong giao dịch. Thời điểm cấp Giấy xác nhận giao dịch bất động sản giao dịch qua sàn, giá trị của Giấy xác nhận giao dịch thông qua sàn, điều chỉnh biến động giao dịch.

- Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Quy định việc áp dụng các hợp đồng mẫu hoặc đăng ký các mẫu hợp đồng áp dụng trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản, nhất là nhà ở của các chủ đầu tư. Quy định một số nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong hợp đồng giao dịch và trách nhiệm thực hiện của các chủ đầu tư dự án trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo về quyền lợi người tiêu dùng, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước.

- Về việc huy động vốn và quản lý sử dụng vốn huy động để thực hiện dự án của các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở: Quy định cụ thể và chi tiết các hành vi, hoạt động bị cấm trong hoạt động huy động vốn của các chủ đầu tư dự án. Quy định việc bắt buộc các chủ đầu tư phải thực hiện thanh toán các giao dịch qua trung gian là các tổ chức tín dụng. Vốn huy động phải được quản lý tại các tổ chức tín dụng, chủ đầu tư chỉ được sử dụng vốn đúng dự án và mục đích huy động vốn. Quy định bắt buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện giải ngân vốn cam kết đầu tư trên thực tế. Giám sát và quản lý chặt việc huy động vốn của nhà đầu tư nước ngoài từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong nước để thực hiện dự án phát triển nhà ở. Quy định về năng lực tài chính của chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở và vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

- Về lĩnh vực thông tin thị trường bất động sản: quy định về chế độ báo cáo, thống kê về tình hình phát triển và kinh doanh các dự án bất động sản, nhà ở. Quy định về việc cung cấp thông tin giao dịch bất động sản của các chủ đầu tư, và các tổ chức kinh doanh bất động sản; Quy định việc lưu trữ thông tin và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu nhằm phục vụ công tác quản lý.

- Các hình thức giao dịch bất động sản (Mua bán nhà, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng): Quy định cụ thể hơn về giá trị của Giấy xác nhận bất động sản đã giao dịch qua Sàn. Khuyến khích các hình thức thuê và thuê mua bất động sản, nhất là nhà ở phát triển.

- Kinh doanh dịch vụ bất động sản: Ban hành các quy định về quy chế quản lý hoạt động môi giới, trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ môi giới và bảo hiểm nghề nghiệp. Quy định chi tiết về các loại phí và hoa hồng môi giới.

- Chuyển nhượng dự án: Quản lý hoạt động chuyển nhượng dự án thông qua hoạt động chuyển nhượng vốn, mua bán doanh nghiệp; Quy định về việc chuyển nhượng các loại hình dự án khác không phải là dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp. Việc chuyển nhượng dự án thành phần trong dự án đầu tư. Quản lý việc chuyển nhượng sự án thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Đào tạo nghiệp vụ bất động sản và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới, định giá bất động sản: đưa nội dung của Quyết định số 29/2007/QĐ-BXD về chương trình khung đào tạo nghiệp vụ môi giới, định giá bất động sản và quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản vào trong Luật. Quy định điều kiện của các cơ sở đào tạo; hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề; giá trị và thời hạn sử dụng của chứng chỉ hành nghề.

- Bộ máy quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Quy định bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về thị trường bất động sản thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thị trường bất động sản

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì soạn thảo.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và một số Bộ có liên quan.

- Kinh phí thực hiện: kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương