A. chưƠng trình chính thức I. LĨNh vực tổ chức và hoạT ĐỘng của các thiết chế trong hệ thống chính trị


Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật



tải về 1.82 Mb.
trang3/47
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.82 Mb.
#21397
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

1. Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật


Thuộc Chương trình chính thức năm 2011.

2. Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật


Thuộc Chương trình chính thức năm 2011.

II. LĨNH VỰC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

1. Luật hộ tịch


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

2. Luật hòa giải cơ sở


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư


Thuộc Chương trình chính thức năm 2012 và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, thông qua tại kỳ họp thứ 4.

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

5. Luật căn cước công dân


Sự cần thiết ban hành

Để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao dịch của nhân dân và góp phần quản lý xã hội, kể từ khi đất nước giành độc lập đến nay, Chính phủ đã ban hành các VBQPPL quy định về căn cước công dân như Quyết định số 143/CP ngày 09/8/1976 về cấp giấy chứng minh nhân dân, Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 về chứng minh nhân dân, Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 về chứng minh nhân dân... Các VBQPPL này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cấp, quản lý chứng minh nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ công tác Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành các VBQPPL về căn cước công dân phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn, nhưng cho đến nay, các quy định này còn tản mạn, chủ yếu được ban hành dưới hình thức nghị định của Chính phủ. Mặt khác, trước sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là yêu cầu hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, nhiều quy định của pháp luật hiện hành không còn phù hợp; quản lý nhà nước về căn cước công dân còn mang nặng cơ chế xin cho; trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân còn rườm rà, phức tạp, chưa thật sự dân chủ; kỹ thuật, công nghệ cấp, quản lý, khai thác và sử dụng chứng minh nhân dân hiện tại đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của nhân dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu nghiệp vụ Công an và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Luật căn cước công dân là cần thiết.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Luật căn cước công dân quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng liên quan đến căn cước công dân như trình tự, thủ tục, thẩm quyền, đối tượng được cấp, cấp đổi, cấp lại chứng minh nhân dân; quyền, nghĩa vụ công dân trong sử dụng chứng minh nhân dân; quản lý chứng minh nhân dân; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật căn cước công dân áp dụng đối với công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

- Quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cước công dân, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

- Trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong đi lại, giao dịch.

- Tạo cơ sở pháp lý mới đầy đủ hơn và tương xứng hơn cho công tác cấp, quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân.

- Tham khảo có chọn lọc pháp luật về quản lý căn cước công dân của một số nước phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, pháp luật, thông lệ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nội dung chính

Luật căn cước công dân gồm những nội dung cơ bản sau:

- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng minh nhân dân.

- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại, cấp đổi chứng minh nhân dân.

- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thu hồi chứng minh nhân dân.

- Sử dụng chứng minh nhân dân.

- Kiểm tra chứng minh nhân dân.

- Quản lý chứng minh nhân dân.

- Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân.

- Bảo đảm hoạt động của các cơ quan cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, quản lý chứng minh nhân.

- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, quản lý chứng minh nhân dân.

- Điều khoản thi hành.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

Về nguồn lực tài chính

Luật căn cước công dân được xây dựng bằng nguồn ngân sách do Nhà nước cấp theo quy định hiện hành.



Nhân lực và các nguồn lực khác

Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo, với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, như: Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ…


6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em


Thuộc Chương trình chuẩn bị năm 2012.

7. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam


Sự cần thiết ban hành

Ngày 28/4/2000, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, việc ban hành Pháp lệnh này đã góp phần từng bước hoàn thiện pháp luật về công tác quản lý xuất, nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên việc đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam để hợp tác, đầu tư, buôn bán, du lịch là yêu cầu mang tính cấp thiết.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và việc hội nhập kinh tế, quốc tế nên một số quy định của Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và không còn phù hợp với một số VBQPPL được ban hành sau Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định đó và đưa vào hình thức VBQPPL có giá trị pháp lý cao hơn là luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về xuất, nhập cảnh đối với người nước ngoài trong tình hình hiện nay.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Phạm vi điều chỉnh: Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam điều chỉnh những hành vi nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Đối tượng áp dụng: người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Những quan điểm, chính sách cơ bản, nội dung chính

Quan điểm chỉ đạo

- Thể chế hoá đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Tổng kết về việc thực hiện công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài ở nước ta trong những năm qua, kế thừa những kinh nghiệm của thực tiễn công tác này, bổ sung những quy định mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các bộ luật, luật và pháp lệnh khác có liên quan.

- Đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đối với người nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để đầu tư, du lịch…; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài của các cơ quan chức năng.

Nội dung chính

- Quy định rõ điều kiện được nhập cảnh, xuất cảnh, điều kiện chưa được nhập cảnh và bị tạm hoãn xuất cảnh vào Việt Nam đối với người nước ngoài.

- Quy định điều kiện được cư trú tại Việt Nam của người nước ngoài, trong đó quy định rõ đối với việc tạm trú, thường trú, đồng thời quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ đối với từng hành vi nêu trên.

- Quy định quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc mời, đón, làm việc với người nước ngoài.

- Quy định quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, nội dung quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc soạn thảo

- Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo cùng với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, như: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ...

- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng bằng nguồn ngân sách do Nhà nước cấp theo quy định hiện hành.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương