44. MỨC ĐỘ tham gia nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngành sinh họC, Đhqghn gvhd: Ths. Trần Văn Tính



tải về 38.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích38.82 Kb.
#21050
44. MỨC ĐỘ THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG SINH VIÊN NGÀNH SINH HỌC, ĐHQGHN

GVHD: Ths. Trần Văn Tính

SV: Tống Thị Thu Hà, K 50 SP Sinh

Nguyễn Thị Liễu, K 50 SP Sinh



1. Đặt vấn đề

Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Đại học, là một khâu quan trọng trong quá trình học tập, là nhân tố tiến bộ xã hội, phản ánh trong trường đại học trong thời kỳ cách mạng khoa học kỹ thuật. Hoạt động khoa học là môi trường để hình thành sinh viên các phẩm chất của một chuyên gia như: tính sáng tạo, các phương pháp luận, phương pháp nhận thức các hiện tượng của cuộc sống.


2. Một số kết quả nghiên cứu

Mức độ hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên:



Mức độ

Hứng thú rất nhiều

Hứng thú nhiều

Hứng thú một chút

Không hứng thú

Tỷ lệ phần trăm

13%

32%

40%

15%

Thứ bậc

4

2

1

3

Như vậy, thái độ của sinh viên đối với nghiên cứu khoa học là khá khả quan, chứng tỏ sinh viên đã có sự quan tâm và yêu thích nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ (15%) sinh viên thờ ơ với nghiên cứu khoa học.
Mức độ tham gia hội nghị, hội thảo khoa học của sinh viên:

Mức độ tham gia hội thảo hoặc hoạt động NCKHSV

Không tham gia

Ít tham gia

Thỉnh thoảng tham gia

Tham gia tương đối nhiều

Tham gia thường xuyên

Tỷ lệ %

16,89%

28,57%

41,56%

10,3%

2,68%

Thứ bậc

3

2

1

4

5

Từ những con số trên có thể thấy rằng: khoa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã làm tốt hệ thống thông tin về các hoạt động khoa học của mình, mặt khác sinh viên đã có sự chủ động, tích cực tìm hiểu các hoạt động ấy. Đó là một tín hiệu đáng mừng, đặc biệt với những sinh viên năm thứ 3, hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với các bài tập lớn và luận văn tốt nghiệp.

Số lần tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên:



Số lần tham gia

Không lần

Một lần

Hai lần

Ba lần

Tỷ lệ %

58,33%

36,11%

5,56%

0%

Thứ bậc

1

2

3

4




Số lần định tham gia

Không lần

Một lần

Hai lần

Ba lần

Tỷ lệ %

11,11%

50%

34,72%

4,17%

Thứ bậc

3

1

2

4

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên rất khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, hơn thế Khoa Sư phạm còn lấy nghiên cứu khoa học làm điều kiện bắt buộc để làm luận văn tốt nghiệp nên tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là rất cao.

Mức độ chủ động của sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học:


Mức độ chủ động

Tự mình

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Hoàn toàn phụ thuộc

Tỷ lệ %

4,05%

86,5%

9,45%

Thứ bậc

3

1

2

Trong nghiên cứu khoa học, sinh viên có rất nhiều thuận lợi như được sự giúp đỡ tận tình của giảng viên tuy nhiên mức độ chủ động của sinh viên còn rất thấp.

Những khó khăn khi tiến hành nghiên cứu khoa học

Yếu tố

Thời gian

GVHD

Đề tài

Thói quen NCKH

ĐK vật chất

Mức độ

2,45

2,21

2,05

2,09

1,81

Thứ bậc

1

2

4

3

5

Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên vẫn gặp không ít khó khăn trong khi tham gia nghiên cứu khoa học. Trong đó, thiếu thời gian, không có GVHD và không có thói quen nghiên cứu khoa học là những khó năng nổi trội nhất ở sinh viên

Nhận thức về ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Ý nghĩa

Rèn luỵên cần cù sáng tạo

Rèn kỹ năng nghiên cứu

Tạo tiếng tăm

bản thân


Tỷ lệ %

53,52%

40,48%

6%

Thứ bậc

1

2

3

Qua những số liệu trên chứng tỏ nghiên cứu khoa học có ý nghĩa đa dạng với sinh viên, đem lại lợi ích về nhiều mặt. Vì vậy sinh viên nên nhận thức đúng đắn về nghiên cứu khoa học.
3. Một số kiến nghị

Đối với nhà trường:


  • Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí.

  • Khen thưởng xứng đáng cho cả giáo viên hướng dẫn và sinh viên.

  • Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học giành cho sinh viên.

  • Đầu tư trang thiết bị tốt hơn.

Đối với Khoa:

  • Mở phòng thí nghiệm, đầu tư các dụng cụ thực hành.

  • Tăng cường cho sinh viên đi thực tế.

Đối với giảng viên hướng dẫn:

  • Giảng viên xác định hàm lượng khoa học vừa sức đối với sinh viên.

  • Giảng viên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sinh viên bằng cách giới thiệu thành tích nghiên cứu, tổ chức giao lưu với sinh viên đã và đang làm nghiên cứu.

  • Giảng viên có sách lược mềm dẻo, động viên sinh viên nghiên cứu khoa học.

Đối với sinh viên:

  • Bồi dưỡng hứng thú nghiên cứu khoa học.

  • Củng cố niềm say mê tri thức.

  • Rèn luyện các phẩm chất ý trí.


tải về 38.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương