4. Thủ tục cho phép làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong năm



tải về 27.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích27.8 Kb.
#13991
4. Thủ tục cho phép làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong năm

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của pháp luật, nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa hoặc qua đường bưu điện, địa chỉ: 04 Phan Chu Trinh, Nha Trang

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa tiếp nhận văn bản xin phép, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép doanh nghiệp, tổ chức được làm thêm giờ.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa trả kết quả cho tổ chức, doanh nghiệp theo đường bưu điện.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ, bao gồm:

- Văn bản xin phép 200 giờ đến 300 giờ trong năm (theo mẫu đính kèm).

- Phương án làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm (theo mẫu đính kèm).

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

đ) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Văn bản xin phép làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm;

- Phương án làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm.

h) Lệ phí: Không.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (nếu được chấp thuận): Quyết định hành chính.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giầy và chế biến thủy sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải thực hiện đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:

- Điều kiện làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: khi phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.

- Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm:

+ Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện nêu trên;

+ Thỏa thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị về phương án làm thêm giờ.

Các doanh nghiệp , đơn vị khác nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm thì phải gửi văn bản xin phép tới Uỷ ban nhân dân tỉnh.

l) Căn cứ pháp lý chủ yếu của thủ tục hành chính:

- Bộ Luật Lao động;

- Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ.


MẪU SỐ 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG: .....
Doanh nghiệp, đơn vị:................

——

Số: ..................


V/v: Xin phép làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

————————————

.........., ngày .........tháng ...........năm ..........


Kính gửi: (1)...................................................................
Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm .............., Doanh nghiệp (đơn vị) ................ có một số nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm (có phương án gửi kèm theo) (2)

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xem xét, chấp thuận và cho phép Doanh nghiệp (đơn vị) được tổ chức làm thêm giờ theo phương án trên.



Nơi nhận:
.....................
.....................

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
Chữ ký và đóng dấu
Họ và tên người ký

(1). Văn bản xin phép được lập thành 02 bản:

- Doanh nghiệp, đơn vị giữ 01 bản;

- Gửi 01 bản tới cơ quan có thẩm quyền:

+ bộ, Ngành quản lý đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lýý của bộ, Ngành đó;

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác.

(2). Phương án làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm theo đúng hướng dẫn tại Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.

MẪU SỐ 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG: ......................................

Doanh nghiệp, đơn vị ...........................................

PHƯƠNG ÁN LÀM THÊM TỪ TRÊN 200 GIỜ ĐẾN 300 GIỜ

TRONG MỘT NĂM

Năm ........

1. Các chức danh nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:

STT

Các chức danh nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm

Lý do phải làm
thêm giờ

1.

 

 

...

 

 

Lưu ý: Những lý do này phải phù hợp với các điều kiện quy định tại Điểm 2.1 khoản 2 mục II của Thông tư số ............................................).

2. Cam kết khi tổ chức thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm:

..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Lưu ý:


- Những cam kết này không được trái với các nguyên tắc quy định tại Điểm 2.1 khoản 2 mục II của Thông tư số ..........................................);

- Khuyến khích mở rộng các thoả thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ như tăng cường bồi dưỡng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khoẻ...

3. Ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị

..............................................................................................................

..............................................................................................................

........., ngày...... tháng....... năm .......



ĐẠI DIỆN CÔNG ĐOÀN
(Ký tên, đóng dấu)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Hoặc người được uỷ quyền
(Ký tên, đóng dấu)

Каталог: Resources -> Docs -> thu%20tuc%20hanh%20chinhNewFolder -> lao%20dong
Docs -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
Docs -> Mẫu số 02: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Ban hành nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
Docs -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
Docs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Docs -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Docs -> QuyếT ĐỊnh số 30/2007/QĐ-ttg ngay 5/3/2007 CỦa thủ TƯỚng chính phủ ban hành danh mục cáC ĐƠn vị HÀnh chính thuộc vùng khó khăn thủ TƯỚng chính phủ
lao%20dong -> 1. Thủ tục đăng ký Nội quy lao động

tải về 27.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương