385 CÂu hỏi và ĐÁp về HÓa học vớI ĐỜi sốNG


Vì sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg,... bằng khí CO



tải về 1.26 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích1.26 Mb.
#35638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

36. Vì sao không thể dập tắt đám cháy của các kim loại K, Na, Mg,... bằng khí CO2?

Do các kim loại trên có tính khử mạnh nên vẫn cháy được trong khí quyển CO2

Thí dụ: 2Mg + CO2  2MgO + C

37. Vì sao không dùng chai thuỷ tinh mà phải dùng chai bằng nhựa (chất dẻo) để đựng dung dịch axit flohiđric HF?

Do axit HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thuỷ tinh vì nó tác dụng được với oxit silic có trong thành phần của thuỷ tinh.

SiO2 + 4HF  SiF4 + 2H2O

Người ta thường lợi dụng tính chất này để khắc chữ lên thuỷ tinh.



38. Vì sao muối thô dễ bị chảy nước?

Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có một ít các muối khác trong đó có magiê clorua. Magiê clorua rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khí và cũng rất dễ tan trong nước.

Magiê clorua có vị đắng. Nước ở một số khe núi có vị đắng là do có hoà tan magiê clorua. Trong nước biển cũng có không ít magiê clorua. Nước còn lại sau khi muối kết tinh ở các ruộng muối gọi là nước ót thì có đến hơn một nửa là magiê clorua. Người ra dùng nước ót để sản xuất xi măng magiê oxit, vậy liệu chịu lửa và cả kim loại magiê.

39. Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?

Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số cây) có axit hữu cơ tên là axit fomic. Vôi là chất bazơ, nên trung hoà axit làm ta đỡ đau.

2HCOOH + Ca(OH)2  (HCOO)2Ca + 2H2

40. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?

Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2.

B
as
clorophin
an ngày do có ánh sáng mặt trời, cây quang hợp nên hấp thụ CO2 và thải ra O2 (nhớ chất diệp lục)

6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2


41. Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết?

Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit.

CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2

Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.



42. Vì sao người ta thường dùng tro bếp để bón cây?

Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.



43. Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?

NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày (bao tử) vì nó làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày nhờ phản ứng:

NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O

44. Vì sao trong công nghiệp thực phẩm, muối (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở?

(
t0


NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân huỷ thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh xốp và nở.

(NH4)2CO3 2NH3 + CO2  + H2O



45. Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?

Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm khê.

làm cho cơm đỡ mùi khê.

46. Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?

Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi.

Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi.

47. Vì sao không dùng nước chè khi uống tân dược?

Trong lá chè có chứa 20% tanin và 1  1,5% cafein, các chất này có thể liên kết với một số hoạt chất của tân dược, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc.



48. Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?

Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. Khi vắt chanh vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức làm giảm độ PH của dung dịch sữa. Tới PH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương tự như vậy.



49. Vì sao ăn sắn (củ mì) hay măng có khi bị ngộ độc?

Ăn sắn hay măng bị ngộ độc khi chúng chứa nhiều axit xianhiđric (HCN). Ở dạng tinh khiết axit xianhidric là chất khí mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Nhiệt độ nóng chảy là - 13,30C, tan trong nước, rượu, ete và là axit rất yếu. Trong thiên nhiên gặp ở dạng liên kết trong một số thực vật (hạt mận, đào, củ sắn, măng tươi).

Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều axit xianhiđric, có nguy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để axit xianhiđric bay hơi. Sắn đã phơi khô, giã thành bột để làm bánh thì khi ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô axit xianhiđric sẽ bay hơi hết.

Trong công nghịêp axit xianhiđric được điều chế bằng cách oxi hoá hỗn hợp khí metan (CH4) và amoniac (NH3), có xúc tác platin. Axit xianhiđric là nguyên liệu điều chế tổng hợp các chất cao phân tử. Axit xianhiđric ở dạng tự do dùng làm chất xông hơi chống côn trùng gây bệnh.

Muối của axit xianhiđric như kali xianua (KCN) dùng trong tổng hợp hữu cơ, trong nhiếp ảnh và để tách kim loại vàng, bạc ra khỏi quặng.

50. Vì sao sau khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?

Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy ? chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chảy sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khi nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.



51. Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?

Do bạc tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.



4Ag + O2+ 2H2S  2Ag2S + 2H2O

52. Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?

Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn không bị ôi thiu.

53. Vì sao dùng dao (bằng thép) cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?

Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, nó tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin.

Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước.

Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen đó là do kết quả của nhiều biến đổi hoá học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phenol, các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ bị oxi hoá bởi oxi của không khí biến thành các oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thuỷ tinh sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.



54. Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?

Đó là do ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe3O4 lấp lánh màu lam. Lớp áo màu lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt không bị gỉ và không bị ăn mòn.

Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hidroxit ở nhiệt độ từ 140 -> 1500C. Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng mầu lam, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lí bằng nước xà phòng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.

55. Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?

Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu.

Nói chung thuỷ tinh chứa 1->2% sắt thì sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu.

Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.



56. Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?

Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhạy hơn.

Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thuỷ tinh sẫm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo lại gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.
57.Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?

Các bà mẹ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm, điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc, và lớp vỏ là một màng bán thẫm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm.

Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều.

Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.



58. Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ?

Nếu bạn cho một thìa đường glucozơ vào lưỡi trong cảm giác ngọt ngào cảm nhận được còn có cảm giác mát lạnh. Vì sao vậy ? Glucozơ tạo ra một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hoà tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.



59. Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?

Theo các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohiđrat tạo thành chất acylamid, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư.

Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, trực tràng, niêm mạc tử cung.

Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc hại ethinnylestradiol và bisphenol A có trong túi nilong và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai.



60. Vì sao gạo nếp lại dẻo ?

Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopectin nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…rất dẻo, dẻo tới mức dính.



61. Vì sao nước mắt lại mặn ?

Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có tới 6g muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được muối từ máu (trong một lít máu có 9 g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.



62. Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh?

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khi nhiệt độ vượt quá 10000C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 10000 C có màu đỏ.



63. Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo?

Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết.

Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hòa tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.

Khi bị axit nitric loãng dây vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo.

Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.

64. Vì sao vữa trát tường phải sau mấy ngày mới cứng lại được ?

Khi bạn đến một công trường xây dựng bạn sẽ thấy những người thợ xây dùng cát vàng để trộn vữa xây. Loại vữa vôi nhão dẻo này chỉ sau mấy ngày là trở nên hết sức rắn, nhờ đó các viên gạch có thể gắn chặt với nhau bền vững. Điều này được giải thích như sau: Vữa vôi trát tường có chứa vôi tôi [là Ca(OH)2] để trong không khí sau vài ngày do hai biến đổi:

-Vữa vôi là một chất keo, do đó khi nước trong vữa vôi bay hơi một phần Ca(OH)2 sẽ kết tinh trong dung dịch quá bão hoà. Các tinh thể của vôi kết tinh trong chất keo sẽ biến thành một tinh thể rắn chắc.

- Do tác dụng cacbonat hoá, Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí với sự có mặt của nước tạo thành CaCO3 tinh thể.

Hai biến đổi trên đồng thời xảy ra khi vữa vôi tiếp xúc với không khí làm cho vữa trát tường cứng lại.



65. Vì sao hàng ngàn loài hoa có hàng trăm màu sắc khác nhau ? Có phải hàng trăm màu sắc khác nhau ứng với hàng trăm chất khác nhau không ?

Người ta đã phân tích màu sắc của trên 4000 loài hoa và thấy rằng hàng trăm màu sắc khác nhau kia chỉ là sự biến đổi biến đổi của 7 màu cơ bản là đỏ, nâu, vàng, lục, lam, tím và trắng. Trong đó phần lớn sắc màu của hoa là sự biến hoá giữa các màu đỏ, tím và lam. Phần nhỏ hơn là sự biến đổi giữa các màu vàng, nâu và đỏ.

Nghiên cứu kĩ hơn, người ta còn biết rằng trong hoa có chứa một loại chất gọi là “hoa thanh tố”, một hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành bởi benzen và benzopyran màu sắc của nó có thể thay đổi thùy theo sự thay đổi độ PH của dịch tế bào của hoa. Dịch tế bào có tính kiềm hoa có màu lam, có tính axit hoa có màu đỏ còn khi trung tính có màu tím.

66. Vì sao trong một ngày hoa phù dung có thể đổi màu tới 3 lần ?

Hoa phù dung đổi màu 3 lần trong ngày. Buổi sáng màu trắng, buổi trưa màu phớt hồng, buổi chiều màu hồng đậm hơn.

Loài hoa, trước sau chỉ biến đổi thay nhau giữa các màu trắng, hồng, vàng, da cam, đỏ. Đó là do tác động của chất caroten thay đổi trong thực vật. Sở dĩ có tên như vậy vì lần đầu tiên nó được chiết suất từ củ carot. Ở dạng tinh khiết nó là những tinh thể màu đỏ rất đẹp.

Caroten là một loại sắc tố thường thấy trong mọi đoá hoa. Trong sữa động vật, trong chất béo cũng có sắc tố này nhưng nhiều hơn cả là trong củ carot (chất màu vàng da cam) Caroten là một hiđrocacbon no và có công thức là C40H56, trong phân tử có 11 liên kết đôi và 2 vòng no.



67. Vì sao khi tên lửa bắn trúng máy bay ta thấy xuất hiện khói màu nâu ?

Nitơ (IV) oxit NO2được dùng làm chất oxit hoá trong nhiên liệu phóng tên lửa.

Khi tên lửa bắn trúng máy bay thì ở vị trí tên lửa trúng đích xuất hiện đám khói màu nâu. Đó là do trong tên lửa còn dư nhiên liệu là NO2. Khi đầu đạn chạm nổ, đồng thời nhiên liệu dư cũng bốc hơi. Nếu tên lửa không bắn trúng mục tiêu sẽ bay hết đà và tự huỷ, khi đó nghe tiếng nổ và quan sát ta chỉ thấy khối trắng vì lúc này trong tên lửa đã hết nhiên liệu.

68. Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa?

Đánh giá lượng khí metan hàng năm thoát ra và đi vào khí quyển đang là một thách thức với các nhà khoa học. Những đánh giá này đòi hỏi việc phân tích một lượng khổng lồ các số liệu.

Những nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy có một lượng lớn khi metan sinh ra từ sự thối rữa các vật thể hữu cơ từ ruộng lúa. Người ta ước chứng khoảng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ hoạt động cày cấy !

Người ta đã tiến hành 1300 thí nghiệm trong mùa gieo trồng trong năm 1988 và 1989 ở Giang Châu (Trung Quốc) cho thấy lượng khí metan thoát ra trung bình là 58mg/(m2.h). Con số này ở Châu Âu và Bắc Mĩ là 4 - 6mg/(m2.h)



69. Vì sao có thể biến tro xương thành đá quý ?

Công ty TifGem tại Chicago (Mỹ) có sáng kiến biến tro xương của người quá cố thành những viên ngọc vì trong tro xương có chứa cacbon. Người ta dùng lò sấy siêu nóng để biến tro xương thành than chì, sau đó nén chúng lại để tạo ra những viên kim cương xanh và vàng có giá từ 2700 đô la tới 20.000 đô la.



Thành công của công ty LifeGem sẽ tạo sự thay đổi trong vấn đề tìm nơi an nghỉ cho người quá cố.

70. Vì sao gọi đơteri là nguyên liệu của tương lại ?

Đơteri là một đồng vị của hidro (). Các hạt nhân của đơteri khi kết hợp với nhau sẽ toả ra một năng lượng rất lớn. Một kilogam đơteri khi kết hợp thành nguyên tử Heli sẽ cho năng lượng tương đương khi đốt 40.000 tấn than.

Phân tử nước nặng do 2 nguyên tử đơteri hoá hợp với một nguyên tử oxi mà thành.



Trong nước biển, trung bình cứ 6000 phân nước thì có một phân tử nước nặng. Trong một lít nước biển có gần 0,02 gam đơteri. Tổng trữ lượng của đơteri trong nước biển có đến 25.000 tỉ tấn, tương đương với 5000 tỉ tỉ tấn dầu mỏ.

Tại sao nói đơteri là nguyên liệu của tương lai còn hiện tại lại chưa sử dụng được ? Vấn đề ở chỗ là hiện nay chưa nắm được kĩ thuật khống chế phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hạt nhân này.



Каталог: uploads -> news -> 2014 04
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2014 04 -> Ubnd tỉnh nghệ an cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 04 -> TỔ toán tin đỀ kiểm tra học kỳ II môn tin họC 10 Thời gian làm bài 45 phút
2014 04 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập học kỳ II môn : Địa lý Lớp 7 Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của địa hình đại lục Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương