34 Biểu mẫu về công tác thqct và ksxx án hình sự



tải về 496.19 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích496.19 Kb.
#7040
1   2   3   4   5



QUYẾT ĐỊNH

Huỷ quyết định rút quyết định truy tố theo kiến nghị của Tòa án

___
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT …………….………..

Căn cứ Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

Xét kiến nghị của Toà án ………………………………………………

tại Công văn số ……ngày ……tháng …… năm ……….về việc xem xét việc rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát ……………..…… tại phiên toà hình sự sơ thẩm ngày ……tháng ……năm ……đối với bị cáo…………….về tội……………quy định tại Điều…..Bộ luật hình sự

Sau khi nghiên cứu chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án,

XÉT THẤY

(Nêu tóm tắt nội dung rút QĐ truy tố; phân tích lý do, căn cứ dẫn đến việc hủy QĐ rút QĐ truy tố)

Bởi lẽ trên,



QUYẾT ĐỊNH:

1- Huỷ quyết định rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát …………..

…… tại phiên toà hình sự sơ thẩm ngày…………….. tháng ……năm ………… của Toà án …………..

2- Yêu cầu Viện kiểm sát…………………………truy tố bị can ……………..……. theo Cáo trạng số … ngày… tháng……năm……

3- Đề nghị Tòa án………..xét xử vụ án theo quy định của pháp luật.

Nơi nhận:

- Toà án đã kiến nghị;

- VKS đã truy tố;

- Các bị cáo đã rút truy tố;

- Hồ sơ vụ án;

- Hồ sơ KS án hình sự;

- Lưu VP Viện kiểm sát ……


VIỆN TRƯỞNG



Mẫu số 135

Theo QĐ số 960/2007/QĐ-VKSTC


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

….……………………………






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Số: /BC-VKS………….




…………, ngày tháng năm 20........


Ngày 17/9/2007

BÁO CÁO

Chuẩn bị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm
Vụ án: ……………………………………………………

Về tội: …………………………………………………


I. LÝ LỊCH BỊ CAN (hoặc các bị can)

Phần này cần nêu: đầy đủ, chính xác về họ tên, những thông tin liên quan đến nhân thân của bị can (ngày, tháng, năm sinh, sinh trú quán, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự, tạm giam …).



II. NỘI DUNG VỤ ÁN

Phần này cần nêu khái quát:

Diễn biến vụ án, hành vi phạm tội, động cơ mục đích, hậu quả do hành vi phạm tội bị can (các bị can) gây ra.

Các chứng cứ buộc tội, gỡ tội đối với bị can (các bị can); các chứng cứ này phải cụ thể và chứng minh bằng lời khai, kết quả giám định, chứng từ, vật chứng … (ghi rõ bút lục của lời khai, văn bản kết luận giám định …)

Nêu các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can (các bị can). Các tình tiết này phải ghi theo đúng quy định tại Điều 46, 48 Bộ luật hình sự.

Xác định rõ nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội ...

III. QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG CỦA VỤ ÁN

Phần này cần nêu:

Quá trình tố tụng của vụ án theo trình tự thời gian từ khi sự kiện phạm tội xảy ra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can (hoặc các bị can)… đến khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát lập cáo trạng truy tố bị can (hoặc các bị can).



Những vi phạm của các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp, cá nhân người tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Ý kiến chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên, ý kiến của cấp uỷ địa phương, dư luận nhân dân và cơ quan ngôn luận, các ngành, các cấp.



IV. ĐỀ XUẤT CỦA KIỂM SÁT VIÊN ĐƯỢC PHÂN CÔNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN

Nêu quan điểm, đề xuất của Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án:

Chứng cứ của vụ án (đủ hay chưa đủ chứng cứ buộc tội; những mâu thuẫn về tài liệu chứng cứ mà quá trình điều tra chưa giải quyết được; những tài liệu chứng cứ Kiểm sát viên phải thẩm vấn rõ thêm tại phiên toà.

Dự kiến những nội dung, vấn đề cần xét hỏi và những nội dung tranh tụng với luật sư; những chứng cứ, tài liệu bảo vệ quyết định truy tố, bác bỏ quan điểm, đề xuất thiếu căn cứ, trái pháp luật của người bào chữa,…).

Tính chất vụ án.

Xác định: điểm, khoản, điều luật áp dụng …

Đề xuất đường lối xử lý: hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp …

Đề xuất kiến nghị khắc phục hoặc biện pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm (nếu có).



Ý kiến của lãnh đạo

Viện kiểm sát

Ý kiến của

Trưởng (Phó Trưởng) phòng

Ngày … tháng … năm……

Người báo cáo




Mẫu số 136

Theo QĐ số 960/2007/QĐ-VKSTC

Ngày 17/9/2007

HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN TỘI

Cơ cấu của luận tội gồm 3 phần:

- Phần mở đầu,

- Phần nội dung,

- Phần kết luận

PHẦN MỞ ĐẦU

Phần này trình bày những nội dung sau đây:

Bắt đầu vào luận tội bằng câu: “Thưa hội đồng xét xử”.

Tiếp đó Kiểm sát viên tự giới thiệu về mình: là đại diện Viện kiểm sát …………... thực hành quyền công tố tại phiên toà sơ thẩm xét xử về hình sự vụ án (nêu họ, tên bị cáo nếu vụ án có nhiều bị cáo thì nêu họ tên bị cáo chính và đồng phạm) bị truy tố về tội (các tội) ……………………………………..

Nêu mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, tầm quan trọng của việc xét xử vụ án. Giới thiệu tóm tắt tội danh của vụ án, các bị cáo được đưa ra xét xử (chú ý không đi vào nội dung của vụ án).

Với trách nhiệm, quyền hạn là người thực hành quyền công tố Nhà nước, chúng tôi trình bày quan điểm về việc xử lý đối với bị cáo (các bị cáo) và giải quyết đối với vụ án như sau:…………………………………………

Phần mở đầu cần ngắn gọn, xúc tích.

PHẦN NỘI DUNG

Đây là phần quan trọng nhất của luận tội, vì vậy yêu cầu phải được chuẩn bị kỹ, khách quan, đầy đủ, có sức thuyết phục cao, nhất là khi xét xử các vụ án nghiêm trọng và phức tạp, vụ án được tổ chức xét xử lưu động có đông đảo nhân dân đến nghe.

Phần này bao gồm những vấn đề sau đây:

1- Phân tích đánh giá chứng cứ:

Trên cơ sở hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn tại phiên toà, đánh giá khách quan, toàn diện và đầy đủ để xác định sự thật của vụ án, xác định tội phạm đã xảy ra và kẻ phạm tội, diễn biến hành vi phạm tội, những chứng cứ chứng minh, như: lời khai, kết quả giám định, các chứng từ,…. có nêu bút lục (phải nêu đúng hành vi phạm tội và viện dẫn chứng cứ chứng minh; nêu hậu quả của tội phạm, ý thức chủ quan kẻ phạm tội).

Nếu có lời bào chữa của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác thì phải lập luận bác bỏ hoặc chấp nhận và viện dẫn chứng cứ chứng minh. Từ đó, Kiểm sát viên đánh giá tổng hợp, kết luận về sự việc phạm tội, kẻ phạm tội và viện dẫn các chứng cứ để chứng minh tội phạm, như: Các biên bản khám nghiệm, kiểm tra, thu giữ vật chứng, giám định pháp y, sổ sách, chứng từ, lời khai của bị cáo, người bị hại, người liên quan, nhân chứng… Trước cơ quan điều tra và tại phiên tòa (có phân tích đánh giá những mâu thuẫn để kết luận đúng, sai cho rõ ràng). Trên cơ sở đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án, Kiểm sát viên sẽ khẳng định nội dung truy tố của cáo trạng là hoàn toàn đúng hoặc có vấn đề gì cần phải thay đổi, như: rút quyết định truy tố, thay đổi tội danh, khung hình phạt nhẹ hơn… đối với những vấn đề, tình tiết mới phát hiện tại phiên tòa có thể làm thay đổi nội dung, tính chất của vụ án nếu chưa được thẩm tra đầy đủ, chưa có đủ căn cứ thì không được kết luận mà phải đề nghị hoãn phiên tòa để điều tra xác minh.

Khi phân tích đánh giá chứng cứ đối với vụ án có nhiều bị cáo phạm nhiều tội, phải tuân theo quy định đi từ tội phạm nghiêm trọng đến tội phạm ít nghiêm trọng. Có thể xếp thành nhóm tội phạm có liên quan chặt chẽ với nhau để cùng phân tích đánh giá, như: tội giết người và cướp tài sản, tội đưa hối lộ và nhận hối lộ… hết sức tránh việc sao chép nội dung cáo trạng vào nội dung luận tội.



2- Phân tích, đánh giá tính chất, mức độ tội phạm, vai trò vị trí trách nhiệm của bị cáo (hoặc từng bị cáo):

- Trên cơ sở đánh giá chứng cứ để phân tích đánh giá chung tính chất mức độ của vụ án, tính chất hành vi và thủ đoạn phạm tội, xem xét mục đích và động cơ phạm tội, mức độ hậu quả tác hại do tội phạm gây ra (chú ý phân tích đánh giá hậu quả tác hại về mặt kinh tế, chính trị, trật tự trị an…). Cần đánh giá khách quan, trung thực, không suy diễn, không thổi phồng. Phân tích các tình tiết tăng nặng của vụ án (chú ý chỉ được coi là tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự). Phân tích những tình tiết giảm nhẹ của vụ án (chú ý khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ phải căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật hình sự). Xác định nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh… phạm tội.

- Đánh giá, xác định vị trí vai trò, trách nhiệm của từng bị cáo trong vụ án. Khi đánh giá, phân tích vấn đề này cần tuân theo trật tự là các tội nghiêm trọng trước, ít nghiêm trọng sau; các bị cáo sắp xếp theo thứ tự về vai trò, vị trí trong vụ án như trong cáo trạng (nếu tại phiên tòa không có diễn biến thay đổi đáng kể). Đối với từng bị cáo cũng phải phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng đối với họ.

Khi phân tích, xác định vai trò, vị trí của bị cáo nào xong thì kết luận bị cáo đã phạm tội gì (hoặc các tội gì), tội đó (hoặc các tội đó) được quy định tại điều, khoản, điểm nào của Bộ luật hình sự.

- Nếu những thiếu sót, sơ hở, vi phạm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội… là những nguyên nhân, điều kiện tội phạm phát sinh. Từ đó kiến nghị với các cơ quan đơn vị… rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc phục sửa chữa.

3- Đề nghị xử lý:

Trên cơ sở đánh giá, phân tích tính chất, mức độ, hậu quả của vụ án, mục đích và động cơ phạm tội, thủ đoạn thực hiện tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án, vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án và các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ được áp dụng cho từng bị cáo; nguyên nhân, điều kiện phạm tội… và có chú ý đến phục vụ tình hình đấu tranh chống tội phạm nói chung, một loai tội phạm nào đó nói riêng; tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương… mà đề nghị xử lý đối với từng bị cáo.

Khi đề nghị xử lý phải tuân theo thứ tự sau:

- Hình phạt chính: đề nghị hình phạt chính trước, đối với bị cáo chính trước (theo trật tự như đã nêu ở phần đánh giá vai trò, vị trí của từng bị cáo). Bị cáo phạm tội nhiều lần phải đề nghị hình phạt cho từng tội riêng biệt và tổng hợp theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Nếu bị cáo đang chấp hành 1 bản án khác thì phải đề nghị tổng hợp hình phạt theo Điều 51 Bộ luật hình sự.

- Hình phạt bổ sung: Tất cả các bị cáo bị xét xử về các tội phạm mà theo quy định của Bộ luật hình sự, việc áp dụng hình phạt bổ sung là bắt buộc thì đều phải đề nghị áp dụng. Nếu đề nghị không áp dụng phải nêu rõ lý do. Đối với hình phạt bổ sung mà luật quy định có thể (tùy nghi) thì phải cân nhắc để quyết định tội nào, với bị cáo nào thì áp dụng tội nào, với bị cáo nào thì không áp dụng.

Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 41, 42, 43, 44 Bộ luật hình sự. Chú ý khi đề nghị bồi thường thiệt hại cần cụ thể, tránh nêu chung chung.



PHẦN KẾT LUẬN

Phần này nêu:

- Lưu ý Hội đồng xét xử về yêu cầu, mục đích, tầm quan trọng… của việc xét xử vụ án để có quyết định chính xác;

- Lưu ý Hội đồng xét xử về những quan điểm mới phát sinh tại phiên tòa, những thay đổi quyết định truy tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa (nếu có) để Hội đồng xét xử lưu ý, quan tâm khi nghị án;



Phần này cần ngắn, gọn.………………………………………………

Chú ý: Luận tội được Kiểm sát viên dự thảo trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị thực hành quyền công tố. Dự thảo phải được đánh máy và lãnh đạo đơn vị cho ý kiến. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với diễn biến tại phiên tòa, tránh tình trạng tại phiên tòa có diễn biến khác nhưng Kiểm sát viên không sửa đổi, bổ sung vào dự thảo luận tội, mà vẫn đọc nguyên văn như dự thảo. Sau khi xét xử phải hoàn chỉnh dự thảo, ký tên Kiểm sát viên và lưu vào hồ sơ kiểm sát.
Mẫu số 137

Theo QĐ số 960/2007/QĐ-VKSTC

Ngày 17/9/2007


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

……………………………



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc







Số: /BC-

................., ngày tháng năm 20......


BÁO CÁO

Kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án………………………….

Phiên toà ngày……tháng…….năm 20…… xét xử tại ...............................

Vụ án được xác định án trọng điểm ngày……tháng…….năm 20……..(nếu là án trọng điểm)




TT


(Vụ án)

Họ tên; ngày, tháng, năm, sinh; trú quán; tiền án, tiền sự của các bị cáo


Tạm giữ, tạm giam (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm)


Cáo trạng (số, ngày, tháng, năm, tội danh, điều khoản điểm áp dụng)

Kết luận, đề xuất của KSV

- Tội danh, điều khoản;

- Hình phạt, án phí;

- Biện pháp tư pháp;

- Rút truy tố.

QĐ của HĐXX

- Tội danh, điều khoản,

- Hình phạt, án phí,

- Biện pháp tư pháp,



Ghi chú

- Kháng nghị PT (nội dung)

- Vi phạm của TA,

- Những vấn đề khác

1

2

3

4

5

6

7
























































































Nơi nhận:

- VKSND


-

-

-



TUQ. VIỆN TRƯỞNG

KIỂM SÁT VIÊN


Mẫu số 138

Theo QĐ số 960/2007/QĐ-VKSTC

Ngày 17/9/2007


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

….……………………………




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Số: /QĐ-VKS………….


……………, ngày tháng năm 20........



Q UYẾT ĐỊNH

Kháng nghị phúc thẩm Bản án (Quyết định) số … ngày … tháng… năm….. của Tòa án………………………
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT ………………………..

Căn cứ Điều 36, Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

Xét Bản án (Quyết định) hình sự sơ thẩm số…ngày…tháng…. năm ……của Toà……………đã xét xử bị cáo ………………sinh ngày…tháng… tháng…. năm……quốc tịch………dân tộc…………………nơi đăng ký NKTT……………….. chỗ ở ……………… về tội (hoặc các tội) ………quy định tại Điều……Bộ luật hình sự,

XÉT THẤY

Đây là phần đánh giá, nhận xét bản án hay quyết định sơ thẩm, cần nêu:

+ Tóm tắt nội dung vụ án

+ Nêu quyết định của bản án hoặc quyết định sơ thẩm.



(Nếu vụ án có nhiều bị cáo, phạm nhiều tội, hoặc có nhiều hành vi phạm tội thì phần đánh giá, nhận xét này chỉ nêu những nội dung của bản án hoặc quyết định sẽ kháng nghị).

Phân tích, xác định những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định sơ thẩm, những điều, khoản của Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự bị vi phạm cần kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Nếu kháng nghị toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm thì nêu: Kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm hoặc quyết định sơ thẩm số … ngày …….tháng …năm … của Toà án ………………………

- Nếu kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm hoặc quyết định sơ thẩm thì nêu: Kháng nghị phần (nêu cụ thể phần kháng nghị là phần nào, hình phạt hay bồi thường, hình phạt bổ sung ...) bản án hình sự sơ thẩm hoặc quyết định sơ thẩm số… ngày……tháng…….năm……của Toà án ……………

Đề nghị Toà án …….. (Toà sẽ xét xử phúc thẩm) xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm để (nêu yêu cầu kháng nghị vào đây. Ví dụ: Tăng hình phạt đối với bị cáo hoặc các bị cáo; Cho bị cáo ..... hưởng án treo, tăng hay giảm bồi thường,…).



Chú ý: Phần yêu cầu trong quyết định kháng nghị phải nêu cụ thể, rõ ràng, không được nêu chung chung khó hiểu.

Nơi nhận:

- Toà án…. (TA xét xử phúc thẩm);

- VKS, TA có bản án bị kháng nghị;

- Người bị kết án;

- Những người liên quan đến việc kháng nghị;

- Hồ sơ kiểm sát;

- Lưu: VP.


VIỆN TRƯỞNG


Mẫu số 139

Theo QĐ số 960/2007/QĐ-VKSTC

Ngày 17/9/2007

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

….……………………………






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /QĐ-VKS………….



……………., ngày tháng năm 20........


QUYẾT ĐỊNH

Rút kháng nghị phúc thẩm

___
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT …………….………..

Căn cứ Điều 36 và Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

Qua nghiên cứu, xem xét kháng nghị phúc thẩm số …… ngày …….tháng …….năm của Viện kiểm sát……………... và hồ sơ vụ án,

XÉT THẤY

+ Nêu tóm tắt nội dung kháng nghị,

+ Phân tích, chứng minh lý do, căn cứ rút kháng nghị.

Bởi các lẽ trên,



QUYẾT ĐỊNH:

1- Rút kháng nghị phúc thẩm số …… ngày ……tháng …….năm …… của Viện kiểm sát ……..… (Nếu rút một phần thì phải ghi rõ rút phần nào của bản kháng nghị)

2- Đề nghị Toà án……… đình chỉ việc xét xử phúc thẩm (Nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị và vụ án không còn bị kháng cáo).

Nơi nhận:

- Toà án…. (TA xét xử phúc thẩm);

- VKS, TA có bản án bị kháng nghị;

- Bị cáo;

- Những người liên quan đến việc kháng nghị;

- Hồ sơ kiểm sát;

- Lưu: VP.


VIỆN TRƯỞNG


Mẫu số 140

Theo QĐ số 960/2007/QĐ-VKSTC

Ngày 17/9/2007


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

….………………………..……






CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /QĐ-VKS………….



………, ngày tháng năm 20........


QUYẾT ĐỊNH

Bổ sung, thay đổi kháng nghị phúc thẩm

Каталог: tintuc
tintuc -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
tintuc -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> Tin tức & Sự kiện
tintuc -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
tintuc -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
tintuc -> Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn Chăm sóc skss tuổi mãn kinh và sàng lọc ung thư cổ tử cung
tintuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
tintuc -> VIỆn kiểm sát nhân dân

tải về 496.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương