210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


IV. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản



tải về 209.88 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích209.88 Kb.
#8200
1   2   3

IV. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản

1. Về việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị hoạt động khoáng sản có yếu tố nước ngoài nói chung và hoạt động khai thác than nói riêng nhằm đưa hoạt động khoáng sản đi vào nề nếp, đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững tài nguyên khoáng sản

- Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản. Theo đó, đối với các đơn vị có yếu tố nước ngoài đã và sẽ kiểm tra, thanh tra tại 15/21 đơn vị đang hoạt động theo Giấy phép khai thác do cơ quan Trung ương cấp.

- Đối với các đơn vị khai thác than: Năm 2011, Bộ đã kiểm tra hoạt động khai thác than của các đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) theo 51/67 Giấy phép khai thác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đầu năm 2012 đến nay, Bộ đã kiểm tra hoạt động khai thác than theo 04 Giấy phép (trong đó 02 đơn vị thuộc Tập đoàn và 02 đơn vị ngoài Tập đoàn). Trong những tháng còn lại của năm 2012, Bộ sẽ hoàn thành việc kiểm tra tình hình thực hiện hoạt động khai thác than theo tất cả các Giấy phép khai thác đã được cơ quan Trung ương cấp phép (12/67 Giấy phép tại tỉnh Quảng Ninh và 03 Giấy phép tại tỉnh Thái Nguyên).

- Qua kiểm tra, thanh tra tại các đơn vị hoạt động khoáng sản nêu trên đã xử lý, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, cụ thể như sau:

+ Đề nghị xử phạt vi phạm hành chính 21 đơn vị khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đối với các hành vi: khai thác không có thiết kế mỏ (07 đơn vị); khai thác không đúng thiết kế (01 đơn vị); không có Giám đốc điều hành mỏ (01 đơn vị); khai thác vượt công suất ghi trong Giấy phép (05 đơn vị), khai thác ra ngoài diện tích được phép khai thác (01 đơn vị); không thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ khi Giấy phép khai thác hết hạn (01 đơn vị). Ngoài ra còn đề nghị xử phạt 04 đơn vị thăm dò ra ngoài diện tích được phép khai thác.

+ Đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài mà khai thác không có thiết kế mỏ theo quy định.

+ Yêu cầu lập lại hồ sơ cấp phép khai thác đối với 02 đơn vị khai thác than.

Nhìn chung, sau khi kiểm tra, thanh tra, các đơn vị được kiểm tra đã nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản và từng bước khắc phục vi phạm. Trong năm 2013, Bộ sẽ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, trong đó có hoạt động khai thác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khai thác than trên phạm vi toàn quốc nhằm đưa hoạt động khoáng sản đi vào nề nếp, đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và bền vững tài nguyên khoáng sản.



2. Về việc phúc tra hoạt động khai thác tại khu vực mỏ than Uông Thượng - Đồng Vông, tỉnh Quảng Ninh

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17 tháng 8 năm 2012, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh kiểm tra hoạt động khai thác than khu vực Uông Thượng, phường Vàng Danh, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh của Công ty TNHH Một thành viên than Uông Bí - VINACOMIN hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với Công ty PT. Vietmindo Energitama (Indonessia). Đoàn kiểm tra đã phúc tra việc khắc phục tồn tại theo kết quả kiểm tra năm 2011 để làm rõ những nội dung các đơn vị đã khắc phục, những nội dung còn tồn tại, chưa được thực hiện.

Trên cơ sở báo cáo kết quả của Đoàn kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải để xin ý kiến chỉ đạo xử lý sau kiểm tra theo đúng định của pháp luật.

3. Về việc tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương trong việc quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản trên sông, suối để hạn chế sự ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy gây nên các hiện tượng sạt lở bờ sông Hậu

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản tổ chức tập huấn Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ. Theo đó đã hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản nói chung và đối với cát, sỏi trên sông Hậu nói riêng.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc triển khai các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói riêng do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 61/BC-BTNMT ngày 18 tháng 5 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi văn bản tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, trong đó có giải pháp: rà soát để điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (bao gồm cả cát, sỏi lòng sông); tăng cường hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác vật liệu xây dựng thông thường; tiếp tục tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ công tác thẩm định, cấp phép hoạt động khoáng sản và thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố có liên quan.

4. Về việc phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Mê Công (ở Đồng bằng sông Cửu Long) đánh giá định lượng tác động của hoạt động khai thác cát đến độ ổn định của bờ sông và thay đổi dòng chảy

Ngoài các giải pháp cần thực hiện trong quản lý nhà nước đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu các địa phương thực hiện việc rà soát, hạn chế công suất khai thác khi cấp phép; cấm hoặc tạm đình chỉ hoạt động khai thác ở những khu vực đang sạt lở bờ sông hoặc đã xác định được là nguyên nhân gây sạt lở bờ sông. Các địa phương cũng đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và có sự phối hợp với nhau, cụ thể như:

- Ngày 19 tháng 4 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát sỏi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Ngày 10 tháng 7 năm 2012, Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản không kim loại trên địa bàn tỉnh.

- Ngày 15 tháng 3 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND về mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

V. Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

1. Rà soát và điều phối thống nhất, đồng bộ các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn ODA

Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ, các hình thức cung cấp nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là: ODA không hoàn lại, ODA vay ưu đãi, ODA vay hỗn hợp; các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm: hỗ trợ dự án, hỗ trợ ngành, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ ngân sách. Hiện nay, các hình thức cung cấp và phương thức hỗ trợ ODA cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam hiện nay gồm có:

- Viện trợ không hoàn lại với phương thức hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ.

- Viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ qua ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án. Cụ thể như khoản hỗ trợ không hoàn lại của Chính phủ Đan Mạch cho Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của Bộ Công Thương quản lý và các dự án thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu của hai tỉnh Quảng Nam và Bến Tre.

- Vay ưu đãi, hỗ trợ qua ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ. Cụ thể như các tổ chức quốc tế (JICA, AFD, WB, AuSAID…) cho vay ưu đãi thông qua Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) giúp Việt Nam thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Qua thực tế triển khai, nhìn chung, phương thức hỗ trợ qua ngân sách đã phát huy được hiệu quả cao hơn vì đã đơn giản hoá được các thủ tục hành chính cho các nhà tài trợ và đơn vị thực hiện chương trình, dự án, thuận lợi cho việc giám sát, quản lý các nguồn vốn hỗ trợ.

Trong thời gian qua, từ những nỗ lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ hợp tác với Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế, trong đó đã có nhiều nguồn hỗ trợ tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Để sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ vay ưu đãi qua ngân sách, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế quản lý nguồn vốn Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Cung cấp các số liệu quan trắc thủy văn (phục vụ cho việc nghiên cứu, tính toán, xác định các giải pháp công trình và phi công trình phù hợp), đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống và khắc phục các trường hợp sạt lở bờ sông Hậu

Để phối hợp thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hiện tượng sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông Hậu, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân, từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 7 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Đoàn công tác đi khảo sát tình hình xói lở bờ sông Hậu và các vấn đề có liên quan để có cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục. Qua xem xét, khảo sát tại thực địa và kết quả làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Bộ đã giao Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng dự án “Điều tra, khảo sát, đánh giá, xác định nguyên nhân và đề xuất kế hoạch tổng thể khắc phục sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh An Giang”.

Ngày 15 tháng 6 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã có Tờ trình số 42/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ thực hiện dự án “Chỉnh trị dòng chảy nhằm hạn chế sạt lở, bảo vệ đô thị thành phố Long Xuyên thích ứng với biến đổi khí hậu”. Ngày 18 tháng 7 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp Hội đồng liên ngành thẩm định danh mục các dự án ưu tiên, cấp bách thực hiện theo Chương trình SP-RCC, dự án Chống sạt lở bờ sông Hậu đã được Hội đồng liên ngành lựa chọn thực hiện. Ngày 31 tháng 7 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2692/BTNMT-KTTVBĐKH gửi Văn phòng Chính phủ về việc đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định danh mục các dự án đầu tư theo Chương trình SP-RCC, trong đó có bao gồm dự án chống sạt lở bờ sông Hậu.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội và ý kiến, kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII, Bộ Tài nguyên và Môi trường kính trình Quốc hội./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;

- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

- Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội;

- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;

- Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Vụ Công tác Đại biểu, Văn phòng Quốc hội;

- Các Thứ trưởng Bộ TN&MT;

- Lưu: VT, VP(TH), PC. Tg.600



BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Minh Quang



1 Đến nay đã thẩm định xong Quy hoạch sử dụng đất của 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3 Thông tư số 14/2009/TT-BTC ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Tài chính.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 209.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương