2, Đặc trưng của truyền hình 10


Kịch bản truyền hình-Đạo dién phân cảnh



tải về 1.25 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13034
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

Kịch bản truyền hình-Đạo dién phân cảnh

Tác phẩm và kịch bản văn học, đi thực tế, chọn cảnh

Lập khai toán chi phí sản xuất



Duyệt kịch bản

CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀO GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT








Lập sơ đồ quay ghi hình

Chọn diễn viên



Chọn cảnh ngoại cảnh

Lập P/A âm thanh

Thành lập đoàn làm phim




LẬP KẾ HOẠCH TUẦN TRÌNH VÀ TỔNG DỰ TOÁN





Dụng cụ tạo bối cảnh


Sáng tác,chọn, ráp nhạc trích tư liệu thu thanh


Mua,thuê đạo cụ trang phục


TỔNG DUYỆT QUYẾT ĐỊNH GHI HÌNH




HÌNH ẢNH

- quay nội cảnh

- quay ngoại cảnh

ÂM THANH

- Thu đồng bộ.

- thu tiếng động

- Lồng tiếng



QUAY PHỐI HỢP

Thực hiện

kỹ xảo

Xuất xưởng



-Dựng điện tử

- Hoà âm

- Lồng chữ, làm tiêu đề, kĩ xảo


SẢN PHẨM HOÀN CHỈNH (băng từ hoặc phát sóng)



CẦU TRUYỀN HÌNH
Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX, bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đã tiến những bước rất dài trong quá trình phát triển của mình. Các cuộc các mạng khoa học và công nghệ thông tin tạo nên tiền đề vững chắc cho sự phát triển ấy.

Có thể nói rằng, các thuật ngữ “kỷ nguyên thông tin”, “bùng nổ thông tin”. “toàn cầu hoá thông tin”,... đã trở thành hiện thực. Thế giới ngày nay có hàng chục triệu từ tin tức, hàng trăm ngàn tấm ảnh được truyền đi trong một ngày. Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng. Tin tức, trước đây chỉ được loan báo trong một vùng nhất định, thì nay, tin tức là của tất cả mọi người, mọi tầng lớp trên hành tinh này. Một trận bóng chày ở Mỹ, một cuộc bầu cử ở Pháp, một vụ bắt cóc con tin ở Philippin đều có thể xuất hiện cùng lúc, cùng thời trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở mọi quốc gia.

Rất nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, làm các hoạt động báo chí ngày càng thể hiện rõ bản chất đích thực của nó. Có thể thấy đặc điểm này rõ nét nhất trên truyền hình – một loại hình truyền thông đại chúng - đặc biệt là truyền hình trực tiếp.

Truyền hình trực tiếp manh nha xuất hiện từ những năm 1928 - 1935, với đặc trưng thời sự, nhanh nhậy và kỹ năng chuyên nghiệp hoá truyền hình. Lẽ dĩ nhiên, phương thức truyền hình trực tiếp có nhiều lý do để chiếm lĩnh và phát triển địa hạt truyền hình:



Thứ nhất, truyền hình trực tiếp (live broadcasting) đảm bảo được tính thời sự của sự kiện một cách tốt nhất - điều chủ yếu của hoạt động báo chí.

Thứ hai, truyền hình trực tiếp làm thay đổi tư duy của người thực hiện nhiệm vụ thông tin báo chí, những người mà tư duy của họ vốn bị chi phối bởi phương thức phát lại (play back) đã lâu.

Thứ ba, truyền hình trực tiếp tận dụng được một cách tối đa những thành tựu của khoa học công nghệ như vệ tinh, cáp, kỹ thuật số, máy móc... để nâng cao vị trí và thế mạnh của mình, tạo ra những hiệu quả xã hội rõ rệt.

Và còn nhiều lý do khác nữa.

Truyền hình trực tiếp cũng chứng minh được tính báo chí của nó bằng sự nhanh chóng và thuyết phục. Những thông tin sự kiện đến được tận dụng; dùng phương thức truyền hình trực tiếp để mang nguyên vẹn giá trị thông tin của nó đến với công chúng.

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, chúng ta bắt đầu sử dụng phương thức truyền hình trực tiếp để tường thuật Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội, các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ tết,... rất cuốn hút người xem. Trong những năm gần đây, các chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam đã ngày càng phong phú và đa dạng. VTV1, VTV2, VTV3 phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dân trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, giải trí,... Các chương trình truyền hình trực tiếp được chuẩn bị hay đột xuất đều được thực hiện bài bản và có hiệu quả thông tin cao.


1, Vai trò của các chương trình truyền hình trực tiếp

Truyền hình trực tiếp ngày càng trở nên không thể thiếu trong các chương trình truyền hình, tăng tính hấp dẫn của truyền hình, vì khán giả cảm thấy có hiệu ứng “cùng chứng kiến sự kiện”. Việc chuyển tải thông tin chân thực và nhanh nhạy của phương thức truyền hình trực tiếp khiến người xem cảm giác mình thực sự đang tham gia vào sự kiện và đạt được hiệu quả cao. Từ đó, truyền hình đang thực sự dần dần phát huy thế mạnh của báo chí, tác động, hình thành và định hướng một cách tích cực dư luận xã hội.

Có nhiều chương trình truyền hình trực tiếp, căn cứ vào sự khác nhau về hình thức, nội dung, mục đích như: Tường thuật trực tiếp, thời sự trực tiếp, cầu truyền hình,...

Chúng ta đã xem xét về phương thức truyền hình trực tiếp thông qua cầu truyền hình. Đây là một chương trình, không phải là một thể loại, là sự tổng hợp của rất nhiều nội dung và hình thức, vấn đề tổ chức, quản lý và công việc của phóng viên.

Cầu truyền hình là một chương trình phát thẳng, trực tiếp có nhiều cầu nối để người xem chương trình cùng lúc có thể chứng kiến nhiều sự kiện, sự việc tại nhiều địa điểm ở những vùng địa lý khác nhau nhưng theo một chủ đề xuyên suốt. Trong thuật ngữ hiện đại tiếng Anh gọi là “live” nghĩa là truyền hình trực tiếp sự kiện mà không qua khâu dàn dựng hậu kỳ thông thường. Các chương trình trực tiếp tuy chỉ đưa ra được những hình ảnh có tính giới hạn nhất định vì bị eo hẹp về không gian và thời gian nhưng là những lát cắt hoàn chỉnh, độc lập và chính lát cắt ấy được nối ghép với nhau, tạo dựng một thông điệp mang tính trọn vẹn, phong phú gây sự cuốn hút dặc biệt đối với khán giả.

Cầu truyền hình: Không còn quá mới mẻ đối với khán giả cũng như đối với những người làm chương trình. Đó là sự vận dụng đáng biểu dương của những người thực hiện đã học tập từ những chương trình truyền hình trực tiếp của nước ngoài. Trong khi các thiết bị của chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu, chắp vá, hơn nữa hệ thống lý thuyết báo chí truyền hình còn chưa theo kịp với thực tế cho nên tìm hiểu những đặc điểm của một chương trình như chương trình cầu truyền hình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi trên thế giới các hãng truyền hình sử dụng vệ tinh để truyền đi hình ảnh trực tiếp thì ở Việt Nam chúng ta vẫn phải truyền trực tiếp bằng cáp quang. Điều này đã gây trở ngại rất nhiều khi làm chương trình vì không phải ở địa điểm nào chúng ta cũng có đầu nối cáp quang hoặc vì lý do dây cáp mà chúng ta không thể kéo máy đi đến tận nơi đang xảy ra sự kiện, sự việc. Nếu truyền hình ảnh bằng vi ba qua vệ tinh thì bất kể chỗ nào chúng ta cũng có thể truyền được hình ảnh đi mà không cần sự can thiệp của yếu tố không gian. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, các chương trình cầu truyền hình của Đài THVN do Ban Thời sự thực hiện đã thực sự trở thành món ăn tinh thần đối với đông đảo công chúng trong những dịp thiêng liêng nhất đối với một đời người như Tết Nguyên đán hay những dịp kỷ niệm lớn như 110 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu.

Sở dĩ cầu truyền hình có sức hấp dẫn như vậy bởi nó có những đặc điểm hết sức riêng biệt mà không một thể loại báo chí nào có được.


2, Nguyên lý cầu truyền hình

Cầu truyền hình phản ánh diễn biến của sự kiện theo không gian thực (không nén). Cầu truyền hình có cấu tạo giống tường thuật truyền hình nhưng có quy mô lớn hơn và phức tạp hơn, có nhiều đầu cầu nối với nhau từ nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có một đầu cầu chủ, ví dụ như cầu truyền hình giao thừa năm ất Dậu 2004 có 15 đầu cầu tham gia trong cả nước.

Cầu truyền hình hai chiều có hai đầu cầu nối với nhau, chẳng hạn Hà Nội – Maxcơva, Hà Nội – Viêng Chăn,… trong đó có một đầu cầu chủ A. Nguyên lý hoạt động: sự kiện diễn ra ở đầu cầu A được các camera ghi hình đưa tín hiệu Video và Audio về xe lưu động A, xe này có cấu tạo như một trung tâm truyền hình thu nhỏ, nó có thể tiếp nhận và xử lý thông tin tại chỗ, đồng thời truyền tín hiệu về trung tâm truyền hình A bằng an-ten viba, vệ tinh viễn thông hoặc cáp quang. Tại đầu cầu B, sự kiện diễn ra cũng được các camera ghi hình đưa tín hiệu về xe lưu động B để truyền tín hiệu về trung tâm truyền hình B và đưa tiếp về đầu cầu chủ A có trung tâm truyền hình A (cũng bằng an-ten viba, vệ tinh viễn thông hoặc cáp quang)

Các tín hiệu hình ảnh (Video) và âm thanh (Audio) tại hai điểm A và B được Tổng đạo diễn ở Trung tâm truyền hình ở đầu cầu A xử lý khống chế và truyền phát ngay để khán giả kịp thời theo dõi diễn biến sự kiện đang diễn ra tại hai điểm A-B.

Cầu truyền hình nhiều chiều phải có nhiều đầu cầu, ví dụ Hà Nội – Quảng Trị – Huế - Đà Nẵng – Buôn Ma Thuột – Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ,… Nguyên lý hoạt động tương tự như cầu truyền hình hai chiều trong đó có đầu cầu chủ A. Các tín hiệu hình ảnh (Video) và các âm thanh (Audio) tại các địa điểm A,B,C,D,E,F,… được Tổng đạo diễn ở Trung tâm truyền hình đầu cầu A xử lý, khống chế và truyền phát theo các kênh VHF, UHF, MMDS, CATV,…để khán giả kịp thời theo dõi diễn biến đang diễn ra tại các địa điểm A, B, C, D, E, F,… Các Trung tâm truyền hình ở các đầu cầu A, B, C, D, E, F,… phải phối hợp nhịp nhàng, ăn ý theo đúng kịch bản chương trình đề ra.

Kết quả biên tập tại chỗ ở đầu cầu chủ A như là cuộc giao lưu trực tiếp giữa những nhân vật tham gia sự kiện ở các địa điểm khác nhau với chính khán giả truyền hình tại một điểm, đó là hiệu quả thông tin hai chiều của báo chí truyền hình. Trên thế giới các hãng truyền hình lớn thướng sử dụng vệ tinh hoặc cáp quang để truyền tín hiệu trực tiếp.

Mô hình nguyên lý cầu truyền hình:
3, Đặc điểm của chương trình Cầu truyền hình

Cầu truyền hình là phường pháp phản ánh trực tiếp nhiều sự việc tại nhiều địa điểm không gian khác nhau, ở các đầu cầu khác nhau trong cùng một thời điểm. Cầu truyền hình thường sử dụng để giao lưu các vùng miền khác nhau trong các dịp lễ Tết long trọng, giao lưu mạn đàm,… rất có hiệu quả về giao lưu trực tiếp giữa các đầu cầu với nhau thể hiện tính trội của báo chí: trực tiếp, tức thời, khách quan, trung thực về thông tin và quảng bá rộng rãi.

Chương trình cầu truyền hình là một chương trình phát thẳng không xử lý hậu kỳ, tổng hợp nhiều thể loại báo chí, kết nối trực tiếp nhiều địa điểm để người xem chứng kiến nhiều sự kiện ở những vùng địa lý khác nhau theo một chủ đề xuyên suốt. Chương trình cầu truyền hình là sự ghép nối nhiều lát cắt, tạo thành một thông điệp trọn ven, phong phú, đa dạng, đem lại cho công chúng cảm giác chân thực, sống động, cập nhật dường như đang được tham gia trực tiếp vào sự kiện.

Để thực hiện chương trình cầu truyền hình thì công đoạn chuẩn bị kịch bản, khảo sát địa hình, bố trí điểm cầu, lắp đặt thiết bị,.. phải tiến hành từ trước. Việc móc nối các đầu cầu tại các điểm đã định sẵn trong kịch bản cũng như đã định sẵn trong quá trình lựa chọn các đầu cầu ở khâu khảo sát. Vì vậy, việc phân công từng người làm từng phần việc cụ thể, cũng như việc lựa chọn ê kíp làm việc ăn ý, nhịp nhàng trong quá trình thực hiện chương trình cầu truyền hình rất quan trọng. Quan hệ giữa đầu cầu chủ và các đầu cầu phải kết nối đồng bộ, nhịp nhàng như những mắt xích tạo thành chuỗi hình ảnh liên tục để tạo nên chương trình hoàn chỉnh. Toàn bộ chương trình cầu truyền hình do Tổng đạo diễn chỉ đạo, mỗi đầu cầu có một ê kíp do đạo diễn phụ trách. Đạo diễn hình ảnh nhanh chóng lựa chọn hình ảnh theo cỡ cảnh gì, góc độ nào, tiếng động ra sao, thời lượng từng cảnh bao lâu,… cho phù hợp với điều kiện quan sát của khán giả ở màn hình gia đình. Nếu có một đầu cầu bị sự cố, trục trặc phải nhanh chóng thay thế.

Quan hệ giữa Tổng đạo diễn và người dẫn chương trình phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng đảm bảo sự lựa chọn hình ảnh của Tổng đạo diễn có chất lượng cao. Tổng đạo diễn tại đầu cầu chủ là linh hồn của cả chương trình, do vậy phải có năng lực tổng hợp bao quát, có phản xạ nhanh nhạy, nắm bắt sự kiện, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Quan hệ giữa Tổng đạo diễn và các bình luận viên là mối quan hệ hai chiều cùng chịu sự chi phối của nhau, cùng hỗ trợ nhau làm nên hiệu quả của chương trình.

Bình luận viên phải am hiểu đầu cầu mình phụ trách, phải gắn bó với địa phương, đến tận nơi cởi mở “ba cùng” vơi bà con địa phương. Khi thực hiện chương trình, nếu xảy ra tình huống bất cập thì người dân ở đây có thể tháo gỡ khó khăn. Khi bình luận chỉ nên giải thích những gì hình ảnh chưa thể hiện hoặc đánh giá tức thời về chương trình,… gây hứng thú thêm cho người xem.

Yếu tố con người là quyết định thành công của chương trình cầu truyền hình. Cần có sự kết hợp hoàn hảo của đội ngũ truyền hình như Tổng đạo diễn, người dẫn chương trình tại các đầu cầu, biết ứng phó với nhiều tình huống xảy ra. Người dẫn chương trình phải tự nhiên hòa mình vào cuộc sống đời thường, sử dụng ngôn ngữ thành thục, uyển chuyển nhịp nhàng.

Cầu truyền hình có khả năng đem đến những hình ảnh và âm thanh trực tiếp cùng lúc tồn tại ở nhiều địa điểm: tính trực tiếp là thế mạnh nổi trội của truyền hình, nó cũng chỉ thực hiện với những điều kiện nhất định về khoa học kỹ thuật và có nhiều yếu tố khách quan khác. Thông tin là một trong chức năng cơ bản của các loại hình báo chí. Giờ đây người ta không chỉ cạnh tranh về độ mới lạ, độ nóng của thông tin mà sự nhanh chóng trong việc chuyển tin là yếu tố hàng đầu quyết định ai sẽ là người chiến thắng. Và ở điểm này, phát thanh và truyền hình có ưu thế hơn cả vì khả năng truyền tải thông tin trực tiếp chỉ tồn tại ở hai loại hình báo chí này. Hiện nay, ở nước ta, vì khả năng kỹ thuật còn hạn chế, nhất là ở các đài truyền hình địa phương phát thanh có ưu thế hơn truyền hình vì các thiết bị truyền thanh khá đơn giản và người phóng viên có khả năng hoạt động độc lập nhưng nó cũng hạn chế bởi phương tiện biểu đạt duy nhất chỉ bằng âm thanh. Trong khi đó, truyền hình có một khối lượng khán giả khổng lồ, những ký hiệu thông tin của truyền hình mang lại có tính thuyết phục cao, tác động nhanh, mạnh và ấn tượng. Điều này có thể thấy qua chương trình trực tiếp. Những chương trình trực tiếp không chỉ mang thông tin đến cho người xem mà còn tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với họ, từ đó, nó có khả năng gỡ bỏ hàng rào ngăn cách về không gian và thời gian, giúp người xem sống cùng sự kiện, kích thích tâm lý tiếp nhận thông tin như người trong cuộc của người xem. Tính trực tiếp dễ tạo nên những yếu tố bất ngờ cho khán giả và những người làm chương trình mặc dù mọi chi tiết đã được hoạch định khá kỹ càng trong kịch bản.

Cầu truyền hình là phương pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay, mang lại hình ảnh trực tiếp cùng lúc, đồng thời đến khán giả. Qua cầu truyền hình, khán giả có thể cùng lúc chứng kiến những sự kiện, sự việc, con người đang diễn ra ở rất nhiều nơi, có thể là rất xa nơi họ đang ngồi và điều đặc biệt là chứng kiến sự việc, sự kiện đang xảy ra. Trong các chương trình cầu truyền hình tết, khán giả màn ảnh nhỏ có thể nhìn thấy được không khí tết ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, kể cả vùng hải đảo xa xôi như Trường Sa, Hoàng Sa,….

Trong chương trình cầu truyền hình chào đón năm chuyển giao thiên niên kỷ, khán giả còn được tận mắt chứng kiến những hình ảnh của lễ đón năm mới diễn ra nhiều nơi trên thế giới và chính yếu tố đó đã càng chứng minh cho sự tiếp nối không giới hạn về không gian và thời gian của cầu truyền hình.

Cầu truyền hình là chương trình kết hợp nhiều phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí truyền hình và là sự kết hợp lao động của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Cầu truyền hình sử dụng nhiều thể loại báo chí. Ngay như ở Mỹ, người ta phân chia truyền hình thành 2 nhóm: Hiện trường và trường quay thì cầu truyền hình cũng là sự tổng hợp của hai nhóm trên. Cầu truyền hình hay những chương trình trực tiếp, nhiều đầu nối là sự kết hợp tự nhiên các đặc tính của nhóm hội thoại và nhóm tạo hình. Trong các chương trình trực tiếp còn sử dụng phóng sự, phỏng vấn, bình luận... được thực hiện trước hoặc cũng làm trực tiếp nhằm mở rộng hoặc cung cấp thêm thông tin cho chủ đề. Đó có thể là hình ảnh tư liệu quá khứ, những thông tin tổng hợp từ nhiều địa điểm, không có khả năng trực tiếp, song lại phục vụ đắc lực cho chủ đề. Ví dụ chương trình cầu truyền hình xuân Quý Mùi. Các phỏng vấn ngắn liên tục được thực hiện sẽ giúp công chúng tránh khỏi sự nhàm chán khi phải liên tục nghe những lời dẫn của người dẫn chương trình. Người dẫn có tài giỏi đến đâu cũng không thể lôi cuốn khán giả trong suốt thời gian làm cầu bởi tâm lý người xem luôn muốn thay đổi không gian và muốn được chứng kiến không khí ở nhiều nơi, được nghe nhiều giọng nói hơn là chỉ một giọng của người dẫn. Lúc này người dẫn phải linh hoạt trong việc thay đổi như: Phỏng vấn trực tiếp một người dân đi du xuân hoặc bất kỳ một nghệ sĩ hay một người nổi tiếng nào sẽ làm cho không khí thay đổi và lại tạo ra cảm giác mới, lạ đối với người xem. Bên cạnh đó, việc phát những phóng sự đã được làm trước về một địa phương hay một người nào đó có liên quan đến chương trình nhưng vì lý do nào đó mà họ không thể có mặt để làm trực tiếp. Trong chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 110 ngày sinh Bác Hồ, trong khi khán giả đang theo dõi hình ảnh trực tiếp ở các địa phương thì những phóng sự, phim tài liệu về Bác như Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, Bác Hồ với thể dục thể thao... đã khiến cho không chỉ người dân Việt Nam mà cả nhân dân thế giới nhớ đến và cảm phục một con người vĩ đại. Cùng với những thể loại đó, những tác phẩm thơ ca, văn nghệ như: múa, hát,… được đan xen trong các chương trình cầu truyền hình góp phần tạo nên hiệu quả không nhỏ làm phong phú thêm nội dung và đa dạng hình thức thể hiện của chương trình. Tính trực tiếp một mặt có khả năng tạo mối quan hệ mật thiết với người xem, mặt khác đây cũng là một tác động to lớn cho tầng thông tin thứ hai được khai thác triệt để.

Cầu truyền hình không chỉ là sự kết hợp của các loại hình báo hình mà nó còn là kết quả của sự hợp tác lao động của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Hoạt động báo chí là hoạt động có tính đặc thù, nó là sự kết hợp rất nhiều các yếu tố như tri thức, kinh nghiệm, là sự phối hợp đồng bộ của một tập thể, là sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị kỹ thuật. Cầu truyền hình là chương trình truyền hình trực tiếp nhưng phức tạp hơn nhiều so với các chương trình trực tiếp thông thường có 1 điểm phát. Có thể hình dung đó là một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh được xây dựng bởi những ngôi nhà độc lập, liên kết với nhau theo một chủ đề, một ý tưởng nhất quán. Nó là sự kết nối của những vùng địa lý khác nhau, của những êkíp làm việc riêng rẽ song lại ăn khớp với nhau như những mắt xích, tạo thành một chuỗi hình ảnh phát triển liên tục. Trong chương trình cầu truyền hình thường sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại của nhiều ngành khác nhau. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhiều thiết bị của ngành bưu điện được huy động tối đa để phục vụ cầu truyền hình. Đồng thời cần có sự hỗ trợ của các ngành như điện lực, an ninh... để đảm bảo tốt nhất chất lượng của chương trình.


4. Quá trình chuẩn bị một chương trình Cầu truyền hình

Cầu truyền hình là một chương trình tổng hợp vô cùng phong phú và phức tạp của nhiều loại hình báo chí truyền hình, của nhiều ngành và của nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại. Do vậy, để thực hiện một chương trình Cầu truyền hình là vô cùng tốn kém và phức tạp nhất là ở các nước đang phát triển. ở phương Tây, truyền hình trực tiếp hay việc tạo lập Cầu truyền hình rất đơn giản và gọn nhẹ vì họ có một công nghệ làm truyền hình vô cùng hiện đại và thích ứng với truyền hình. Nếu như ở Việt Nam, chúng ta phải dùng cáp quang để truyền hình ảnh trực tiếp từ những địa phương xa trung tâm thì ở phương Tây họ dùng viba phát lên vệ tinh, rất thuận lợi. Nếu có vệ tinh, truyền hình có thể đi bất cứ đâu cũng có thể truyền hình ảnh được và như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Dựa vào những yếu tố đó chúng ta có thể thấy được công việc chuẩn bị của chúng ta cho một chương trình Cầu truyền hình cũng phải có những yếu tố sau: ý đồ, khảo sát hiện trường, xây dựng kịch bản, chuẩn bị đạo cụ, các phương tiện kỹ thuật, các mối liên hệ, vấn đề tài chính... đây là những điều kiện cần và đủ để thực hiện chương trình.

Việc đầu tiên là việc xuất hiện ý tưởng. Vì Cầu truyền hình là một chương trình truyền hình trực tiếp rất tốn kém và phức tạp. Do vậy, việc chọn ý tưởng cũng không thể đơn giản như các chương trình truyền hình trực tiếp khác. Chính vì vậy mà cho đến nay, Cầu truyền hình mới chỉ xuất hiện trong các dịp lễ kỷ niệm, các ngày lễ hội lớn của dân tộc như Tết Nguyên Đán. Cho đến thời điểm này thì Cầu truyền hình đã được thiết lập với một nội dung khác, đó là kỷ niệm 110 ngày sinh Bác Hồ vì tính chất đặc biệt của sự kiện này. Ví dụ Cầu truyền hình vào đêm giao thừa là một dịp tốt nhất để khai thác triệt để lượng khán giả cùng tâm lý tiếp nhận thông tin, tạo nên những hiệu quả cảm xúc thẩm mỹ và để lại những ấn tượng đặc biệt. Việc hình thành ý đồ cũng phải gắn liền với yếu tố kỹ thuật vì đây là thước đo hàng đầu về tính khả thi của đề tài. Trong mỗi chương trình Cầu truyền hình thì việc lựa chọn các điểm đầu mối, xây dựng nội dung phụ thuộc chủ yếu vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội đưa ra trong năm đó. Chủ đề, các phần nội dung được tập trung phản ánh do những người biên tập lựa chọn và tổ chức sắp xếp sao cho đáp ứng được công tác tuyên truyền của Ban biên tập và nhu cầu thông tin của người xem. Đây là công việc khá phức tạp, nó cũng là thước đo về phẩm chất, tài năng của những người thực hiện.

Sau khi xác định được chủ đề, công việc tiếp theo là khảo sát. Đối với Cầu truyền hình thì công việc khảo sát là rất quan trọng và được tiến hành trước đó nhiều tháng, tối thiểu là một tháng. Ví dụ như chương trình Cầu truyền hình xuân Kỷ Mão có điểm cầu tại Phú Thọ, quá trình khảo sát đã diễn ra trong 4 tháng. Khảo sát được chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn khảo sát về địa hình và phương tiện kỹ thuật hiện có cho phép tổ chức một chương trình trực tiếp hay không. Nếu chưa đầy đủ thì có thể tăng cường bổ sung, thay thế máy móc theo khả năng hiên có. Để có thể tham gia vào cầu thì điểm đó một là phải gần Đài truyền hình VN để có thể truyền sóng viba về, hai là phải có đường dẫn cáp quang. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì địa điểm dù có lý tưởng hay có ý nghĩa chính trị xã hội đến đâu cũng không thể thực hiện truyền hình trực tiếp được. Đã có trường hợp từ Nha Trang phải thay bằng tỉnh Phú Yên trong chương trình Cầu truyền hình Xuân Kỷ Mão vì những lý do trên.

- Giai đoạn khảo sát khả năng ghi hình sao cho thuận lợi và đem lại những hình ảnh lý tưởng là giai đoạn khảo sát thứ hai. Đây là công việc khảo sát địa hình, tìm hiểu khí hậu, thời tiết, tìm hiểu bối cảnh để chọn được những góc máy đẹp nhất và tiện lợi nhất. Phải nắm bắt và chuẩn bị những yếu tố kỹ thuật ghi hình như ánh sáng, chuẩn bị đạo cụ, lợi dụng những yếu tố có sẵn trong khung cảnh tự nhiên để chuẩn bị tốt cho việc ghi hình.



Xây dựng kịch bản: đây là công việc hết sức quan trọng trong phần nội dung. Những ý đồ thể hiện được khái quát qua văn bản và chính văn bản này sẽ là xương sống xuyên suốt chương trình. Kịch bản truyền hình là nền tảng tư tưởng của các chương trình. Trong những chương trình Cầu truyền hình thì kịch bản thường tồn tại ở hai mức độ: Kịch bản của Tổng đạo diễn và kịch bản ở từng điểm nối. Kịch bản của Tổng đạo diễn quán xuyến từ đầu đến cuối chương trình, được sắp xếp thống nhất, chặc chẽ các điểm nối, đó là kịch bản tổng thể, là bức tranh chung của chương trình. Kịch bản này được hình thành trên ý đồ của những người làm chương trình dựa trên những diễn biến cụ thể tại từng điểm nối. ở mỗi đầu cầu tuy là những nét vẽ riêng độc đáo nhưng nó cũng đạt đến độ hoàn chỉnh nhất định. Tất cả các chi tiết, diễn biến đều nằm trong kịch bản này. Trong các chương trình Cầu truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, kịch bản tổng thể thường do Tổng đạo diễn và những cộng sự xây dựng, sau đó tại các điểm nối hoặc do một bộ phận của từng đài truyền hình địa phương hoặc do người dẫn và đạo diễn tại thời điểm đó thiết lập song tất cả đều có sự thống nhất cao và chịu sự chỉ đạo của Tổng đạo diễn. Mọi diễn biến nhỏ nhất cũng được hoạch định trên kịch bản. Có thể coi đây là một bước sáng tạo quyết định tới chất lượng chương trình. Không giống như kịch bản của những chương trình trực tiếp khác như tường thuật bóng đá, ca nhạc... là hoàn toàn thụ động trước những diễn biến, kịch bản Cầu truyền hình được xác lập trên cơ sở diễn tập, chính xác đến từng chi tiết. Tuy nhiên dù có chuẩn bị tốt đến mấy thì vẫn có những thay đổi khi đang diễn ra chương trình vẫn có sự thay đổi. Đó cũng chính là yếu tố bất ngờ, tạo nên một tâm lý tò mò, hồi hộp của người xem và chính yếu tố này càng kích thích thêm sự tập trung của người xem. Có nhiều trường hợp kịch bản khi xây dựng tại thời điểm đó thì điều kiện khách quan như thời tiết đẹp, có gió nhẹ... nhưng đến khi thực hiện trời lại mưa hoặc thay đổi thờ tiết thì những yếu tố trong kịch bản liên quan đến vấn đề này phải thay đổ theo. Sự thay đổi kịch bản này nhiều khi không thể xin ý kiến của Tổng đạo diễn mà người đẫn chương trình hay đạo diễn ở điểm cầu đó phải linh hoạt thay đổi sao cho không ảnh hưởng tới nội dung mà lại phù hợp với điều kiện lúc đó. Ví dụ như đang thực hiện trực tiếp Cầu truyền hình Hà Nội - Viên Chăn tháng 09/2002 nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Lào và Việt Nam. Do sự cố ở Viên Chăn trời mưa nên đạo diễn đầu cầu này đã xử lý rất linh hoạt. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu những điều đã chuẩn bị trong kịch bản diễn ra đúng như trên thực tế, nhưng sẽ là rất khó khi mọi việc không diễn ra như trong kịch bản.

Công việc xây dựng kịch bản là yếu tố quyết định về mặt nội dung. Sau khi kịch bản đã được hoàn thành thì công việc còn lại của sự chuẩn bị là sự triển khai móc nối các đầu cầu, phân công công việc cụ thể cho từng người tham gia. Đây cũng là công việc không kém phần quan trọng vì phải chọn sao cho có những con người cụ thể phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể. Không thể chọn một cách tuỳ tiện con người, nhất là những người dẫn. Phải hạn chế mức tối đa đưa những người có giọng nói ở địa phương này đến địa phương khác làm người dẫn, việc làm này sẽ làm giảm bớt tính chân thực của chương trình. Lựa chọn những êkíp làm việc thật ăn ý để tránh những khúc mắc trong khi làm chương trình. Cầu truyền hình là một chương trình có quy mô lớn, lại vào những thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc nên cần cẩn thận và chính xác là điều mọi người phải tuân thủ. Những người Tổng đạo diễn, đạo diễn, phong viên, biên tập viên, người dẫn, kỹ thuật phải có một cái nhìn toàn diện, khách quan, từ đó lường trước được những yếu tố do kỹ thuật, dự kiến chính xác thời lượng vì đây là yếu tố quan trọng cần được khống chế triệt để trong đêm giao thừa cũng như trong các chương trình Cầu truyền hình khác của Đài Truyền hình Việt Nam.


5. Thực hiện ghi hình và phát sóng

Sau khi mọi công việc chuẩn bị chu tất, thời điểm diễn ra sự kiện mọi người phải tuân thủ theo sự phân công lao động ban đầu sẽ đảm nhận vai trò của mình. Vì Cầu truyền hình là chương trình truyền hình trực tiếp nên thời điểm và cơ hội duy nhất có một lần. Tất cả hình ảnh và âm thanh đều phát sóng trực tiếp, mọi sai sót khi đã xuất hiện trên hình đều không có khả năng thay đổi được. Về cơ bản chương trình Cầu truyền hình có nhiều điểm nối được thực hiện như sau:

Tất cả các đầu cầu, hình ảnh và âm thanh được thiết bị ghi lại sau đó chuyển về bưu điện bằng sóng viba. Hệ thống cáp quang xuyên Việt của bưu điện sẽ có nhiệm vụ truyên dẫn những tín hiẹu này từ khắp nơi về trung tâm điều khiển của Đài Truyền hình Việt Nam ở Giảng Võ. Riêng ở Hà Nội có thể truyền sóng vi ba về. Tại đây Tổng đạo diễn theo kịch bản sẽ lần lượt chọn từng thời điểm để phát sóng. Tất cả mọi hoạt động đó đều tức thời xảy ra cùng lúc.

Cụ thể mỗi điểm thông thường có từ 4 – 7 camera ở các góc độ khác nhau. Hình ảnh về những diễn biến ngay tại hiện trường được chuyển thành tín hiệu video truyền về bàn đạo diễn trên xe lưu động bằng đường cáp. Âm thanh chủ yếu là tiếng động hiện trường. Mỗi chiếc xe lưu động có thể coi như một trung tâm sản xuất chương trình thu nhỏ, đáp ứng mọi nhu cầu về quá trình xử lý âm thanh, hình ảnh và phát sóng bằng viba. Ví dụ trong chương trình Cầu truyền hình ngày 19/05/2000 tại đầu cầu Nghệ An, mọi tín hiệu được ghi bằng camera truyền qua sóng Viba về bưu điện tỉnh Nghệ An, sau đó nhờ đường cáp quang bưu điện truyền về Trung tâm sản xuất chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam tại Hà Nội.

Ngoài ra, trong các chương trình Cầu truyền hình có những điểm không có khả năng truyền hình ảnh (Video phone). Những thiết bị này sẽ do Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đảm nhận, họ cử cán bộ đến điều khiển, vận hành các thiết bị đó. Như chương trình Cầu truyền hình xuân Kỷ Mão, Trường Sa và thuỷ điện Đa Nhim là hai điểm sử dụng điện thoại hình. Mặc dù hiệu quả kém xa so với hình ảnh do xe ghi hình lưu động đem lại nhưng nó cũng tạo nên những ấn tượng nhất định nhờ tính thời điểm (đêm giao thừa) lại được truyền trực tiếp từ những địa phương xa xôi mà khán giả đang thiếu thông tin.

Tuy nhiên, không thể không nhắc tới những rủi ro mà chương trình Cầu truyền hình hay mắc phải như sự trục trặc về kỹ thuật, thời tiết,…. Nếu khâu hậu kỳ kỹ càng còn mắc phải những sai sót thì truyền hình trực tiếp sẽ không thể tránh khỏi những sai sót đáng tiếc. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng những nguyên nhân khách quan là bất khả kháng còn nguyên nhân chủ quan thì có thể rút kinh nghiệm được.

- Cầu truyền hình trực tiếp: Các tín hiệu hình ảnh và âm thanh tại hiện trường được các camera ghi lại được tập trung về xe truyền hình lưu động để tổng đạo diễn lựa chọn hình ảnh ngay tại chỗ. Tín hiệu tường thuật được truyền trực tiếp về trung tâm (qua an-ten viba hoặc qua an-ten chảo parabol đưa lên vệ tinh viễn thông truyền hình hoặc trục cáp quang dự phòng nóng đảm bảo hệ số an toàn kỹ thuật cao) để phát sóng và truyền dẫn đi ngay tức khắc mà không cần dàn dựng, biên tập thêm nữa.

Bố trí nhiều camera để ghi hình nhiều góc độ, hướng nhìn, cỡ cảnh phong phú, sinh động gây hứng thú và dễ dàng quan sát chi tiết diễn biến của sự kiện, đạo diễn hình ảnh phải biết lựa chọn hình ảnh có cỡ cảnh gì, góc độc nào, tiếng động thế nào, kéo dài bao lâu... cho phù hợp với điều kiện quan sát của khán giả trên màn ảnh nhỏ gia đình.

Bình luận viên không gào thét, không nói nhiều, không xin tràng pháo tay, phải xưng hô có văn hoá, không nên hỏi: có thấy không ạ? Có hiểu không ạ? Nói ngắn gọn, không giải thích những gì hình ảnh đã thể hiện rõ ràng, không nói liên hồi, hãy để cho khán giả tự quan sát và cảm nhận nội dung.

Tường thuật truyền hình trực tiếp đã ghi hình và ghi âm tiếng động phản ánh đầy đủ thông tin của sự kiện, vì vậy lời bình rất hạn chế, ngôn từ sắc sảo, chính xác, khách quan, chỉ được giải thích những điều mà hình ảnh không thể hiện như cung cấp thêm những thông tin ngoài lề mới nhận được từ nơi khác hoặc đôi lời đưa đẩy dí dỏm...

Việt Nam đang tăng cường sử dụng tường thuật trực tiếp vì xu hướng phát triển của thời đại. Trong chương trình thời sự trực tiếp phải thường xuyên có tường thuật các sự kiện như: hội nghị, lễ tết, văn hoá nghệ thuật, thể thao... tạo ra hiệu quả thông tin cập nhật trực tiếp, thể hiện tính trội của báo chí truyền hình (trực tiếp, tức thời, khách quan, trung thực và quảng bá rộng rãi), tạo ra hiệu ứng cùng chứng kiến sự kiện (nghĩa là khán giả quan sát sự kiện cùng lúc với mọi diễn biến đang xảy ra khách quan sinh động).

Tuy nhiên, tường thuật truyền hình trực tiếp có nhiều nhược điểm:

- Chương trình phải bám sát sự kiện từ đầu đến cuối, kéo dài, tốn nhiều thời gian, người ta phải xen kẽ các tiết mục nghệ thuật giải trí và thông tin quảng cáo vào thời gian nghỉ trống để tránh gây căng thẳng, mệt mỏi.

- Sự hiệp đồng giữa các công đoạn chặt chẽ, ăn khớp đồng bộ, có hệ số an toàn thấp, độ rủi ro cao vì phụ thuộc nhiều điều kiện khách quan như thiết bị, nguồn điện, khí hậu, môi trường, diễn viên, nhân vật, bối cảnh... Sự chuẩn bị phải hết sức chu đáo, có kịch bản chi tiết, có hệ số dự phòng cao, lường trước mọi tình huống, khi có phát sinh bất thường và biến động bất khả kháng... để xử lý một cách thông minh, linh hoạt.

- Chương trình tường thuật chỉ phản ánh sự kiện một chiều tại phía hiện trường mà không phản ánh được phía ngược lại, không có khả năng giao lưu trực tiếp giữa các bên tham gia chứng kiến sự kiện, không phát huy được hiệu quả truyền thông hai chiều của báo chí.
KẾT LUẬN

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI và nhu cầu thông tin của công chúng sẽ tạo điều kiện cho truyền hình khẳng định được vai trò tạo lập và định hướng dư luận của mình. Phương thức truyền hình trực tiếp ngày càng phát triển trong xu thế phát triển chung của ngành truyền hình. Đặc biệt là cầu truyền hình, một chương trình tổng hợp mang tính xung kích của truyền hình trực tiếp. Do đó, chúng ta cần quan tâm đến một số điểm sau đây:

- Xây dựng đội ngũ những người làm truyền hình vững vàng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong sáng, có chuyên môn nghiệp vụ cao, sớm tiếp cận với phương thức và phương tiện làm báo hiện đại.

- Đầu tư trang thiết bị, máy móc tiên tiến, nâng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện thực hiện tốt các chương trình truyền hình trực tiếp.

- Tăng thời lượng, chất lượng, tần xuất các chương trình truyền hình trực tiếp nhằm thu hút công chúng.

- Đặc biệt đổi mới tư duy quản lý và lãnh đạo công tác sản xuất chương trình của các cấp hữu quan.



TIN TRUYỀN HÌNH
1, Khái quát chung về tin

Tin được gọi là news trong tiếng Anh, còn người Trung Quốc gọi tin là Tân văn. Những từ này đều bắt nguồn từ nghĩa đen có nghĩa là mới. Mặc dù tin là thể loại ra đời sớm, nó có thể được coi là thể loại đầu tiên của báo chí vì báo chí ra đời bằng chính những bản tin. Tin giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trên các phương tiện thông tin đại chúng, song cho đến nay vẫn chưa có quan niệm chung thống nhất về thể loại này. Bởi tính chất của Tin có mặt trong tất cả các thể loại báo chí khác.

Người Mỹ có quan niệm về tin: “Khi chó cắn người, thì đó không phải là tin. Nhưng khi người cắn chó thì đó là tin”. Nghĩa là tin phải mang yếu tố mới và lạ.

Nhiều học giả, nhà báo, các tài liệu nghiên cứu khác cũng thể hiện quan niệm về tin như sau:

- Tin là loại hàng hoá dễ hỏng.

- Tin là cái hấp dẫn và có thật.

- Tin là những gì được phản ánh lại.

- Tin là cái của ngày hôm nay khác ngày hôm qua, ngày mai khác ngày hôm nay về bất cứ cái gì và bất cứ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày.

- Tin là cái gì đó mà người này muốn che đậy, còn người khác (nhà báo) thì muốn công khai.

- Từ điển Tiếng Việt năm 1992 ghi: “Tin là điều được truyền đi, báo lại cho biết về sự kiện, tình hình xảy ra”.

- Tin là một mẩu của thông tin xung quanh một sự kiện đáng chú ý, có một sự hấp dẫn chung.

- Tin là cái mới, cái thật, từng giờ, từng phút diễn ra dưới dạng mất đi hay nảy sinh trong sự vận động vô cùng.

- “Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh…” (Giáo trình nghiệp vụ Báo chí, tập II trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội, 1978).

- Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định (Đinh Văn Hường - Bài giảng về thể loại tin tại Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Như vậy, tuy có nhiều quan niệm, cách nói khác nhau về tin nhưng đều toát lên một số yếu tố tương đối thống nhất là: Tin là mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. Các quan niệm về tin cũng như các thể loại báo chí khác chắn chắn sẽ còn tiếp tục bổ sung, đổi mới và hoàn chỉnh để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng, sôi động của báo chí hiện nay.
2. Viết tin như thế nào?

Hầu hết những người làm báo (trên mọi phương tiện thông tin đại chúng) làm tác phẩm đầu tiên của mình là làm tin. Nhưng trước hết phải thấy được trách nhiệm của người làm báo đó là thông tin cho ai, về cái gì và tại sao? Trả lời được câu hỏi này thì người làm báo mới có thể dần trở thành nhà báo. Nhà báo là một kỹ thuật viên (hoặc một người thợ thủ công, thậm chí là một nghệ sĩ) làm việc bằng một nguyên liệu đầu tiên không chính thức đó là những sự kiện. Chúng ta tìm kiếm những sự kiện, lựa chọn và xử lý để cho chúng có ý nghĩa, có thể hoà đồng và lôi cuốn. Nhà báo thông tin nhằm cung cấp cho đồng bào của anh ta những phương tiện để hiểu về thế giới và để hành động có hiệu quả. Nói một cách kỹ thuật hơn, là để thuật lại những sự kiện và những việc dường như có ý nghĩa, để cho một thông tin được hiểu thì trước hết tin đó phải được đọc, để nó được đọc thì sự trình bày và văn phong của nó phải hấp dẫn. Văn phong báo chí chính là làm cho đa số người đọc hiểu được một cách nhanh chóng ý nghĩa của thông tin bằng cách nêu bật ngay lập tức điều chính yến, không tô thêm, không do dự mà phải tiến thẳng tới đích. Để thông tin có thể hiểu được, nó cần phải trả lời nhanh chóng 6 câu hỏi then chốt, thiếu một trong những câu trả lời này thì toàn bộ thông tin ấy có thể mất đi tính hợp lý của nó. Sáu câu hỏi then chốt đó là: Ai? (Who?), Cái gì? (What?), Ở đâu (Where?), Khi nào? (When), Như thế nào (How?), Tại sao (Why?).

Ai? Đó là chủ thể của thông tin: Một người (đã có hành động gì, đã tuyên bố cái gì,…); Một sự kiện (chính trị hoặc văn hoá đã xảy ra: quyết định xã hội, tai nạn…); Một sự việc (giá cả sinh hoạt tăng, một vụ cướp, một căn bệnh nguy hiểm mới xuất hiện…)

Cái gì? Đó là hành động, động từ của câu: Chủ tịch nói; Một phụ nữ sinh sáu con; Giá xăng tăng lên; Công an đã bắt giữ tên cướp;…

Ở đâu? Trong một nước, một quận, một thành phố, thậm chí là một căn phòng nào đó, những sự chính xác về địa điểm này là điều không thể thiếu được. Độc giả hay khán thính giả thường phản ứng theo luật xa gần về địa lý của thông tin, luật xa gần là sự tổng hợp của nhiều phương hướng, về địa lý, khía cạnh này được biết đến bởi những sự việc khác nhau dưới tên gọi “luật cái chết kilomet”. Sự kiện xảy ra càng gần về mặt địa lý thì càng quan trọng và càng được quan tâm.

Khi nào? Hôm qua, hôm nay, sáng nay, chiều nay, tối nay… không cần rõ năm hiện tại, từ những ngày đầu của năm mới để tránh mọi nhầm lẫn.

Như thế nào? Bởi phương tiện nào và bằng cách nào?

Những nguyên nhân, những mục tiêu, những lý do của sự việc được kể lại: Để giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động phong trào…); Để có tiền hút chính ma tuý (tên Nguyễn Văn A đã đi cướp)…

Vậy ta có thể làm một tin theo công thức này, và tất nhiên nó cũng có những tiêu chuẩn nhất định lựa chọn thông tin, không phải bất cứ sự kiện nào cũng cho là tin.

Những tiêu chuẩn chính để lựa chọn là:


  • Đó phải là một thông tin: Sự việc nào đó đã xảy ra, tình hình nào đó đã được quan sát.

  • Thông tin đó phải mới lạ (hoặc đó là lần đầu tiên người ta nói đến, hoặc đó là lần đầu tiên người ta đề cập tới theo khía cạnh này).

  • Thông tin ấy phải hấp dẫn độc giả, phải biết nó có nằm trong phạm vi các mối quan tâm hay không.

  • Nó phải nhất quán với quan điểm của cơ quan báo chí (chương trình phát thanh, truyền hình, Internet).

Bên cạnh đó cũng phải xác định đúng đường dây dẫn với sự hợp lý tối đa. Một khi thông tin đã được chọn, phải tìm cách xử lý nó, để có thể dẫn dắt độc giả (khán thính giả) từ đầu tới cuối bài báo (bản tin) theo một lôgic duy nhất. Có rất nhiều cách đề cập đến một sự kiện, những nhà báo giỏi là những người biết tìm thấy góc độ độc đáo, thích hợp và cuốn hút cho từng sự kiện, song cũng phải lưu ý tránh sự quá mức vì nó sẽ có hại cho tính đáng tin cậy của tin.
3. Cấu trúc viết tin

Cấu trúc hay chính là kỹ thuật viết Tin là yếu tố nhằm góp phần làm cho việc viết tin dễ dàng và mang lại hiệu quả hơn. Vì có lẽ viết tin không khó nhưng để cho hay và đúng lại là điều không dễ, bởi tin cũng như các thể loại báo chí khác là khoa học và nghệ thuật viết về sự thật. Trong thực tế việc viết tin rất đa dạng, phong phú và linh hoạt, không có một khuôn mẫu chung nào và không áp đặt cho một người viết hay một cơ quan báo chí nào. Vì vậy, có 4 cấu trúc thường được sử dụng và để tham khảo, đó là:


3.1, Cấu trúc “hình tháp thường”


tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương