2, Đặc trưng của truyền hình 10


SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH



tải về 1.25 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13034
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH


Hiện nay thật khó để xác định được trên thế giới có bao nhiêu máy thu hình. Hàng ngày, hàng tỉ người trên hành tinh tiếp nhận ở truyền hình các thông tin thời sự, các chương trình giáo dục và khoa học, các chương trình văn nghệ, điện ảnh,… công việc tiếp nhận thật đơn giản: nhấn một chiếc nút nhỏ và thế giới xung quanh bắt đầu xuất hiện. Nhưng để có được một tác phẩm trong đó thôi cũng phải trải qua khá nhiều công đoạn để sản xuất. Dựa vào khả năng kỹ thuật và công nghệ, có thể phân chia các loại chương trình truyền hình như sau:



  • Chương trình bằng băng từ

  • Chương trình phim nhựa

  • Chương trình phát trực tiếp

Việc thực hiện các chương trình này có thể được thực hiện nơi bối cảnh xảy ra, cũng có thể được thực hiện ở trường quay, giống như thực hiện một tác phẩm điện ảnh. Đối với loại chương trình sản xuất bằng phim nhựa giá thành rất cao nên hầu như không được sử dụng trong truyền hình. Vì vậy, trong sản xuất chương trình truyền hình thường có hai loại: băng từ và trực tiếp.
1, Chương trình truyền hình trực tiếp

1.1, Khi nào thì tiến hành truyền hình trực tiếp

Truyền hình cung cấp cho công chúng rất nhiều sự kiện ở ngay thời điểm mà nó xảy ra, ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh. Khả năng đó có được là nhờ sự phát triển rất nhanh của khoa học và công nghệ, điều mà chỉ vài ba thập kỉ trước đây còn là điều mơ ước của các nhà sản xuất chương trình truyền hình. Nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng được truyền đi trực tiếp, vì những lý do sau:



  • Không phải bất kỳ sự kiện nào xảy ra mà các nhà báo truyền hình cũng có mặt ngay tại đó.

  • Khả năng kỹ thuật không phải lúc nào cũng cho phép thực hiện các chương trình truyền thẳng.

  • Giá thành các chương trình này rất cao, việc thực hiện chúng rất tốn kém và đòi hỏi tay nghề vững.

Chính vì những lý do như vậy mà các chương trình truyền hình được lựa chọn hết sức kỹ càng. Chúng được thực hiện khi có những sự kiện nổi bật, mà âm hưởng của nó rất rộng rãi chi phối nhiều họat động khác nhau trong đời sống xã hội. Sự kiện đó có thể là sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao,… hoặc một số chương trình văn nghệ đặc sắc.

Trên thế giới có nhiều chương trình phát thẳng (live):



  • Các sự kiện chính trị như: bầu cử, khủng bố, chiến tranh, các đại hội của các tổ chức đảng,nhà nước, các cuộc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia,….

  • Các sự kiện văn hóa, thể thao: bóng đá, thế vận hội, thi hoa hậu, lễ hội, chào mừng năm mới,….

  • Các sự kiện kinh tế như: khánh thành một nhà máy, thủy điện, mở một con đường,…

  • Các sự kiện tự nhiên: bão, luc lụt, thời tiết, sóng thần, động đất, núi lửa,….

  • Các sự cố: cháy rừng, nổ nhà mày hóa chất,….

Đây là những sự kiện thu hút sự chú ý của công chúng không phải chỉ ở một nước mà còn ở nhiều nước khác nhau, có khi còn mang tính toàn cầu

1.2, Thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp

Việc sản xuất một chương trình truyền hình được truyền hình trực tiếp có ý nghĩa là truyền đi một sự kiện tới công chúng ở thời điểm mà nó đang diễn ra là một công việc phức tạp. Nó được diễn ra như sau:


1.2.1, Về kỹ thuật

Thiết bị đầu tiên trong hệ thống trang thiết bi truyền hình trực tiếp là xe truyền hình lưu động (outside broadcasting van – OB van) một trung tâm sản xuất chương trình mi ni ngoài trường quay. Mỗi một xe lưu động có thể có từ 5 đế 7 máy quay phim. Các máy quay phim sẽ được mang đánh số thứ tự và được hình ảnh của mỗi máy sẽ xuất hiện trên các Monitor ở phòng điều khiển. Tín hiệu thu từ camera sẽ được chuyển về xe truyền hình lưu động bằng đường cáp hoặc viba. Tại đây, đạo diễn hình xử lý tín hiệu nguồn trên bàn mix. Sau đó tín hiệu hoàn chỉnh được chuyển về trung tâm qua vệ tinh viễn thông (TV satellite) và ăng ten thu vệ tinh (TV receiver only – TVRO). Tín hiệu truyền đi qua tổng khống chế (master control room). Những người thực hiện chương trình truyền hình sẽ sử dụng một trong những hình ảnh này. Đạo diễn chương trình ngồi trong phòng điều khiển sẽ lựa chọn hình nào để phát, thông qua một Monitor, đó chính là hình ảnh được truyền đi đến máy thu hình.

Có thể sơ đồ khối hóa hệ thống thiết bị đó như sau:


Tổng khống chế (master control room)



Camera


Xe truyền hình lưu động

(OB van)



Camerra


Đường truyền

viba


(micro wave)

Camera





Biên tập (editing)

Lồng tiếng (dubbing)

Sản phẩm hoàn chỉnh


Phát sóng






1.2.2, Về nội dung

Thực hiện các truyền hình truyền hình trực tiếp là một công việc hết sức phức tạp vì ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Vì vậy nhà báo phải chuẩn bị hết sức kỹ càng về kịch bản, quan sát hiện trường, dự kiến các tình huống có thể xảy ra ngoài kịch bản. Nhà báo phải quyết định cần đến bao nhiêu người giúp việc, cách tạo hình ảnh tốt nhất và lượng ánh sáng cần thiết; phải trù liệu trước được những điều không chủ động được. Truyền hình trực tiếp khiến cho các nhà báo luôn năng động, phát huy được tính chủ động và làm chủ được các tình huống có thể xảy ra.


2, Loại chương trình sản xuất qua băng từ

2.1, Quy trình sản xuất

Đây là loại chương trình sản xuất thường xuyên nhất, nó là công việc chính mà các nhà báo truyền hình phải thực hiện. Việc sản xuất các tác phẩm thuộc loại này mất nhiều thời gian, sau khi sảy ra sự kiện mới đến được công chúng. Thực hiện các tác phẩm loại này, cần thiết phải tuân theo một quy trình sản xuất, có thể chia làm hai dạng sau:



  • Đối với tác phẩm do phóng viên phát hiện, đề tài có thể thực hiện theo quy trình: phóng viên phát hiện đề tài, viết kịch bản, xuống hiện trường, tổ chức ghi hình, biên tập, dựng phim, chọn nhạc, lồng tiếng viết lời bình là những phần việc cuối cùng để duyệt và phát sóng.

  • Đối với các chương trình do ban biên tập phân công: ban biên tập phân công phóng viên nghiên cứu đề tài chuẩn bị kịch bản, báo ban biên tập chuẩn bị hiện trường - tổ chức ghi hình - dựng phim - chọn nhạc - đọc tiếng - lông nhạc – thông qua ban biên tập và phát sóng.


2.2, Các bước tiến hành

2.2.1, Nghiên cứu thực tế

Để tiến hành sáng tạo bất kỳ một tác phẩm nào, ở các loại hình báo chí nói chung, nhà báo cần phải tiến hành các bước như: xác định đề tài, chủ đề; lập đề cương (kịch bản); đi thực tế; viết bài; biên tập và in, phát.

Đối với báo truyền hình trước khi tiến hành thực hiện đề tài, nhà báo phải tiến hành chuyến đi thực tế để nghiên cứu tình hình nhằm định hương cho các hoạt động báo chí của mình. Nhanh chóng quyết định sử dụng thể loại nào trong tình huống cụ thể.
2.2.2, Xác định đề tài

Đây là khâu quan trọng đầu tiên mang tính chất khoanh vùng đối tượng. Đây là lúc phóng viên quyết định dùng thể loại nào để phản ánh sự kiện, phản ánh theo hướng nào và lựa chọn những chi tiết nào để phản ánh. Khi lựa chọn đề tài, cần chú ý đến những yếu tố sau:



  • Đề tài có tính thời sự, được công chúng quan tâm

  • Đề tài nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí

  • Khả năng vật chất máy móc phương tiện, xe cộ,…. ghi hình

Khi lựa chọn cần tránh lặp lại những đề tài cũ, biết phát hiện những vấn đề, tìm ra những chủ đề mới cho đề tài
2.2.3, Xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề

Công việc này được tiến hành song song với việc xác định đề tài.



  • Chủ đề là những đề tài cụ thể được xác định, ví dụ: đề tài về môi trường nhưng chủ đề là về vấn đề nước sạch,….

  • Tư tưởng chủ đề, đó là thái độ, chính kiến, ý kiến của phóng viên đánh giá về sự kiện trên cơ sở tư tưởng của mình. Chủ đề là nội dung xuyên suốt của tác phẩm còn tư tưởng chủ đề là mục đích của việc đưa các thông tin đến cho công chúng. Việc xác đinh tư tưởng chủ đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi khai thác và xử lý tài liệu, bởi vì khi tiếp xúc với thực tế phóng viên có thể có nhiều nguồn thông tin khác nhau, nếu không xác định được tư tưởng chủ đề, họ sẽ không biết tìm ra được những chi tiết nào cần thíêt cho tác phẩm của mình..


2.2.4, Viết kịch bản

Khi đã xác đinh được chủ đề tư tưởng cho tác phẩm, bước tiếp là phóng viên phải viết kịch bản. Việc làm kịch bản phóng viên phải biết phác thảo kịch bản đề cương, kịch bản dự kiến, kịch bản chi tiết.

Bước phác thảo cần chú ý đến khả năng thực hiện như: sản xuất những tác phẩm nhỏ chỉ cần một máy ghi hình, còn sản xuất những tác phẩm lớn cần dùng nhiều máy ghi hình, phóng viên phải có những dự kiến trước. Phác thảo làm tăng tốc độ và hịêu quả sản xuất băng bằng sự hình dung ra sản phẩm. Nó giúp phóng viên hình dung ra tác phẩm của mình, giải thích ý tưởng này với nhóm làm phim.

Về kịch bản: bất cứ một tác phẩm truyền hình hay một chương trình truyền hình dù lớn bé đều phải có kịch bản (Script), có khi chỉ là một kịch bản phân cảnh hoặc có khi một kịch bản chi tiết.

Nếu như phác thảo là ý đồ truyền đạt thông tin cụ thể về một chủ đề nào đó hay bày tỏ thái độ, tình cảm về một con gnười, sự kiện nào đó thì kịch bản phải làm thế nào để diễn tả những ý đố, thái độ, tình cảm của người làm phim đối với công chúng truyền hình.

Phần tiếp đến là quay phim, dựng phim, kỹ thuật Montage, lồng tiếng, viết lời bình, chọn cách thể hiện lời bình,… phóng viên cũng cần phải chú ý.



CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1, Khái niệm

Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.

Thuật ngữ chương trình “program” trong chương trình truyền hình được hiểu gồm các chương trình như: chương trình “Thời sự”, “Vì an ninh Tổ quốc”, chương trình “Kinh tế”, “Văn hóa”, “Quân đội”, “Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, “Trò chơi (show games)”,… được phân bổ theo các kênh chương trình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình.

Đối với một Đài truyền hình qúa trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo các tác phẩm truyền hình. Một đài truyền hình thường bao gồm có các bộ phận: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình. Các tác phẩm báo chí truyền hình này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách nhiệm xã hội của nhà báo truyền hình. Uy tín, ảnh hưởng của một đài truyền hình trước hết được quy định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cộm, có ý nghĩa và phản ánh chúng một cách kịp thời tới công chúng khán giả, góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết và định hướng tư tưởng cho công chúng.

Các tác phẩm tin, bài được phát qua các chương trình truyền hình đều có sự lựa chọn, xắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.

Chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên như tự thân nó có, mà nó thường chuyển tải các loại thông tin từ chương trình này đến chương trình khác, từ ngày này qua ngày khác nhằm phục vụ đối tượng công chúng xác định. Nội dung của nó làm sâu sắc thêm một cách trực tiếp những tư tưởng, chủ đề dần dần tạo thói quen trong ý thức công chúng.

Chương trình theo cách hiểu của truyền thông như là một thế giới phong phú, vô tận những biểu hiện trong bản chất vốn có của nó.

Các loại hình truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, báo Internet có sự khác biệt trong phương thức phản ánh và tái tạo hiện thực. Bởi mỗi loại hình báo chí ngoài những nét chung đều có những đặc thù riêng. Đặc thù đó tạo ra những nét riêng từ việc sản xuất, tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm. Có thể nói chương trình truyền hình là kêt quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng truyền hình.

Từ vấn đề trên có thể có các cách tiếp cận:

Thứ nhất, từ phương diện kỹ thuật truyền tải thông tin nhiệm vụ của chương trình là làm sao để đưa ra được lời đáp, lời hướng dẫn cho thực tế khi xây dựng chương trình truyền hình, quy đinh được nguyên tắc phối hợp tin, bài. Đây hoàn toàn là khuynh hướng nghề nghiệp, được nghiên cứu một mặt của việc phản ánh từ sự tiếp xúc xã hội rộng lớn, đến mối quan hệ nhân quả.

Thứ hai, khuynh hướng quan tâm đến ưu thế và biểu hiện ở hiệu quả tác động của hoạt động giao tiếp đại chúng tới hiệu lực của nó. Tuy chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện nhưng cách tiếp cận này cung đưa ra khái niệm chỉ về phần giao tiếp cũng như đặt ra nhưng vấn đề, sự kiện mà nó ảnh hưởng tới cơ cấu, khuynh hướng của chương trình.

Thứ ba, chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng truyền hình. Có thể nói nếu không có chương trình thì không còn truyền hình. Nhưng mặt khác, chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần,… tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất chương trình. Cũng như việc sản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất, có người tiêu dùng. Người tiêu dùng sản phẩm báo chí cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm, trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo – tác phẩm - công chúng. Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình.

Tóm lại, chương trình truyền hình là kết quả truyền hình. Trong đó bao gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Quá trình tạo dựng kế hoạch và xắp xếp chương trình được gọi là chương trình truyền hình.

Quy trình này có thể được hiểu như sau:

Tác phẩm văn học, kịch bản văn học

Kịch bản truyền hình

Trình diễn thu băng hình

Thu hình
Phát sóng

Duyệt


Tiêu dùng sản phẩm truyền hình




tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương