2, Đặc trưng của truyền hình 10


Trong và sau chiến tranh thế giới thứ II



tải về 1.25 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13034
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Trong và sau chiến tranh thế giới thứ II: Các cường quốc chạy đua gay gắt để phát các chương trình truyền hình nhằm vận động nhân dân ủng hộ các chiến lược quân sự và kinh tế của mình.

1948: Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét, kết quả nghiên cứu của Henri de France.

1954: Đài RTF phát những buổi tryền hình đầu tiên bằng điều biến tần số.

1956: Hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trên băng từ)

Tháng 10/1960 truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh truyền hình giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ: Richard Nixon và John Kennedey

1964: Vệ tinh đĩa tĩnh đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên Early Bird.

1965: Diễn ra cuộc chiến về các chuẩn truyền hình màu SECAM (Pháp) và PAL (Đức) tại Châu Âu

Tháng 10/1967: Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên Xô

1969: Cuộc đổ bộ lên bề mặt trăng của tàu Apollo 11 được chuyền hình trực tiếp qua Mondovision.

1970: Hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia các sóng truyền hình centimet cho các nước và giới thiệu loại băng hình video dùng cho công chúng.

1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực

Như vậy, có thể thấy, lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong và cùng song hành với lịch sử tiến bộ nhân loại. Truyền hình ngày một lớn mạnh lớn là do nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được giao lưu quốc tế. Chính bản thân các vấn đề sự kiện chính trị, xã hội cũng góp phần thúc đẩy truyền hình phải tự phát triển và phát huy hơn nữa những ưu thế của mình, từ đó dần tạo nên những đặc trưng riêng biệt mang tính loại hình trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay. Được thiết kế với những màn ảnh rộng áp dụng kỹ thuật hình ảnh 1125 dòng quét ngang thay cho máy thu hình truyền thống chỉ 525 hoặc 625 dòng quét.


2, Truyền hình Việt Nam

2.1, Sự ra đời của Truyền hình Việt Nam

Ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được phát sóng. Chương trình này do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện.

Trước đó, ngày 4/1/1968, phó thủ tướng Lê Thanh Nghi ký quyết định số 01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành lập"Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam ". Đây là một xưởng phim nhựa 16 ly, có nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền hình gửi ra nước ngoài nhờ đài truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa phát trên sóng của họ để tuyên truyền đối ngoại, đồng thời hướng dẫn và hợp tác với các đoàn làm phim vô tuyến truyền hình nước ngoài đến quay phim ở Việt Nam. Năm 1971,

Chính Phủ đã quyết định chuyển xưởng phim vô tuyến truyền hình tử tổng cục thông tin sang Đài tiếng nói Việt Nam, tăng cường cho truyền hình một đội ngũ làm phim thời sự tài liệu có kinh nghiệm thực tế và có một số vốn tư liệu quý.

Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam. Khi nhận được thông tin này, bộ biên tập và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Đài tiếng nói Việt Nam quyết tâm lao vào cuộc đua chuẩn bị cho được truyền hình để có thể tiếp quản và điều hành các Đài truyền hình miền Nam ngay sau khi giải phóng. Nhiều đoàn cán bộ, kỹ thuật viên được gửi ra nước ngoài học truyền hình. Sau một thời gian dài nỗ lực của cả một đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ thuật viên, ngày 7/9/1970 chương trình truyền hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58 Quán Sứ. Chương trình gồm 15 phút tin tức do phát thanh viên trực tiếp đọc trên micro và 45 phút ca nhạc.

Sau một thời gian làm thử, tối 30 tết Tân Hợi (27/1/1971), nhân dân Thủ đô Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên. Chương trình ra mắt khán giả Thủ đô lần đầu tiên, lại là đêm 30 tết nên khá phong phú: 30 phút thời sự trong nước và quốc tế do các phát thanh viên nam nữ thay nhau đọc trước micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng lên sóng, chương trình ca nhạc 30 phút dùng phương pháp playlack; chương trình phim truyện, phim tài liệu được chiếu lên tường, dùng camera điện tử thu lại và phát lên sóng qua máy phát.

Như vậy, ngay từ những chương trình truyền hình thử nghiệm cũng như chương trình phát sóng phục vụ nhân dân đầu tiên, truyền hình Việt Nam đã dùng hình thức phát trực tiếp là do những hạn chế về mặt thiết bị kỹ thuật. Lúc đó chúng ta chưa có máy ghi hình dùng băng từ và cũng chưa có telecine (máy chiếu phim truyền hình).

Sau khi thử nghiệm phát sóng thành công, chương trình thử nghiệm được phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30' rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần. Kéo dài đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không gian đánh phá ác liệt vào Hà Nội . Trong thời gian này các phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của quân và dân Thủ đô. Những bộ phim tài liệu được thực hiện trong thời gian này như: Hà Nội - Điện Biên Phủ, Hà Nội 5 ngày đọ sức, Tiếng Trống Trường đã giành được nhiều giải thưởng Bông Sen Bạc quốc tế và trong nước.

Sau khi hiệp định Pari được ký kết, các chương trình của đài THVN lại được tiếp tục phát sóng. Các chương trình của đài lần lượt được ra mắt công chúng như: Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu tiên của chương trình này là tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật (21.2.1976) văn hoá xã hội (21.3.1976) Quân đội nhân dân (24-4-1976), thể dục thể thao (26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976). Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức hàng ngày.
2.2, Thời kỳ phát sóng chính thức hàng ngày

Ngày 16/6/1976 việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung tâm Giảng Võ. Tại đây đã có một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trường quay (S1, S2, S3), tổng khống chế (master control room), máy phát 1kW kênh 6 và cột ăngten cao 60m.

Năm 1976, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm phát hình màu. Một năm sau, 1977, Đài truyền hình Trung ương cũng bắt đầu phát thử nghiệm truyền hình màu vào các sáng Chủ nhật. Từ giữa năm 1980, khi Đài Hoa sen đi vào hoạt động, chương trình phát sóng của Đài truyền hình Trung ương xen kẽ lúc có màu, lúc không do sử dụng nhiều chương trình màu thu từ Đài Hoa sen.

Ngày 1/8/1986, Đài truyền hình Trung ương chuyển hẳn sang phát màu hệ SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng, từ bỏ hoàn toàn truyền hình đen trắng. Sở dĩ chúng ta chọn hệ màu SECAM 3b vì đây là hệ màu được Liên Xô và phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng.

Bắt đầu từ ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình Việt Nam chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K. Sự thay đổi này là đúng đắn và kịp thời, định hướng thống nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành trong những năm sau đó và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình năm 1991. Tết âm lịch Tân Mùi (đầu năm 1991) bắt đầu truyền chính thức bằng cách phủ sóng qua vệ sinh chương trình truyền hình quốc gia cho các đài địa phương.

Ngày 31/3/1998, Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh VTV1, VTV2, VTV3. Đây là một bước nhảy vọt của Đài truyền hình Việt Nam về cả nội dung chương trình lẫn thời lượng phát sóng. VTV1 lấy nội dung trọng tâm là chính trị - kinh tế - xã hội với thời lượng 11,5h/ngày trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh. VTV2 chú trọng phần khoa học - giáo dục, phát sóng 13h/ngày trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh. VTV3 là kênh giải trí - văn hoá thể thao, kinh tế, thời lượng 12h/ngày trên kênh 22 UHF và cũng được phủ sóng qua vệ sinh. Ngoài ra, đài truyền hình Việt Nam còn có chương trình MMDS (9 kênh) và chương trình VTV4 dành cho cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, phát sóng qua vệ sinh, 4 giờ/ngày. Từ 10-12-2002 kênh VTV5 truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Trung ương đã phát chính thức qua vệ tinh 3 lần/tuần và phát các 3 lần/tuần với thời lượng 2 giờ để các đài địa phương thu lại và phát sóng phục vụ đồng bào vào thời lượng thích hợp.
2.3, Sự hình thành các đài truyền hình địa phương

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đài truyền hình Sài Gòn được đổi tên thành Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có các đài phát lại chương trình truyền hình ở Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn và Huế.

Từ đầu nhưng năm 1990, nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… lần lượt dùng ngân sách địa phương mua máy phát truyền hình công suất 1kW hoặc 100 W, 200W. Đặc biệt là từ khi Đài truyền hình Việt Nam sử dụng vệ tinh để phủ sóng toàn quốc thì các đài truyền hình các tỉnh, thành phố đã có một bước tăng trưởng về số lượng.

Đến nay, hệ thống truyền hình Việt Nam đã có 1 Đài truyền hình quốc gia, 5 đài truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Cần thơ, Phú Yên, Sơn La) và 64 đài phát thanh - truyền hình đại phương; 4 kênh truyền hình cáp hữu tuyến CATV; tổng thời lượng 200 giờ/ngày được phủ sóng 80% toàn quốc. Ngoài việc nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại về máy móc…. Truyền hình Việt Nam chú trọng việc đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên, cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ phóng viên, biên tập, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ phục vụ cho ngành truyền hình hiện đại phù hợp với xu thế toàn cầu hoá trong truyền thông đại chúng thế giới.

CHỨC NĂNG CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH
1, Khái niệm về chức năng:

Chức năng (tiếng Latinh: Functio – mục đích, công dụng, tác dụng) được hiểu là tổng hợp những vai trò và tác dụng của một hoạt động nào đó trong tự nhiên và xã hội.

Ngày nay, hệ thống báo chí bao gồm nhiều loại hình: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo internet. Truyền hình là một loại hình báo chí có lịch sử phát triển ngắn hơn so với các loại hình truyền thông khác. Ra đời đầu thế kỷ XX, vô tuyến truyền hình gắn bó chặt chẽ với khoa học kỹ thuật, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông. Xét vai trò của truyền hình như một tiểu hệ thống trong hệ thống báo chí nói riêng và hệ thống xã hội liên tục vận động và phát triển nói chung, truyền hình có những chức năng cơ bản như sau: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức tổ chức quản lý xã hội, chức năng phát triển khai sáng và giải trí, chức năng chỉ đạo giám sát xã hội.
2. Các chức năng của báo chí truyền hình

2.1, Chức năng thông tin

Nhiệm vụ hàng đầu và cũng là lý do ra đời của báo chí là thông tin. Có thể nói, thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí nói chung và của truyền hình nói riêng. Thông tin là nhu cầu sống của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao và do đó, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội. Truyền hình có những lợi thế nhất định so với các loại hình báo chí khác trong việc phản ánh thông tin.



Trước hết, truyền hình cũng như báo chí nói chung đều phải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng lúc nhất, đảm bảo tính cập nhật, tính thời sự của thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, cuộc cạnh tranh trong việc đưa tin của các loại hình báo chí ngày càng trở nên quyết liệt.Trên thực tế, cơ quan báo chí nào đưa tinh nhanh nhất về một sự kiến mới nhất, thu hút được sự quan tâm của công chúng, thì cơ quan báo chí đó giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh độc giả và bán báo. Truyền hình cũng tương tự, sự thành công và phát triển của truyền hình phụ thuộc vào số lượng người xem và số tiền mà họ bỏ ra để mua các kênh truyền hình. Truyền hình Việt Nam là một cơ quan truyền thông đại chúng, phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, nhưng chức năng trên hết là thông tin, và yêu cầu của công chúng đòi hỏi thông tin phải nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính thời sự. Nhanh chóng và hợp thời là hai yếu tố làm nên giá trị thông tin báo chí. Nếu thông tinh nhanh và đảm bảo tính hợp thời sẽ đem lại khả năng tạo ra hiệu quả tác động của thông tin từ đó mà tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền. Truyền hình có những lợi thế đặc biệt trong việc đưa tin nhanh chóng và hợp thời. Không giống như báo in, thông tin được phóng viên thu thập về cho dù có “nóng hổi” đến đâu đi chăng nữa thì có thể sẽ vẫn phải dành cho số báo ngày hôm sau, phải qua khâu in ấn rồi mới phát hành. Chính vì vậy mà cho dù trên báo in có chạy hàng tít “hot news” thì nó đã không còn “nóng”. Truyền hình hoàn toàn ngược lại, ngay lập tức nó có thể đưa đến cho công chúng những hình ảnh mới nhất, nóng nhất vừa quay từ hiện trường về và phát ngay lên sóng truyền hình nếu như đó là thông tin được toàn thể công chúng quan tâm. Những hình ảnh mới, chưa qua bàn dựng cắt gọt sẽ đưa đến cho công chúng những thông tin trung thực, sống động mà không loại hình báo chí nào theo kịp. Nếu báo in sử dụng từ ngữ, ảnh là phương tiện chính để truyền tải thông tin, với phát thanh là âm thanh thì truyền hình có khả năng truyền tải thông bằng cả âm thanh và hình ảnh ngay tại hiện trường. Yếu tố tác động chủ yếu đến công chúng là yếu tố nghe nhìn. Do vậy truyền hình tác động đến công chúng thông qua ngôn ngữ ở cấp độ xem. Điều này có thể nói lên độ trung thực rất cao của thông tin trên truyền hình. Lấy một ví dụ rất đơn giản đưa tin về một đám cháy ở một trung tâm thương mại lớn, những lời miêu tả cùng ảnh tĩnh trên báo in hay qua giọng đọc của phát thanh viên trên đài phát thanh sẽ không sống động bằng những hình ảnh lửa cháy cùng tiếng la hét của nhân dân ngay tại hiện trường trên màn ảnh nhỏ. Đó là một lợi thế và cũng chính là một đặc trưng bổi bật của truyền hình. Tuy vậy, thông tin trên truyền hình không thể xem lại và cho công chúng có thời gian suy nghĩ như báo in để họ hiểu sâu thông tin nên những hình ảnh trên truyền hình phải đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc cho công chúng. Điều này đòi hỏi người phóng viên phải hết sức nhanh nhạy, nắm bắt thông tin và chọn được những góc quay hợp lý nhất sao cho những âm thanh và hình ảnh trên truyền hình sẽ ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của công chúng.

Cuộc sống của con người hết sức phong phú và đa dạng nên việc đáp ứng nhu cầu thông tin trên sóng truyền hình cũng phải rất đa dạng và phong phú. Đời sống tinh thần của con người ngày càng phát triển, do đó không chấp nhận cách đưa tin đơn điệu, nghèo nàn. Điều này yêu cầu thông tin trên báo chí phải cực kỳ phong phú, phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh trong đời sống xã hội, đáp ứng một cách tối đa nhu cầu thông tin của công chúng. Trên thực tế, tờ báo cũng như kênh phát thanh truyền hình nào cung cấp được lượng thông tin lớn thì nó sẽ trở thành sự lựa chọn của số đông công chúng.

Không những thông tin nhanh nhạy, phong phú đa dạng mà thông tin trên truyền hình phải đảm bảo tính trung thực, độ chính xác cao. Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng là bảo đảm tính khách quan và chân thật. Hoạt động của truyền hình cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Do vậy, thông tin trên truyền hình phải trung thực. Không những thế thông tin đưa ra phải nhằm những mục đích nhất định. Điều này cũng đáp ứng một trong những yêu cầu của thông tin báo chí như Hồ Chủ tịch đã từng đề ra trong những nguyên tắc làm báo, đó là: viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào…

Một yêu cầu khác mà thông tin trên báo chí phải hết sức lưu ý đó là thông tin phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hoá và đạo lý của dân tộc, thông tin phù hợp với sự phát triển và phục vụ sự phát triển. Thông tin trên truyền hình cũng phải nhằm vào việc định hướng dư luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức và hành vi cho công chúng. Đây là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động thông tin của truyền thông đại chúng nói chung và của truyền hình nói riêng. Do đó thông tin truyền hình phải đặc biệt chú ý đến những yêu cầu này để đáp ứng công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.


2.2, Chức năng tư tưởng:

Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ thống tư tưởng thống trị với những định hướng nhất định. Đây chính là một phương thức để phát huy những quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, tập hợp lực lượng quần chúng, phát huy được những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đường đã định. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động báo chí nói chung cũng như của truyền hình nói riêng có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong công tác tư tưởng. Các phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào quần chúng, lôi kéo, tập hợp thuyết phục họ và tổ chức họ thành lực lượng cách mạng để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ. Truyền hình với những lợi thế đặc biệt về âm thanh và hình ảnh có khả năng thể hiện một lượng thông tin lớn sinh động và cụ thể sẽ xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán thính giả của truyền hình và có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng cho người xem.

Thông tin trên truyền hình có tác động rất lớn đến nhận thức của người xem, từ đó quyết định hành vi của họ. Vì thế, thông tin phải hết sức khách quan, trung thực, thẳng thắn để đem đến cho khán giả nhận thức đúng đắn, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước. Báo chí nước ta hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nên mọi thông tin đều phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, cũng như nhu cầu tuyên truyền. Truyền hình luôn bám sát đời sống thực tiễn, tập trung phản ánh những điển hình trong xã hội, đồng thời phê phán những cái tiêu cực trong xã hội.

Báo chí nói chung cũng như truyền hình nói riêng có vai trò rất lớn trong việc tạo ra dư luận xã hội. Dư luận xã hội là phản ứng, thái độ của xã hội đối với một sự kiện, hiện tượng vấn đề hoặc một nhân vật nào đó. Tính chất của dư luận xã hội phụ thuộc vào nội dung thông tin được phản ánh. Điều đó chứng tỏ nếu thông tin bị bóp méo hay xuyên tạc thì hậu quả sẽ rất lớn vì nó tạo ra dư luận xã hội không tốt mà không dễ gì dập tắt được. Có thể lấy một ví dụ rất đơn giản về việc dư luận được tạo ra từ những thông tin sai lệch do báo chí tung ra. Người dân nước Mỹ cũng như các nước đồng minh của Mỹ đã được xem rất nhiều hình ảnh những người lính Nam Tư ngược đãi người Coxovo, cảnh những người dân Coxovo sống sau hàng rào thép gai, hay những hố chôn người tập thể… Tất cả những hình ảnh dã man đó đã gây nên sự phẫn nộ của người dân, tạo nên làn sóng dư luận phản đối Nam Tư, tạo điều kiện cho Mỹ lấy cớ bảo vệ nhân quyền để tiến hành một cuộc chiến tranh khiến hàng ngàn người dân vô tội thiệt mạng vì bom đạn Mỹ. Sư thật là tất cả những hình ảnh đã được phát trên toàn nước Mỹ và thế giới đó đã được dàn dựng và nó đã gây nên cuộc chiến đẫm máu vô lý ở Nam Tư. Ví dụ này đã cho ta thấy tác động to lớn của báo chí, đặc biệt là truyền hình, trong việc tạo dư luận và định hướng dư luận.


2.3, Chức năng tổ chức – quản lý xã hội

Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đang hàng ngày hàng giờ tham gia vào công tác tổ chức, quản lý xã hội. Truyền hình góp phần tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến cho nhân dân, đòng thời cũng là diễn đàn để phản ánh những tâm tư nguyện vọng của người dân. Truyền hình là kênh thông tin hai chiều để mọi chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra đều phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Báo chí được coi là “quyền lực thứ tư trong xã hội” vì nó tạo sức mạnh dư luận thông qua thông tin. Trên truyền hình Việt Nam hiện nay có những chương trình đặc biệt thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả xem truyền hình như: Sự kiện và dư luận, Diễn đàn… Đó là những chương trình mà tính công khai dân chủ được thể hiện rất rõ ràng.

Cũng như các kênh truyền thông đại chúng khác báo truyền hình có vai trò quan trọng trong tiến trình tham gia tổ chức xã hội. Vì khái niệm tổ chức có thể được hiểu là khơi dậy năng lực, liên kết các yếu tố, bộ phận trong mối quan hệ nhất định nhằm tạo ra sức mạnh và hướng vào mục đích được xác định để tăng cường tính ưu việt và hiệu quả của tiến trình hoạt động.

Ở góc độ khác, vai trò tổ chức của báo chí truyền hình còn được thể hiện ở các khía cạnh khác như biểu dương nhân tố, hình mẫu tích cực tiên tiến và nhân rộng ra thành phong trào, làm cho cái đơn lẻ tích cực thành cái phổ biến, uốn nắn nhận thức và hoạt động của con người và các tổ chức, trong sự phù hợp với định hướng phát triển.

Trong khi thực hiện vai trò tổ chức xã hội, báo chí truyền hình đồng thời thể hiện vai trò quản lý xã hội. Quản lý có thể được hiểu là quá trình tác động, chi phối của chủ thể đối với khách thể, đảm bảo cho sự vận hành, hoạt động của các tiểu hệ thống và toàn bộ hệ thống xã hội cùng nhằm vào mục tiêu và đạt hiệu quả. Vì thế, để quá trình quản lý xã hội đạt hiệu quả, cần phải đạt các yếu tố như: hoạch định chính sách, chủ trương phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể; truyền thông vận động xã hội, đảm bảo cho các chính sách, chủ trương, các quyết định quản lý được nhận thức đúng đắn và đầy đủ trong dân cư, tổ chức thực hiện, hướng dẫn tư tưởng và hoạt động. Muốn thế, giữa khách thể và chủ thể thường xuyên phải có mối quan hệ tác động hai chiều. Báo chí truyền hình đảm nhận vai trò vừa là yếu tố liên kết thông tin, cầu nối, vừa là động lực khơi dậy tiềm năng của chủ thể và khách thể. Như vây báo chí truyền hình là công cụ lợi hại, còn khách thể là diễn đàn.

Báo chí truyền hình không chỉ thông tin, tuyên truyền để giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết của công chúng về chủ trương, chính sách, thông tin phản hồi từ cuộc sống, từ bước đi, nhịp thở, tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Truyền hình còn tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức và quản lý xã hội. Trên thực tế, báo chí truyền hình của nước ta đã thực hiện chức năng tổ chức và quản lý xã hội một cách có hiệu quả, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.

Xã hội càng phát triển vai trò tổ chức quản lý xã hội của báo chí truyền hình càng được chú trọng. Vai trò đó được thể hiện ở cả hai phương diện tổ chức và quản lý, đó là quản lý bằng pháp luật và bằng dư luận xã hội. Mối quan hệ này có liên quan và gắn bó chặt chẽ để tạo hiệu quả cao trong sự phát triển của xã hội.
2.4, Chức năng phát triển văn hoá và giải trí của truyền hình.

Ngày nay, xem chương trình thời sự vào lúc 19 giờ sau mỗi bữa cơm là một thói quen của rất nhiều gia đình. Điều này cho thấy, truyền hình đã đi vào cuộc sống của từng gia đình, từng cá nhân và đã trở thành một nhu cầu giải trí không thể thiếu đối với họ. Đây là một trong những chức năng quan trọng không kém những chức năng của truyền hình đã đề cập ở trên. Ưu thế số một của truyền hình hiện nay đó là đáp ứng được một cách cao nhất nhu cầu thông tin giải trí cho khán giả xem truyền hình. Cuộc sống càng hiện đại, con người phải làm việc căng thằng thì nhu cầu giải trí càng cao. Truyền hình đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Nhờ vào khoa học kĩ thuật – công nghệ ngày càng hiện đại, người dân có thể ngồi tại nhà và chọn lựa tất cả những kênh truyền hình mà họ yêu thích. Nếu như phát thanh mới chỉ dáp ứng được yêu cầu về mặt âm thanh thì truyền hình là cả âm thanh và hình ảnh. Ca nhạc, phim ảnh… tất cả những loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức của con người đều có thể đáp ứng trên truyền hình. Đây là một ưu điểm đặc biệt mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được. Chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có được một lượng khán giả đông đảo.

Thông qua truyền hình, sự giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới đã trở nên dễ dàng hơn. Người xem có điều kiện mở rộng tầm mắt, cho dù ngồi ở nhà, họ vẫn được xem những hình ảnh mới nhất, sống động động nhất về nhiều nơi trên thế giới. Đây là một yếu tố quan trọng đối với việc phát triển văn hoá qua truyền hình.

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế giới truyền thông hiện nay, truyền hình đang đáp ứng những dịch vụ tốt nhất nhằm kéo khán giả đến với truyền hình nhiều hơn nữa. Ở Việt Nam hiện nay, không chỉ có duy nhất Đài THVN mà còn nhiều đài địa phương cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng để có được thế mạnh cạnh tranh. Có thể thấy nhiều đài truyền hình địa phương có số người xem khá lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương đó, như: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh vàTruyền hình Bình Dương… Báo chí nói chung cũng như truyền hình nói riêng hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà nước xong không thể vì thế mà ỷ lại, không tự thân vận động phát triển. Truyền hình cũng như các loại hình báo chí khác cần phải tập trung nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng thông tin, âm thanh hình ảnh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng. Một điều quan trọng nữa đó là xuất phát từ yêu cầu khách quan của thời đại, trong điều kiện toàn cầu hoá truyền thông đại chúng như ngày nay, nếu truyền hình không tự cải tiến thì sẽ lạc hậu so với thế giới, dẫn đến mất đi khán giả.

Ở nước ta hiện nay đang có khá nhiều loại hình truyền hình cạnh tranh với nhau như truyền hình kĩ thuật số, truyền hình vệ tinh… Các công ty về công nghệ truyền hình đang nỗ lực tìm mọi cách để giảm giá dịch vụ đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo thế cạnh tranh. Đó là một lợi thế, một môi trường tốt để truyền hình ngày càng phát triển hơn nữa. Và trong cuộc cạnh tranh đó thì quyền lợi thuộc về công chúng. Họ có nhiều sự lựa chọn hơn với gía dịch vụ rẻ hơn. Như vậy, bên cạnh sóng của đài THVN được phát miễn phí cho người dân, họ còn có thể lựa chọn thêm nhiều kênh truyền hình khác phù hợp với nhu cầu giải trí.

Có thể nói, chức năng phát triển văn hoá, giải trí là một trong những chức năng quan trọng của truyền hình, là yếu tố có tính quyết định đến sự phát triển của truyền hình. Thông qua các chương trình truyền hình, khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng cao kiến thức của mình về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Có thể lấy ví dụ rất đơn giản về những chương trình trò chơi truyền hình vừa giúp khán giả giải trí, vừa cho họ có cơ hội học tập thêm như chương trình: “Ai là triệu phú” của Đài Truyền hình Việt Nam, “Vượt qua thử thách” của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, “Rồng vàng” của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh… đó là những chương trình trò chơi kiến thức đang thu hút được sự theo dõi của đông dảo khán giả xem truyền hình. Khán giả xem truyền hình không những có được cảm giác hồi hộp, căng thằng cùng với người chơi mà họ còn được cung cấp thêm rất nhiều kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống văn hoá xã hội như: lịch sử, địa lí, khoa học, văn học, nghệ thuật…

Bên cạnh đó còn rất nhiều những chương trình ca nhạc, phim truyện đặc sắc đáp ứng tối đa nhu cầu giải trí của công chúng. Truyền hình cũng là một trường học từ xa với rất nhiều những chương trình khoa học thường thức cung cấp kiến thức cho người xem trong mọi lĩnh vực. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đã có những kênh chuyên biệt để tạo sự thuận lợi cho người xem. Kênh VTV 1 là chương trình thời sự, VTV 2 là kênh khoa học, giáo dục và kênh VTV 3 là kênh thể thao giải trí, thông tin kinh tế. Khán giả xem truyền hình có thể lựa chọn bất kì kênh truyền hình nào họ thích. Ngoài ra, với thời lượng phát sóng lớn, 12h/ngày, không kể các kênh truyền hình dịch vụ phát 24/24, khán giả đang ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn đối với truyền hình.


2.5, Chức năng chỉ đạo, giám sát xã hội.

Báo chí tiền thân ra đời và phát triển từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp. Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, Nhà nước ra đời và báo chí luôn luôn thuộc về một giai cấp, một lực lượng chính trị nhất định. Một công cụ lợi hại như báo chí, các giai cáp và lực lượng chính trị tìm mọi cách để chiếm giữ, thậm chí lũng đoạn. Này nay, báo chí còn là công cụ quan trọng của các tập đoàn kinh tế trong cuộc đấu tranh, cạnh tranh giành giật ảnh hưởng, chiếm lĩnh thị trường. Bởi vì, trong quá trình đấu tranh giành và giữ, cùng cố địa vị xã hội, các lực lượng chính trị sử dụng báo chí như một công cụ lợi hại, không chỉ để truyền bá tư tưởng, tuyên truyền ảnh hưởng mà quan trọng là chỉ đạo cuộc đấu tranh trong việc giành và giữ quyền lực chính trị của mình.

Chức năng chỉ đạo của báo chí, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của chủ thể quản lý, lãnh đạo nhằm thúc đẩy công việc theo mục tiêu đã đề ra, uốn nắn những lệnh lạc hay cổ vũ mọi người tập trung thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trọng tâm trong từng thời gian.

Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước ta, sau khi đã đề ra chủ trương, chính sách thì vấn đề quan trọng là chỉ đạo thực hiện, để biến các chủ trương chính sách ấy thành hiện thực sinh động.

Nhiệm vụ của báo chí là giải thích và giải đáp những vấn đề của cuộc sống, góp phần tháo gỡ và thúc đẩy tình hình phát triển. Trong cuộc sống hàng ngày có vô vàn những sự kiện xảy ra. Nhưng trong tình hình cụ thể, báo chí chọn sự kiện nào để thông tin, chọn vấn đề nào để phân tích là thể hiện hiện chức năng chỉ đạo của báo chí. Chọn sự kiện và vấn đề thời sự để thông tin và phân tích, nhưng nhìn nhận nó từ bình diện nào, với hệ thống chi tiết, ngôn từ giọng điệu như thế nào cũng thể hiện chức năng chỉ đạo. Chọn sự kiện đơn lẻ, tiêu biểu cho cái lạ và thổi phồng nó lên thành sự quan tâm của dư luận xã hội, đăng tải tràn lan những vụ án giật gân, săn đón các câu chuyện đời tư câu khách… đều là những biểu hiện làm giảm tính chỉ đạo của báo chí. Bảo đảm tính chỉ đạo của báo chí, đòi hỏi nhà báo có tầm nhìn xa và trên nền tảng tri thức, văn hoá rộng, vững chắc, phong phú, có tính nhân văn và trách nhiệm xã hội cao cả trước công chúng và lịch sử.

Biểu hiện chức năng chỉ đạo của báo chí không giống sự chỉ đạo của các tổ chức Đảng hay các cơ quan quyền lực khác. Báo chí không có quyền lực như chính quyền, không được ra lệnh mà chỉ tác động vào dư luận xã hội, tác động vào nhận thức của nhân dân. Cho nên, báo chí chỉ đạo thông qua việc đăng tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua việc thông tin, thông qua thuyết phục là chủ yếu. Vai trò tư vấn thuyết phục, định hướng nhận thức thay đổi thái độ và hành vi, do đó hướng dẫn hoạt động thực tiễn được coi là vai trò chỉ đạo của báo chí.

Giám sát là một trong các chức năng cơ bản của báo chí. Chức năng giám sát đựơc báo chí phương Tây tuyệt đối hoá thành quyền lực thứ tư, (ở Thuỵ Điển là quyền lực thứ ba) sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng lại giám sát cả ba quyền này. Do đó, trong xã hội tư bản, báo chí trở thành siêu quyền lực. Đảng ta quan niệm rằng, báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước, là công cụ lợi hại trong cuộc đấu tranh phò chính trừ tà, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân.

Trong Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VIII) lần 2, Đảng ta xác định báo chí là một trong 4 hệ thống giám sát xã hội quan trọng.

Đặc thù giám sát của báo chí là giám sát bằng dư luận xã hội, bằng tai mắt của nhân dân. đó là sự giám sát mọi nơi, mọi lúc.

Do đó để báo chí làm tốt chức năng giám sát xã hội của mình, cần thiết chú ý một số vấn đề:



  • Tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân về đường lối chủ trương chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước.

  • Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân để họ thực sự có thể là người có năng lực làm chủ, tham gia tích cực các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội;

  • Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và mở rộng tiến trình dân chủ hoá đời sống xã hội, bảo đảm để mọi người và mọi tổ chức kinh tế – xã hội đều hoạt động theo pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

  • Nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề nghiệp của người làm báo.

Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát xã hội, một số người chủ yếu nhấn mạnh vai trò đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, phanh phui các vụ việc không lành mạnh ra công luận. Điều đó thể hiện sự bức xúc của dư luận xã hội trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, chức năng giám sát được hiểu bằng cả việc kịp thời biểu dương các hiện tượng tích cực, phát hiện cổ vũ nhân tố mới…

Các chức năng xã hội của báo chí truyền hình quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, khó có thể tách bóc từng chức năng trong hoạt động thực tiễn. Mỗi chức năng có vai trò của nó. Thông tin là chức năng tiền đề, vì các chức năng khác chỉ có thể được bảo đảm trên cơ sở làm tốt chức năng mang tính mục đích của hoạt động báo chí là xác lập hệ tư tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa thống nhất trong toàn thể nhân dân. Chức năng chỉ đạo và giám sát bảo đảm cho báo chí hoạt động có hiệu quả trong từng thời gian, nhằm vào những mục tiêu cụ thể và kịp thời phát hiện, uốn nắn những lệch lạc, khiếm khuyết, tạo ra sự vận hành nhịp nhàng, cân đối và hiệu quả của các tiểu hệ thống và cả hệ thống xã hội nói chung.

Nhận thức về chức năng xã hội của báo chí truyền hình cũng có nghĩa là đồng thời nhận thức về vai trò xã hội của nhà báo truyền hình để không ngừng phấn đấu học tập và rèn luyện nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí. Muốn có một nền báo chí quốc gia mạnh, hoạt động có hiệu lực và mang lại hiệu quả xã hội cao nhất thiết phải có đội ngũ nhà báo mạnh. Tuy nhiên, có đội ngũ nhà báo giỏi, chưa hẳn đã có được nền báo chí mạnh. Điều đó còn phụ thuộc vào năng lực quản lý, phụ thuộc vào kỷ cương phép nước và môi trường pháp lý.


KỊCH BẢN VÀ KỊCH BẢN TRUYỀN HÌNH



1. Khái niệm về kịch bản

Kịch bản bắt nguồn từ tiếng La tinh csenario, có nghĩa là văn bản kịch hoặc văn bản viết có tính kịch dùng để chỉ một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tác phẩm văn học, điện ảnh hay truyền hình. Theo từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội định nghĩa: “Kịch bản- đó là vở kịch ở dạng văn bản”.

Tuy nhiên, nếu đưa ra khái niệm này vào các dạng kịch bản văn học, kịch bản điện ảnh và kịch bản truyền hình, thì việc giải nghĩa trên đây là chưa thật đầy đủ, đặc biệt đối với kịch bản truyền hình.

Thuật ngữ kịch bản tồn tại đã lâu. Từ dùng để chỉ một chương trình đã được phác thảo hoặc bản tóm tắt của một tác phẩm kịch. Nó được hiểu như một bản miêu tả sơ lược trật tự các lớp của của vở diễn. Bản thân từ “Senari” xuất hiện thuật ngữ sân khấu “Senarius”, chỉ người đứng sau sân khấu chỉ đạo cho các diễn viên bao giờ đến lượt họ ra biểu diễn, đồng thời theo dõi để những hành động diễn ra kịp thời, đúng lúc.

Để tồn tại với một diện mạo phong phú và cách thức ứng dụng linh hoạt như hiện nay, kịch bản đã có một lịch sử về nguồn gốc của nó. Kịch bản xuất hiện cùng với sự ra đời của loại hình sân khấu kịch, cũng có thể coi nguồn gốc của nó là kịch bản văn học. Người viết kịch bản phải biết xuất phát từ những sự đối lập đang âm ỉ hay đã vùng trỗi dậy trong hiện thực đời sống để sáng tạo những tình huống xung đột vừa khái quát, vừa cụ thể. Trải qua nhiều bước kế thừa và phát triển, kịch bản dần dần đã có sự biến hoá linh hoạt để thích ứng với từng loại hình sáng tác. Lịch sử loài người là lịch sử của những kế thừa. Điện ảnh ra đời là sự kế thừa của nhiếp ảnh, sân khấu, văn học, điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc; còn truyền hình là sự kế thừa từ điện ảnh và báo chí. Như vậy, sự ra đời của các dạng kịch bản đều là một sự phát triển có tính kế thừa, tính chọn lọc trên cơ sở đặc thù riêng của mỗi loại hình.

Mỗi loại hình văn học nghệ thuật, điện ảnh hay truyền hình (có thể coi truyền hình cũng là một loại hình mang tính chất nghệ thuật, bởi truyền hình là sự kết hợp của điện ảnh và báo chí) đều có những đặc thù riêng, đặc trưng và tính chất riêng. Vì thế, khái niệm kịch bản đi vào từng loại hình được “biến hoá” sao cho phù hợp với những tính chất đặc trưng riêng của nó. Do đó, nó có nhiều hình thức biểu hiện đa dạng chứ không phải chỉ là vở kịch ở dạng vản bản, vấn đề này chúng tôi xin đề cập phân tích ở những phần sau.

Các loại kịch bản khác nhau như vậy liệu có thể gọi chung từ gốc “kịch bản” trong kịch bản văn học, sân khấu, điện ảnh truyền hình được hay không. Tại sao gọi chung là kịch bản nếu giữa chúng không có nét gì chung. Điểm chung, nét chung nhất của các loại kịch bản này là gì? Đó là tác dụng, vai trò, chức năng của kịch bản.

So với các loại hình nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, thơ văn, âm nhạc, một đặc trưng là từ khâu ý đồ sáng tác đến hoàn thành tác phẩm có thể hoàn toàn do công lao của người nghệ sỹ, cá nhân người nghệ sỹ. Đó là những sáng tạo “âm thầm” của mỗi cá nhân nghệ sỹ với biến động cuộc đời. Trong khi đó, sân khấu (kịch nói, kịch truyền thống), điện ảnh, lại là một nghệ thuật tập thể có sự đóng góp của diễn viên, tác giả kịch bản, hoạ sỹ trang trí, nhạc sỹ, người làm công tác hậu trường...dưới sự điều khiển của đạo diễn. Tác phẩm truyền hình cũng là kết quả góp sức của tập thể đạo diễn, biên tập, cộng tác viên, kỹ thuật viên, quay phim... Người tham gia làm ra sản phẩm đều phải tập trung góp phần tạo ra sản phẩm hay nhất, tốt nhất. Đối với tính chất làm việc tập thể này, sự có mặt của một kịch bản hết sức có ý nghĩa. Kịch bản trước hết vạch ra “đề cương” tác phẩm, thứ hai, kịch bản đóng vai trò như một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liên quan đến công việc, liên hệ giữa yếu tố kỹ- nghệ thuật, thống nhất nhất hành động, các phương tiện biểu hiện ăn khớp bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo.



Kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hoá, trên văn bản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình.
2, Nguồn gốc kịch bản

Theo định nghĩa trên đây kịch bản là “một vở kịch dạng văn bản”, kịch bản ra đời cùng với sự xuất hiện của loại hình kịch (hay phương thức kịch).

Kịch thường được hiểu vừa theo nghĩa là một loại hình nghệ thuật sân khấu, vừa có nghĩa là một kịch bản văn học”.

Như vậy nguồn gốc của kịch bản là kịch bản văn học. Nghiên cứu kịch bản văn học qua phương thức kịch. Là một thể loại văn học nằm trong thể loại kịch, tác phẩm kịch nói chỉ thực sự khai thác trọn vẹn khi được trình diễn trên sân khấu. Kịch cũng là một loại hình sân khấu. Sau lao động của nhà văn (người sang tác kịch bản văn học) là chặng đường sáng tạo thứ hai của đội ngũ nghệ sỹ sân khấu gồm đạo diễn, diễn viên, nhạc sỹ, hoạ sỹ. Bằng những ưu thế riêng của dàn dựng, diễn xuất, âm nhạc, trang trí...họ đã tái hiện sinh động, trực tiếp nội dung của kịch bản văn học trên sân diễn.

Không phải bất cứ một kịch bản văn học nào cũng có điều kiện được dàn dựng trên sân khấu. Kịch bản văn học có đầy đủ những đặc trưng riêng trong cấu trúc hình tượng, trong phương thức biểu hiện, trong ngôn ngữ nghệ thuật nên người ta vẫn có thể thưởng thức tác phẩm kịch bằng cách đọc kịch bản văn học. Khác với kịch múa, kịch hát, kịch sân khấu truyền thống (như chèo, tuồng, cải lương)... là những loại hình chỉ có thể thưởng thức được nếu chúng được trình diễn trên sân khấu, bởi lẽ, phương tiện biểu hiện chủ yếu của những loại hình này mang tính đặc thù cao: những động tác múa nếu đó là kịch múa, là làn điệu đó là kịch hát. Tuy nhiên, kịch bản không thể thay thế và bộc lộ được đầy đủ vẻ đẹp của một tác phẩm kịch như được trình diễn trên sân khấu. Các nhà viết kịch nổi tiếng thế giới như Molie, Secxpia hay những nhà văn chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản văn học như Gôgôn, Ôxtơrôpxki, Sêkhốp, Gorki... đều thừa nhận mối liên hệ mật thiết giữa kịch bản văn học với bộ môn nghệ thuật sân khấu, trong đó kịch bản văn học là linh hồn, là cái gốc của sự thành công. Vì thế việc tìm hiểu đặc trưng của thể kịch bản văn học theo hướng tiếp cận từ phía sân khấu là hợp lý.

Cũng như các loại hình sân khấu khác, đặc trưng của kịch không thể thoát li khỏi những điều kiện sân khấu và giới hạn về mặt không gian, thời gian, khối lượng sự kiện, số lượng nhân vật. Tác phẩm kịch không chứa một dung lượng hiện thực lớn, bề bộn như tiểu thuyết, cũng không lắng lại trong những mạch chìm của cảm xúc như thơ trữ tình. Gạt bỏ đi tất cả những rườm rà, tản mạn, không phù hợp với điều kiện sân khấu, kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả.



3, Những đặc trưng và yếu tố của kịch

3.1, Xung đột kịch

Cũng là việc miêu tả những bức tranh sinh hoạt của đời sống xã hội, nhưng không giống với thơ ca, tiểu thuyết, không gian và thời gian của một tác phẩm kịch bị giới hạn, không có thì giờ rông dài để mạn đàm, giải thích, luận bàn. Trong kịch hiện thực bị dồn nén. Cốt truyện phải có tính kịch.

Nhà phê bình văn học nổi tiếng Bêlinxki đã nhận xét:

Tính kịch được bộc lộ bằng sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địch nhau”.

“Nếu hai người tranh cãi nhau về một vấn đề gì đó thì ở đây không có kịch và cũng không có yếu tố kịch, nhưng khi người ta cãi nhau mà người này muốn trội hơn người kia cố sức đánh vào mặt nào đó của tính cách, đánh vào những điểm yếu rồi thông qua đó mà biểu lộ các tính cách trong cuộc cãi nhau làm cho có quan hệ mới đối với nhau, thế thì đây đã là kịch rồi”.Tính kịch bộc lộ qua những xung đột, mang sắc thái thẩm mỹ khác với những xung đột thơ và tiểu thuyết. Đó là tính tập trung cao độ của xung đột kịch, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ vận động khác thường của cốt truyện, xung đột là động lực thúc đẩy phát triển của hành động kịch, nhằm xác lập nên những mối quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch.

Thiếu xung đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng cơ bản của thể loại và không thể là một kịch bản văn học.

Để khám phá được vấn đề thuộc về bản chất của đời sống xã hội, người viết kịch phải tạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Hiện thực là sự vận động đa chiều của các phạm trù thẩm mỹ (cái đẹp-cái xấu; cái cao cả- cái thấp hèn; cái thiện – cái ác; cái tiến bộ – cái lạc hậu). Xung đột kịch thường nằm ở thời điểm cao trào của sự vận động ấy. Từ những mâu thuẫn tồn tại trong lòng hiện thực, người viết kịch bản phải tiến hành quá trình chọn lọc, tổng hợp, sáng tạo nên những xung đột vừa mang tính chất khái quát, vừa mang tính điển hình hoá.

Xung đột kịch có thể được biểu thị bằng mối xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa tính cách với tính cách hay trong bản thân một tính cách.

Tất cả đều phải đạt đến tính chân thực và điển hình. Thiếu ý nghĩa điển hình, kịch bản văn học chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường của cuộc sống, thiếu ý nghĩa chân thực, kịch bản văn học chỉ là sự giả tạo, là những dòng lý thuyết suông.


3.2, Hành động kịch

Trong đời sống hàng ngày, hành động là phương tiện bộc lộ rõ rệt bản chất của từng người. Trong văn học, kịch là thể loại mang lại sự nhận thức thực tại thông qua hành động. Tuy nhiên hành động ở đây không chỉ là động tác, cử chỉ của nhân vật mà là hành động trong mối tương quan với các yếu tố cấu thành nên tác phẩm như xung đột cốt truyện và nhân vật, được thể hiện trong kịch bản văn học.

Trong kịch, nếu xung đột là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phầm thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm đó.

Xung đột là một quy tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch, hành động kịch là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch, nhưng hành động là yếu tố giải toả nội dung của xung đột ấy và nó là yếu tố đặc trưng không thể thiếu đối với bất kỳ một kịch bản văn học nào. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều của xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hường hành động càng trở nên quyết liệt, làm tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm.

Hành động kịch là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột “các hành động vấp phải phản hành động thì phản hành động lại thúc đẩy hành động” (Xtanilapxki). Cứ như thế, nội dung câu chuyện kịch vận động nhanh tới kết thúc.

Do sự chi phối của sân khấu, cột truyện kịch thường rất chặt chẽ, tập trung. Nó không dung nạp những chi tiết vụn vặt, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề (khác với loại ca kịch truyền thống: thường xuất hiện đoạn trữ tình ngoại đề qua các lời ca, tiếng hát) ngoài cốt truyện như trong mạch tự sự.

Cốt truyện bằng hành động xoáy vào trọng tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật riêng: quy luật nhân quả (hành động này là kết quả của hành động trước và lại là nguyên nhân của hành động sau). Theo hướng vận động đó các cảnh, các màn, các hồi, các lớp liên kết chặt chẽ với nhau, loại bỏ những gì thừa thãi, vượt đến đỉnh điểm của xung đột và hướng nhanh tới kết thúc.

Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định tính cách của nhân vật. Nhân vật kịch luôn tự khẳng định bản chất của mình bằng hành động. Bản chất đố được thể hiện qua nhừng đằng xé dữ dội từ bên trong và những hành động quyết liệt bên ngoài.

Do đặc trưng của thể loại, nhận vật kịch không được khắc hoạ tỉ mỉ nhiều góc độ như nhân vật trong tác phẩm tự sự dài. Kịch là chộp những khoảng thời gian trong cuộc sống có sự xuất hiện những xung đột gay gắt, nóng bỏng nhất để phản ảnh cuộc sống trong tác phẩm. Vì thế nhân vật kịch hiện hình trong tác phẩm vào đúng thời điểm “bước ngoặt số phận”. Sau khi xuất hiện, nhân vật nhập ngay vào tuyến xung đột và bị cuốn nhanh vào guồng hành động của tác phẩm. Mọi tình huống trong tác phẩm đều góp phần đắc lực để cho nhân vật hành động. Tình huống kịch phải được khai thác tập trung, tiêu biểu của tính cách kịch. Nhân vật kịch không có tính cách đa dạng nhưng lại có được những đường nét nổi bật hơn và xác định hơn về mặt bản chất.
3.3, Ngôn ngữ kịch

Đối với một tác phẩm kịch tất cả mọi vấn đề xoay quanh hình tượng đều nằm trong ngôn ngữ nhân vật. Đó chính là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch. Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ. Tác giả kịch bản không chỉ đứng trong tác phẩm với tư cách là nhân vật trung gian, có thể mách bảo, giải thích, thậm chí giật dây độc giả như trong tiểu thuyết. Tác giả xây dựng nhân vật của mình chủ yếu bằng ngôn ngữ hội thoại, chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả. Qua ngôn ngữ hội thoại mà cốt truyện được thể hiện và phát triển.

Khi tiếp xúc với kịch bản văn học, chúng ta thấy có những lời chú thích ít ỏi của tác giả. Đó thường chỉ là những gợi ý cho phương pháp dàn cảnh, cách bài trí sân khấu và diễn xuất của diễn viên. Nó sẽ được thay thế hoàn toàn bằng nghệ thuật sân khấu khi kịch bản được trình diễn lúc ấy, nhân vật kịch sống trước chúng ta bằng những lời lẽ đối thoại, kèm theo một ít độc thoại. Tuy nhiên chỉ đối thoại hay độc thoại, trước hết đó là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách. Mỗi nhân vật với một nguồn gốc xuất thân bản chất xã hội và một đặc điểm cá tính riêng phải có một tiếng nói riêng thật phù hợp.

Ngôn ngữ kịch là một hệ thống ngôn ngữ mang tính hành động. Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác, hành động. tính hành động của nhân vật kịch không chỉ bộc lộ trong hình tượng sân khấu mà nó đã được hình thành ngay từ trong cấu tạo kịch bản văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch phải đảm bảo cho sự phát triển đầy kịch tính của cốt truyện và phân tích hành động theo kiểu dây chuyền của các nhân vật kịch. Tính hành động là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ kịch là cơ sở giúp cho đạo diễn, diễn viên xử lý thích hợp cho hành động của nhân vật trên sân khấu.

Một yếu tố cuối cùng cũng không thể thiếu đối với một kịch bản văn học của một tác phẩm kịch đó là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần giũ với đời sống, súc tích dễ hiểu và ít nhiều mang tính khẩu ngữ. Khác với hình thái ngôn ngữ mang tính ước lệ; cách điệu trong ngôn ngữ truyền thống như tuồng, chèo hoặc cải lương, ngôn ngữ kịch nói không sử dụng thứ ngôn ngữ xa lạ với đời sống, ngôn ngữ hội thoại giản dị, tự nhiên, gần với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, sự giản dị tự nhiên ấy không mâu thuẫn với cách nói năng giàu ẩn ý và mang tính hình tượng mà có ý nghiã triết lý sâu xa thường có và phải có trong tác phẩm kịch. Là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ tác phẩm kịch phải đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện. Mặc dù rất gần giũ với ngôn ngữ nói hàngngày song tác phẩm kịch loại bỏ những lời lẽ thô thiển cũng như những cách nói năng tự nhiên chủ nghĩa. Tài năng của một người biên kịch bộc lộ ngay trong khả năng vận dụng tối đa sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại để cấu trúc tác phẩm và khắc hoạ hình tượng.
4, Kịch bản điện ảnh

4.1, Sự ra đời của điện ảnh

Thế kỷ XIX chẳng những mở rộng rất nhiều ranh giới của thế giới mà còn đem lại cho loài người những phương tiện đầy hiệu lực để nhận thức thực tiễn quanh họ một cách đầy khoa học. Tuy nhiên, việc nắm bắt thế giới trên cơ sở khoa học đã không xác định được một cách chính xác trước sự phát triển nhanh chóng của nghệ thuật cũng như nhận thức về nghệ thuật. Người nghệ sỹ luôn nhận thấy những thiếu sót của các phương tiện mà họ sử dụng và cố gắng tìm cách khắc phục những hạn chế do kỹ thuật dành cho loại hình nghệ thuật đó gây nên. Chính việc khắc phục những trở ngại ấy đã làm nảy sinh những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Thế kỷ thứ XIX đã mở ra cho con người những triển vọng phát triển mới và những chân trời mới thể hiện sự mong muốn từ lâu của con người nhằm tạo ra những nghệ thuật có thể truyền đạt sự phong phú và tính đa dạng của thế giới một cách đầy đủ và rõ ràng hơn bất cứ lúc nào trước đây.

Ý muốn nhằm tiến tới sự hoàn thiện quá trình sáng tạo, tới việc khắc phục sự thiếu sót của các phương tiện biểu hiện tất sẽ dẫn đến sự xuất hiện ước mơ về một thứ siêu nghệ thuật nào đó có khả năng sử dụng mọi phương thức tác động đến con người cả về thị giác lẫn thính giác, đủ bao hàm trong bản thân nó tất cả các tác phẩm hội hoạ, âm nhạc, văn học cùng một lúc.

Ở thế kỷ thứ XIX, người ta chỉ thấy việc thực hiện lý tưởng đó ở nhà hát mà thôi. Gớt đã miêu tả sự phong phú về tinh thần và tính đa diện về tình cảm của môn sân khấu: “Bạn ngồi đó với đầy đủ tiện nghi y như một ông hoàng và các vở kịch diễn ra ngay trước mắt bạn, tạo ra cho tình cảm của bạn và trí tuệ của bạn tất cả những gì mà bạn mong muốn, ở đó vừa có thi ca, vừa có hội hoạ, vừa có âm nhạc, vừa có nghệ thuật sân khấu rồi đủ tất cả, cái gì cũng có. Thế rồi khi tất cả những nghệ thuật ấy với ước vọng của tuổi trẻ và vẻ đẹp cùng tác động trong cùng một lúc và nhất là với một đội ngũ diễn viên hoàn hảo nhất thì đó quả là mộy ngày hội chẳng có gì so sánh”, Belinxki cũng nhìn thấy ở nhà hát một thứ nghệ thuật hoàn thiện nhất, gần gũi nhất đối với con tim chúng ta, bởi vì nó truyền đạt những ước mơ và việc làm của con người một cách chính xác và toàn diện hơn cả. Xcriabia lại mơ ước về một nền “nghệ thuật vạn năng, kết hợp được cả âm nhạc, hội hoạ, thi ca và múa”. Trong tất cả các quan điểm rất khác nhau ấy của các nghệ sĩ, vẫn thấy có một quan điểm giống nhau đó là mơ ước. Khái niệm về một nền nghệ thuật tổng hợp, nhất quán, có khả năng phối hợp rộng rãi những phương tiện biểu hiện nhằm miêu tả thực tiễn một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn.

Nghệ thuật điện ảnh chính là sự biểu hiện mơ ước ấy của các nhà thơ, học sĩ, nhà phê bình của tất cả những ai luôn cảm thấy âm thanh của nhạc khí, ngôn từ trên giấy và màu sắc trên vải sơn còn quá nghèo nàn, quá đơn điệu để truyền đạt sự phong phú bề ngoài và bên trong thế giới con người.

Tuy nhiên, sự phát minh ra điện ảnh hoàn toàn không liên quan gì đến nghệ thuật. Điện ảnh là do các nhà bác học chuyên nghiên cứu bản chất củạ sự vận động phát minh ra và không hề có ý miệm tạo ra một màn biểu diễn mới hay một phương tiện biểu hiện nghệ thuật nào hết. Nghệ thuật cũng không nằm trong tầm quan tâm, chú ý của những người làm công tác kỹ thuật nhiếp ảnh có ý muốn hoàn thiện nhiếp ảnh.

Đầu tiên chỉ là phát minh ra loại đồ chơi cơ khí prakximoxcop hay zootrôp gây ra được ảo giác của sự chuyển động. Tiếp theo là việc chế tạo các cỗ máy nhằm ghi lại hình ảnh chuyển động của các vật, con người và con vật. Máy chiếu tạo nên những hình ảnh chuyển động trên mộy nền vải trắng là sự bổ sung cho chiếc máy quay. Tuy nhiên các loại phát minh này đều không sống lâu bởi sự thiếu hoàn thiện về mặt kỹ thuật, chất lượng chiếu hình thấp, phim luôn bị rách, cấu tạo máy thiếu hoàn chỉnh. Công lao của hai anh em nhà Luymie là họ đã làm cho các công trình dở dang của các bậc tiền bối trở thành hiện thực và hoàn thiện hơn cùng với sự giúp đỡ của kỹ sư Cắcpăngchie, máy chiếu ảnh của họ ra đời trong phim của Lumiere đã xuất hiện những cảnh sinh hoat, những cảnh tượng ngộ nghĩnh, cảnh phố phường (tàu vào ga, khách bộ hành trên đường phố Paris) chứ không phải chỉ là những hình ảnh lặp lại những động tác giống nhau của những hình thù nhỏ bé như những tiều phu đốn củi. Cô vũ nữ leo dây…trong chương trình biểu diễn của những thước hình trong máy Kinetoxcop (1894) trước đó. Các thước phim của Luymie thể hiện “cuộc sống như chính nó có trên thực tế”. Người xem cảm thấy được tính tự nhiên của hình tượng trên màn ảnh. Sự trung thành tuyệt đối của người làm phim đối với các sự kiện, tính chân thực của việc miêu tả cuộc sống trên màn bạc. Bộ phim ngắn “Tàu vào ga” chứa đựng cả những khả năng nghệ thuật khác. Cảnh tàu vào ga, hành khách xuống tàu đi lại gần máy quay, người xem cảm thấy họ ở các cỡ cảnh khác nhau, từ toàn cảnh đến cận cảnh. Khác hẳn với cảnh sân khấu, nhà hát, không gian của màn ảnh thay đổi liên tục. Trước mặt người xem, lúc thì xuất hiện một phần nào đó của vật thể, lúc thì lại toàn bộ vật thể đó. Đó là điểm mới mẻ, là điểm xác định vẻ độc đáo của môn điện ảnh và nghệ thuật đặc trưng của nó. Tờ “Bec-li-ne lo-ca-li an-vai- ghe (1986) viết: “đó là cuộc sống dầy đặc được cảm nhận trong từng chi tiết đang diễn ra trước mặt chúng ta. Bất kể một loại ảnh nào cũng đều là hình ảnh nổi hình của thiên nhiên, hình ảnh chân thực đến từng chi tiết vụn vặt, khiến ta cảm tưởng như trước mặt ta là một thế giới thực sự”. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự trình làng của điện ảnh. Còn để đi đến một nghệ thuật điện ảnh đích thực phải trải qua những chặng đường dài: từ điện ảnh chợ phiên đến điện ảnh nghệ thuật.
4.2, Đặc trưng của điện ảnh

Điện ảnh có sự khác biệt với các loại hình nghệ thuật khác như: Hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc. Bức tranh cổ “Cá chép ngắm trăng” với đường nét uyển chuyển, bóng trăng lung linh; những pho tượng La Hán với sức sống nội tâm dồi dào trong ánh sáng mờ ảo của chùa Tây Phương; hình ảnh một thiếu nữ vẻ mặt thanh tú, trong sáng, duyên dáng ngồi bên cành hoa huệ (Tô Ngọc Vân)...đã thực sự chộp được cuộc sống ngưng đọng trong băng vĩnh cửu... Nghe bản nhạc Du kích Sông Thao, ta hình dung qua âm thanh một dòng nước khi trôi lững lờ, lúc cuồn cuộn chảy, dạt dào, đầy vơi như phong trào du kích hai bên triền sông. Song những hình ảnh đó không hiện lên sống động như màn bạc và việc cảm thụ những tác phẩm âm nhạc, hội hoạ hay điêu khắc ấy còn tuỳ thuộc vào khả năng cảm thụ của mỗi người.

Văn học, với một từ vựng phong phú, giàu hình tượng, có khả năng phản ánh những cái lắt léo, thầm kín nhất của đời sống xã hội. Những hình ảnh tưởng tượng trên những trang viết lần lượt hiện lên trong đầu ta, rõ nét hay mờ nhạt còn tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng, vào trình độ kiến thức và sự từng trải của mỗi người. Sân khấu, một loại hình nghệ thuật gần với cuộc sống hơn một chút, nhờ ở cảnh vật cụ thể và diễn xuất của những con người bằng xương bằng thịt. Nhưng nó không thể bê núi, sông, máy bay và hàng sư đoàn quân lên một không gian nhỏ hẹp. Sân khấu phải cần đạt tới những giả định, ước lệ. Cung điện nguy nga, núi cao rừng rậm chỉ là những hình vẽ trên phông vải. Một viên tướng đang hò hét, múa trước roi ngựa, dịch từng bước, khi khoan, khi mau vòng quanh sân khấu, theo sau có dăm ba tên phất cờ, vác giáo. Theo ước lệ, người ta có thể hiểu là ông ta đang cưỡi trên lưng ngựa chiến, dẫn đại đội binh mã, tiến ra biên ải... sức thu hút của tuồng, chèo chủ yếu là làn điệu, ở vũ đạo và đặc biệt ở những điệu bộ mang tính ước lệ khái quát cao.

Điện ảnh gần gũi với cuộc sống hơn cả. Tính chất này đã đòi hỏi phim từ diễn xuất tới bối cảnh, đạo cụ, từ lời thoại đến tiếng động, màu sắc, phục trang, hoá trang đều phải thực. Khán giả khó chấp nhận một bối cảnh giả, ước lệ như trong sân khấu. Tuy nhiên, điện ảnh gần gũi với cuộc sống không ccó nghĩa là luôn luôn y hệt như cuộc sống, không sao chép cuộc sống. Cũng giống như văn học, những mảnh đời, những tính cách, những hoàn cảnh được người biện tập kịch tập hợp lại chọn lọc tạo nên những tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình mang tầm khái quát cao. Nội dung của một kịch bản điện ảnh được thể hiện qua lời bình và tiếng, đó chính là ưu thế của điện ảnh. Điện ảnh là một nghệ thuật (nghệ thuật thứ bẩy) nên ít nhiều mang tính ước lệ: Cảnh chị Dậu chạy khỏi nhà “Quan Cụ trong một đêm giông tố sấm sét... là cảnh được nâng lên ở mức tượng trưng bao hàm ý sâu và gây súc động mạnh.

Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp, nó tiếp tục các phương pháp thể hiện của các bộ môn nghệ thuật khác, nó tổng hợp những kinh nghiệm sáng tạo của tất cả các nghệ thuật ra đời trước nó như sân khấu, văn xuôi, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc... nó sử dụng khả năng biểu cảm trực tiếp của các nghệ thuật ra đời trước nó.

Về mặt này, điện ảnh gắn với sân khấu. Sân khấu có sự tổng hợp những phương tiện biểu đạt của văn chương, vũ đạo, hội hoạ, âm nhạc và hoà tan chúng vào diễn xuất của diễn viên. Nhưng cũng có thứ không hoà tan, đó là không gian ước lệ như các bộ môn sân khấu khác. Tính tổng hợp của điện ảnh cao hơn hẳn. Điện ảnh tồn tại trong cả không gian và thời gian, sự tổng hợp của không gian và thời gian là thực chất của điện ảnh. Ngoài ra việc sử dụng âm nhạc trên phim, trừ một số trường hợp hãn hữu, cũng chỉ là những mẩu ngắn không thành bài, tạo không khí cho một đoạn phim hay miêu tả nội tâm của nhân vật. Hay bức hoạ “Một con chiên đau khổ cần chúa” khi vào “Sông Đông êm đềm” cũng được chuyển động qua những dạng khác nhau. Đó là cảnh Natalia bị Grigôri ruồng bỏ, quỳ ngoài trời trong đêm mưa tuyết. Chị giang đôi tay quằn quại, thất vọng lên không trung mịt mùng, cầu van đấng tối cao hãy trừng phạt người chồng bội bạc. Yếu tố vũ, từng đi vào sân khấu cổ truyền của ta rất rõ, qua điệu bộ của tuồng (cách dịch bước, vuốt râu, rót rượu… hay qua lối múa biểu hiện, múa trang trí của chèo (quẩy hàng, xoè quạt…) được điện ảnh sử dụng nhưng ngọt ngào và kín đáo hơn, bé Nga (phim Chim Vành Khuyên) nhảy dây 3 lần, mỗi lần được coi là một động tác vũ, biểu hiện một trạng thái tâm tư nhất định: nhịp nhàng, thanh thoát khi vào đầu phim, lúc cô bé còn đầy đủ tính hồn nhiên, tươi mát; lúng túng, vấp váp khi tên Pháp buộc nhân vật phải nhảy trước mặt ông bố bị trói. Rồi bỗng đường dây lại tung bay thoăn thoắt khi cô bé nảy ra ý định chạy trốn để báo động cho đoàn cán bộ.

Điện ảnh học ở thơ phương pháp trữ tình. Điệng ảnh và thơ ca có cùng chung một cố gắng bắt các vật thể sống động nói lên tính cách tự nhiên. Sự rung động của thế giới sinh tồn được tái tạo, tăng lên và biến đổi, đó là sự dung hoà lẫn nhau của hình ảnh và tư tưởng.

Bằng phương tiện kỹ thuật và những thủ pháp điện ảnh chúng ta có thể diễn tả một cách đầy đủ và chân thật mọi sự vật, mọi thời gian, mọi thời đại, mọi phức tạp của tâm tư, mọi tư tưởng và hiện tượng phức tạp nhất của thực tế xã hội.

Như vậy, điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp và kế thừa những tinh hoa của nền nghệ thuật trước đó, kỹ thuật và kỹ xảo điện ảnh là phương tiện để thể hiện một tác phẩm điện ảnh. Điện ảnh là sự kết hợp giữa hai yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật với ý nghĩa đích thực của nó (phương tiện, máy quay phim…), là sự kết hợp của cả hình và tiếng.
4.3, Đội ngũ những người làm điện ảnh

Cũng như sân khấu, một tác phẩm điện ảnh ra đời là sản phẩm sáng tạo của cả một tập thể đạo diễn, diễn viên, biên kịch, người hoá trang, phụ trách ánh sáng, người quay phim (trong sân khấu khong có người quay phim).

Vai trò của mỗi thành viên trong tập thể này đều quan trọng nhất là người biên kịch - tác giả kịch bản – cơ sở chính của tác phẩm điện ảnh và người đạo diễn - người khai phá và sáng tạo lại một lần nữa kịch bản, thể hiện kịch bản băng những thước phim, những hình ảnh sáng, đầy ý nghĩa.

Đạo diễn là tác giả chính của bộ phim. Người đạo diện chỉ huy, hướng dẫn thống nhất mọi hoạt động của diễn viên, quay phim, hoạ sỹ, làm nhạc sao cho thực hiện đúng với kịch bản.

Đạo diễn phải có tư chất của người viết, biết xử lý kịch bản. Công việc đầu tiên của người đạo diễn là nhận thức, phân tích kịch bản văn học để xử lý kịch bản văn học.

Kịch bản văn học là nền tảng của phim. Người đạo diễn phải biết xử lý, biến nó thành của mình, làm sao cho mình “ngấm” kịch bản.

Để nhận thức, phân tích, xử lý kịch bản, người đạo diễn cần có 3 yếu tố quyết định:

1. Khả năng cảm nhận (thuộc về thiên bẩm)

2. Tri thức, kinh nghiệm, vốn sống.

3. Nghề nghiệp (đào tạo, học tập)

Chính vì 3 yếu tố này mà cùng một kịch bản, giao cho các đạo diễn khác nhau, phim sẽ khác nhau. Ý đồ hình thành trên cơ sở khả năng cảm nhận và tri thức của mỗi người.
4.4, Các loại hình phim điện ảnh

- Phim truyện: Dùng cốt truyện hư cấu, dùng diễn viên đóng và tạo bối cảnh giả (hoặc bớt cảnh thật có cải tạo theo yêu cầu của nghệ thuật), tạo ảo giác giống cuộc đời thực.

- Phim khoa học: Mục đích của phim Khoa học là nhằm nâng cao nhận thức khoa học. Do đó hạt nhân của phim là một vấn đề khoa học chủ đề của phim là một vấn đề khoa học chủ đề của phim thường là những công trình khoa học đứng đắn nhất.

- Phim hoạt hình: Không dùng người thật làm diễn viên, thay vào đó là hình vẽ hoặc vật thể hoàn toàn bất động, áp dụng phương pháp quay phim từng hình và chiếu lên màn ảnh liên tục (24, 25 hình/giây), tạo ra ảo giác chuyển động. Chúng được các nhà làm phim “thổi hồn” vào và trở thành những nhân vật mang tính cách, suy nghĩ... như con gnười.

- Phim tài liệu: Xông thẳng vào những vấn đề thiết thân nhất của cuộc sống, tìm ra chủ đề và hình tượng ở đó. Qua việc ghi lại hình ảnh người thực việc thực, tác giả nâng lên tầm khái quát hoá bằng hình tượng, phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng. Sự kiện nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hiện tượng.
4.5. Kịch bản điện ảnh và vai trò của kịch bản trong điện ảnh

Những thước phim đầu tiên của Luymie (trừ phim “người tưới vườn” nổi tiếng) đều không có yếu tố trình bày, diễn xuất kiểu sân khấu, chưa hề có diễn viên, kịch bản cảnh trí là những thành phần tất yếu của phim truyện hiện đại. Phải đến Meliex nhà hoạt động sân khấu - đạo diễn - diễn viên chủ rạp- người sáng lập ra môn điện ảnh trình diễn, mới đưa diễn xuất của diễn viên lên sân khấu màn ảnh. Lúc đó tiết mục điện ảnh mới được trình diễn, dàn dựng và nghiền ngẫm, thay thế cho nguyên tắc phóng sự kiểu Lumiere “cuộc sống như nó vốn có” và kịch bản ra đời.

Ngày nay trong điện ảnh hiện đại, một bộ phim không thể không có kịch bản điện ảnh. Kịch là cái gốc, là bản thiết kế của bộ phim và phim là công trình hình ảnh.



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương