2, Đặc trưng của truyền hình 10


, Đặc điểm và các yếu tố của bình luận truyền hình



tải về 1.25 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.25 Mb.
#13034
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

3, Đặc điểm và các yếu tố của bình luận truyền hình

Có những thể loại báo chí, khi nhìn vào chúng ta có thể thấy những đặc điểm nổi bật nhất, trong phóng sự thì vai trò của cái tôi trần thuật là quan trọng, trong kí chân dung thì con người là đối tượng được đặc tả. Bình luận lấy hệ thống lí lẽ xuyên suốt tác phẩm của mình.

Có thể nói bình luận truyền hình và tin tức truyền hình ở góc độ nào đó có chung nguồn gốc; cả hai thể loại này cùng phản ánh các vấn đề, sự kiện có ý nghĩa chính trị- xã hội. Tuy nhiên, về mức độ thì khác nhau rất xa. Tin thì yêu cầu phải có những tin tức mới nhất và chưa được công chúng biết đến. Bình luận truyền hình cũng phản ánh thông tin, song những tin tức nóng bỏng không nhất thiết được đưa vào trong chương trình bình luận. Thông tin trong chương trình bình luận truyền hình là quan trọng nhưng đó chỉ là lí do, là tiền đề để cho những người làm chương trình thông qua đó lí giải vấn đề mà công chúng cần xem xét ý kiến của tác giả hay của Đài truyền hình với tư cách là một cơ quan báo chí, có một vai trò quan trọng. Tin tức truyền hình không đặt nặng yếu tố “bình” nhưng bình luận truyền hình nhất thiết phải có, đó là tiêu chí số một của bình luận truyền hình. Những vấn đề được đề cập đến trong chương trình bình luận không chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà có thể xâu chuỗi những vấn đề, và thông qua chương trình bình luận nó phải mang tính khái quát hơn.

Để nhận xét đánh giá một cách khách quan thì các sự kiện, sự việc là đối tượng của bài bình luận, người bình luận phải biết phân tích mổ xẻ các tình tiết của nhiều sự kiện khác nhau của cùng một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu mà dư luận xã hôi đang quan tâm để nêu bật một chủ đề tư tưởng.

Như vậy, đặc điểm thứ nhất của bình luận truyền hình là tác giả không chỉ sử dụng một hoặc một vài sự kiện riêng lẻ, mà là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình của một lĩnh vự nào đó của đời sống xã hội để so sánh, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang quan tâm.

Đặc điểm thứ hai: Bình luận truyền hình không xem xét và đánh giá các sự kiện, hiện tượng riêng lẻ một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin, mà xem xét các sự kiện riêng lẻ đó trong mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung. Vì vậy khi lựa chọn tư liệu cho một chương trình bình luận, tác giả phải cố gắng khám phá mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của chúng, nhấn mạnh ý nghĩa các mối quan hệ đó, những hiện tượng cụ thể của đời sống và tính hệ thống của nó. Trong chương trình bình luận, sự kiện được thể hiện như một trong những yếu tố của tính quy luật, sự kiện trong bài bình luận là những sự kiện, những ấn tượng mới mẻ.

Yếu tố đầu tiên để tạo nên nội dung bài bình luận chính là các sự kiện. Người bình luận phải phân tích, đánh giá trực tiếp các sự kiện để làm cơ sở cho toàn bộ chương trình. Khi thực hiện chương trình, người bình luận cần giúp cho khán giả nhớ lại, tái hiện và trích dẫn những chi tiết cần thiết, có giá trị theo quan điểm của mình, để phục vụ cho vấn đề cần bình luận. Những sự kiện được lựa chọn cho bài bình luận giúp tái hiện bức tranh hiện thực của đời sống xã hội không phải theo kiểu sao chép máy móc mà mang tính tư tưởng rõ ràng. Cách tốt nhất để xây dựng tác phẩm có sức thuyết phục là chọn được những chi tiết ''đắt'' nhất của sự kiện, phân tích chúng một cách kỹ lưỡng có hệ thống để tái tạo bức tranh chung có tính điển hình của hiện thực khách quan.

Phương pháp chung có tính đặc thù của bình luận là sưu tầm và chọn lựa sự kiện, tiếp theo là xem xét và suy ngẫm để hiểu rõ bản chất của chúng, để cuối cùng là sử dụng chúng vào các tác phẩm với mục đích nhất định. Chỉ có hiểu sâu sắc từng chi tiết của sự kiện mà ta biết, đặc biệt là khi muốn đưa ra những đánh giá đúng đắn về chúng.



Yếu tố thứ hai của bình luận truyền hình là dựa trên cơ sở của yếu tố thứ nhất để phát triển tiếp những tư tưởng đã hình thành trong quá trình lựa chọn sự kiện, sắp xếp các tình tiết đã được lựa chọn theo ý đồ định trước của tác giả.

Yếu tố thứ ba là lời bình trực tiếp trên cơ sở phân tích, đánh giá các sự kiện để rút ra những kết luận xác đáng.

Việc phân tích sự kiện và trình bày sự kiện trong bình luận truyền hình luôn được thực hiện đan xen nhau. Kết luận cuối cùng được dựa trên tiểu kết của từng phần, từng mục. Sợi chỉ xuyên suốt bài bình luận là vấn đề tác giả đặt ra, mọi chi tiết, sự kiện , lời bình, lời kết đều phục vụ cho mục đích là nhấn mạnh, làm sáng tỏ nội dung tác phẩm.

Bình luận truyền hình là một tác phẩm đặc sắc dùng để tái tạo bức tranh toàn cảnh về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Cơ sở chính của bình luận truyền hình là các sự kiện, chi tiết điển hình, tiêu biểu của hiện thực khách quan. Bình luận truyền hình đòi hỏi phải xem xét các sự kiện, hiện tượng đó trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau để rút ra kết luận chung có tính định hướng cho nhận thức và hành động của công chúng. Trong chương trình, có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau như so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa,... để làm nổi bật chủ đề tác phẩm và tư tưởng.

Từng mục, từng phần của bình luận truyền hình không đứng riêng lẻ độc lập mà là những bộ phận cấu thành tác phẩm.

Từng phần của tác phẩm liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để làm nổi bật chủ đề chính.
4, Các dạng bình luận truyền hình

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phân chia các dạng bình luận: trong ''Giáo trình nghiệp vụ báo chí '' chia thể loại báo chí thành hai nhóm thể tài: thể tài phản ánh và thể tài bình luận. Cách chia này căn cứ vào mục đích của tác phẩm. Nếu mục đích chủ yếu của tác phẩm là tái hiện các sự kiện và hiện tượng trong đời sống xã hội thì được xếp vào nhóm thể tài phản ánh. Trong nhóm thể tài bình luận, có các loại thể như bình luận, xã luận, chuyên luận,... Trong bình luận có các thể: bình luận thông thường, bình luận ngắn và thuật bình.

Một số tác giả có cách phân chia dựa vào nội dung, đó là: bình luận chính trị - xã hội, bình luận kinh tế, bình luận văn hóa, thể thao,... Nhìn chung, các tác giả có cách phân chia thể loại khác nhau. Sự khác nhau này cũng nói lên tính chất đa dạng và phong phú của bình luận trên báo chí.

Các dạng bài bình luận có liên quan đến nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

Về nội dung, có thể phân chia thành các dạng:

Bình luận chung: thường bao quát tất cả các sự kiện tiêu biểu trong một thời gian dài trong phạm vi một nước hay trên thế giới. Bình luận chung có thể thường xuyên (tháng, tuần) hoặc không thường xuyên. Bài bình luận không thường xuyên thường bị hạn chế trong một mức độ nhất đinh, chỉ đưa ra từng phần khác nhau của đời sống xã hội, tạo cho bạn đọc có ấn tượng đầy đủ về vấn đề được nêu.

Dạng bình luận chung thường xuất hiện trong các dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, cuối năm,….



Bình luận theo chủ đề: được sử dụng để xem xét những vấn đề nhất định trong đời sống xã hội (kinh tế, văn hóa, giáo dục,...) trong một khoảng thời gian nào đó. Bình luận theo chủ đề không đề cập đến tất cả các vấn đề trong đời sống xã hội mà chỉ xem xét một cách tỉ mỷ một lĩnh vực nhất định nào đó như chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Việc lựa chọn, phân nhóm, đối chiếu, so sánh và đánh giá các sự kiện đã nêu là những bộ phận cấu thành bài bình luận theo chủ đề. Cách xử lý tư liệu trong loại bài này đã tạo nên tính đa dạng đặc biệt của thể loại như bình luận kinh tế, bình luận chính trị, bình luận thể thao.

Bình luận truyền hình theo chủ đề là chương trình có tính chất độc đáo, giúp cho người làm chương trình có điều kiện để khai thác một cách triệt để các đề tài của báo chí. Điều quan trọng trong các chương trình bình luận dạng này là phải rút ra những kết luận thực tiễn để từ đó chỉ ra phương hướng phát triển tiếp theo của các sự kiện, hiện tượng.



Bình luận quốc tế: tái hiện bức tranh tổng thể của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định. Ý nghĩa quan trọng nhất của chương trình bình luận quốc tế là giúp công chúng hiểu biết, nhìn nhận và đánh giá đúng đắn các sự kiện, hiện tựơng, quá trình diễn ra trong một khu vực hoặc một nước nào đó. Nói cách khác, bình luận quốc tế trên truyền hình có tác dụng định hướng cho công chúng về các vấn đề quốc tế mà mọi người quan tâm.

Có thể xây dựng chương trình bình luận quốc tế theo chủ đề hoặc sự kiện chung. Yêu cầu đối với bình luận quốc tế là các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra trên thế giới vào thời gian nào đó phải được thông báo chính xác, chi tiết, đầy đủ có sức thuyết phục cao. Người làm chương trình bình luận cần có kiến thức sâu rộng về các vấn đề quốc tế, nghiệp vụ giỏi, lập trường chính trị vững vàng, giỏi ngoại ngữ, khả năng nắm bắt và xử lý sự kiện nhanh nhạy, chính xác.

Bình luận truyền hình có nhiệm vụ giải thích các hiện tượng và các quá trình của tất cả các lĩnh vực của cuốc sống và đánh giá đúng mức ý nghĩa của nó. Đối tượng giải thích thường là các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng có thể đối tượng là các diễn biến của đời sống xã hội trong nước và quốc tế.

Bình luận truyền hình thường đi từ những quan điểm, những ý kiến tiêu cực, phân tích bác bỏ, phủ nhận những quan điểm đó và đồng thời rút ra cái tích cực. Chương trình bình luận truyền hình có tính chiến đấu cao, thường được dùng để đấu tranh với quan điểm của đối phương, vạch trần những hành động, những luận điểm của những thế lực chống đối.

Với ưu thế lớn nhất là hình ảnh và âm thanh tác động trực tiếp tới khán giả bằng thính giác và thị giác nên truyền hình có những ưu điểm rõ rệt so với những loại hình báo chí truyền thông khác. Nếu tận dụng tối đa ưu thế này của truyền hình, các chương trình bình luận sẽ trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn nhiều.
5, Kịch bản bình luận truyền hình

Điểm mấu chốt để đưa đến thành công của bình luận truyền hình đó là kịch bản. Kịch bản bình luận truyền hình được xây dựng trên cơ sở các sự kiện có thật và nghệ thuật ráp nối các sự kiện bằng tư duy logic của tác giả. Trong kịch bản toát lên toàn bộ nội dung của tác phẩm và biện pháp thể hiện tác phẩm. Kịch bản bình luận truyền hình bao giờ cũng dự kiến được những nét cụ thể của vấn đề mà nó đề cập.

Bình luận truyền hình lấy cơ sở là các sự kiện, hiện tượng chính đã xảy ra (chứ không phải sắp xảy ra trong một “ tương lai gần” như Tin tức, Phóng sự,…), xâu chuỗi chúng lại một cách liên hoàn, logic, dùng lý lẽ, lập luận để phát triển chúng, đem lại cho công chúng cái nhìn vào tận bản chất của vấn đề. Do vậy, kịch bản truyền hình phải là kịch bản chi tiết đến từng hình ảnh, từng câu, từng chữ trong lời bình. Khác với các thể loại khác, người làm bình luận không cần có người quay phim. Tư liệu và hình ảnh được tác giả lựa chọn từ các bản tin thời sự, phóng sự của thời gian trước (với Bình luận cuối tuần, tư liệu để bình luận là tình hìnhthời sự trong tuần). Lời bình hoàn toàn do tác giả trong quá trình theo dõi, quan sát các sự kiện, dùng kiến thức, lý lẽ của mình để trình bày. Ngoài người dựng phim ra bài bình luận là đứa con ruột của cá nhân tác giả. Vì thế, kịch bản bình luận không phải tạo ra sự thống nhất hành động giữa người quay và đạo diễn mà là cách thể hiện tác phẩm rõ ràng, mạch lạc.

Hiện nay hầu hết các chương trình bình luận của Đài truyền hình Việt Nam đều có định hướng rõ ràng. Đội ngũ những người làm công tác truyền hình đã thể hiện trách nhiệm cao đối vơi cuộc sống, với xã hội và có bước trưởng thành rõ rệt về nghề nghiệp. Ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, lời bình,... và sự phối hợp các thành tố làm nên tác phẩm truyền hình ở tầm mức cao hơn.

Những chương trình bình luận của Đài truyền hình Việt Nam về thời sự trong nước, thời sự quốc tế, những vấn đề, hiện tượng nổi cộm, gây nhiều tranh cãi trong xã hội, đều được những chương trình bình luận đưa ra những nhận xét, phân tích nguyên nhân và dự đoán quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Nhờ vậy, Đài truyền hình Việt Nam đã đảm bảo tốt thông tin hai chiều giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân lao động, tuyên truyền kịp thời đường lối chính sách của Đảng tới quần chúng, đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng lên tới Đảng.

Việc có những chương trình bình luận một cách nhanh chóng, kịp thời đã góp phần vào việc thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động, ổn định đời sống, trật tự xã hội mới, giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa.


6, Quy trình thực hiện bình luận truyền hình

6.1, Lựa chọn đề tài, chủ đề tư tưởng

Lựa chọn đề tài là công việc đầu tiên của người làm bình luận truyền hình. Hàng ngày, trong nước và thế giới có vô vàn sự việc, sự kiện xảy ra, người làm bình luận phải biết lựa chọn sự kiện, sự việc nào là nổi bật để làm để tài cho tác phẩm bình luận. Các sự kiện đó phải đạt các yêu cầu:



  • Phải mới, có ý nghĩa chính trị - xã hội, có tính thời sự, đang được sự quan tâm của công chúng.

  • Có nhiều góc cạnh, nhiều thang nấc của vấn đề đang được tranh luận

  • Đề tài phải có chủ đề tư tưởng rõ ràng để định hướng và hướng dẫn dư luận theo một quan điểm đã định.

Chủ đề của bình luận là những đề tài đã được xác định, đó là những vấn đề chính, trọng tâm, xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Chọn đề tài là tìm phương pháp phản ánh, bố cục văn phong chi tiết, sự kiện, sắp xếp các chi tiết để làm nổi bật chủ đề.

Đề tài trong tác phẩm bình luận truyền hình phải nêu được lập trường, quan điểm, tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan,… đó là thái độ, cách đánh giá của tác giả về các sự kiện, sự việc đó.

Tư tưởng của tác phẩm bình luận truyền hình chính là giá trị của tác phẩm. Bằng sự sắp xếp, bố trí giữa hình ảnh, âm thanh để thể hiện khuynh hướng của tác giả, đem đến cho công chúng một cách nhìn mới.
6.2, Thu thập, xử lý tư liệu và xây dựng đề cương

Để phân tích, đánh giá sự kiện, vấn đề một cách chính xác người bình luận truyền hình phải có những tư liệu phong phú, nhiều nguồn tin khác nhau. Trong bình luận truyền hình nguồn tài liệu có thể từ sách báo trong nước, báo chí nước ngoài, khai thác các trang web trên mạng, tài liệu tham khảo, văn bản chính quy của Nhà nước, của các cấp bộ ngành. Ngoài ra, có thể là những nguồn thông tin khác như qua trao đổi, tiếp xúc, ý kiến của các chuyên gia phản biên, qua hộp thư truyền hình,…

Đối với bình luận quốc tế, nguồn tư liệu có thể lấy thông tin từ các báo, đài trong nước và quốc tế. Từ đó, người bình luận cố gắng đưa ra những quan điểm hoặc đồng tình hoặc phản đối từ nhiều phía về sự kiện, sự việc đó. Việc khai thác các tư liệu giúp cho người bình luận truyền hình nhìn nhận tính logic và bản chất của vấn đề, đó là các thao tác, xâu chuỗi tổng hợp hàng loạt các sự kiện để đi đến một luận điểm chung.

Cùng với việc thu thập tư liệu, người bình luận phải phác thảo đề cương nhằm định hướng cho tác phẩm bình luận. Đề cương phải vạch ra được những điểm chính cần bình luận, phải tính đến tính chất của vấn đề. Nếu là bình luận các vấn đề trong nước thì cần phải tính đến thực hiện những phóng sự nào, những thông tin gì, phần còn lại để trao đổi với khách mời trường quay sẽ tập trung những vấn đề gì. Nếu chương trình bình luận quốc tế thì phân chia tác phẩm theo từng phần, sắp xếp các chi tiết theo mô hình tuyến tính, liên kết chúng lại để làm rõ chủ đề tư tưởng.

Xây dựng đề cương cho tác phẩm bình luận là cách tiếp cận hệ thống, giúp cho biên tập viên tổng hợp, xử lý để phát hiện ra những vấn đề côt lõi. Đề cương được xem như phần móng của bài bình luận, nó góp phần vào sự thành bại của tác phẩm bình luận truyền hình.
6.3, Thu thập hình ảnh tư liệu và ghi hình

Trong bình luận truyền hình phần quan trọng không thể thiếu là hình ảnh tư liệu. Với tin tức, việc sử dụng lại những hình ảnh đã phát với ý nghĩa minh hoạ cho thông tin lời là điều không nên. Bởi tin truyền hình mang đến cho người xem những hình ảnh, thông tin mới có giá trị xác thực và tính thời sự cao. Đối với thể loại bình luận, việc sử dụng lại hình ảnh tư liệu có ý nghĩa lớn đối với luận điểm và ý đồ của người bình luận. Đó là những hình ảnh về sự kiện, vấn đề đã xảy ra từ lâu, đã được công chúng biết đến, việc xem xét và sử dụng lại và việc bình luận viên đánh giá hình ảnh này lại được đặt trong mối quan hệ mới. Hình ảnh tư liệu trong bình luận truyền hình không chỉ nhắc lại những thông tin cũ, mà đem ra so sánh với những thông tin mới, từ đó, có cách nhìn mới trong tiến trình phát triển của sự kiện ,vấn đề. Người bình luận có thể lấy chuyện cũ để nói chuyện mới, hoặc xâu chuỗi theo một logic nhất định của vấn đề.

Hình ảnh tư liệu trong bình luận truyền hình không phải là sự sao chép y nguyên từ những bản tin đã phát trước đó mà công chúng đã biết, điều mà người ta cần xem là những hình ảnh có ý nghĩa, qua sự phân tích hình ảnh trong cái nhìn mới, góc độ tiếp cận mới, có tính thời sự tại thời điểm mà hình ảnh đó được tái sử dụng. Hình ảnh tư liệu có vai trò chứng minh, tác động ngược lại với hiện tại, bổ trợ, chứng minh cho các lập luận

Với đặc thù của truyền hình, hình ảnh có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bình luận truyền hình, hình ảnh tư liệu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nó quyết định đến mức độ thông tin của tác phẩm. Vì thế, người bình luận truyền hình phải biết tận dụng, khai thác triệt để những hình ảnh tư liệu có giá trị để thu hút người xem nhằm tác động mạnh mẽ đến nhận thức của họ.


6.4, Dựng hình, viết lời bình

Để dựng được một tác phẩm bình luận truyền hình tốt thì trước khi dựng người bình luận cần phải viết thành một đề cương hoặc một kịch bản. Về mặt nguyên lý, truyền hình kế thừa một số thủ pháp, nghệ thuật dựng hình của điện ảnh. Nhưng về cách thức thì hoàn toàn khác nhau, vì truyền hình mang tính báo chí, còn điện ảnh mang tính nghệ thuật, chất liệu của hai loại hình khác nhau, vì thế nó chi phối toàn bộ quá trình dựng hình. Dựng băng chính là thể hiện nghệ thuật sử dụng hình ảnh thu được để sử dụng cho chủ đề tác phẩm. Điều kiện lúc này cho phép lấy cảnh này, bỏ cảnh kia, sắp xếp những hình ảnh theo ý đồ riêng của tác giả. Có thể sử dụng các phương pháp dựng sau:



Dựng thuật chuyện: cốt chuyện được kể theo thời gian, sự kiện được phản ánh theo logic nhất định, phù hợp với sự phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng

Dựng xen kẽ: tức là hai sự kiện xảy ra cùng lúc nhưng khác nhau về không gian, có liên quan với nhau về nội dung hay một khía cạnh nhất định nào đó. Khi dựng song hành, hai sự kiện được móc nối với nhau, bổ sung, làm nổi bật ý nghĩa, hiệu quả. Khi dựng song hành thường áp dụng hai sự kiện hoặc vấn đề có tính tương phản, đối lập nhau về ý nghĩa. Cách dựng này cũng có thể tách riêng thành phương pháp dựng tương phản.

Dựng ẩn dụ: là cách dựng không nói thẳng vào vấn đề và ý nghĩa tư tưởng của nó mà mượn cái khác nhằm ám chỉ. Có thể mượn hình ảnh này để nói về một vấn đề khác sâu xa hơn. Đây là phương pháp dựng khó đòi hỏi sự liên tưởng của tác giả ở trình độ cao nhưng nó cũng thường được áp dụng phổ biến trong các chương trình bình luận, đặc biệt là bình luận quốc tế.

Viết lời bình: trong bình luận truyền hình lời bình là phần quan trọng đối với tác phẩm. Lời bình phải được tiến hành sau hoặc trước hoặc song song với việc dựng hình. Thường lời bình được viết sau khi công việc dựng đã hoàn tất để tránh việc làm ẩu, trám hình. Đối với bình luận quốc tế, việc viết lời bình phải tiến hành sau khi dựng, khi biên tập viên biết chắc chắn những hình ảnh mình đã có để viết phần lời. Do tác phẩm bình luận quốc tế trên truyền hình có những đặc thù riêng, đo là tính khái quát và tính tổng thể cao. từ đó lời bình trong phần băng hình, tư liệu và lời bình của biên tập viên lên hình trong suốt thời lượng tác phẩm phải là một chuỗi thống nhất, liên kết với nhau. Điều này khác với bình luận các vấn đề trong nước là sau mỗi phần chạy băng phóng sự, bình luận viên lên hình để tiến hành phần phỏng vấn khách mời như đã có trong kịch bản.
6.5, Chương trình bình luận trực tiếp

Hiện nay, các chương trình bình luận truyền hình bằng việc thực hiện phương thức truyền hình trực tiếp.

Truyền hình trực tiếp ở đây được hiểu là việc biên tập viên lên hình tiến hành công việc bình luận cùng với sự tham gia của khách mời và được phát hình trực tiếp. Toàn bộ những công đoạn khác đã được chuẩn bị từ trước, cả phần phóng sự và hình ảnh minh họa. Việc thực hiện phương thức truyền hình trực tiếp là nhằm phát huy thế mạnh của truyền hình, tăng cường tính chân thực, thuyết phục, tính thời sự, tính chuyên nghiệp, giảm được công đoạn hậu kỳ, tăng tính hấp dẫn, hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng. Phương thức bình luận truyền hình trực tiếp được thể hiện trên các phương diện.

Thứ nhất, bình luận là một thể loại quan trọng, vấn đề mà nó đề cập là những sự kiện, sự việc thời sự vừa diễn ra, có ý nghĩa chính trị xã hội được đông đảo quần chúng quan tâm, nhưng chủ yếu ở góc độ tổng hợp, nhìn nhận lại sự kiện. Vì thế, khi thực hiện bình luận trực tiếp, tác phẩm bình luận sẽ chuyển tải được hơi thở, chất nóng hổi của sự kiện, giảm được tính lạc hậu tương đối là đi sau tin tức của thể loại này.

Thứ hai, bản chất của bình luận truyền hình là thể hiện quan điểm, chính kiến, cách đánh giá, phân tích, nhìn nhận của cơ quan đài truyền hình, trong nhiều trường hợp là cả những quan điểm của người đại diện, các bên liên quan đến sự kiện, vấn đề. Mục đích và vai trò quan trọng của thể loại bình luận là nhằm thuyết phục người xem và đem lại những nhận thức mới theo những quan điểm mà tác phẩm đưa ra nhằm định hướng dư luận, hành vi của công chúng.

Khi thực hiện phương thức bình luận truyền hình trực tiếp ưu thế này có tính thuyết phục, thu hút công chúng, khiến người xem không bị ác cảm hay ức chế về sự dàn dựng, chuẩn bị trước, cắt xén, hay bị áp đặt quan điểm. Điều này được thể hiện trong các chương trình bình luận truyền hình nhất là phần phỏng vấn khách mời, các biên tập viên, bình luận viên luôn cố gắng thể hiện càng tự nhiên càng tốt, càng khách quan càng hay, theo phong cách của một cuộc trao đổi không phải là một cuộc phỏng vấn. Hiện nay, do điều kiện kỹ thuật cho phép nên đã tạo nhiều thuận lợi cho các buổi bình luận truyền hình trực tiếp. Vấn đề là ở chỗ phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa từng khâu từ biên tập viên, đạo diễn, kịch bản, kỹ thuật và quay phim.


KẾT LUẬN

Ngày nay, truyền hình đang là một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và có những ưu thế đặc biệt mà không phải bất cứ một loại hình truyền thông đại chúng nào cũng có. Vai trò của truyền hình trong một xã hội hiện đại đã và đang được khẳng định

Truyền hình là loại hình báo chí tổng hợp nhiều kiến thức, đòi hỏi những người làm nghề phải thạo nghề, phải nâng cao tính chuyên nghiệp, vừa có lý luận vừa có thực tiễn, nắm vững quy trình sản xuất và sử dụng thành thạo ngôn ngữ truyền hình. Chí có cách đó và phải bắt buộc đáp ứng được những yêu cầu đó thì chất lượng của những chương trình truyền hình nói chung và bình luận truyền hình nói riêng mới hấp dẫn và thu hút được khán giả.
KÝ SỰ TRUYỀN HÌNH

1, Những vấn đề chung về ký

1.1, Ký sự là gì?

Ký sự phản ánh con người, sự kiện thông qua các thủ pháp nghệ thuật, sức mạnh của nó cũng là ở chi tiết. Việc chọn con người, sự kiện điển hình thông qua chi tiết có thật làm cho tác phẩm có sức truyền cảm mà không dùng các biện pháp điển hình hoá, nhân cách hoá của văn học.

Trong ký sự, bố cục tuân theo lôgic của tình cảm, sự sáng tạo mà không tuân theo quy luật của tư duy thực tế.

Con người, nhân vật trong ký sự không phải là sự tổng hợp chi tiết từ nhiều hoàn cảnh khác nhau mà sự lấp lánh của nó xuất phát từ chính sự kiện, con người thông qua sự chọn lọc của nhà báo.

Năng lực thông tin của ký sự không phải là sự kiện mà là sự trăn trở, suy ngẫm của nhà báo hướng tới một tình cảm cao đẹp và đánh thức ở con người tình cảm cao đẹp.

Như vậy, ký sự là thể loại thuộc ký báo chí, trong đó các nhân vật, sự kiện được khái quát điển hình thông qua sáng tạo của nhà báo, mang đến cho người đọc sự suy ngẫm và hướng tới tình cảm cao đẹp.



tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương