12 người lập ra nước Nhật Mục lục Lời tựa của dịch giả


Tạo ra ảo tưởng coi doanh gia là "tài giỏi"



tải về 1.61 Mb.
trang24/24
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.61 Mb.
#4415
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

Tạo ra ảo tưởng coi doanh gia là "tài giỏi"

Ðiều thứ tư, là sự kiện Matsushita Konosuke một mặt thực hiện hết lý tưởng nọ tới lý tưởng kia của mình, mặt khác đã đề xuất nhiều cải cách, đã phát sinh ra ở Nhật Bản thời hậu chiến một xu hướng coi "doanh gia là tài giỏi."

Ai ai cũng nhìn nhận Matsushita là một doanh gia vĩ đại. Ông không dừng lại ở vị trí một doanh gia, ông còn đề xuất nhiều cải cách được mỗi người hưởng ứng, lôi kéo sự chú ý của đại chúng.

Thật ra, người như Matsushita Konosuke khó có thể tìm thấy được người thứ hai. Ở bất cứ nước nào, doanh gia là người kinh doanh xí nghiệp sao cho thu được nhiều lợi nhuận. Những doanh gia thành công, đã đem một phần tài sản của mình ra trả lại xã hội bằng cách ủng hộ, tài trợ các loại hình nghệ thuật, giúp làm sạch đẹp thành phố, xây dựng cơ sở từ thiện, thì có rất nhiều.

Thế nhưng, một doanh gia hiện dịch đã có ảnh hưởng xã hội như một triết gia, có tiếng nói làm mỗi người tin nghe, tạo ra trong xã hội lề lối tham khảo ý kiến doanh gia, là điều đặc trưng của xã hội Nhật Bản thời hậu chiến.

Ngày nay, ở Nhật Bản, những ủy ban tư vấn, những hội đồng thẩm nghị, những sự kiện quốc tế đều có một doanh gia đứng làm chủ nhiệm. Ðiều này đã trở thành thông lệ.

Thời trước chiến tranh, doanh gia bị coi là chỉ biết đến lợi riêng chứ ít nghĩ tới công ích. Do đó, những chức chủ tịch ủy ban, hội đồng có tính cách công cộng, không bao giờ tới tay các nhà kinh doanh cả. Trước hết là quý tộc, rồi đến những người có kinh nghiệm lập pháp và hành chính, tức là những người xuất thân từ quan trường rồi trở thành nghị viên thượng viện (viện quý tộc), sau đó là các tướng lĩnh hồi hưu hay các giáo sư đại học.

Ở nước ngoài thì ngay ngày nay vẫn vậy, hàng đầu là dòng dõi vương tộc hay quý tộc, thứ đến là các nhà tôn giáo hay cựu quân nhân, sau đó mới là học giả, trí thức, văn nhân. Những nhà kinh doanh xí nghiệp thường chỉ được tham khảo ý kiến mà thôi.

Ví dụ, năm 1992 Hội chợ quốc tế đã được tổ chức ở Sevilla, tôi (Sakaiya Taichi) giữ nhiệm vụ giám đốc tổ chức gian hàng Nhật Bản. Nhìn qua danh sách ủy viên các nước khác có nhiệm vụ tương đương, thì thấy nào là vương tộc, nào là quý tộc, rồi nhà tôn giáo, cựu quân nhân. Các nước châu Âu nước nào cũng như vậy cả. Hoa Kỳ thì thay cho vương tộc quý tộc là những người thuộc dòng dõi đại phú hào (như Rockefeller, Ford,...) chứ không thấy bóng một nhà kinh doanh nào cả. Các nước khác cũng tương tự.

Ở Nhật Bản sau chiến tranh, những cựu quân nhân thuộc lực lương phòng vệ Nhật Bản ít có khi nào được coi là người có học thức từng trải, trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt. Nhà tôn giáo thì không bao giờ được kể đến. Rốt cục chỉ còn doanh nhân và cựu quan chức. Trong số này, doanh nhân thường ngồi ở ghế chóp bu. Ví dụ, Hội đồng thẩm nghị kinh tế, Hội đồng thẩm nghị di chuyển chức năng thủ đô, Ủy ban khắc phục hậu quả động đất Hanshin - Awaji, v.v., tất cả đều có chủ tịch là chủ tịch Keidanren, chủ tịch Kankeiren hay chủ tịch Doyukai (tất cả đều là đoàn thể doanh gia).

Sở dĩ như vậy một phần là quả thật có nhiều nhà kinh doanh tài giỏi, nhưng cũng một phần là vì hình ảnh vị anh hùng dân tộc Matsushita Konosuke quá ấn tượng. Ông không hề giữ một chức vụ công cộng nào cả nhưng ông đã có những lời "phát biểu tốt." Nhất là những năm cuối đời, ông đã rời xa khỏi vấn đề lợi ích của xí nghiệp mà phát biểu từ quan điểm cao xa, rằng xí nghiệp phát triển là lợi ích chung cho quốc gia dân tộc. Quan điểm này đã thấm sâu vào mỗi tầng lớp xã hội. Kết quả là mỗi người cho rằng các nhà kinh doanh xí nghiệp có con mắt nhìn bao quát thiên hạ.

Sự đánh giá quá cao như vậy một mặt là niềm hạnh phúc cho giới doanh gia, đồng thời mặt khác lại là một gánh nặng cho họ.

 

Ðã đến lúc vượt qua ảnh hưởng của vĩ nhân

Matsushita Konosuke mất tháng 4 năm 1989, tức là chỉ bốn tháng sau khi niên hiệu Showa chấm dứt. Thật là một nhà kinh doanh tiêu biểu cho sự vinh quang của thời Showa, đã sống và chết với thời đại đó. Có thể nói, ông đã sống một thời đại xứng đáng với một triết gia có chủ trương rằng sự phát triển của xí nghiệp phải gắn liền với hạnh phúc của quốc dân.

Nhưng, những gì Matsushita đã làm, có nhiều cái không còn hợp với thời đại ngày nay nữa. Ðã đến lúc cần có cái gì khác vượt lên trên ảnh hưởng do ông để lại cho thời đại Showa.

Vậy thì lý tưởng và hệ thống do Matsushita đưa ra, ngày nay vấp phải hạn chế nào?

Năm 1930, từ lúc Matsushita bắt đầu sản xuất đại trà kể từ radio "Kiểu trúng giải," thì chế tạo đại trà sản phẩm quy cách tốt, rồi bán nhiều sẽ làm cho giá hạ xuống và sản phẩm được phổ cập. Ðó là đúng nguyên lý công nghiệp hiện đại. Matsushita đã quan niệm được điều đó một cách hoàn toàn đúng. Phương thức sản xuất đại trà theo quy cách đã tiếp tục được áp dụng trong thời hậu chiến cho đủ mỗi sản phẩm, từ TV, tủ lạnh, thậm chí máy vi tính...

Nhưng gần đây, sự sản xuất đại trà theo quy cách dần dần đã vấp phải hạn chế. Ðó là quan niệm đối với sự chế tạo đồ cứng. Chứ đối với đồ mềm194[7] thì sự sản xuất đại trà theo quy cách có giá trị ít, thậm chí có nhiều chỗ không nên làm. Thời đại tin học đòi hỏi đồ mềm hơn là đồ cứng, phẩm chất hơn là số lượng.

Matsushita Konosuke và công ty Matsushita Denki Sangyo là nhà vô địch về sản xuất đại trà theo quy cách, là tượng trưng của thời đại công nghiệp tiên tiến. Nhưng Nhật Bản ngày nay đã vấp phải giới hạn. Nếu chỉ đơn thuần là vấn đề sản xuất đại trà theo quy cách, thì các nước châu Á có nhân công rẻ hơn Nhật Bản, cũng làm được.

Thứ hai là giới hạn của phương pháp kinh doanh kiểu Nhật Bản. Nhất là thể chế thuê người suốt đời khó mà duy trì được trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang diễn ra khốc liệt. Thể chế thuê người suốt đời chỉ hữu hiệu trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh, xí nghiệp liên tục tăng trưởng, dân số gia tăng và sức lao động trẻ có nhiều. Thời đại Showa chính là thời kỳ như vậy cho nên thể chế thuê người suốt đời mới thành công. Tuy nhiên, từ khi bước vào thời đại Heisei (từ năm 1989), số nhân viên cao tuổi có lương lớn tăng lên, và xí nghiệp gặp phải những khó khăn sâu sắc. Ở Nhật, năm 1995 là năm mà tỷ lệ dân số trẻ lên tới tột đỉnh rồi từ đó bắt đầu giảm dần đi. Vì thế, chế độ thuê người suốt đời đã tới giới hạn.

Thứ ba, Matsushita Konosuke đã nêu ra "triết lý cần cù" của thế kỷ XX. Nhưng bây giờ là lúc phải xem xét lại. Thế kỷ XX có nhiều tư tưởng hay ý thức hệ nhưng tựu trung có thể gom thành ba loại. Thứ nhất là "chủ nghĩa cần cù có hiệu suất" mà Henry Ford chủ trương khi chế tạo ôtô, hay Matsushita Konosuke thuyết giảng khi sản xuất đồ điện gia dụng. Tư tưởng đó là làm việc với hiệu suất cao để gia tăng sản xuất, và nhờ đó mỗi người được hạnh phúc. Thứ hai là "chủ nghĩa bình đẳng về kết quả." Ðây là lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Thứ ba là "chủ nghĩa khoái lạc," chủ trương giải trí vui chơi, làm cho mỗi người vui vẻ, thoải mái, kiểu vua hài Charles Chaplin, kiểu vua phim hoạt hình Walt Disney, kiểu nhạc rock The Beatles, v.v.. John Lehnon, một thành viên của nhóm The Beatles này là, đã nói: "Nghĩ cho cùng, tôi chỉ quan tâm đến Yêu và Hòa Bình."

Trong thế giới sau chiến tranh lạnh, chủ nghĩa khoái lạc này đã lan tràn và trở nên một sức mạnh đáng nể. Chủ nghĩa cần cù có hiệu suất cao kiểu Ford-Matsushita cần phải thay hình đổi dạng thế nào để thích nghi với tình huống này. Ðại diện cho chủ nghĩa hiệu suất cao, Matsushita Konosuke có niềm tin chắc chắn rằng "là nhà cung cấp, công ty Matsushita Denki Sangyo cương quyết cung cấp sản phẩm tốt nhất," nhưng ông lại nghĩ rất ít về sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Tóm lại, đối với người Nhật trong thời đại Heisei này, cái gì nên giữ lại và cái gì nên vượt qua trong ảnh hưởng của Matsushita Konosuke, con người vĩ đại tượng trưng cho thời đại Showa, là đề tài phải suy nghĩ.

[1] Nguyên văn "Ima Taiko," tức là vị "Thái cáp đời nay." Thái cáp là từ tôn xưng quan tể tướng. Ở Nhật Bản, khi nói đến Taiko người ta thường ám chỉ Toyotomi Hideyoshi, một người cũng xuất thân đi ở đợ sau làm đến tể tướng (1537-1598).
[2] "Chia màn cửa" là dịch nguyên văn từ Noren-Wake. Noren là tấm màn vải viết tên và nhãn hiệu của nhà hàng treo ngay cửa vào nhà hàng. Người làm công lâu năm sau khi đã lên tới hàng quản gia, được chủ cho phép ra mở tiệm riêng và được phép dùng thương hiệu của chủ. Việc cho phép như vậy gọi là Noren Wake.
[3] "Tiền thôi việc" là dịch từ Taishoku-Kin. Taishoku-Kin là một món tiền lớn mà một người làm công lâu năm nhận được vào lúc thôi việc. Thông thường số tiền này được tính theo tỷ lệ mỗi năm thâm niên được từ một tới vài tháng lương, tùy theo số năm làm việc ít hay nhiều. Một người có thâm niên hai ba chục năm, có thể được lĩnh món tiền thôi việc lên tới năm bảy chục tháng lương. Món tiền này biệt lập với tiền hưu trí.

[4] Ðại Ðông Á Cộng Vinh Quyển, là khái niệm xây dựng một khối thịnh vượng chung rộng lớn bao trùm từ Trung Quốc, Mãn châu cho tới hết Ðông Nam Á, đuổi hết người da trắng (Âu Mỹ) đi, hòa hợp tất cả các dân tộc Á châu lại với nhau lấy Nhật Bản làm minh chủ. Ðây là lý luận chính đáng hóa cuộc chiến tranh chiếm đoạt thuộc địa của Nhật Bản trong thời kỳ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

[5] Tháng 7 năm 1948, trong lúc nội các Yoshida đang cắt giảm bớt biên chế của hệ thống đường sắt quốc doanh Nhật Bản, thì người ta tìm thấy thi thể của Shimoyama Sadanori, tổng giám đốc hệ thống đường sắt này, bị vứt bỏ trên tuyến đường sắt Joban. Hai thuyết, tự sát và tha sát, đã đối lập với nhau trong vụ này.
[6] Ngày 17 tháng 8 năm 1949, xe lửa bị lật đổ ở gần ga Matsukawa trên tuyến Tohoku Honsen. Một số người hoạt động công đoàn đấu tranh phản đối sự cắt giảm biên chế, đã bị đưa ra tòa xét xử. Phán quyết của tòa sơ thẩm và tòa thượng thẩm đều là có tội, song đến tòa tối cao thì tất cả đều được trắng án.
[7] Ðồ cứng, đồ mềm là dịch từ hardware và software của Anh ngữ. Nó tương tự như phần cứng phần mềm. Nhưng phần cứng và phần mềm chỉ áp dụng được cho hardware và software của máy vi tính thôi. Ở đây, đồ cứng, đồ mềm được dùng với ý nghĩa bao quát hơn. Ví dụ: Một bức danh họa tuy được vẽ trên vải bố, tức là một đồ cứng, nhưng cái giá trị của nó không phải là miếng vải bố, mà là những đường nét vẽ, cho nên phải coi nó là một đồ mềm. Giá trị của một cuốn tiểu thuyết hay cũng vậy, không phải là ở khía cạnh cứng của nó, tức là ở giấy in tốt ở mực in đẹp, mà là ở nội dung, ở văn chương, tức là ở khía cạnh mềm. Vậy phải coi đó là một đồ mềm hơn là một đồ cứng.

Chương kết

Trong tình trạng xã hội kinh tế đang được toàn cầu hóa và "mềm hóa195[1]," tính sáng tạo của người Nhật đã được bàn luận rất nhiều.

Từ xưa, người Nhật học hỏi, gạn lọc, tiếp thu rồi sử dụng kỹ thuật và chế độ, tư tưởng và học vấn của Trung Quốc và của Tây Âu. Nhờ vậy, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế, một nước tiên tiến về giáo dục, thậm chí một nước kỹ thuật hàng đầu về chế tạo đại trà theo quy cách. Nhưng bước vào thời đại "mềm hóa," thì việc bắt chước người khác không thôi là chưa đủ. Người Nhật vốn ít có những phát minh, sáng chế có tình cách mạng, liệu có thể qua nổi thời đại đại cạnh tranh sắp tới không.

Người Nhật quả đã nhiệt tâm tiếp thu văn hóa ngoại lai. Từ cổ xưa, là kỹ thuật hay chế độ một khi Nhật Bản đã học được rồi, thì chỉ bốn mươi năm sau thôi, Nhật Bản đã làm được còn hơn cả "nước thầy." Kỹ thuật đúc đồng học từ Trung Quốc thời Nara (thế kỷ VIII), kỹ thuật đúc súng học từ người Bồ Ðào Nha thời Chiến quốc (thế kỷ XV, XVI), kỹ thuật chế sợi và dệt vải thời Minh Trị (thế kỷ XIX), tất cả đều như vậy. Nói Nhật Bản chỉ cần 40 năm để vượt hơn nước thầy, không phải chỉ đúng trong trường hợp đồ điện gia dụng hay xe ôtô thời hậu chiến.

Người Nhật mặt khác cũng đã phát huy tính sáng tạo độc đáo. Sách này chọn 12 người trong đó có cả nhân vật hư cấu, cả người ngoại quốc. Kể cả nhưng người đó, h đã ảnh hưởng tới người Nhật, rồi từ ảnh hưởng của họ, người Nhật đã tạo ra một nền văn hóa có một không hai trên thế giới này.

Chẳng hạn, quan niệm tôn giáo do Thái tử Shotoku đưa ra là một sáng tạo độc đáo. Trong lúc chủ nghĩa nguyên lý của đạo Cơ đốc và đạo Islam đang bộc hưng khiến cho sự đối lập tôn giáo có thể sẽ trở nên kịch liệt, không chừng tư tưởng tôn giáo mà người Nhật kế thừa từ Thái tử Shotoku có thể có giá trị thực dụng trên toàn thế giới.

Cấu tạo quyền lực hai tầng do Minamoto Yoritomo nghĩ ra, chế độ tách rời quyền hạn và quyền uy, cũng là những cơ chế không thấy có ở nơi khác trên thế giới. Hơn thế nữa, với cơ chế này, chế độ mạc phủ mạc tướng, tức là "quan chế ngoài luật lệnh," đã có thể tồn tại được gần bảy trăm năm, là điều đáng kinh ngạc. Nghĩa là, người Nhật có bản năng khẳng định về mặt luân lý để duy trì cái gì họ thấy là tiện dùng.

Tâm học Thạch môn là một triết lý độc đáo đáng hãnh diện với thế giới. Ý tưởng độc đáo này đã ăn sâu vào tâm khảm người Nhật cho tới ngày nay như thế nào, thật là điều đáng nể.

Kể từ thời Minh Trị trở đi, nói là học hỏi kỹ thuật và cơ chế của nước ngoài, thực ra người Nhật đã thêm vào đó cách giải thích và mục tiêu riêng của mình.

Chẳng hạn, Shibusawa Ei’ichi, sau khi xuất ngoại học hỏi được hiểu biết mới trở về, quả đã lập ra ngân hàng, gây dựng công ty, nhưng thực ra ông dạy và quảng bá "chủ nghĩa góp vốn," "chế độ phe phen" của giới doanh nghiệp, tức là những thứ không có ở Âu - Mỹ.

Ikeda Hayato cũng thế. Tuy ông dùng những từ kinh tế quen thuộc trên thế giới như GNP, như kế hoạch kinh tế, nhưng đến khi thực hành thì ông làm khác hẳn. Nghĩa là tuy ông xen kẽ vào lý luận của mình những ngôn từ của học vấn Âu - Mỹ, nhưng thực chất ông đã thực hành một chủ nghĩa kinh tế Nhật Bản độc đáo.

Những kỹ thuật Matsushita Konosuke áp dụng, đều đã phát sinh ra ở Âu - Mỹ. Những phát minh sáng chế của ông đều là kỹ thuật ứng dụng, mang tính cải thiện, cải cách. Nhưng, đường lối kinh doanh kiểu Nhật Bản của ông là hoàn toàn độc đáo. Với ông, kỹ thuật điện hay điện tử thật ra chỉ là những trang trí sân khấu để cho ông hoàn thành lý luận về kinh doanh kiểu Nhật Bản.

Tưởng không cần nói rằng 12 người nói tới trong sách này, chỉ là một phần nhỏ trong nhiều người đã lập ra nước Nhật. Bởi người Nhật sống trên một tầng thổ nhưỡng văn hóa dầy đặc, do vô số tiền nhân vun đắp thành. Cái sự nghiệp đáng nói của các bậc tiền nhân dân tộc Nhật Bản là không để mất cái đã có trong quá trình tiếp thu cái mới. Phật giáo lan rộng ra nhưng người ta vẫn tiếp tục thờ Thần đạo. Mạc phủ mạc tướng được lập ra, nhưng quan thái tể vẫn không bị phế đi. Cơ chế và kỹ thuật Âu - Mỹ được truyền bá rộng rãi, nhưng tinh thần học Thạch Môn vẫn còn.

Nói cách khác, ở Nhật Bản, "quá khứ" là một hiện thực vĩ đại. Thành công cũng như thất bại ngày nay của Nhật Bản đều dính dáng tới "quá khứ" cả.

Ngày nay, Nhật Bản lại đang bước vào thời đại cải cách lớn. Nhật Bản tuy không vứt bỏ hẳn "quá khứ" đi, nhưng đã khéo léo cắt bỏ đi những gì không cần thiết của "quá khứ." Ví dụ, Minamoto Yoritomo khi mở ra mạc phủ ở Kamakura, đã cắt bỏ nền văn hóa quý tộc thời Heian đi. Oda Nobunaga đã thực hiện cơ chế "chợ vui tổ buôn vui" và sự "phân tách binh nông" để cắt bỏ nền văn hóa của cơ chế mạc phủ Ashikaga.

Qua sự xác lập cơ chế chỉ đạo của quan liêu (công chức) đỗ đạt, Okubo Toshimichi đã phủ nhận không những chế độ và quyền lực, mà luôn cả văn hóa của giai cấp samurai nữa. Từ năm 1877 trở đi, người ta không thấy quần áo, mái tóc, thậm chí ngôn từ samurai được phục hồi nữa. Nghĩa là Nhật Bản thời Minh Trị đã hoàn tất, một cách không đổ máu, sự nghiệp mà cả cách mạng Pháp lẫn cách mạng Nga đều không làm xong.

Một sự kiện tương tự đã xẩy ra sau cuộc chiến tranh Thái bình dương. Người Nhật Bản thời hậu chiến, dưới sự chỉ đạo của MacArthur, đã xóa bỏ hẳn văn hóa quân nhân. Người Nhật ngày nay, không những đã trở nên tiêu cực đối với vấn đề quân bị, quân sự, mà còn không coi quân nhân là loại người có văn hóa, đã phủ nhận toàn b những đức tính quân nhân như dũng cảm, quả cảm.

Người Nhật ngày nay phải đương đầu, không chỉ là sự cải cách chế độ hay tổ chức, sự sửa đổi sổ sách tài chính và thủ tục văn thư. Cái phải làm bây giờ là, cải cách nền "văn hóa quan liêu" từ thời Minh Trị, xây dựng một nền "văn hóa dân sự." Nghĩa là, chính người Nhật phải vượt qua được "Mười hai người lập ra nước Nhật" này.

Giữ cái gì lại, bỏ cái gì đi? Sự lựa chọn này sẽ quyết định tương lai của Nhật Bản và của người Nhật vậy.

[1] "Mềm hóa" là từ dịch thẳng từ Nhật ngữ. Nó không có từ Anh ngữ tương đương. Mềm ở đây là nói tới phần mềm (software) của máy vi tính. Như vậy nghĩa đen của "mềm hóa" là "software hóa." Nhưng, thật ra, nó có nghĩa rộng hơn. Nó trỏ sự trở nên quan trọng của khía cạnh "mềm" của sự vật và sự việc.




1


2


3


4


5


6


7


8


9


10


11


12


13


14


15


16


17


18


19


20


21


22


23


24


25


26


27


28


29


30


31


32


33


34


35


36


37


38


39


40


41


42


43


44


45


46


47


48


49


50


51


52


53


54


55


56


57


58


59


60


61


62


63


64


65


66


67


68


69


70


71


72


73


74


75


76


77


78


79


80


81


82


83


84


85


86


87


88


89


90


91


92


93


94


95


96


97


98


99


100


101


102


103


104


105


106


107


108


109


110


111


112


113


114


115


116


117


118


119


120


121


122


123


124


125


126


127


128


129


130


131


132


133


134


135


136


137


138


139


140


141


142


143


144


145


146


147


148


149


150


151


152


153


154


155


156


157


158


159


160


161


162


163


164


165


166


167


168


169


170


171


172


173


174


175


176


177


178


179


180


181


182


183


184


185


186


187


188


189


190


191


192


193


194


195



tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương