10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?



tải về 1.83 Mb.
trang3/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64

Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?


Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới, 61 nước và khu vực bị cuốn vào cuộc chiến, cướp đi sinh mạng hàng triệu người dân vô tội, biết bao thành phố biến thành tro tàn. Trước những thảm cảnh do bọn phát xít gây ra, người ta suy nghĩ tìm cách làm sao để tránh được tai hoạ tương tự sau này, từ đó dần hình thành ý niệm: xây dựng một tổ chức quốc tế để bảo vệ hoà bình và an toàn thế giới.

Năm 1942 khi ngọn lửa chiến tranh do chủ nghĩa phát xít gây ra đang bùng cháy ở mọi nơi, khát vọng chính nghĩa của nhiều dân tộc là đoàn kết lại cùng chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Nhân dân Mỹ cũng mong muốn chính phủ thuận lòng dân, đi theo trào lưu phát triển của lịch sử, đóng góp vào hoà bình thế giới. Tháng 1 năm 1942, tổng thống Mỹ Ru-do-ven, đề xướng mời đại biểu cấp cao của 26 nước đến họp tại thủ đô Oa-sinh-tơn để thảo luận xây dựng một mặt trận thống nhất chống phát xít. Các đại biểu đã nhất trí cho rằng cần huy động toàn bộ lực lượng quân sự và tài nguyên kinh tế của nước mình để chống lại các nước phát xít Đức, Ý, Nhật. Đại biểu các nước đã ra một bản tuyên bố chung. Theo đề nghị của Tổng thống Ru-dơ-ven đặt tên cho bản tuyên ngôn là: “Tuyên ngôn của Quốc gia Liên hợp”, các đại biểu của 26 nước tán thành và cùng ký vào bản tuyên ngôn.

Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1944, các hội nghị giữa Mỹ, Anh, Liên Xô rồi Mỹ, Anh, Trung Quốc tổ chức tại Oa-sinh-tơn, quyết định thành lập một tổ chức quốc tế sau chiến tranh, nhất trí vẫn dùng cụm từ “Quốc gia Liên Hợp Quốc” mà 26 nước đã ký vào bản tuyên bố chung, nhưng sửa lại một chút thành Liên Hợp Quốc. Hội nghị cũng thảo luận về tôn chỉ, nguyên tắc và bộ máy, hình thành một bộ khung hoàn chỉnh của Liên Hợp Quốc.

Tháng 2 năm 1945, hội nghị I-an-ta ở Crưm, Liên Xô giữa thủ tướng Anh Sơc-sin, tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven và Xta-lin quyết định cùng với Trung Quốc thành lập Liên Hợp Quốc và đến ngày 5 tháng 3 chính thức gửi thư mời các nước chống phát xít tham gia.

Ngày 25 tháng 4, 51 đoàn đại biểu các nước gồm 856 người đến họp tại San-phran-xi-cô, Mỹ. Đây là một hội nghị quốc tế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử.

Ngày 26 tháng 6, Hội nghị thông qua “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, có 153 đại biểu của 51 nước ký tên.

Ngày 24 tháng 10, Liên Hợp Quốc chính thức tuyên bố thành lập. Cho đến nay, Liên Hợp Quốc đã bao gồm 185 nước và khu vực thành viên. Liên Hợp Quốc vẫn đang phát huy tác dụng to lớn của nó trong các công việc quốc tế.

Thành Vaticăng nằm ở đâu?


Góc Tây Bắc thàn Rôm nước Ý có một ngọn đồi gọi là Va-ti-căng. Trên ngọn đồi có một nhà thờ lớn nhất thế giới, gọi là nhà thờ Xanh Pi-tơ, quanh đó có một số cung điện to đẹp đàng hoàng, người ta gọi là cung giáo hoàng. Ngọn đồi Va-ti-căng nhỏ bé đó lại là một quốc gia có chủ quyền độc lập hẳn hoi. Tên chính thức của đất nước này là “Thành quốc Va-ti-căng”. Lãnh thổ chỉ vẻn vẹn có 0,44 km2, chỉ bằng cố cung của Trung Quốc. Dân số cũng chỉ hơn 1.000 người… Nhưng có đủ cả bưu điện, phát thanh, truyền hình, ngân hàng và một đội quân thường trực gồm 100 vệ sỹ người Thuỵ Sỹ, giáp trụ nghiêm chỉnh. Nước này cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Mặc dù vậy, nhà vua, tức giáo hoàng La Mã của thành Va-ti-căng vẫn than thở: “Thời thế đổi thay, nay không còn như xưa nữa”.

Tại sao vậy? Năm 754, Quốc vương của vương quốc Lông-bac-đi chiếm cứ phía Bắc I-ta-lia là A-xtôn-phơ (Astolfe) đem quân đánh xuống phía Nam, tấn công vào La-vi-ni-um, trung tâm thống trị của đế quốc La Mã tại Ý, bao vây thành Rôm, nơi ở của Giáo hoàng. Giáo hoàng Xtê-phan II đã phải cầu cứu vua Pháp là Pê-panh giải cứu thành Rôm.

Năm 754, Pê-panh đánh bại người Lông-bac-đi, giải vây cho thành Rôm. Pê- panh dâng tặng Đức Giáo hoàng miền Trung nước Ý dành được trong chiến tranh, bao gồm vùng La-vi-ni-um và vùng phụ cận thành Rôm. Từ đó Giáo hoàng lập nên một nước của Giáo hoàng ở miền Trung nước Ý, thành Rôm trở thành thủ đô của nước Giáo hoàng.

Từ năm 926 trở đi, nước Giáo hoàng trở thành một bộ phận của đế quốc La Mã thần thánh. Năm 1198 Anh-nô-xăng III đăng quang lên chức Giáo hoàng, ông nêu cao quyền lực của Giáo hoàng, ép vua các nước châu Âu phải cúi đầu nghe lệnh. Quyền lực của Giáo hoàng đạt đến đỉnh cao.

Cuối thế kỷ XVIII, quân đội Na-pô-lê-ông quét ngang châu Âu, chiếm Rôm, Giáo hoàng Pi-e VI bị mất quyền lực thế tục, chịu mất lãnh thổ của nước Giáo hoàng. Nước Giáo hoàng thành lập nước Cộng hoà Rôm. Mặc dù nước Giáo hoàng sau này được phục hồi, nhưng không còn được như xưa nữa.

Phong trào thống nhất nước Ý sôi nổi năm 1870, nhân dân Ý tấn công vào nước Giáo hoàng và nước Giáo hoàng sáp nhập vào vương quốc I-ta-lia. Tên nước Giáo hoàng không còn nữa.

Năm 1929, Mut-xô-li-ni tên đầu sỏ phát xít Ý muốn được sự ủng hộ của Giáo hoàng, đã ký với Giáo hoàng một hiệp định: Italy công nhận Va-ti-căng là quốc gia có chủ quyền của Giáo hoàng. Giáo hoàng công nhận sự diệt vong của nước Giáo hoàng. Italy tách Va-ti-căng ra khỏi thành Rôm, để Giáo hoàng lập nên một trong một nước, đó là “thành Va-ti-căng” (Toà thánh Va-ti-căng).

Tại sao cần phải có luật quốc tế?


Từ xa xưa đến nay luôn luôn xảy ra những mắc mớ giữa các nước về mậu dịch và lãnh thổ. Để giải quyết những mắc mớ đó, người ta phải họp nhau để thống nhất với nhau các hiệp ước và các pháp qui. Hiệp ước quốc tế cổ nhất còn đến ngày nay là Hoà ước ký giữa La-cô-nia và U-ma (Hai nước thuộc lưu vực sông Lưỡng Hà, Irắc ngày nay) được khắc vào cột đá theo lối hình chữ nêm, có tên gọi là “Bia A-na-tô-mu”, hiện còn lưu giữ ở bảo tàng Lu-vơ-rơ.

Thế kỷ XIV, XVII ở châu Âu xuất hiện nhiều quốc gia độc lập, họ có mối quan hệ với nhau, dần dần nhận thấy tính quan trọng của việc thừa nhận chủ quyền lãnh thổ. Để giải quyết sự thiếu rõ ràng trước kia về ranh giới đất đai và những mắc mớ trên vùng biển mà thuyền các nước thường qua lại, các nước châu Âu đòi hỏi phải có các chuẩn tắc hành vi giữa các nước với nhau. Năm 1625, cuốn “Luật chiến tranh và hoà bình” của nhà luật học người Hà Lan, ngài Hu-gô Gơ-rô-ti-ut ra đời. Sách đề cập đến 3 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là “Chủ quyền, hợp tác quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo”. Nêu rõ đặc điểm của luật quốc tế. Ông được người đời sau gọi là “Cha đẻ của luật quốc tế”.

Năm 1648, khi kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm ở châu Âu người ta đã ký “Hoà ước Vet-pha-len”. Hoà ước này thừa nhận các quốc gia không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và chế độ xã hội, đều bình đẳng với nhau, qui định các bên đều phải tuân thủ các điều đã ký trong hoà ước, quốc gia nào vi phạm sẽ bị các nước khác cùng phản đối. Tinh thần chủ yếu của hoà ước này đã có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành các luật quốc tế cận đại.

Thế kỷ XIX, các nước châu Âu đã có những cuộc họp quốc tế lặp lại biên giới giữa các nước, luật quốc tế được thông qua các hội nghị ngày nay càng hoàn thiện. Trong đó có Hội nghị Viên 1814 – 1815, chính thức tuyên bố cấm buôn bán nô lệ và chia cấp ngoại giao thành Đại sứ, Công sứ, và Đại diện. Năm 1856, quy tắc trung lập trong “Tuyên ngôn Pa-ri” đã được hầu hết các nước tiếp thu. Năm 1899 và 1907 diễn ra hai Hội nghị hoà bình La Hay đã thông qua “Công ước La Hay”…, đã trở thành pháp qui quốc tế mọi nước đều tuân theo.

Luật quốc tế là một loại pháp qui chỉ có hiệu lực đối với các nước tham gia ký kết hiệp ước quốc tế. Trên thế giới không có một cơ quan chấp pháp đứng trên chính quyền các nước, nhưng nếu có một nước nào vi phạm luật quốc tế, sẽ có thể bị cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc bị phong toả tài sản của nước đó. Ngoài ra, các tranh chấp giữa nước này với nước kia có thể yêu cầu toà án quốc tế làm trọng tài giải quyết.

Toà án quốc tế là cơ quan tư pháp chủ yếu của Liên Hiệp Quốc xây dựng sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Toà án được đặt tại La Hay thuộc Hà Lan gồm có 15 quan toà. Những quan toà này do bầu cử, các nước đề xuất. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng bảo an sẽ tiến hành bầu chọn. Quan toà có nhiệm kỳ 9 năm, có thể được bầu nhiều nhiệm kỳ. Người được bầu làm quan toà của Toà án quốc tế sẽ đại diện cho toàn thế giới chứ không đại diện cho riêng nước mình.

Luật quốc tế là cách gọi chung những chuẩn tắc điều hoá quan hệ các nước với nhau, cho nên cũng được gọi là Công pháp quốc tế. Những điều luật giải quyết những mắc mớ của nhân dân trên quốc tế được gọi là Tư pháp quốc tế.



tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương