1. xu hưỚng chuẩn hoá VÀ CẤu trúc giao thứC



tải về 0.71 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.71 Mb.
#29478
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

1.1.4 Uỷ ban ATMF MA&E


Uỷ ban MA&E của ATMF đã được thành lập vào tháng 10 năm 1992 nhằm mục đích công bố mục tiêu của ATMF và công nghệ ATM cho các ngành công nghiệp và các khách hàng đầu cuối.

Hiện nay MA&E bao gồm nhóm tập trung vào khách hàng đầu cuối, nhóm đào tạo và nhóm phát hành công cộng và giao tiếp thị trường như được chỉ ra trên hình 1-1. Uỷ ban MA&E là một trong những uỷ ban quan trọng nhất của ATMF, giám sát các cuộc họp thường lệ và chỉ những thành viên chính thức được phép tham dự các cuộc họp.

Nhóm tập trung vào khách hàng đầu cuối được thành lập để phân tích các mối quan tâm và các yêu cầu chính trong lĩnh vực công nghiệp và điều tra sự phản ứng của khách hàng đầu cuối giao tiếp thông tin.

Kết quả của các hoạt động chính bao gồm tổ chức của ENR (Hội nghị bàn tròn các doanh nghiệp), nó là một tổ chức cho khách hàng đầu cuối liên quan đến các hoạt động của ATMF.



1) Nhóm tập trung khách hàng đầu cuối

Hoạt động chính của nhóm này bao gồm các nghiên cứu xu hướng thị trường được thực hiện để nắm bắt được các yêu cầu khách hàng đầu cuối, và các kết quả nghiên cứu được phân phối tới các tổ chức quan trọng bên ngoài và toàn bộ các thành viên của ATM Forum.



2) Nhóm đào tạo

Nhóm đào tạo đã được thành lập để cải tiến các hoạt động của ATMF và công nghệ ATM. Bằng việc giám sát các cuộc hội thảo và các cuộc họp, các nguyên tắc của công nghệ ATM được giải thích và công bố lĩnh vực tiềm tàng của nó.



3) Nhóm phát hành công cộng và giao tiếp thị trường

Nhóm này đóng vai trò là người phát ngôn của ATMF về lĩnh vực công nghiệp. Nó có nhiệm vụ giới thiệu các hoạt động ATMF và tiếp xúc gần gũi với các thông tin mới nhất, các tạp chí hàng đầu và các tổ chức tư vấn.


1.1.5 Uỷ ban ATMF ENR


ATMF đã chấp nhận lời đề nghị của nhóm khách hàng ATM tại hội nghị vào tháng giêng năm 1993 và đã xác định thành lập ENR để quan tâm đến các yêu cầu của các khách hàng. Nhiệm vụ chính của ENR là sớm phát triển việc đưa hệ thống ATM đầy tiềm năng vào thương trường và gia tăng giới thiệu dịch vụ dựa trên ATM.

Do vậy các thành viên của ENR bao gồm các khách hàng giao tiếp thông tin, các nghiên cứu viên trong trường đại học và các nhà máy tính công nghiệp, người làm ảnh hưởng đến, mua bán hay sử dụng hệ thống hoặc các dịch vụ ATM.


Mục tiêu cuối cùng của ENR là thiết lập cơ sở hạ tầng giao tiếp thông tin đa phương tiện trên toàn thế giới được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cho mọi người. Bốn mục tiêu chính của ENR là sự tuyển bổ sung các thành viên mới, thẩm tra và loại bỏ các chướng ngại ẩn sau sự phát triển của ATM, thẩm tra và thiết lập tiêu chuẩn công nghệ ATM mấu chốt và sự đồng nhất nền công nghiệp kết hợp thông qua các yêu cầu chức năng và sự phân tích tóm tắt.

Uỷ ban ENR bao gồm nhóm yêu cầu, nhóm đào tạo và các nhóm thành viên.


1.1.6 Các hoạt động tiêu chuẩn hoá trong IETF


IETF là tổ chức xử lý tiêu chuẩn giao diện của Internet là mạng máy tính TCP/IP.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên mạng ATM, IETF đã tổ chức các phân nhóm được gọi là IOA (IP trên ATM) để thiết lập tiêu chuẩn cho sự thực hiện giao tiếp IP thông qua mạng ATM. Mục tiêu chính được xử lý bởi IOA bao gồm kết bao các loại khác nhau của các gói giao thức để ứng dụng ATM cho lớp MAC như thế nào và gói cơ sở có độ rộng như thế nào để truyền gói IP tới mạng ATM. Thêm vào đó, phương pháp định địa chỉ của việc thực hiện nhiều phân mạng IP trong một mạng ATM nằm trong mục đích đó.

Các chỉ tiêu kỹ thuật đã được phê chuẩn bởi IETF đã được công bố trong hệ thống tài liệu RFC, IETF, RFC 1577 đã được phê chuẩn vào những tháng đầu năm 1994 định nghĩa mô hình tham khảo cho giao tiếp IP sử dụng kênh ảo ATM và ATMARP/In ATMARP cho việc chuyển đổi lẫn nhau của địa chỉ IP và địa chỉ ATM. Thêm vào đó, kích thước MTU cơ sở (Đơn vị truyền dẫn cực đại) của gói IP sử dụng trong ATM AAL5 đã được chỉ rõ trong RFC 1626.

RFC 1483 đưa ra hai phương pháp của sự truyền gói cầu nối/định tuyến phát sinh trên giao diện liên kết LAN sử dụng mạng ATM; hệ thống kết bao LLC truyền các gói bằng cách kết bao nó vào trong khung LLC và ghép vào một kênh ảo và hệ thống ghép kênh dựa trên VC mà truyền gói sử dụng một vài kênh ảo khác nhau bằng các loại giao thức mức cao đã được tải vào trong gói.


1.2 Cấu trúc phân bậc của giao thức ATM

1.2.1 B-ISDN và phương thức truyền thông ATM


Mạng số hoá đa dịch vụ băng rộng B-ISDN được phát triển bằng cách mở rộng khả năng của mạng ISDN đang tồn tại với mục đích trang bị thêm các loại tín hiệu băng rộng và nhờ ảnh hưởng của tiêu chuẩn truyền dẫn quang đồng bộ Phương pháp truyền thông ISDN được đưa vào ứng dụng trong mạng B-ISDN Mục đích chính của mạng BISDN là kết hợp tín hiệu liên tục thời gian thực và nhóm các tín hiệu dữ liệu nhờ cách phân bố băng rộng từ nhóm các dịch vụ băng hẹp như giám sát từ xa các thiết bị truyền số liệu điện thoại, FAX đến các dịch vụ băng rộng bao gồm điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền ảnh với độ chính xác cao, truyền số liệu tốc độ cao và truyền hình ảnh. Như vậy, cần có hệ thống xử lý hiệu suất để điều khiển các dịch vụ khác nhau nói chung và ATM được coi là giải pháp cho mục đích này.

Khái niệm BISDN được đưa ra với nhu cầu ngày một tăng đối với các dịch vụ băng rộng bao gồm cả dịch vụ truyền ảnh. Để sắp xếp tất cả các dịch vụ băng rộng cần phải có khả năng kết hợp các dịch vụ như dịch vụ điện thoại thấy hình và các dịch vụ phân bố như truyền hình cáp. Ngoài ra còn cần đến các chế độ dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.

Mặt khác cũng cần đến các hệ thống truyền thông có khả năng cung cấp các dịch vụ băng rộng từ tốc độ truyền dẫn cực thấp vài kb/s như dịch vụ giám sát từ xa đến các tốc độ truyền dẫn vài trăm Mbit/s như tín hiệu hình ảnh. Giải pháp ở đây là nhờ bộ ghép kênh thống nhất bên ngoài các tín hiệu khác nhau với dạng tín hiệu như nhau và xếp lại với nhau theo thứ tự nối tiếp. Việc thống nhất bên ngoài tạo nên các tế bào và phương pháp ghép các tế bào ATM gọi là ATDM (Asynchronous Time Division Multiplexing - Ghép kênh theo thời gian không đồng bộ) và hệ thống truyền thông dựa trên cơ sở các tế bào ATM được gọi là phương pháp thông tin ATM.

Phương pháp thông tin ATM có thể được coi như việc kết hợp giữa phương pháp chuyển mạch kênh hiện thời và hệ thống thông tin chuyển mạch gói. Trong khi hệ thống thông tin ATM rất gần với hệ thống chuyển mạch gói - trên quan điểm là nó sử dụng các tế bào ATM như phương pháp truyền tin cơ bản - nó cũng có một điểm khác với thông tin chuyển mạch gói ở chỗ thông tin ATM có thể truyền tin thời gian thực và các tín hiệu có tốc độ truyền dẫn không đổi.

Hơn thế nữa, hệ thống chuyển mạch gói được ứng dụng chủ yếu cho mạng LAN trong đó ATM gặp phải một số khó khăn trong việc chỉ định địa chỉ, điều khiển giao diện và địa chỉ, chuyển mạch, truyền dẫn, ... bởi vì nó được áp dụng cho mạng công cộng lớn. So với hệ thống thông tin chế độ chuyển mạch kênh, điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống thông tin chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói là chế độ chuyển mạch kênh chỉ rõ từng kênh cho từng dịch vụ và truyền luồng tín hiệu dưới dạng chuỗi bít thông qua kênh, trong khi đó hệ thống thông tin ATM chia tín hiệu thành phần nhỏ và truyền tín hiệu bằng các tế bào ATM nhờ các kênh ảo. Vì vậy có thể nảy sinh nhiều vấn đề như thiết lập kênh, xử lý tín hiệu, truyền dẫn và chuyển mạch.

Từ khi BISDN hoặc ATM là các phương pháp cập nhật thông tin được đưa ra từ cuối những năm 1980, các chi tiết liên quan đến chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển, và BISDN - ATM thường được sử dụng mà không có phân biệt nào vì ATM là một phương pháp thông tin mới được áp dụng cho mạng BISDN.



1.2.2 Phương pháp phân kênh theo thời gian không đồng bộ.

TDM (Ghép kênh theo thời gian) được sử dụng rộng rãi để ghép các tín hiệu đồng bộ tương tự nhau có thể được coi là ghép kênh đồng bộ vì đồng hồ của hệ thống. Tín hiệu dịch vụ tốc độ thấp được ghi bên trong xuất hiện tại các vị trí cố định trong khung tín hiệu như trên hình 1-2 trong khi tín hiệu ghép kênh được tạo nên trên cơ sở các khung ghép kênh được lặp lại trên cơ sở đồng hồ hệ thống. Như vậy theo thời gian tín hiệu dịch vụ tốc độ thấp luôn luôn tồn tại tại điểm đồng bộ với đồng hồ hệ thống.

ATDM trước hết lưu tín hiệu dịch vụ đầu vào tại các bộ đệm và đọc ra lần lượt, tuân theo luật ưu tiên của hệ thống ghép kênh để chèn vào các khe thời gian ghép kênh. Một trong các luật ưu tiên đơn giản nhất là FIFO (vào trước ra trước). Trong trường hợp đó tín hiệu dịch vụ đầu vào trở thành các tế bào ATM khi sử dụng hệ thống truyền dẫn ATM. Trên hình 1-2 (b) là một ví dụ, vì tín hiệu ATDM không xuất hiện tại các vị trí cố định, nên nó làm việc theo kiểu "không đồng bộ" không giống như trường hợp TDM.

Hình 1-2 So sánh giữa TDM và ATDM

Hiệu suất sử dụng kênh của phương pháp ATDM cao hơn so với TDM. Vì trong khi TDM không truyền thông tin khác, thậm chí ở trạng thái rỗi - khi không có thông tin hợp lệ vì TDM chỉ định kênh cố định không phụ thuộc vào từng tín hiệu đầu vào - ATDM có thể truyền các thông tin khác trong các trạng thái rỗi vì không có sự chỉ định kênh cố định, bằng cách đó mà hiệu suất sử dụng kênh được tăng lên.

Hình 1-3 Chỉ ra mối quan hệ này. Trên hình này, trục tung là dung lượng kênh còn trục hoành là chỉ thời gian. Các đường kẻ sọc chỉ các thông tin cần truyền tương ứng với một tế bào ATM. Trong trường hợp TDM các chu kỳ rỗi của mỗi kênh bị tách riêng vì tín hiệu ghép kênh chỉ là sự kết hợp các kênh độc lập. Trong khi đó đối với trường hợp ATDM hiệu suất sử dụng kênh được tăng lên do tín hiệu ghép kênh chỉ sử dụng một kênh và các chu kỳ rỗi có thể sử dụng để cung cấp các dịch vụ mới.



Hình 1-3 So sánh quan hệ của việc sử dụng kênh

ATM là một loại hệ thống truyền dẫn thông tin dạng gói đặc biệt sử dụng kiểu ghép kênh không đồng bộ. BISDN truyền các thông tin dịch vụ trên cơ sở một dòng liên tục các gói có kích thước khác nhau được gọi là tế bào ATM. Như vậy, các thông tin dịch vụ trước hết được chia ra thành các kích cỡ đặc biệt rồi ghép thành các tế bào ATM. Sau đó tín hiệu bên trong BISDN được tạo nên nhờ kỹ thuật ATDM để ghép các tế bào lại với nhau. Trong trường hợp này, ATDM chính là kiểu ghép kênh thống kê thực hiện việc ghép các tế bào ATM với một số kênh theo kiểu ghép kênh theo thời gian.

Khi sử dụng kỹ thuật ATM, dung lượng kênh dịch vụ được tính trên cơ sở số các tế bào ATM. Tương ứng với nó, dung lượng thông tin được truyền đi được thể hiện bởi số các tế bào và độ tập trung thông tin được tính trên cơ sở mức độ phân bố các tế bào ATM. Trong khi đó dung lượng truyền dẫn được chỉ định bởi việc thiết lập cuộc gọi theo yêu cầu của khách hàng, và dung lượng truyền dẫn có khả năng thay đổi mềm dẻo được tạo nên cho tất cả các loại dịch vụ bao gồm cả loại dịch vụ phi kết nối.

ATM cũng chấp nhận loại dịch vụ kết nối trong đó kênh ảo được tạo nên để truyền các thông tin dịch vụ. ID để kết nối được chỉ định khi thiết lập kênh và ID được giải phóng khi kết nối kết thúc. Trình tự ATM của các tế bào ATM của kênh ảo nhất định được tạo nên bởi chức năng của lớp ATM và thông tin báo hiệu cho việc thiết lập kết nối, và được truyền đi theo các tế bào ATM khác nhau.

Như vậy, nhờ có công nghệ ATM ta có thể kết hợp các dịch vụ BISDN khác nhau. Đó là các dịch vụ băng rộng và băng hẹp khác nhau cùng tồn tại trong mạng viễn thông trong cùng một kích cỡ tế bào ATM. Các dịch vụ có tốc độ bit không đổi tạo nên các tế bào ATM được phân bố đồng nhất và các dịch vụ có tốc độ bit thay đổi được phân bố rộng hơn nhưng vẫn tạo nên cùng một loại tế bào ATM. Ngoài ra dịch vụ thời gian thực được tạo nên nhờ cách loại bỏ hiện tượng trễ nhờ kênh ảo.

Hệ thống ATM quy định mô hình tham chiếu giao thức phân bậc cho việc truyền dẫn các thông tin đối xứng và các thông tin truyền dẫn linh hoạt. Các lớp thông tin được quy định là lớp vật lý, lớp ATM, lớp thích ứng ATM (AAL) và lớp bậc cao. Lớp AAL thực hiện việc ghép các tín hiệu dịch vụ vào phần tải tin. Lớp ATM thực hiện chức năng liên quan đến tín hiệu ghép đầu của tế bào ATM để truyền tải một cách thông suốt còn lớp vật lý chuyển các tế bào ATM thành các dòng bít tín hiệu.

1.2.3 Tế bào ATM

ATM là khối truyền tin cơ bản trong phương pháp truyền tin ATM. Như trên hình 1-4, tế bào ATM cấu tạo nên từ 53 byte. Trong đó 5 byte dành cho phần tín hiệu ghép đầu, còn 48 byte lại dành cho phần thông tin. Phần tín hiệu ghép đầu được chia ra thành các phần điều khiển chung cho luồng tín hiệu (General Flow Control), phần tín hiệu xác định luồng ảo (VPS), xác định kênh ảo (VCI) loại tải (PT), tín hiệu xác định tế bào ưu tiên và tín hiệu kiểm tra lỗi phần tín hiệu ghép đầu. Số bít dành cho mỗi phần giữa UNI và NNI khác nhau, và số lượng và vị trí của các bít tương ứng được chỉ ra trên hình 1-2 và 1-4 (b), (c).



Hình 1-4 Cấu trúc tế bào ATM



Chức năng

Sắp xếp các bit

UNI

NNI

GFC

4

0

VPI

8

12

VCI

16

16

PT

3

3

CLP

1

1

HEC

8

8

Bảng 1-2 Sắp xếp các bít ghép đầu

Phần GFC trong tế bào ATM dùng để chỉ giao diện của môi trường dịch vụ. Ngoài ra nó còn dùng làm giảm độ rung pha của các dịch vụ có tốc độ bít không đổi, việc chỉ định dung lượng đồng nhất đối với dịch vụ có độ bit thay đổi (VBR) và điều khiển mức độ quá tải của dòng VBR. Các chức năng như vậy đòi hỏi khả năng kiểm soát đối với cấu trúc UNI của cấu hình sao, loại hình vòng, loại đơn tuyến hoặc sự kết hợp các loại cấu hình này.

Phần VPI/VCI ghi nhận sự nhận dạng luồng ảo và kênh ảo để phân chia các tế bào ATM trong cùng một đường truyền. Các phần VPI/VCI cố định được chỉ định riêng biệt để chỉ các tế bào không được chỉ định. Các tế bào dành cho điều khiển và bảo dưỡng trong lớp vật lý, kênh báo hiệu meta và các kênh báo hiệu quảng bá.

PT dùng để chỉ các thông tin khách hàng và sự quá tải của tế bào thông tin khách hàng.

CLP dùng để chỉ khả năng cho phép hoặc không cho phép mất cuộc gọi trong trường hợp mạng quá tải.

HEC là byte kiểm tra dư theo chu kỳ (CRC) đối với vùng tín hiệu ghép đầu của tế bào. Nó được dùng để phát hiện và sửa lỗi của tế bào cũng như xác định tín hiệu ghép đầu.

Tế bào ATM có thể được phân loại theo lớp cấu thành và chức năng như chỉ ra trên hình 1-3. Trước hết tế bào ATM được chia ra thành tế bào lớp ATM và tế bào lớp vật lý.

Tế bào lớp ATM được tạo ra trong lớp ATM và tế bào lớp vật lý được tạo trong lớp vật lý. Tế bào lớp ATM được phân chia thành tế bào được chỉ định và tế bào không được chỉ định. Còn tế bào lớp vật lý được chia ra thành tế bào rỗi và tế bào điều hành khai thác bảo dưỡng (OAM) lớp vật lý. Tế bào chỉ định dùng để chỉ những tế bào dành cho dịch vụ trong lớp ATM. Còn tế bào không chỉ định là các tế bào không được chỉ định. Tế bào rỗi dùng để lấp chỗ trống trong trường hợp không có tế bào cần truyền còn tế bào OAM lớp vật lý dùng cho việc quản lý, khai thác và bảo dưỡng.


Mặt khác tế bào ATM có thể tiếp tục phân loại theo tế bào phù hợp và tế bào không phù hợp trên quan điểm của lớp vật lý. Tế bào phù hợp là tế bào không có lỗi trong tín hiệu ghép đầu, tế bào có lỗi được hiệu chỉnh còn tế bào không phù hợp để chỉ các loại tế bào khác mà sẽ bị loại bỏ trong lớp vật lý.

Lớp

Tế bào

Các chức năng

Lớp ATM

Tế bào được chỉ định

Liên quan đến lớp bậc cao

Tế bào không được chỉ định

Dịch vụ sẵn có trong lớp ATM

Lớp vật lý

Tế bào rỗi

Lấp chỗ trống

Tế bào ATM lớp vật lý

Tế bào OAM

Bảng 1-3 Phân loại tế bào ATM

1.2.4 Mẫu tham chiếu giao thức

Mẫu tham chiếu giao thức PRM của mạng BISDN bao gồm mặt bằng quản lý, mặt bằng kiểm tra và mặt bằng người sử dụng như chỉ ra trên hình 1-5 và mặt bằng điều hành được phân chia ra thành điều hành mặt bằng và điều hành lớp.



Hình 1-5 Mẫu tham chiếu giao thức BISDN

Điều hành mặt bằng trong mẫu tham chiếu giao thức ATM thực hiện việc điều hành chung hệ thống còn điều hành lớp thực hiện việc điều hành các tham số khách hàng và điều hành các thông tin quản lý khai thác và bảo dưỡng. Ngoài ra lớp điều khiển thực hiện việc kiểm tra thông tin điều khiển và kết nối cuộc gọi và mặt bằng khách hàng kiểm soát các thông tin khách hàng. Giao thức của mặt bằng điều khiển và mặt bằng khách hàng được phân loại tiếp thành lớp mức cao. Lớp thích ứng ATM (AAL), lớp ATM và lớp vật lý, các chức năng của các lớp được mô tả trong bảng 1-4.


Lớp

Phân lớp

Các chức năng

Lớp bậc cao

 

Chức năng lớp bậc cao

Thích ứng ATM (AAL)

Kết hợp

Chức năng kết hợp

Phân định và kết hợp lại

Chức năng phân chia và kết hợp lại

Lớp ATM

 

Điều khiển lưu lượng chung
Tạo và tách thông tin ghép đầu
Dịch các tế bào VPI/VCI
Ghép và tách tế bào

Lớp vật lý

Kết hợp chuyển đổi

Phân chia tốc độ tế bào
Tạo và xác định tín hiệu HEC
Nhận dạng biên của tế bào
Tạo và xác định khung truyền dẫn

Môi trường vật lý

Chức năng thông tin thời gian bit
Chức năng tương ứng môi trường vật lý

Bảng 1-4 Chức năng của lớp mẫu tham chiếu giao thức mạng BISDN

Lớp AAL bao gồm phân lớp kết hợp CS tạo ra thông tin dịch vụ khách hàng lớp bậc cao chia trong khối dữ liệu giao thức PDU và phân lớp phân định và kết hợp lại với nhiệm vụ phân PDU để tạo nên phần thông tin khách hàng trong tế bào ATM.

Lớp ATM có đoạn GFC để điều khiển giao thức và dòng thông tin trong UNI. Ngoài ra nó còn dịch VPI/VCI thành các điểm truy nhập dịch vụ SAP và các tế bào ghép và tách kênh. Thêm vào đó, nó thực hiện việc tạo ra và xác nhận tín hiệu ghép đầu tế bào. Lớp vật lý tạo nên bởi phân lớp kết hợp truyền dẫn TC và phân lớp môi trường vật lý. Phân lớp TC phân định tốc độ tế bào, tạo/xác định byte kiểm tra lỗi và xác định điểm giới hạn của tế bào. Ngoài ra, khi phân lớp TC được truyền đi trên cơ sở kỹ thuật SDH, nó thực hiện việc tạo và xác định khung. Phân lớp vật lý cung cấp trạng thái truyền dẫn cuối cùng nhờ cáp quang hay cáp đồng trục.

1) Chức năng của từng mặt bằng.

Mặt bằng khách hàng cung cấp chức năng điều khiển như vận chuyển các luồng thông tin khách hàng, điều khiển dòng tin, sửa lỗi, v.v... Trong trường hợp này, thông tin khách hàng chỉ ra các thông tin dịch vụ trong BISDN khác nhau như thoại, hình ảnh, dữ liệu, đồ hoạ v.v... Thông tin khách hàng có thể được truyền riêng trong mạng BISDN hay bằng các quy trình tương ứng.

Mặt bằng điều khiển cung cấp chức năng kết nối và điều khiển cuộc gọi. Nói cách khác, mặt bằng điều khiển cung cấp các chức năng liên quan đến thiết lập cuộc gọi, giám sát cuộc gọi, giải phóng cuộc gọi v.v... Ngoài ra nó có thể cung cấp các chức năng điều khiển để thay đổi các đặc tính của dịch vụ đối với đường kết nối đã được thực hiện.

Mặt bằng điều hành cung cấp chức năng giám sát mạng viễn thông liên quan đến thông tin khách hàng và truyền thông tin điều khiển. Nó được phân loại thành chức năng điều khiển và chức năng điều khiển lớp. Chức năng điều hành mặt bằng điều khiển tổng thể hệ thống bằng cách can thiệp vào giữa các mặt bằng, và chức năng điều khiển lớp cung cấp việc điều hành liên quan đến nguồn và tham số của giao thức tương ứng. Ngoài ra nó còn điều khiển dòng thông tin đối với các lớp cấu thành.



Каталог: Hoc%20Tap -> Cong%20Nghe%20Wan
Hoc%20Tap -> Point to Point Protocol (ppp) ppp được xây dựng dựa trên nền tảng giao thức điều khiển truyền dữ liệu lớp cao (High-Level Data link Control (hdlc)) nó định ra các chuẩn cho việc truyền dữ liệu các giao diện dte và dce của mạng wan như V
Hoc%20Tap -> Cấu hình Application Port-Mapping với cbac mục tiêu: Cấu hình để router nhận ra các ứng dụng không sử dụng port chuẩn. Mô hình
Hoc%20Tap -> ĐẢng cộng sản việt nam đẢng ủy phưỜng 04
Hoc%20Tap -> CiR = Bc / Tc
Hoc%20Tap -> Mean command : ip ospf mtu-ignore Diagram : Problems
Hoc%20Tap -> R1# ip route 0 0 0 0 FastEthernet0/0 R2# show run
Cong%20Nghe%20Wan -> Hoàng Đăng Hải Học Viên: Lê Đăng Phong [1-22] Vũ Anh Tuấn
Cong%20Nghe%20Wan -> Câu hỏi về kết nối chi nhánh về Head Office dùng wan
Cong%20Nghe%20Wan -> 1/ Cáp đồng gshdsl

tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương