1. Phạm vi áp dụng


E.3 Kiểm nghiệm trục bọt thủy bắc ngang song song với trục ngắm



tải về 3.8 Mb.
trang9/28
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích3.8 Mb.
#36949
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28

E.3 Kiểm nghiệm trục bọt thủy bắc ngang song song với trục ngắm

Trước khi kiểm nghiệm phải điều chỉnh cho chiều dài ống bọt nước bằng 0,4 ÷ 0,5 khoảng cách giữa hai vạch khắc đầu và cuối của ống bọt nước.

Kiểm nghiệm tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Kiểm nghiệm trục của ống bọt thủy bắc ngang và trục của ống ngắm có nằm trên cùng một mặt phẳng.

Sau khi cân máy xong, cố định bộ phận ngắm vặn lỏng ốc hãm thẳng đứng, xoay lò xo ở ốc xê dịch nhỏ thẳng đứng ra. Sau đó khẽ nghiêng đi, nghiêng lại ống bọt nước bắc ngang về hai phía trục nằm ngang. Nếu bọt nước không động đậy, chứng tỏ trục bọt thủy bắc ngang cùng nằm trên mặt phẳng với trục ống ngắm.

Nếu bọt nước chạy khỏi, sử dụng hai ốc điều chỉnh cho đến khi bọt nước không di chuyển là được.

Bước 2: Kiểm nghiệm ống bọt nước bắc ngang song song với trục nằm ngang của ống kính.

Quay bộ phận ngắm sao cho ống thủy bắc ngang nằm trên một hướng với hai ốc cân máy. Cố định bộ phận ngắm lại, điều chỉnh 2 ốc cân bằng máy để cho bọt nước vào giữa. Sau đó nhấc ống bọt nước bắc ngang ra, đảo ngược ống kính rồi lại đặt ống bọt thủy, nếu bọt nước vẫn giữa nguyên ở giữa chứng tỏ trục của ống thủy song song với trục ống kính. Nếu ngược lại, phải dùng 2 ốc cân máy hiệu chỉnh 1/2 độ chênh, 1/2 còn lại sử dụng ốc điều chỉnh bọt thủy hiệu chỉnh làm 2, 3 lần như vậy, đến khi đạt thì thôi.

E.4 Kiểm nghiệm sai số lệch tâm của bàn độ nằm

Sai số lệch tâm chiều dài của bàn độ nằm là khoảng cách từ tâm vành chia khắc của bàn độ nằm tới tâm trục quanh của nó.

Các bước tiến hành như sau: Cân bằng máy; cố định bộ phận ngắm; quay bàn độ theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 0o và cứ quay 30o lại đọc số ở hai kính hiển vi hai bên bàn độ quay đến 330o là hoàn thành lượt đo thứ nhất. Đo đi phải tiến hành 2 lượt liên tục như vậy.

Đo về: Tiến hành tương tự như đo đi nhưng quay ngược kim đồng hồ và cùng đo 2 lượt như trên.

Trong quá trình kiểm nghiệm không được dịch chuyển bộ phận ngắm và ốc trắc vi của nó, khi chuyển bàn độ đi 30o chỉ cần chính xác tới 1’.

Với các giá trị v tính được, lấy vị trị bàn độ làm hoành độ để vẽ đồ thị. Vẽ trục đối xứng đường cong và đường cong có dạng hình sin. Hai lần lớn nhất của tung độ đường cong này so với trục đối xứng (dùng 2f để biểu thị ) thể hiện ảnh hưởng lớn nhất do sai số lệch tâm bàn độ đối với số đọc của hai kính hiển vi.

Nếu 2f1 > 10” thì phải tính trị số biến đổi lớn nhất của v, tức là độ chênh nhau giữa hai lần đọc kính hiển vi tại hai vị trí bất lợi nhất. Lượng thay đổi lớn nhất tính theo phương pháp:

- Trên đồ thị của v, lấy tham số f1 và P1 của đường biểu diễn hàm số sin f1 là tung độ lớn nhất của đường biểu diễn hàm số sin tính từ trục đối xứng. P1 là hoành độ giao điểm giữa hình sin ra trục đối xứng, tại điểm đo giá trị v bắt đầu tăng lên (điểm thứ nhất của đường cong chạy qua trục đối xứng từ dưới lên trên) đồng thời lấy f và P từ kết quả kiểm nghiệm sai số lệch tâm của bộ phận ngắm.

- Vẽ hình tam giác ALĐ trong đó AĐ = f

ĐL = f1 góc AĐL = P - P1

- Từ hình tam giác ALĐ đo f2 = AL và tính trị số F = f1+ f2; 2F là trị số thay đổi lớn nhất của v khi bàn độ ở vị trí bất lợi nhất (trong trường hợp điều chỉnh bộ phận ngắm). 2F ≤ 60”. Nếu vượt quá phải thay máy khác.



Ví dụ: Vẽ đồ thị lệch tâm bàn độ nằm máy WILĐ T3 số 87461

Vẽ đồ thị lệch tâm bàn độ nằm máy WILĐ T3 số 87461



E.5 Kiểm nghiệm độ chính xác hoạt động của bộ đo cực nhỏ hiển vi

Xác định độ sai hở của bộ đo cực nhỏ hiển vi tiến hành trên 3 vị trị : 0o, 120o, 240o. Thứ tự tiến hành ở mỗi vị trí bàn độ như sau:

- Đặt một cặp chỉ của bộ phận đo cực nhỏ hiển vi (trong quá trình kiểm nghiệm chỉ dùng một cặp chỉ đó thôi) lên điểm “0” của bộ phận đo cực nhỏ (vành đo cực nhỏ chỉ dùng vạch 0). Điều chỉnh bộ phận ngắm để cho cặp chỉ kẹp đúng vạch khắc 0 của bàn độ. Sau đó vặn ốc đo cực nhỏ để cho cặp chỉ lần lượt kẹp đúng lên 3 vạch chỉ khắc kề nhau trên bàn độ: a khắc chia bên trái, b là khắc chia giữa nằm vào điểm 0 của bộ đo cực nhỏ, c là khắc chia bên phải. Sau mỗi lần cặp chỉ kẹp lên các vạch chia khắc phải đọc số trên vành đo cực nhỏ.

Theo thứ tự ngược lại tiến hành đo lượt về để kết thúc lần đo thứ nhất. Khi đo đi vặn ốc đo cực nhỏ theo chiều kim đồng hồ, khi đo về vặn ốc đo cực nhỏ theo ngược kim đồng hồ.

Mỗi vị trí bàn độ phải đo 6 lần, sau mỗi lần đo phải thay đổi vị trí ốc đo cực nhỏ đi 1/6 vòng đo của nó.

Trong từng lần đo, hiệu số trung bình 3 số đọc lượt đo đi (vặn vào) và đo về (vặn ra) là sai số hở của bộ đo cực nhỏ. Số trung bình của các hiệu đó không vượt quá 1/100 vòng đo cực nhỏ. Trị giá riêng biệt của từng hiệu đó cũng chỉ được biến đổi ≤ 1/100 vòng đo cực nhỏ.

Ta tính được : 1 = b - a - đo đi

2 = c - b - đo đi 

và 1, 2 khi đo về. Trị trung bình đại số giữa đo đi, về của 1, 2 là trị số “Ren” sơ lược của bộ phận đo cực nhỏ hiển vi. Sau khi đo sai số hở xong, dựa vào vị trí số “Ren” đó để đặt bộ phận đo cực nhỏ hiển vi lần cuối cùng.

E.6 Xác định “Ren” của bộ đo cực nhỏ hiển vi

Nếu bộ phận cực nhỏ có 2 cặp chỉ, tính theo công thức:

 =  - δ

Trong đó:  = b - a : q - số đọc khi kẹp chỉ bên trái kẹp đúng vạch chia khắc bên trái bàn độ, b là số đọc kẹp chỉ bên phải kẹp đúng cạnh đó, δ là số chênh khoảng cách thực giữa hai cặp chỉ với khoảng cách chuẩn của nó (đối với WildT3 là 2’).Khi chỉ có một cặp chỉ thì:  = .

Đối với các máy đo tam giác hạng 4, cấp 1, 2 thường bộ phận cực nhỏ chỉ có 1 cặp chỉ, nên ta chỉ xét cách xác định .

Để xác định  phải đo đi, đo về. Lượt đo đi quay bộ phận ngắm theo chiều kim đồng hồ, lượt về đo theo chiều ngược kim đồng hồ.

Tại mỗi vị trí đặt bộ phận ngắm phải lần lượt tiến hành đọc số a, b, làm liên tiếp 3 lần tính hiệu số (b-a) và số trung bình của 3 trị số (b - a) tại từng vị trí. Số trung bình của tất cả các trị số (b - a) là trị số chính xác nhất của  (11 = b1 - a1, 22 = c1- b1, 12 = b2 - a2, 22 = c2 - b2 ...). Phải xác định “Ren” cho từng kính hiển vi.

Với các máy kinh vĩ như WildT2, Theo 010A, ... “Ren” của bộ đo cực nhỏ là 1” không được vượt quá ± 1” v.v...

Nếu số Ren vượt qua hạn sai cho phép thì phải điều chỉnh vị trí kính hiển vi (sau khi điều chỉnh phải xác định lại Ren) hoặc dùng trị số Ren để chỉ chính trị đo góc.

Hiệu chỉnh vào trị đo góc như sau:



- Nếu số đọc phút qua hai kính hiển vi A, B giống nhau có thể tính số cải chính Ren vào trị trung bình của số đọc A, B:



E.7 Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh 2C

Trị số 2C chính là sai số do trục nằm ngang không vuông góc với trục ngắm.

Kiểm nghiệm có thể thực hiện trong phòng hoặc ngoài trời. Đối với tam giác hạng 4, GT1, GT2, ĐC1, ĐC2 thường kiểm nghiệm và hiệu chỉnh ngoài trời.

Các bước tiến hành như sau:

- Cân bằng máy chính xác;

- Chọn 3 đến 5 điểm đo, có khoảng cách gần như nhau, nhưng theo chiều cao khác nhau. Tiến hành đọc trị góc (hướng) theo từng điểm đọc tại hai vị trí của bàn độ (thuận, đảo). Tính trị 2C theo công thức sau:

2C = (Đ - T ) - 180o

Với máy có độ chính xác du xích (bộ cực nhỏ) 1”, sai số 2C ≤ 6”, với máy có độ chính xác du xích là 3”, sai số 2C ≤ 12”...

Nếu vượt quá hạn sai trên phải tiến hành hiệu chỉnh. Quá trình hiệu chỉnh như sau:

- Tính trị C =

D – T – 1800

2

- Tính trị số khi đo đảo (bàn độ bên phải).

Đo = Đ ± C Nếu C > 0 thì trừ ( - )

Nếu C < 0 thì cộng ( + )

Sau đó đặt trị số trên bàn độ và du xích bằng Đo, khi đó vạch chữ thập chuyển khỏi vật đo. Sử dụng hai ốc trái, phải di chuyển cho giao chữ thập trùng với vật đo. Tiến hành 2 - 3 lần như vậy. Sau đó kiểm tra qua 2 vật thấp nhất, cao nhất. Nếu đạt hạn sai coi như là được.



E.8 Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh Mo

Sai số vạch chỉ tiêu hoặc trục chỉ tiêu (0o - 360o) không song song với trục nằm ngang của bọt thủy trên bàn độ đứng hoặc sai số không vuông góc giữa vạch chỉ tiêu và trục đứng của bộ phận tự động gọi là Mo.

- Kiểm nghiệm Mo như sau:

Cân bằng máy, ngắm 3 mục tiêu có chiều cao khác nhau (độ chênh cao càng cao càng tốt). Tại vị trị bàn độ trái (đo thuận) đọc trị số Z1, quay đảo ống kính, ngắm lại các vật đó, sau khi cân bằng bọt thủy, đọc trị Z2, tính trị M0:



Mo =

(Z1 + Z2) – 3600

2

Quy định Mo ≤ 3 t, trong đó: t - độ chính xác du xích với (máy T2, có t = 1”thì Mo ≤ 3”; với máy Set 3B có t = 3” thì Mo ≤ 9”...).

Nếu Mo vượt hạn sai, phải tiến hành hiệu chỉnh.

- Hiệu chỉnh như sau:

Quay ống kính ngắm vào vật vừa kiểm nghiệm. Đặt trị số: Z2o - Z2 ± Mo trên bàn độ, du xích. Khi đó chữ thập lưới chỉ lệch khỏi vật. Hiệu chỉnh qua ốc trên, dưới sao cho trùng khít. Thực nghiệm 2, 3 lần như hiệu chỉnh 2C.



PHỤ LỤC G

(tham khảo)

MÁY THU VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ GPS



G.1 Máy thu

Hiện nay, nước ta đã nhập khá nhiều máy thu GPS của các nước như: Mỹ, Pháp, Nhật v.v...

Nhìn chung các loại máy đều có cấu tạo giống nhau về cơ bản. Phần riêng biệt thuộc về chi tiết của từng loại theo nhu cầu sử dụng. Dưới đây giới thiệu các bộ phận chung của máy thu GPS .

Cấu tạo của máy thu

Bộ máy thu có 3 bộ phận cơ bản: Ăng ten, nguồn điện, máy thu.

a) Ăng ten bộ thu dải cực hẹp, có hộp nhựa chống ẩm ướt bảo vệ, được đặt trên đĩa cơ chính xác làm bằng kim loại. Phía dưới có bộ tiểu khuyếch đại đảm bảo cho tín hiệu đủ mạnh để truyền với máy thu qua cáp nối dài đến 30 m, trên đĩa có 8 lỗ hình chân chó dùng để luồn thước chuyên dụng và đo độ cao ăng ten khi nó được định tâm trên giá ba chân tại điểm đo.

b) Nguồn điện là một cặp acquy. Mỗi chiếc đảm bảo điện thế từ 10 V đến 30 V. Chiếc thứ hai được lắp tiếp khi điện thế của chiếc kia bị tụt xuống dưới 10 V để đảm bảo cho máy thu làm việc liên tục trong thời gian đo. Cũng có thể lắp cả hai vào máy thu cùng một lần.

c) Máy thu có màn hình thủy tinh thể ở mặt trước với 8 hàng hiển thị. Mỗi hàng 40 ký tự để thông báo tin tức hướng dẫn sử dụng máy theo cách đối thoại Người - Máy. Phía dưới màn hình có hai núm chỉ chiều chuyển động phải, trái và một núm có chữ “C” dùng để xóa dữ kiện đang nhập. Bên dưới màn hình có hai núm chỉ chiều chuyển động lên xuống và một núm có chữ “E” dùng để nhập dữ liệu và chuyển về màn hình hiển thị chính (tương tự như núm ENTER của máy vi tính). Mặt sau của máy thu có hai cổng nối nguồn điện vào, có núm tắt, bật máy có cổng nhập tín hiệu phát từ máy chụp ảnh (khi dùng phối hợp máy thu GPS và máy chụp ảnh hàng không để xác định toạ độ không gian tâm chiếu ảnh).

Cổng nối ăng ten và hai cổng loại RS-2322 để truyền dữ liệu thu được từ máy thu sang máy tính, cũng như dùng để trao đổi các tín hiệu truyền thông khác với máy thu.

Màn hình của máy thu có 13 màn hiển thị chính, trong đó có 6 màn hiển thị dùng để điều khiển, còn 7 màn hình dùng để thông báo tin tức. Sau đây giới thiệu chức năng của các màn hình hiển thị chính:

- Màn hiển thị số 0:

Thông tin về tình hình thu, bắt vệ tinh trên bầu trời. Nó cho biết vệ tinh đã bắt được và các kênh thu tương ứng, chất lượng của các tín hiệu thu được.

- Màn hiển thị số 1:

Thông tin về quỹ đạo vệ tinh, cho biết phương vị và độ cao của vệ tinh so với mặt phẳng chân trời của điểm quan sát. Tình trạng hoạt động của vệ tinh, tỷ số giữa cường độ tín hiệu và độ nhiễu, độ chính xác của khoảng cách đo được giữa vệ tinh và máy thu.

- Màn hiển thị số 2:

Cho biết độ vĩ, độ kinh của điểm quan sát đến độ, phút tới 4 số lẻ, độ cao đến mét, tốc độ chuyển động so với mặt đất. Thời gian và khoảng cách tới điểm cần đến, độ lệch so với hướng nối điểm xuất phát và điểm cần đến.

- Màn hiển thị số 3:

Thông tin về tình hình thu dữ liệu. Nó cho biết số vệ tinh đang được quan sát, khoảng thời gian mà tín hiệu vệ tinh đã thu hay bị gián đoạn.

- Màn hiển thị số 4:

Điều hành chế độ hoạt động của máy thu: đo phạm vi phát sóng, đặt chương trình đo, sử dụng tần số ngoại vi.

- Màn hiển thị số 5:

Điều hành chế độ đo vi phân thời gian thực.

- Màn hiển thị số 6:

Điều hành đi theo các điểm cho trước. Có thể lưu nạp vào bộ nhớ của máy thu 99 điểm cho trước trên tuyến đi.

- Màn hiển thị số 7:

Chọn vệ tinh: Nó cho phép chọn các vệ tinh mà ta muốn sử dụng. Theo chế độ tự động thì máy thu tự chọn và thông báo vệ tinh nào đã được chọn để thu bắt. Nếu đã chọn nhưng không thu bắt được thì máy thu sẽ chọn vệ tinh khác thay thế. Nếu theo chế độ ấn nút thì người đo ấn nút chủ động đánh dấu các vệ tinh cần thu bắt sử dụng.

- Màn hiển thị số 8:

Điều hành hệ thống, nó tiếp nhận một số lệnh điều hành hệ thống, đồng thời hiển thị danh mục các tệp dữ kiện, nên trong bộ nhớ của máy có các lệnh xử lý tệp như sau: lập tệp, mở tệp, xóa tệp.

- Màn hiển thị số 9:

Điều hành thông tin về điểm đặt máy và đợt đo (Session).

- Màn hiển thị số 10:

Thông tin toàn cảnh về vệ tinh trên bầu trời. Nó cho biết toàn cảnh phân bố hiện thời của các vệ tinh trên bầu trời của điểm đặt máy cũng như vết quỹ đạo của chúng trên sơ đồ hình chiếu cực. Sơ đồ gồm 3 vòng tròn đồng tâm, đặc trưng cho 3 vòng tròn đồng cao 0o, 30o, 60o và hai đường vuông góc với nhau đặc trưng cho các hướng Đông, Tây,Nam, Bắc. Tâm vòng tròn ứng với vị trí thiên đỉnh của điểm quan sát. Vị trí của vệ tinh được thể hiện bằng ký hiệu, khi nó mất tín hiệu trên bầu trời của điểm quan sát và bằng ký hiệu H khi nó được thu bắt.

- Màn hiển thị số 11.

Thông tin về thời gian “nhìn thấy” vệ tinh. Nó cho biết những vệ tinh sẽ xuất hiện trên bầu trời của điểm quan sát và khoảng thời gian nhìn thấy chúng tính theo trục thời gian từ 0 h đến 24h. Nếu vị trí của điểm quan sát đã được nhập từ trước của bộ nhớ vào máy thu (theo màn hiển thị số 4) thì màn hình số 11 sẽ cho ngay các thông tin này, còn nếu không thì phải chờ khoảng 12 phút để máy thu kịp tích lũy dữ kiện đo mà tính ra vị trí của điểm quan sát và trên cơ sở đó sẽ cho ra thông tin cần thiết của màn hiển thị.

- Màn hiển thị số 12:

Điều hành Bar code




tải về 3.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương