1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn



tải về 4.84 Mb.
trang6/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

Thảo luận những trường hợp sau

  1. Nếu sự tồn tại đơn giản của chính phủ có thể bóp méo thương mại trong và ngoài khu vực của nó, chính phủ có nên bị huỷ bỏ để loại trừ những bóp méo thương mại?

  2. Một só quan chức chính phủ Mĩ và các quan chức đã được bầu cử đã ủng hộ sự lựa chọn hệ thống thuế VAT của Châu âu. Lí do của họ là gì? Bạn có đồng ý ý kiến của họ không?

  3. Liệu thuế có đóng vai trò quan trong hơn hàng rào phi thuế vào những năm 1990 trong việc ảnh hưởng đến thương mại thế giới không?

  4. Thảo luận làm thê nào bạn có thể vượt qua những kiểm soát tài chính áp đặt bởi nước chủ nhà?

  5. Bạn có đồng ý rằng GATT đẫ phục vụ cho một mục đích có ích và đã đạt được mục tiêu của mình?

  6. Liệu Mĩ có tiếp tục hệ thống GSP năm 1993?

  7. Các công ti đa quốc gia nhìn chung nên đối phó với những rào cản thương mại như thế nào?

Trường hợp 3-1 : Đối tác hay kẻ thù

Thị trường ô tô của Nhật bản rộng lớn nhưng được cho thấy là đóng của với những nhà sản xuất ô tô ngoại quốc. Năm 1985, khoảng 2,2 triệu chiếc ô tô Nhật Bản đã được bán ở Mĩ, nhưng chỉ có 1816 chiếc ô tô của Mĩ được bán ở Nhật Bản. Nói cách khác, Mĩ đã xuất khẩu một chiếc ô tô sang Nhật để nhập 1200 cái ô tô từ đất nước này.

Trong nhiều trường hợp, nghành công nghiệp ô tô là điển hình với những khó khăn mà các công ty nước ngoài phải đối mặt khi bán sản phẩm của mình ở Nhật.Có rất nhiều hàng rào hành chính, luật pháp ,văn hoá xã hội phải vượt qua. Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài phải có được những chiếc ô tô của minh và các chứng từ đã được xem xét một cách tỉ mỉ bởi các nhà cầm quyền Nhật Bản Những nhà kinh doanh mới sẽ được tuyển dụng khi những nhà sản xuất đang tồn tại không được phép chia sẻ những trang thiết bị . Thuế quan đánh lên ô tô thì cao theo tiêu chuẩn của Mĩ và còn áp dụng lên cả phí giao thông.

Khi hỏi chính phủ Mĩ có tiếp tục áp dụng hạn ngạch đối với ô tô Nhật không, Lee Jaccoca , người đứng đầu hãng Chrysler xác nhận rằng: việc nhập khẩunguyên liệu của Nhật từ Mĩ và xuất khẩu những sản phẩm làm từ đó như ô tô là một ví dụ chính là một " một định nghĩa cổ điển của thuộc địa. Tất cả chúng ta đang lỡ là Redcoats" . Một cách ngẫu nhiên, doanh số của Chrysler ở Nhật 3 qui đầu năm 1987 là 214 chiếc. Công ti đã hoạt động tôt nhưng là trên thi trường Mĩ , nơi co tác động của việc áp dụng hạn nghạch đối với hoạt động nhập khẩu của Nhật

Chính phủ Nhật để bảo vệ những tập quán thương mại của mình đã chỉ ra rằng mức thuế của Nhật nằm trong mức thấp nhất trên thế giới. Nhật cũng biện minh rằng những nhà sản xuất ô tô của Mĩ chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân họvì ô tô của Mĩ bị các nhà tiêu dung Nhật đáng giá rằng tiêu tôn nhiều xăng. Hơn thế nữa, các hãng ô tô Mĩ có thể không chiếmlĩnh dược thị trường vì Mĩ đã bán chạy hơn nhiều các nhà sản xuất Anh, Y, và Thuỵ Điển mà doanh số cua họ nhìn chung đã tăng lên .Trong tất cả các hãng sản xuất nước ngoài, các nhà sản xuất ô tô Tây Đức là những người dẫn đầu. Ô tô Đức chiếm 80% thị trường ô tô ở nước ngoài, bán hơn 40 nghìn các mỗi năm. Những kiểu ô tô sang trọng đắt tiền đã bán chạy trong năm 1987.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật thì chỉ ra rằng họ phải đối mặt với quá nhiều hàng rào thương mại ở Mĩ. họ bị buộc phaỉ tuân theo OMA - giới hạn số lượng ô tô họ có thể xuất khẩu sang Mĩ. Những nhà sản xuất ô tô từ hầu hết các nước khác không phải đối mặt voí vấn đề hạn ngạch khi bán ô tô ở Mĩ. Để tránh những hàng rào thương mại như vạy , Nissan, Honda, Toyota, và Mazda đã thiết lập những nhà máy ở Tennessee, Ohio, California, và Michigan.

Năm tốt nhất cho các nhà sản xuất ô tô Mĩ ở thị trường Nhật là năm 1979 khi Mĩ bán 16 739 chiếc ở đây.Các nhà sản xuất Mĩ đã hi vọng rằng năm 1988 sẽ là một năm tốt như vậy và họ đã có ý định sẽ tranh thủ lợi thế của việc đồng đôla giảm giá so với yên Nhật , làm ô tô được nhập không đắt đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Những năm gần đây, General Motors hàng năm đưa sang Nhật khoảng 3000 chiếc Cadillacs, Camaros, Corvettes, và các loại ô tô giá cao khác nhăm hướng tới những khách hàng giàu có.GM muốn tăng xuất khẩu bằng đường biển khoảng 1000 chiếc Pontiac Grand Am thể thao cũng như kiểu nhỏi gọn Chevroler Cosica và Berretta. Những loại ô tô này sẽ được phân phối bởi hãng Suzuki, một công ti một phần thuộc sở hữu của GM Ford, công ti này chỉ bán được 637 ôtô ở Nhật trong 3 qui đầu năm 1987 nhưng nó đã có kế hoạch đưa hàng nghàn chiếc Ford Taururs sang bằng đường biển năm 1988.

Câu hỏi :



  1. Thành công của thương mại nhật Bản là do tính cao cấp trong sản xuất hay do chính sách kinh doanh buôn bán của họ ( ví du như hàng rào nhập khẩu)? Có phải chính phủ Nhật sử dụng những rào cản phi thuế quan một cách vô lí nhằm hạn chế nhập khẩu không?

  2. Mĩ bị thâm hụt thương mại lớn đối với Nhật Bản , liệu Mĩ có tiếp tục quan hệ mậu dịch với Nhật không?

  3. Một số cho rằng thâm hụt mậu dịch của Mĩ là do chính sách mậu dịch tự do mà nước này thực hiện. Bạn có nghĩ rằng Mĩ có ít rào cản nhập khẩu hơn các đối tác thương mại của nó không?

  4. Liệu các biện pháp bảo hộ mà Mĩ thực hiện có làm tăng thất nghiệp ở Mĩ không? Bạn có nghĩ rằng việc sử dụng OMAs của chính phủ Mĩ chống lại nhập khẩu ôtô có đem lại ích lợi cho Mĩ?

  5. Các hãng của Mĩ ( bao gồm cả cac nhà sản xuất ô tô) có thể làm gì để vượt qua những rào cản thương mại của Nhật và nâng cao hình ảnh cuả mình?

Phần II

Môi trường thị trường thế giới


4. Môi trường chính trị

Minh hoạ Marketing

Mặc đầu sự suy tính về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng ở quốc hội Mỹ nhưng Nhật Bản đã tương đối thành công trong việc gây ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà hoặch định chính sách của Mỹ. Nhật bản đã đạt được điều này thông qua hàng trăm đại diện của mình ở Oasinhton cũn như ở các thủ phủ của các bang. Những hoạt động này đã được Nhật Bản tài trợ về mặt tài chính. Ngoài khoản tiền khoảng 600.000$ mà đại sứ quán Nhật Bản ở Washington sử dụng vào công tác vận động hành lang thì trung tâm thương mại Nhật Bản với các văn phòng ở 6 thành phố của Mỹ đã sử dụng hơn 7 triệu $ trong năm 1081 vào công tác nghiên cứu và các quan hệ với công chúng.

Khi cần thiết Nhật Bản sẵn sàng có những hoạt động về mặt luật pháp nhằm đạt được những mục tiêu của họ. Ví dụ như ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ của Nhật Bản đã đem ra toà kiện bộ ngoại giao của Mỹ để dành được giấy phép đánh bắt cá trong lãnh hải của Mỹ. Khi ngành công nghiệp...... muốn Mỹ từ chối cung cấp tính dụng thuế đầu tư cho các xí nghiệp của Mỹ tỏng việc mua bán các công cụ máy móc của Nhật Bản thì Nhật Bản đã thuê một trong những luật sư giỏi nhất để bào chữa cho họ. Tuy vậy, đối với Nhật Bản thì kiểu đối đầu công khai này vẫn không phổ biến lắm vì Nhật Bản thích giải quyết vẫn đề một cách kín đáo hơn. Bằng cách liên minh với các tổ chức của Mỹ, Nhật Bản đã để cho các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo còn bản thân họ thì đứng đằng sau. Chẳng hạn, thay vì chính bản thân hãng Sony, thì các nhà phân phối VCR của Mỹ đã đóng vai trò to lớn trong việc đánh bại ......( a proposed royalty fee). Hãng Nissan đã xúi dục 1100 nhà kinh doanh ô tô của Mỹ đễn một tiểu bang của nghị viện để lên tiếng thay họ phản đối dự luật của tiểu bang đó. Hãng General Motor đã chịu phần lớn trách nhiệm tỏng việc dành sự chấp nhận của FTC thông qua dự án liên doanh với Tôyota ở California.

Chưong này xem xét các mối tương quan giữa các quyết định về chính trị, luật pháp và thương mại. Nội dung chính sẽ tập trung xem xét việc môi trường chính trị ảnh hưỏng như thế nào đối với môi trường đầu tư. Những điểm chính về chính trị được đề cập gồm có: hình thức nhà nước, những biểu hiện của sự bất ổn về chính trị và nguy cơ về chính trị. Chưong này kết thức bằng việc khảo sát các chiến lược xử lý những nguy cơ về chính trị.

Sự đa dạng của môi trường chính trị

Môi trường chính trị mà các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt là rất phức tạp bởi họ phải đối phó với nền chính trị của nhiều quốc gia. Chính sự phức tạp đó đã buộc các công ty đa quốc gia phải xem môi trường này như một môi trường chính trị tổng hợp của ba môi trường chính trị bên trong, bên ngoài và quốc tế.


Chính trị đối ngoại :

Chính trị đối ngoại là nền chính trị của nước sở tại. Phần này của môi trường kinh doanh quốc tế có thể bao quát từ thân thiện đến thù địch và nguy hiểm. Tình hình kinh tế và chính trị của nước sở tại sẽ quyết đinh tìh hình chính trị mà công ty phải đối mặt.

Môt công ty kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia cần phải hiểu rằng không một quốc gia nào cho phép hàng hoá lưu thông qua biên giới mà không bị điều chỉnh. Khi một công ty quyết định phải nhập khẩu một sản phẩm từ công ty mẹ thì công ty đó nhận ra rằng không phải lúc nào môi trường chính trị của nước sở tại cũng thuận lợi. Một quy luật là chính phủ nước sở tại thường coi nhập khẩu là không có lợi bởi vì nhập khẩu ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của họ. Diều này thường đúng với các loại hàng hoá không thiết yếu và xa xỉ phẩm, đặc biệt là khi những loại hàng hoá này có thể hoặc đã được sản xuất ở trong nước. Có thể kể ra một trường hợp thị trường thuốc lá khổng lồ trị giá 11,4 tỉ USD ở Nhật Bản. Cho dù dân Nhật Bản ngày càng ưa chuộng thuốc lá Mỹ thì thuốc lá Mỹ vẫn bị cản trở một cách mạnh mẽ bởi các quy định của chính quyền địa phương nhằm bảo vệ 113000 người trồng thuốc lá của Nhật Bản. Các nhà sản xuất thuốc lá của Nhật Bản phản đối bất cứ sự nới lỏng nào về luật nhập khẩu. Trong các nhóm vận động của Nhật Bản thì thành viên trong lính vực nông nghiệp là năng động và có ảnh hưởng nhất. Khoảng 5 triệu người làm nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 9% lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù ít về số lượng nhưng những người nông dân này có quyền lực chính trị rất lớn bởi số đại biểu của họ chiếm ưu thế trong quốc hội. Việc phân bố lại các vùng cử tri trong quốc hội diễn ra rất chậm chạp và không phản ánh được sự thảy đổi về phân bố. Kết quả là một lá phiếu của khu vực thành thị chỉ có trọng lượng bằng một nửa lá phiếu ở nông thôn. Do vậy tỉ lệ phát triển của các công ty thuốc lá của Mỹ trên thị trường Nhật Bản không đến 3%.

Môi trường chính trị của nước sở tại có xu hướng được cải thiện nếu những công ty quyết định đầu tư và các cơ sở sản xuất địa phương thay vì nhập khẩu các sản phẩm cuối cùng từ bên ngoài để bán trong nước đó. Các cơ sở sản xuất địa phương cải thiện cán cân thanh toán của nước sở tại và tạo ra việc làm. Song công ty cũng không nên cho rằng nước chủ nhà luôn chào đón các khoản đầu tư nước ngoài. Khi công ty IBM đề nghị xây dựng một nhà máy sản xuất máy tính ở Mehicô thì chính phủ Mêhicô đã khước từ dự án này. Sự từ chối có tính nguyên tác của chính phủ Mehico là do chính sách đòi sở hữu 100% các nhà máy ở nước ngoài của IBM.

Các nước phát triển thường thiếu tin tưởng và thậm chí còn oán giận các công ty đầu tư nước ngoài vì họ cho rằng các công ty đầu tư nước ngoài sẽ khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ. Những vấn đề liên quan đến việc sắp xếp các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài mà các nước kém phát triển quan tâm bao gồm: các khoản siêu lợi nhuận mà các công ty nước ngoài thu về, thu nhập của các xí nghiệp trong nước, việc đào tạo nhân sự bất hợp lý, việc bỏ qua các tập quán xã hội, lòng trung thành đối với các chính phủ nước ngoài và việc áp dụng các công nghệ lạc hậu. Việc một chính phủ khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư nước ngoài thường được quyết định bởi việc xem xét cán cân thanh toán, sự phát triển kinh tế và thực tiễn chính trị. Các vấn đề về cán cân thanh toán dẫn đến các chính sách ưu đãi những dự án đầu tư có thể cải thiện xuất khẩu của quốc gia., trong khi đó những lo lắng về sự phát triển kinh tế của đất nứơc lại đem đến những chính sách ủng hộ đầu tư trong các ngành công nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm hoặc trực tiếp thông qua việc sx hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng các bán thành phẩm đã sản xuất trong nước. Tình hình chính trị nhạy cảm thường dẫn đến các chính sách ngăn cấm sở hữu nước ngoài đối với các ngành kinh doanh thiết yếu hoặc dễ bị tổn thương, ví dụ như cá tiện ích giao thông, bưu chính viễn thông và phát thanh.

Thế nên môi trường đầu tư nước ngoài ở các nước khác nhau thì khác nhau. Môi trường đầu tư phụ thuộc vào hình thức đầu tư lẫn tình hình chính trị vào lúc đó. Nói chung việc sản xuất tại địa phương một nước được ưa thích hơn là xuất khẩu và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ở nơi khác. Việc đầu tư kinh doanh vào các khu vực kinh tế có tỉ lệ thất nghiệp cao thường được hoan nghênh ngang với sự giới thiệu các công nghệ phức tạp, miễn là những công nghệ đó không thay thế các công nghệ đang tồn tại.

Một vấn đề thường xảy ra với chính trị đối ngoại là những tín hiệu đối lập mà các nước sở tại gửi đến các công ty nước ngoài. Một mặt nước chủ nhà tích cực thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia. Để chiếm được đầu tư nước ngoài và công nghệ mới, nước chủ nhà hứa hẹn sự hợp tác và sự khuyến khích về thuế và tài chính. Mặt khác, rất nhanh chóng, nước chủ nhà sẽ cáo buộc các công ty nước ngoài là không cung cấp công nghệ và kĩ thuật hiện đại nhất cho các dự án đầu tư ở nước họ. Nước sở tại cũng có thể phê phán các công ty này là đang kiếm được những khoản siêu lợi nhuận và làm cạn kiệt tài sản của quốc gia đó. Để biểu lộ sự không bằng lòng, nước sở tại có thể hạn chế việc hồi hương các khoản lợi nhuận cho các công ty mẹ ở nước ngoài.

Chính trị đối nội

Chính trị đối nội là loại chính trị liên quan đến nước của công ty mẹ, nó cũng được hiểu như là quốc gia mẹ hay quốc gia gốc.

Thoạt nhìn, dường như chính trị đối nội không có vẻ gì là nguy hiểm và rằng một công ty sẽ gặp ít vấn đề rắc rối hơn từ trong nước. Điều này không phải là một trường hợp thông thường. Mặc dầu các vấn đề chính trị quan trọng của công ty thường xuất phát từ điều kiện chính trị bên ngoài song công ty cũng nên chú ý hơn tới sự phát triển của chính trị bên trong nước mình.

Những lời chỉ trích nội bộ về hoạt động quốc tế của các công ty phần lớn xuất phát từ các tổ chức chính trị và xã hội, các tổ chức đó thường buộc tôi công ty qua tài chính xuất khẩu và công việc của công ty. Mặc dầu những tổi chức này thường không có sự phản đối đối với việc xuất khẩu hàng hoá song họ thường phản đối kiệc liệt đối với việc xuất khẩu tài chính cũng như nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ bởi vì việc nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra nạn thất nghiệp ở trong nước. để khuyến khích các hoạt động này, các tổ chức có thể ủng hộ việc sử dụng hàng hoá nội địa được bán trong nước họ.

Trong một số trường hợp, sự phản đối đối với các hàng nhập khẩu và các hoạt động đầu tư nước ngoài là dựa trên nguyên tác đạo đức. Ví dụ như, công dân ở một số quốc gia muốn ngăn cấm việc nhập khẩu vàng từ Nam Phi và họ buộc các công ty trong nước không đựơc đầu tư sang Nam Phi bởi các chính sách phân biệt chủng tộc vào giữa những năm 80. áp lực đã trở nên quá lớn và chính phủ Nam Phi đã phải tiến hành quảng cáo ở Mỹ nhằm nỗ lực giảm thiểu những ảnh hưởng, tổn thất được thể hiện trong bảng 4-1.

Thay vì ủng hộ thương mại quốc tế thì chính phủ của nước sở tại có thể trở thành chướng ngại. Chính phủ của các nước này đã có những quyết định can thiệp vào dòng chảy tự do của thương mại và các chính sách mà họ đưa ra chủ yếu là vì muc đích chính trị hơn là vị mục đích kinh tế. Trong nhiều thập kỉ, Đài Loan đã từ chối buôn bán với Trung Quốc mặc dầu Đài Loan có cái mà Trung Quốc cần: vốn và công nghệ, mặt khác Trung Quốc có thể lấy nguồn nhân công rẻ mạt để đối chọi lại với mức lưong công nhân cao tại Đài Loan.

Một ví dụ khác là sự xuất khẩu của Mỹ đối với mặt hàng máy tính. Toàn bộ phần mềm máy tính và công nghệ máy tính sang tất cả những vùng kiểm soát của chính phủ phân biệt chủng tộc đều bị cấm. Tương tự như vậy, luật pháp nước Mỹ cũng làm cho điều đó trở nên không có tính hấp dẫn đối với những công ty Mỹ đầu tư vào Nam Phi bởi luật pháp Mỹ phủ nhận mọi khoản tín dụng cung cấp cho các công ty phải trả thuế cho chính phủ Nam Phi do tại đó có các chi nhánh của họ.

Khi lợi ích quốc gia là một đông lực thì một chính phủ có thể sẽ dùng một số công ty nhất định như là một công cụ để đạt được mục tiêu chính trị. Ví dụ như Hoa Kì đã không bằng lòng với một số quốc gia thực hiện thương mại một cách trung lập và những chính sách thuế khoá của họ có liên quan về mặt bảo mật với công nghệ Mỹ. Muốn thức đẩy một số quốc gia thiết chặt sự giám sát nhằm chống lại sự vận chuyển bất hợp pháp những công nghệ liên quan đến quân sự của Mỹ sang Liên Xô, Mỹ đã cố ý trì hoãn việc ban hành giấy phép xuất khẩu chó các công ty Mỹ có làm ăn buốn bán với nước này. Bộ thương mại Mỹ đã kéo dài thời gian tiến hành những thủ tục buốn bán thông thường trong khoảng vài tháng trước khi cấp giấy phép xuất khẩu cho công ty American Microsystem, một công ty sản xuất chip, mặc dù những sản phẩm được sản xuất cho nước áo của công ty này thì người tiêu dùng Liên Xô có thể mua từ Tây Đức hoặc Nhật Bản. Hành động đầy tính toán này đã làm cho các nước áo, Thuỵ điển, Phần Lan, ấn Độ phải bí mật kí một hiệp định chuyển giao công nghệ nhằm thoải mãn lợi ích của Mỹ.

Chính trị quốc tế

Chính trị quốc tế là sự giao thoa của các nhân tố môi trường toàn diện của hai hay nhiều quốc gia. Sự phức tạp về môi trường chính trị ngày càng rõ hơn khi mà lơi ích của công ty, của nước sở tại và của nứoc mẹ không có sự tương đồng. Thậm chí có khả năng tình trạng rắc rối đó có thể trở nên quá lớn đến nỗi không còn giải pháp nào có thể cứu vãn nồi. Dresser, một tập đoàn cảu Mỹ đã vướng vào một rắc rối như vậy khi nó tìm cách cung cấp nguyên vật liệu cho một công ty sản xuất khí đốt của Liên Xô. Vì sự cấm đoán của chính quyền Mỹ đối với sự tham ra của các công ty Mỹ vào dự án đó mà tập đoàn Dresser bị chính phủ Mỹ hăm doạ bằng sự tố tụng dân sự và doạ sẽ tước giấy phép xuất khẩu nếu như Dresser- France, chi nhánh của Dresser tại Pháp chở ba tổ hợp máy nén tới Liên Xô. Mặt khác, Pháp lại rất cứng rắn trong việc theo đuổi dự án. Căn cứ vào đạo luật chiến tranh khẩn cấp năm 1938 nhằm ra các quyết định bảo vệ lợi ích quốc gia, chính phủ Pháp đã khống chế Dresser-France bằng tiền phạt, bỏ tù và tịch thu những hiện vật nghi vấn. Dresser-France đứng trước tình cảnh là phải tuân theo luật pháp của nước Pháp và điều này nghĩa là công ty mẹ phải vi phạm luật pháp của nước Mỹ. Một công ty không thể làm được gì nhiều để có thể thoả mãn cả hai chính phủ có xung đột.

Không bận tâm đến môi trường chính trị là đối ngoài, đối nội hay quốc tế thì công ty nên nhớ rằng không khí chính trị không thể tồn tại lâu dài được. Mối quan hệ về chíh trị giữa Mỹ và Trung Quốc- một đối thủ lâu đời của Mỹ- là một ví dụ điển hình. Sau nhiều thế kỉ là kẻ thù của nhau, cả 2 nước bây giờ đã trở nên rất quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ về kinh tế chính trị giữa hai nước.

Trong khi hầu hết các công ty nắm giữ đựơc rất ít những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến những thay đổi của môi trường chính trị quốc tế thì họ phải sẵn sàng để đối phó với những sự thay đổi mới. Các công ty có thể tìm được lợi ích kinh tế xác thực khi mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện. Mối quan hệ giữa Mỹ và Jamaica đã rất bế tắc cho đến cuộc bầu cử thủ tướng Edual Seaga- người đã chống đối Cuba kịch liệt- thì Jâmaica đột nhiên nhận được các khoản ưu đãi bởi Seaga có mối quan hệ mật thiết với tổng thống Reagan. Và Mỹ đã tạo ra một bước đột phá về thuế quan dành cho các hàng hoá của Jamaica và đổi lại Mỹ chỉ mua bauxite solely của Jamaica với mục đích chính trị.

Mặt khác, những vấn đề nghiêm trọng có thể phát triển khi điều kiện về chính trị trở nên xấu đi. Một môi trường đầu tư thuận lợi có thể biến mất qua một đêm. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, môi trường kinh doanh đã trở nên xấu đi sau vụ ám sát tổng thống vào năm 1979. Các công ty Mỹ trước đây được khuyến khích mạnh mẽ nay bắt đầu có cân nhắc khác về vấn đề đầu tư ở Hàn Quốc. Và hãng Control Data đã rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc sau vụ tranh chấp lâu ngày về vấn đề lao động và chính phủ đã không giúp đỡ họ trong vịêc hạn chế các công nhân cấp tiến. Một trường hợp khác là Mỹ đã rút lại quy chế thương mại thuế suát 0% với Chi Lê bởi vì sự thất bại của Chi Lê trong việc thực hiện những bước đi nhằm ủng hộ quyền công nhân vốn đã được quốc tế công nhận. Vì vậy Chi Lê cùng với Romania, Nicaragua và Paraguay đã bị hoãn được hưởng quy chế GSP.

Các kiểu nhà nước : các hệ thống kinh tế

Các hệ thống kinh tế là một cơ sở khác để phân loại các nhà nước. Những hệ thống này dùng để giải thích các doanh nghiệp là sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, hay liệu có sự kết hợp nào không giữa sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Về cơ bản, có ba hệ thống là: hệ thống cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Theo từng loại hình nhà nước, quyền kiểm soát kinh doanh. Dựa theo mức độ kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà nước, các hệ thống kinh tế đa dạng khác nhau có thể được sắp xếp theo một cơ cấu liên tục, với chủ nghĩa cộng sản ở giai đoạn cuối cùng và chủ nghĩa tư bản ở giai đọan khác.Xu hướng tiến tới chủ nghĩa cộng sản kèm theo sự can thiệp của nhà nước và quyền kiểm soát các yếu tố sản xuất của chính phủ gia tăng. Xu hướng đi theo chủ nghĩa tư bản kèm theo sở hữu tư nhân tăng lên.

Thuyết cộng sản cho rằng tất cả các nguồn lực thuộc sở hữu chung và của chung của tất cả mọi người (ngoại trừ các daonh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận ) vì lợi ích của toàn xã hội. Trong thực tế, chính nhà nước là người kiểm soát tất cả các nguồn sinh lợi và các ngành công nghiệp, và kết quả là nhà nước quyết định việc làm, sản xuất , giá cả , giáo dục, và nhiều thứ khác. Mục tiêu trọng tâm là quỹ phúc lợi xã hội. Bởi vì tạo lợi nhuận không phải là động cơ chính của chính phủ, không có sự khích lệ những người công nhân và các nhà quản lí nâng cao năng suất.

Mặc dù nhiều nước cộng sản quan tâm đến các ngành công nghiệp, sẽ thật sai lầm khi kết luận rằng tất cả các chính phủ cộng sản hoàn toàn giống nhau. Trong khi Liên Xô và Trung Quốc theo đuổi một lí tưởng cơ bản giống nhau, vẫn có sự khác nhau đáng kể giữa hai nước cộng sản lớn nhất này. Trung Quốc đã và đang thử nghiệm một mô hình chủ nghĩa cộng sản mới bằng cách cho phép các công của mình làm việc cho chính phủ và giữ lại bất cứ lợi nhuận nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều này được giải thích trong bảng minh họa 4-2. Bằng cách nới lỏng lực lượng lao động lớn nhất trên thế giới, chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã được tạp chí Time là người xuất chúng vào năm 1985. Nhưng bất cứ một ai cũng phải nhớ rằng “các thị trường tự do”có thể tồn tại ở Trung Quốc với sự cho phép của nhà nước, và các hoạt động của các thị trường như vậy vẫn được các quan chức chính phủ giám sát. Sự chệch hướng của Trung Quốc so với lí tưởng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản trước tiên đã chứng tỏ sự khác biệt với Liên Xô, mặc dù vào năm 1986 Liên Xô đã quyết định bắt đầu cho phép các hộ gia đình và các tổ chức tư nhân nhỏ kinh doanh vì lợi nhuận.

Mức độ nắm quyền của chính phủ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ít hơn dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sở hữu và quản lí nhiều ngành công nghiệp lớn, cơ bản nhưng lại cho các doanh nghiệp nhỏ quyền sở hữu tư nhân. chủ nghĩa xã hội còn là một vấn đề mức độ, và không phải tất cả các nước xã hội chủ nghĩa là như nhau. Một nước xã hội chủ nghĩa như Ba Lan nghiêng theo chủ nghĩa cộng sản, được thể hiện là đất nước này kiểm soát chặt chẽ giá cả và phân phối. Hệ thống chủ nghĩa xã hội Pháp theo so sánh, gần với chủ nghĩa tư bản hơn là gần với chủ nghĩa cộng sản.

ở giai đoạn cuối của cơ cấu liên tục, đối lập với cộng sản chủ nghĩa là tư bản chủ nghĩa. Triết lí về tư bản chủ nghĩa là triết lí về một hệ thống thị trường tự do mà cho phép cạnh tranh kinh doanh và tự do lựa chọn cho những người tiêu dùng và các công ty. Nó là một hệ thống định hướng theo thị trường trong đó các cá nhân, với động cơ lợi ích cá nhân,

Được phép sản xuất hàng hóa hay dịch vụ cho tiêu dùng công cộng theo những điều kiện cạnh tranh. Giá cả hàng hóa do quan hệ cung và cầu quyết định. Hệ thống này đáp ứng những nhu cầu của xã hội bằng cách khuyến khích tự quyết định , chịu trách nhiệm về rủi ro, và cải tiến. Kết quả là hàng hóa đa dạng phong phú, chất lượng sản phẩm hiệu quả và giá thấp hơn.

Cùng với hai hệ thống kinh tế còn lại, có nhiều cấp độ khác nhau cuả chủ nghĩa tư bản. Nhật Bản khi so với Mỹ, mang ít tính tư bản hơn. Mặc dù thực tế tất cả các công nghiệp được nhà nước giám sát chặt chẽ . Nhật Bản có MITI và các cơ quan chính phủ khác khuyên các công ty sản xuất, mua bán chính xác cái gì. Mục của Nhật là phải phân bổ các nguồn lực khan hiếm theo cách như vậy để sản xuất hiệu quả những sản phẩm đó mà có tiềm năng tốt nhất cho toàn bộ đất nước.

Không một quốc gia nào hoạt động dưới chủ nghĩa cộng sản thuần khiết hay chủ nghĩa tư bản thuần khiết, và hầu hết các quốc gia nhận thấy cần phải tạo ra sự hài hòa giữa hai thể chế này. Thậm chí các nước thuộc khối Đông Âu tạo thuận lợi cho các củ doanh nghiệp của họ, và Trung Quốc cho phép những người nông dân bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng ở các chợ địa phương. Các nước Đông Âu khuyến khích kinh doanh tự do nhưng can thiệp để cung cấp hỗ trợ và trợ cấp cho các sản phẩm sắt thép và nông sản. Mỹ cũng không phải là một mô hình chủ nghĩa tư bản hoàn hảo. Mỹ hỗ trợ giá cho nhiều sản phẩm sữa và nông sản và đôi khi áp đặt kiểm soát giá. Hơn thế nữa, nền kinh tế Mỹ chịu tác động to lớn bởi sự kiểm soát cung tiền và tỷ lệ lãi suất của cục dự trữ liên bang. Laissez Faire, hình thức chủ nghĩa tư bản thuần khiết nhất là rất hiếm. Có lẽ chỉ có một nơi duy nhất mang đặc điểm giống như thị trường thương mại tự do lí tưởng là Hồng Kông thậm chí Hồng Kông không có ngân hàng TƯ. Trong bất cứ trường hợp nào, không có một quốc gia nào cho phép các doanh nghiệp hoàn toàn là sở hữu tư nhân hay sở hữu công cộng.

Thật là cường điệu khi nói rằng chủ nghĩa tư bản , một hệ thống khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả, là hệ thống lí tưởng cho tất cả các nước. Ví dụ, đúng là Ba Lan ấn định giá cả thấp và do vậy có khó khăn rất lớn trong việc giả quyết vấn đề cung tiến thoái lưỡng nan. Kết quả là, công dân buộc phải xếp hàng thành một dãy dài vì một khẩu phần lương thực nhỏ bé để đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng chủ tư bản có thể không đúng cho những nước như Trung Quốc bởi vì một hệ thống cho phép của cải chỉ tập trung trong tay một số ít người và còn lại là phần lớn người nghèo và đói. Hoạt động thị trường không phải luôn luôn phục vụ lợi ích quốc gia tối đa, đặc biệt vì nhu cầu xã hội. Hiệu quả có thể thu được khi việc làm cho mọi người giảm đi, và động cơ lợi nhuận có thể làm tăng cao vấn đề lạm phát.

Những rủi ro chính trị

Có một số rủi ro chính trị mà những nhà thị trường phải vượt qua. Những tai họa xuất phát từ hoạt động của chính phủ bao gồm tịch thu tài sản, sung công tài sản, quốc hữu hóa và nội địa hóa. Những hoạt động như vậy có khả năng hơn là nguồn gốc ngăn cản đầu tư nước ngoài, mặc dù các tài sản của các công ty địa phương hoàn toàn không miễn trừ. Chẳng hạn Charles de Gaulle đã quốc hữu hóa ba ngân hàng lớn nhất của Pháp vào năm 1945, và nhiều lần quốc hữu hóa nữa đã xẩy ra vào năm 1982, do những người chủ nghĩa xã hội Pháp thực hiện.



Tịch thu tài sản là một quá trình mà chính phủ giành quyền sở hữu một tài sản mà không có sự đền bù. Một ví dụ về tịch thu tài sản là chính phủ Trung Quốc đã nắm giữ tài sản của người Mỹ sau khi những người cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền vào năm 1949. Quốc hội Mỹ đã không thông qua việc bình thường hóa quan hệ kinh tế với Trung Quốc cho đến khi đàm phán giải quyết việc yêu cầu đền bù thỏa đáng cho Mỹ.

ở một khía cạnh nào đó sung công khác với tịch thu tài sản đó là có một chút đền bù, mặc dù không nhất thiết phải đền bù. Thông thường hơn, một công ty mà tài sản cuả họ bị sung công đồng ý bán cơ ngơi của họ- không phải vì lựa chọn mà là bởi vì sự ép buộc công khai hay ngấm ngầm.

Sau khi tài sản của họ đã bị tịch thu hay sung công, nó có thể hoặc được quốc hữu hóa hoặc được biến đổi cho thích nghi. Quốc hữu hóa liên quan đến sở hữu nhà nước và chính nhà nước điều hành các doanh nghiệp bị tịch thu này. Chẳng hạn, ngoại thương của Mianma được quốc hữu hóa hoàn toàn. Nhìn chung hoạt động này ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp hơn là một công ty đơn lẻ. Chẳng hạn khi Mehico cố gắng giải quyết vấn đề nợ của mình tổng thống Jose Lopez Portillo đã quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng cuả cả nước. Tất cả những tài khoản đô la được giữ lại trong các ngân hàng Mehico bị đóng băng. Những người sở hữu tài khoản chỉ được phép rút tiền bằng đồng peso và ở một tỷ giá ấn định thấp hơn rất nhiều so với mức tỷ giá thị trường tự do. Tất cả các ngân hàng ở Mehico hiện nay đều thuộc sở hữu nhà nước. Trong trường hợp quốc hữu hóa khác, sự nhìn xa trông rộng về chủ nghĩa xã hội hồi giáo của Clonel Gadhafi ở Libya đã dẫn ông đi đến quyết định quốc hữu hóa toàn bộ doanh nghiệp tư nhân vào năm 1981. Một vài nước cho phép quốc hữu hóa –chẳng hạn Tây Đức- nhưng hành động như vậy không có sự tham gia của lĩnh vực tư nhân hay lĩnh vực công cộng.

Trong trường điều chỉnh cho phù hợp với trong nước, các công ty nước ngoài từ bỏ quyền kiểm soát và sở hữu, hoặc là một phần hoặc là toàn bộ cho nước sở tại. Kết quả là các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân được phép quản lí tài sản bị tịch thu ha sung công. Chính phủ Pháp sau khi nhận thấy nhà nước không đủ sức để điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng , đã phát triển kế hoạch bán 36 ngân hàng Pháp.

Đôi nội địa hóa là một hành động tự nguyện diễn ra trong trường hợp không tịch thu hay quốc hữu hóa. Thông thường nguyên nhân của hành động này hoặc là thực trạng nền kinh tế kém phát triển hay những áp lực xã hội. Khi tình trạng ở Nam Phi và áp lực chính trị ở nước nhà gia tăng, Pepsi đã bán các chi nhánh sản xuất Coca chai Nam Phi cho các nhà đầu tư trong nước, và Coca-Cola đã phát tín hiệu nó sẽ trao quyền điều hành cho một công ty địa phương. Cả hai công ty này dường như có cùng ý tưởng : không muốn mất nhiều thời gian lo lắng chỉ cho 1% công việc kinh doanh của họ. General Motor đã bán chi nhánh của nó cho giới quản lí Nam Phi vào năm 1986. Ngay sau đó, ngân hàng Barchays đã có những hành động tương tự.

Một hệ thống phân loại rủi ro chính trị khác do Root sử dụng. Dựa theo sự phân loại này, 4 loại rủi ro chính trị có thể xác định, rủi ro bất ổn định chung, rủi ro quyền sở hữu, rủi ro điều hành, và rủi ro chuyển giao.

Rủi ro bất ổn định nói chung liên quan đến sự bất ổn định về triển vọng tương lai cuả hệ thống chính trị nước sở tại. Cuộc cách mạng của người Iran đã lật đổ Shali là một ví dụ cho loại rủi ro này. Đối lập lại, rủi ro kiểm soát quyền sở hữu liên quan đến khả năng của chính phủ nước sở tại có thể thực hiện những chính sách(như sung công ) để hạn chế quyền kiểm soát và sở hữu một chi nhánh của một nhà đầu tư nước sở tại đó.

Rủi ro điều hành xuất phát từ sự bất ổn mà một nước sở tại có thể hạn chế những hoạt động kinh doanh cuẩ nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh vực bao gồm sản xuất, marketing, tài chính. Cuối cùng rủi ro chuyển giao tương ứng với bất hoạt động tương lai mà nước sở tại có thể hạn chế khả năng của một chi nhánh để chuyển thanh toán, vốn hay lợi nhuận ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư về công ty mẹ.

Nhiều ước tính khác nhau về quy mô mà các chính phủ đã quốc hữu hóa các doanh nghiệp trong vài thập kỷ qua. Theo một ước tính, tài sản của 1535 công ty từ 22 nước đã bị 76 nước quốc hữu hóa từ năm 1960 đến giữa những năm 70. Tuy nhiên, Liên hợp quốc đã công bố có 875 vụ quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài ở 62 nước từ năm 1960 đến giữa năm 1974. Một mặt, tạp chí Businsse Week thông báo 563 hoạt động sung công liên quan đến 19660 cong ty ở 79 LDC từ năm 1960 đến năm 1979.

Lý do mà các quốc gia thực hiện quốc hữu hóa rất khác nhau và tính đến những lợi ích quốc gia, có được sự ủng hộ, ngăn chặn sự khai thác quá mức của người nước ngoài, và một cách dễ dàng, không tốn kém và nhanh chóng để tích lũy được của cải. Mặc dù số lượng rắc rối có thể rất cao, thật vui mừng chỉ ra rằng xu hướng này có thể dừng lại. Rủi ro quốc hữu hóa sẽ ít hơn trong tương lai bởi vì nhiều lí do. Nhiều chính phủ đã phải trải qua những gia đoạn cực kỳ khó khăn khi điều hành các doanh nghiệp được quốc hữu hóa và đã nhận thấy rằng các dự án khả quan của họ đã gây ra nhiều khó khăn khi thu hút công nghệ mới và đầu tư nước ngoài cũng có khả năng nhiều nước khác trả đũa hành động này( quốc hữu hóa).

Mặc dù mối đe dọa tịch thu hay sung công trực tiếp đã trở lên mờ nhạt nhưng mối đe dọa mới đã xuất hiện. Các công ty đa quốc gia nhìn chung quan tâm đến những việc làm táo bạo, cuộc cách mạng và tịch thu, nhưng hiện nay họ phải chú ý đến cái được gọi là sung công dần dần không dễ nhận ra. Công ty đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) coi sung công dần là một hoạt động mà ảnh hưởng tích lại là tước bỏ những quyền cơ bản của nhà đầu tư trong đầu tư. Luật pháp ảnh hưởng đến quyền sở hữu công ty, điều hành và tái đầu tư( chẳng hạn không thể chuyển đổi tìên tệ hay xóa bỏ quyền được nhập khẩu) có thể dễ dàng được ban hành. Vì các nước có thể thay đổi những luật lệ trong cuộc chơi, nên các công ty phải lựa chọn những biện pháp bảo vệ hợp lí. Nhiều biện pháp che chắn ssẽ được bàn sau.

Các yếu tố bất ổn chính trị

Để đánh giá một thị trường marketing tiềm năng, một công ty phải xác định và đánh giá các nhân tố liên quan đến bất ổn định chính trị. Những nguyên nhân tiềm năng liên quan đến bất ổn chính trị phức tạp là rối loạn xã hội, thái độ của các dân tộc, và các chính sách của nước sở tại.

Rối loạn xã hội

Sự bất ổn xã hội do những điều kiện cơ bản gây ra như sự khó khăn về kinh tế, sự chia rẽ và khởi nghĩa nổi dậy trong nước và sự khác nhau về lý tưởng,tôn giáo, dân tộc và văn hóa. Lebanon đã trải qua cuộc xung đột giữa những người Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và nhiều nhóm tôn giáo khác. Cuộc xung đột giữa phái Hindu phái Hồi giáo ở ấn Độ tiếp tục căng thẳng. Một công ty có thể không trực tiếp dính líu vào những cuộc xung đột ở địa phương nhưng công việc kinh doanh của nó vẫn bị phá vỡ nghiêm trọng bởi những vụ xung đột như vậy. Một ví dụ điển hình là Philippine chỉ trước khi đế chế Marcos sụp đổ. Vào năm 1984, có 274 cuộc bãi công và mất 1,8 triệu giờ làm việc, gấp hai lần so với năm 1981. Sự rối loạn thị trường lao động gia tăng, mà các nhóm cánh tả ủng hộ, lớn đến mức các quốc gia đã quyết định dời bỏ đất nước này. Baxter Travenol dừng hoạt động và mất khoản đầu tư gần 10 triệu đô la. Ford đã đóng cửa các hoạt động lắp ráp, và ngân hàng Mỹ đã rời trung tâm xử lí dữ liệu khu vực đến Hồng Kông.

Thái độ của các dân tộc

Đánh gía về môi trường chính trị không hoàn chỉnh nếu không có sự kiểm tra về thái độ của các công dân và chính quyền nước sở tại. Thái độ của nhân dân đối với các doanh nghiệp và các công dân nước ngoài có thể không thiện cảm. Nhân dân nước sở tại thường quan tâm tới những ý định của người nước ngoài khai thác, bóc lột và chủ nghĩa thực dân, và những quan tâm này thường gắn với những băn khoăn, và lo lắng về những hành động của chính phủ nước ngoài mà có thể được xem là không đúng. Những thái độ như vậy có thể nảy sinh từ những triết lí dân tộc hay xã hội chủ nghĩa ở nước sở tại cuẩ công ty. Bất cứ thái độ thù địch cố hữu nào như vậy chắc chắn là những trở ngại lớn bởi vì sự tồn tại khá dai dẳng của nó. Các chính phủ có thể đến và đi, nhưng thái độ thù địch của nhân dân có thể vẫn còn. Vấn đề này có thể giải thích lí do tại sao 12 công ty Mỹ quyết định dời bỏ El Salvador vào những năm 80. Sự ra đi của họ có nghĩa là sự ra đi của 20% vốn đầu tư của Mỹ ở nước đó.

Các chính sách của nước sở tại

Không giống như thái độ thù địch cố hữu của nhân dân, thái độ của chính phủ đối với người nước ngoài thường không kéo dài lâu. Thái độ có thể thay đổi hoặc theo thời gian hoặc theo sự thay đổi trong giới lãnh đạo và nó có thể thay đổi vì sự tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Tác động của sự thay đổi thái độ có thể khá kịch tính, đặc biệt trong thời gian ngắn.

Mô hình chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hoặc bên trong hoặc bên ngoài sự ảnh hưởng là bên ngoài khi chính sách điều chỉnh các hoạt động của công ty trong một nước khác. một ví dụ về chính sách bên trong là đạo luật 101 của Quebec. Đạo luật yêu cầu tất cả các họat động kinh doanh được thực hiện hoàn toàn ở Pháp và ra lệnh các công ty bảo hiểm và tín thác sẽ đầu tư vào đâu. Khi đạo luật này được thông qua , phản ứng là một dòng vốn lớn rút khỏi là 57 tỷ USD. Một công ty đầu ty lớn đã di chuyển 19,2 tỷ USD đầu tư gián tiếp từ Montreal đến Ottawa.

Mặc dù chính sách đối ngoại của chính phủ không liên quan đến các công ty đang làm ăn chỉ ở một nước, một chính sách như vậy có thể tạo ra những vấn đề phức tạp cho các công ty đang kinh doanh ở những nước mà xung đột với nhau. Những bất đồng giữa các nước thường lan sang các hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn một công ty ở một nước có thể bị cấm kinh doanh với các nước khác mà được coi là thù địch. Xung đột về biên giới giữa Chile và Argentina.

Một công ty nên đặc biệt chú ý đến thời gian bầu cử. Những cuộc bầu cử đặt ra một vấn đề đặc biệt bởi vì khuynh hướng bản năng của nhiều ứng cử viên sử dụng phương pháp mị dân để tập hợp sự ủng hộ ( phiếu bầu). Các hoạt động và các chiến thuật của các ứng cử viên có thể dễ dàng tạo ra một bầu không khí ngột ngạt cho các công ty nước ngoài. Khi các chính khách của Pháp rút ra sự thật rằng cứ 5 đến 10 ô tô Nhật được nhập khẩu thì một người công nhân Pháp bị thât nghiệp, vì vậy chính phủ ngừng nhập khẩu ô tô khi cuộc bầu cử diễn ra trong vài tuần. Bộ trưởng bộ công nghiệp sử dụng mọi biện minh có thể chấp nhận đẻ từ chối những chứng nhận yêu cầu.

Việc sử dụng thuật hùng biện không thiện cảm trước cuộc bầu cử có thể không là gì nhưng đã tạo ra một bức màn, và “tiếng chó sủa” sẽ không nhất thiết được tiếp nối là “vết cắn”. trong trường hợp như vậy, một công ty không cần phả ứng quyết liệt nếu nó có thể cầm cự qua cuộc bầu cử. Ronald Reagan, một người từ lâu đã ủng hộ thương mại tư do, đã trở thành một nhà bảo vệ thực sự chỉ trước cuộc tái bầu cử của ông vào năm 1984. Sau cuộc bầu cử, một chính sách thương mại tự do đã được thiết lập lại. Do đó, một công ty phải quyết định sớm những đe dọa chỉ là như vậy và không hơn hay những nguy cơ như vậy tạo ra ý đinh và thái độ thực sự đối với tương lai của các ứng cử viên.

Phân tích rủi ro chính trị hay rủi ro đất nước

Mặc dù các nhà khoa học chính trị, kinh tế học, các doanh nhân, và học giả kiinh doanh có một vài ý kiến về rủi ro chính trị, nhưng họ dường như có nhiều khó khăn để đồng ý về định nghĩa của nó và các phương pháp để dự đoán các rủi ro. Có lẽ , bởi vì không có sự thống nhất về định nghĩa, nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng để tính toán, phân tích và dự đoán rủi ro chính trị. Simon đưa ra một tổng kết về đánh giá rủi ro chính trị tốt về các mặt : định nghĩa, cách tiếp cận, cơ sở dữ liệu và những biến thể.

Một vài phương pháp đánh giá là cụ thể cho từng nước mà một thông báo rủi ro được dựa trên những hoàn cảnh đặc biệt đuy nhất, chính trị và kinh tế. Như vậy thiếu một khuôn khổ nhất quán cho phép so sánh giữa các nước. Vì một công ty đa quốc gia phải quyết định phân bổ các nguồn lực dựa trên các cơ hội tiềm năng và những rủi ro gắn liền với mỗi quốc gia, một phương pháp chung là cần thiết.

Thậm chí khi có một nỗ lực mang tính hệ thống để so sánh giữa các quốc gia, các phương pháp được sử dụng rất khác nhau. Một vài phương pháp chẳng có gì hơn là những danh sách kiểm tra bao gồm một số lượng lớn các vấn đề có liên quan mà có thể áp dụng cho mỗi nước. Một danh sách kiểm tra khá toàn diện là một bảng do Nagy xây dựng. Các hệ thống khác dựa vào những câu hỏi được gửi tới các chuyên gia hay nhân dân địa phương để đánh giá thái độ chính trị. Những hệ thống tính điểm như vậy cho phép đánh giá sắp xếp các nước theo số đã được chấp nhận. Một vài viện đã chuyển thành viện nghiên cứu kinh tế vì mục đích này. Ví dụ ngân hàng Marine Midland sử dụng ecometrics để đánh giá nhiều nước khác nhau về mặt rủi ro kinh tế.

Tuy nhiên, phương pháp nay không hoàn hảo. “Phương pháp này có bất lợi nó chỉ giải quyết với dữ liệu kinh tế, những mối quan hệ đó là đúng đối với nhiều nước nói chung từng dự đoán những kết quả các nước riêng lẻ, vầ vai trò của thống kê không cao như mong muốn.”

Simon đã chỉ ra rằng những biến thể được sử dụng để đánh giá rủi ro chính trị, có thể được phân loại theo nhiều phạm vi. Do vậy những biến thể có thể hoặc là có liên quan đến xã hội hoặc có liên quan đến chính phủ, hoặc bên ngoài hoặc bên trong( được dựa trên nguồn gốc của rủi ro ), và hoặc vĩ mô hoặc vi mô( được dựa trên hoạt động của chính phủ trực tiếp hướng vào tất cả các công ty hay chỉ một số ngành công nghiệp được lựa chọn ở nước sở tại.)

Mức độ phát triển kinh tế và hình thức hệ thống chính trị có thể được sử dụng như là những mảng phạm vi bổ sung. Các nước có thể hoặc là công nghiệp hóa hoặc đang phát triển. Và nhiều nước có thể có hệ thống chính trị mở hoặc hệ thống chính trị đóng. Một xã hội mở khi các tổ chức phi chính phủ có thể tổ chức những sự kiện bằng thể hiện sự thông qua( đồng ý ) hay bất mãn dưới hình thức: bỏ phiếu, chống đối, tẩy chay…Trong những xã hội khép kín một chính phủ không cho phép những hình thức tự do ngôn luận của công chúng và trấn áp nhân dân có thể dẫn tới những cuộc bạo động đối đầu. Bảng 4-1 một khung rủi ro chính trị.

Kiểm soát rủi ro chính trị

Để kiểm soát rủi ro chính trị , có 4 cách mà một MNCs có thể theo đuổi : tránh rủi ro, bảo hiểm rủi ro, thương lượng về môi trường và cơ cấu đầu tư.

Tránh rủi ro có nghĩa là không đầu tư kinh doanh ở những nước có sự bất ổn chính trị cao.Trong trường hợp này phân tích rủi ro chính trị là có ý nghiã rất lớn . Ngược lại, bảo hiểm rủi ro lại là một chiến lược chuyển rủi ro sang người khác(eg.,người bảo hiểm tư nhân, FCIA, và OPIC). Chiến lược này sẽ được đề cập đến chi tiết hơn ở phần sau.

Thương lượng môi trường là giải pháp để hướng tới sự thoả thuận nhượng bộ thẳng thắn trước khi cho phép công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Sự thoả thuận như vậy là để xác định quyền và nghĩa vụ của MNCs, của các đối tác nước ngoài của MNCs và chính phủ nước nhận đầu tư.

Về cơ cấu đầu tư, mục đích là để giảm tối đa những nguy cơ tiềm tàng do sự điều chỉnh hoạt động của công ty hay do các chính sách tài chính. Khi việc đầu tư đã được thực hiện , sẽ có một số chính sách để đồi phó với sự bất ổn định. Đó là chính sách như chuyển từ mục tiêu tạo chỗ đứng ở nước đầu tư và có lợi nhuận sang mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và thay đổi tỷ lệ lợi nhuận / chi phí. Chính sách tài chính bao gồm các kỹ thuật :

+Giữ các công ty liên doanh hay chi nhánh phụ thuộc vào công ty mẹ về thị trường, nhà phân phối hay cả hai.

+Tập trung nghiên cứu và phát triển cơ sở vật chất và công nghệ độc quyền ở nước mình.

+Tạo dựng một thương hiệu riêng mang tính toàn cầu để nước chủ nhà cùng lắm cũng chỉ lấy đi được phần tài sản hữu hình chứ không lấy đi được tài sản vô hình của công ty.

+Làm chủ về giao thông, vận tải

+Sản xuất sản phẩm ở nhiều nhà máy.

+Thúc đẩy sự hợp tác với bên ngoài.

Rủi ro chính trị còn bị ảnh hưởng bởi khả năng độc lập của công ty. Một chi nhánh sẽ có ít khả năng đó khi yêu cầu về công nghệ, điều hành,quản trị lại nằm trong tầm kiển soát của nước chủ nhà. Trong trường hợp chính phủ có xu hướng can thiệp sâu vào công việc của công ty ,khi đó để tăng tính độc lập công ty có thể phải thực hiện một số hoạt động nhất định. Khi doanh số của chi nhánh lớn hơn của công ty liên doanh thì MNCs phải dùng việc kiểm soát bán hàng và để giảm sự can thiệp. Một cách đơn giản , khi các chi nhánh ngày càng tăng cường việc xuất khẩu thì cũng đạt được một kết quả tương tự.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Fagre và wells gần như khẳng định rằng mức độ sở hữu của các chi nhánh nước ngoài tại một nước phản ánh trình độ công nghệ của các nước, phản ánh mức độ mà một MNCs cố gắng cá biệt hoá sản phẩm của mình, phản ánh mức độ xuất khẩu của chi nhánh sang các chi nhánh ở nước khác của MNCs, phản ánh mức độ đa dạng hoá sản phẩm của MNCs và mức độ cạnh tranh của các MNCs khác. Khối lượng đầu tư không ảnh hưởng nhiều đến chính sách sở hữu của chính phủ.

Để đối phó với sự bất ổn định, Mascarenhas đề nghị áp dụng chiến lược nỗ lực và linh động. Chiến lược để tăng sự kiểm soát được sử dụng để giữ môi trường trước những thay đổi bất lợi. Chiến lược này gồm các kỹ thuật:

+Sử dụng sự hợp tác đã có để kiểm soát việc cung cấp các nguồn lực và sử dụng sự hợp tác sắp tới để kiểm soát thị trường ,đặc biệt một số hay hầu hết các nguồn lực cung cấp và thị trường là ở bên ngoài nước đầu tư.

+Vận động chính phủ có những chính sách ưu đãi.

+Đặt câu hỏi về thanh toán.

+Sử dụng xúc tiến thương mại để tác động đến người tiêu dùng.

+Tham gia các hợp đồng với người cung cấp đầu vào và người mua các sản phẩm đầu ra.

+Thành lập cacten với đối thủ cạnh tranh.

Cần phải chú ý rằng một số trong những chiến lược này bị coi là phi pháp ở một số nước.

Tăng tính chủ động , nhất là với kinh phí sẽ tăng khả năng thích nghi của công ty với những biến động của môi trường. Chiến lược này bao gồm:

+Sử dụng một thiết bị để sản xuất nhiều sản phẩm vì vậy giảm được sự phụ thuộc vào một sản phẩm duy nhất.

+Một sản phẩm được bán ở nhiều thị trường.

+Tăng cường xuất khẩu , xin giấy phép kinh doanh,quyền kinh doanh và các hợp đồng phụ để giảm các nguồn lực vào chi phí cố định và để kéo dài sử dụng tài sản ở nước ngoài.

+Phân quyền quyết định để đạt quyết định nhanh chóng.

+Tránh những cam kết dài hạn bằng cách có chú ý về việc kết thúc trong ngắn hạn.

+Duy trì sự bảo toàn với những tài sản vay đột xuất và chứng khoán phát hành để đối phó tạm thời trước sự biến động của môi trường.

+Thiết lập một hệ thống thông minh để tiếp cận với sự phát triển của môi trường.

Bảng 4-2 đưa ra một số giải pháp để giảm bớt sự bất ổn và những điều kiện thích hợp với từng giải pháp.


Bảng 4-2

Giải pháp Điều kiện Ví dụ


Dự đoán a. Khi thị trường lớn và chi phí Dự đoán sự tiêu dùng hàng

đầu tư được trừ dần với khối hoá thiết yếu dựa vào nhân

lượng lớn khẩu học. Dự báo trước về

b. khi dữ liệu là có sẵn và tin cậy rủi ro chính trị và địa lý

c. khi vốn góp nhiều và có thể thu trước khi đầu tư vào việc

hút vốn một cách dễ dàng khai thác dầu khí

d. khi giám đốc hiểu và thông

thạo kỹ thuật dự báo

Kiểm soát a. khi không có sự bắt buộc của Người bán lẻ với nhiều nhà

chính phủ cấm những thanh toán cung cấp và nhiều khách

có nghi ngờ. hàng không thể hội nhập

b. khi không có hạn chế về quảng theo xu hướng một cách dễ

cáo dàng.Một công ty sản xuất

c. khi sự liên kết không bị ngăn quần áo của Mêxico không

chặn bởi hành động mua chịu biết chính xác về doanh thu

bán chịu và lợi nhuận của mình thì

d. Khi sự liên kết không bị loại không thể tận dụng được

bỏ do tồn tại quá nhiều sản phẩm các hợp đồng sau này.

đầu vào và đầu ra.

e. khi vẫn còn hợp đồng trong thời

gian tới


f. khi các hợp đồng được cam kết trả

đúng hẹn


Bảo hiểm a. trên lý thuyết, chỉ bảo hiểm chỉ bảo Bảo hiểm rủi ro chính trị

hiểm những vụ có thể xảy ra và kết chỉ có ở một số nước, một

quả phải rõ ràng. Đó phải là những số ngành và chỉ cho một

mối nguy không cố ý. vài loại rủi ro

b. Khi mức khấu trừ và phí là hợp lý

linh động a. khi công nghệ của công ty cho một công ty dệt may có

phép việc đầu tư đước chia thành thể ký hợp đồng phụ về

những phần nhỏ hơn, những phần quần jeans bởi vì những

có thể làm được. yêu cầu về chuyên môn

b. Có đối tượng giúp hoàn thành là sẵn có

những hợp đồng phụ bắt buộc

c. khi có nhiều nguồn cung cấp và có

nhiều người mua sản phẩm của hãng

d. khi hợp đồng phụ không có đối thủ

cạnh tranh

e. khiviệc xin giấy phép , xin quyền

kinh doanh và xuất khẩu là khả thi

Tránh rui ro a. khi không được phép chuyển rủi ro chỉ chấp nhận thanh toan

cho người khác bằng đồng tiền mạnh

Biện pháp để tối thiểu hoá rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị không thể dự báo trước nhưng ít nhất cũng làm giảm được rủi ro chính trị. Có một số biện pháp mà MNCs có thể thực hiện để thuyết phục nước nhận đầu tư không kiểm soát tài sản của họ:

Thúc đẩy kinh tế

Một chiến lược bảo vệ đầu tư kêu gọi các công ty gắn lợi ích kinh doanh của mình với lợi ích nền kinh tế quốc dân của nước nhận đầ tư. Brazil đã trục xuất ngân hàng Mellon vì ngân hàng này từ chồi hợp tác để tham gia đàm phán lại về khoản nợ nước ngoại khổng lồ của nước này.

Có thể thúc đẩy kinh tế nước nhận đầu tư bằng một số cách khác nhau. Một cách là công ty mua sản phẩm hay nguyên vật liệu của nước đó để phục vụ cho sản xuất và hoạt động của công ty. Bằng việc trợ giúp các hãng trong nước công ty có thể phát triển mối liên kết với những người có thể đem lại nhiều mối quan hệ chính trị. Có thể kết hợp với chiến lược này việc sử dụng công ty nhận thực hiện hợp đồng phụ. Chẳng hạn,một số nhà sản xuất xe tăng quân đội cố gắng thực hiện hợp đồng từ Nethelands bằng việc kí hợp đồng phụ sản xuất xe tăng mới với những công ty của Hà Lan.

Đôi khi sử dụng nguồn lực trong nước là bắt buộc. Chính phủ có thể yêu cầu sản phẩm phải chứa linh kiện sản xuất trong nước, điều này có thể thúc đẩy kinh tế trong nước do : (1)nó làm tăng nhu cầu về linh kiện sản xuất trong nước, (2) Tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở vật chất con làm chính phủ hài lòng hơn nữa. IBM là công ty nước ngoài duy nhất được phép bán tổng đài ở Pháp vì PBXs của hãng được sản xuất tại đây.

Tóm lại , các công ty nên cố gắng giúp nước nhận đầu tư bằng cách theo hướng xuất khẩu.Exhibit 4-3 chỉ ra Marubeni,một hãng của Nhật nhấn mạnh chiến lược này khi quảng cáo nhằm vào thị trường Mỹ. Cả United Brands và Castle và cooke đều có thể phục vụ cuộc cách mạng ở Nicaragua theo chién lược này. Lượng USD họ thu được qua xuất khẩu đã trở thành thu nhập chính của chính phủ Nicaragua. Vì vậy bảo đảm cho những hoạt động kiểu Mỹ latinh của họ không bị mất đi. AT&T cũng vào được thị trường viẽn thông Pháp bằng cách giúp CGN, nhà sản xuất công tắc bán công tắc kĩ thuật số tại Mỹ.

Tạo thêm việc làm

Các công ty nước ngoài sẽ mắc một sai lầm phải trả giá đắt khi cho rằng công dân của các nước kém phát triển là không lựa chọn được. Công ty không thu được lợi ích gì nếu cho rằng dân của nước nhận đầu tư là lười biếng, không thông minh, không năng động và không có giáo dục,những thái độ như vậy làm công ty sẽ phải lo hết mọi việc. Vì vậy sử dụng lao động trong nước công ty nên dựa vào vị trí lao động.Chẳng hạn, chính sách của United Brands là chỉ thuê người địa phương vào vị trí quản lý.

Các hãng cũng nên cân nhắc cẩn thận về mức độ ảnh hưởng của tự động hoá ở khu vực có lao động rẻ với tỷ lệ thất nghiệp cao. Tự động hoá là không phù hợp ở ấn độ nơi mà mục tiêu của chính sách của quốc gia là tạo thêm công ăn việc làm chứ không phải là rút bớt lao động. Chính phủ ấn độ đẵ yêu cầu Lux và lifebouy tự rút khỏi ÂĐ, còn Colgate và Beecham phải cắt giảm hoạt động. Để có thể tạo thêm 15.000 đến 250.000 việc làm mới ,Wimco bị yêu cầu buộc phải từ bỏ việc xây mới 2,700 ngôi nhà. Như vậy là công nghệ cao không phải luc nào cũng được chào đón hay là sự mong đợi của nước nhận đầu tư.

Việc không đủ khả năng để tự động hoá hoàn toàn cũng không gây nhiều bất lợi cho MNCs, như cho thấy cuộc nghiên cứu tại các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc lá, đồ uống ở Đông Nam á nó lại đem lại một số lợi ích. MNCs có thể thu được nhiều lợi ích hơn ở các nước kém phát triển khi sử dụng công nghệ ở mức trung bình hơn là thiết bị công nghệ cao.Một nhà máy tự động hoá hoàn toàn có thể dễ điều hành hơn cho giám đốc công ty vì họ đã quen với công nghệ cao và là người có khả năng kiểm soát về chất lượng và số lượng sao cho đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu. Nhưng bù lại công nghệ trung bình và bổ xung thêm lao động lại đỡ tốn kém và nâng cao thiện cảm do tạo thêm nhiều việc làm.

Chia sẻ quyền sở hữu

Thay vì một mình kinh doanh, công ty nên cố gắng chia sẻ trách nhiệm với công ty khác, đặc biệt là những công ty trong nước. Biện pháp có thể là chuyển từ công ty tư nhân sang công ty cổ phần, hay từ công ty nước ngoài thành công ty trong nước. Dragon Airline, được xem là một công ty thực sự của Trung Quốc đã yêu cầu cần phải giảm bớt quyền hạ cánh của hãng hàng không Cathay Pacific với lý do đây là một hãng của Anh hơn là của Trung quốc. Lời đe doạ đó đã buộc Cathay Pacific phải phát hành những chứng khoán mới cho các nhà đầu tư Trung Quốc có cổ phần trong công ty. Động thái này là để thuyết phục Hongkong và Trung Quốc rằng hãng có nguồn gốc của Trung Quốc.

Một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để chia sẻ bớt trách nhiệm là thành lập một công ty liên doanh. TRong hầu hết các trường hợp, kết quả là sự mất đi một phần quyền kiểm soát nhưng bù lại là lợi ích thu được. Chính sách của United Brands ở Nam á là không chia sẻ bất cứ công việc gì trừ khi liên doanh để giảm bớt rủi ro.

ở một số liên doanh với nước ngoài, không nhất thiết lúc nào đối tác cũng là của nước nhận đẩu tư. Việc hợp tác có thể với một nước khác. Nhiều quốc gia cùng tham gia một công việc không chỉ giảm bớt được khó khăn mà còn làm cho nước nhận đầu tư không thể kiểm soát việc kinh doanh mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ với nhiều nước cùng một lúc.Chính sách tình huống ở Nam á là một trong những lý do để Forse chọn việc sản xuất kinh doanh mô tô ở đây với Anglo American. Việc hợp tác này làm giảm phạm vi của Forse ít nhất là 40%.

Đôi khi sự hợp tác đa quốc gia lại đem lại một kết quả trái ngược. Điều này đặc biệt đúng khi một trong những quốc gia đó không có quan hệ tốt với nước chủ nhà.

Một chiến lược khác là viếc tự nguyện nội địa hoá. Chứng minh cho trường hợp này là một đạo luật về quy chế trao đổi với nước ngoài cuả Ân Độ được thông qua năm 1973 để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Luật này giới hạn một công ty chỉ đước phép có số vốn nước ngoài chiếm tối đa lầ 40%, ngoại lệ là những công ty có công nghệ cao và theo hướng xuất khẩu . Cả IBM và Coca-Cola vì thế mà đã ra khỏi Ân Độ năm 1978. Ngược lại,các hãng sản xuất thuốc như Warner lambert và Parke Davis chấp nhận cắt giảm tỷ lệ của họ.

Nội địa hoá trong hầu hết các trường hợp không phải là mong muốn của các nhà đầu tư vì vậy nó thường là một qui định bắt buộc. Do đó công ty nên có kế hoạch nội địa hoá trước hơn là đợi đến khi nước nhận đầu tư yêu cầu vì đến lúc đó công ty ty sẽ không có động lực và mất đi tính độc lập của mình. Việc làm này được hiểu là một hành động để tỏ thiện chí.Với một chiến lược không ngoan công ty sẽ vẫn giữ được thị trường và công nghệ trong khi cũng chỉ góp vốn theo tỷ lệ.

Quan tâm đến dân chúng

MNCs của Mỹ thường khuyến khích đưa ra nước ngoài những sản phẩm sấu, nhưng điều này là không nên. Một công ty nếu chỉ đơn giản là kinh doanh ở nước ngoài là không đủ mà còn phải có sự hợp tác tốt với công dân nước đó. Để đạt được điều này các MNCs của nên kết hợp dự án đầu tư với dự àn về con người. Điều này ban đầu có thể làm tăng tổng chi phí, nhưng lại có ý nghĩa kinh tế trong dài hạn. ở nhiều nước nhân dân vẫn phải sống trong cảnh khổ sở, thiếu thốn về cơ sở vật chất. Vì thế tốt nhất nên trợ giúp họ xây dựng trường học, đường xá, bệnh viện và hệ thống cấp nước bởi vì những dự án như vậy làm lợi cho cả nước nhận đầu tư và công ty, đặc biệt là về mặt thiện cảm trong thời gian dài.Theo một nghiên cứu của Conference Boards, gần một nửa trong số 200 công ty của Mỹ đã nghiên cứu hoạt động phòng khám chữa bệnh ở nước nhận đầu tư. Union Carbide đã xây một trường kỹ thuật ở Zimbabue trị giá $4_5m, và United Brands theo chính sách này như việc xây dựng nhiều trường học mới. ở nhiều nước kém phát triển thì một số tiền ít cũng có thể đi một chặng đường dài.

Trung lập về chính trị

Vì lợi ích lâu dài tốt nhất cho công ty, là không khôn ngoan nếu công ty để liên quan đến tranh chấp về mặt chính trị giữa các công ty trong nước hay giữa các công ty nước ngoài. Một công ty nên tuyên bố rõ ràng rằng nó không phải là kinh doanh chính trị mà mối quan tâm của nó là về kinh tế theo lẽ tự nhiên.

Đằng sau quang cảnh hành lang

Giống như những biến đổi tác động đến hoạt động kinh doanh, rủi ro về chính trị có thể được giả quyết một cách hợp lý. Các công ty cũng như các tập đoàn có những lợi ích khác nhau và mỗi bên muốn đưa ra ý kiến của mình. Khi nghành công nghiệp nấm của Mỹ yêu cầu hạn nghạch chống lại nhập khẩu từ Trung Quốc, Pizza Hut đã đứng ra bảo vệ Trung Quốc bằng cách yêu cầu cho các nhà cung cấp trong nước và nhà cung cấp nước ngoài sẽ không gặp phải tiêu chuẩn kỹ thuật., là một trong những khách hàng lớn nhất của Trung Quốc và là một nhà tiêu thụ 9 triệu tấn nấm để sản xuất bánh Pizza, do vậy thương vụ mua lớn này Pizza Hut đang gặp nguy cơ . Hơn thế nữa, công ty mẹ của nó PepsiCo hy vọng mở một nhà máy tại ở phía Nam Trung Quốc. Do Chính phủ Mỹ xũng muốn củng cố mối quan hệ với Trung Quốc nên lời yêu cầu của nghành công nghiệp nấm Mỹ đã bị từ chối.

Trong thực tế các công ty nên cố gắng tác động đến các quyết định chính trị. Các cuộc triển lãm để Mobil cố gắng tác động đến quyết định là nó sẽ làm lợi cho đối tác của nó. ả Rập. Mặc dù hoạt động của công tybị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị. Tác động này không nhất thiết chỉ theo một hướng. Các hoạt động vận động hành lang có thể được thực hiện và sé khôn ngoan nếu vận động hành lang yên lặng đằng sau để không gây ra ồn ào chính trị khôngt cần thiết. Các nhà nhập khẩu phải cho chính phủ của mình biết tại sao hàng nhập khẩu đang chống lại họ và khách hàng của họ, Ví dụ, nhiều đại lý bán lẻ quần áo đã phàn nàn mạnh mẽ khi hàng rào thương mại được dựng lên để chống lại nhập khẩu quần áo. Tương tự, những nhà sản xuất máy tính của Mỹ lên tiếng phản đối hành động của chính phủ nhằm bảo vệ giá của chất bán dẫn sản xuất ở Mỹ bởi vì các công ty này phải chịu bất cứ sự tăng giá nào.

Các công ty không những phải vận động hành lang ở nước của mình mà có lẽ phải vận động hanhg lang ở nước xuất khẩu. Các công ty có lẽ muốn tự đi vận động hoặc để chính phủ làm hộ. Đối với các công ty của Mỹ, chính phủ có thể được yêu cầu gây sức ép tới chính phủ nước ngoài. Khi vấn đề liên quan đòi hỏi sự sung công, các công ty Mỹ có thể dùng luật sửa đổi Hickenlôpẻ 1963. Luật sửa đổi yêu cầu chính phủ mỹ cắt sự trợ giúp của tất cả các quốc gia mà chuyển quyền sở hữu của các công ty Mỹ mà không có sự bồi thường thoả đáng.


Bán tên lủa cho ả Rập mang lại cho Mỹ nhiều lợi nhất.

Thậm chí trước khi Tổng thống Reagân phủ quyết cách giải quyết của quốc hội ngăn không bán tên lửa phòng thủ cho ả Rập Xéut, các nhà bình luận đã tán thành nên bán tên lửa . Họ lập luận rằng bán tên lửa sẽ không chỉ mang lại lợi ích không chỉ cho A Rập mà diều quan trọng hơn cả là lợi ích sống còn của Mỹ trong chiến lược Trung Đông của Mỹ.

Ví dụ , tờ New York Times, chắc chắn sẽ không ủng hộ quyết định của chính phủ, đã có bài xã luận phát hành ngày 7 tháng 5 “ quốc hội đã sai lầm khi ngăn không bán vũ khí với trị giá 354 triệu USD cho ả Rập, mà phần lớn là tên lửa phòng không. Một tác giả bài xã luận đăng trên tờ Times đã cho rằng “....chống lại ảnh hưởng của Iran và Syria bằng cách hỗ trợ cho Irắc và Jorrdan

.Và các nước này đã đầu tư của cải của họ vào phương Tây mà đáng kể là Mỹ. Họ không phải là những đồng minh đáng chú ý nhưng họ là bạn và là những người bạn tốt”. Một bài xã luận tương tự cũng cho rằng Nếu Mỹ không bán vũ khí cho ả Rập thì họ sẽ mua vũ khí từ các quốc gia khác. Tờ Times cũng nói rằng “ A Rập trung thành bảo vệ vũ khí của Mỹ chống lại chuyển nhượng bất hợp pháp” Sự bảo vệ này sẽ mất nếu chúng ta để họ mua vũ khí từ các quốc gia khác

.Tờ times kết luận “ Một thương vụ mới là mong muốn có tính chất ngoại giao đối với Mỹ “.

John M.Poindexter_ trợ lý của tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia đã chỉ ra vai trò chiến lược của A Rập trong một bài báo được đăng trên tạp chí The Washington Post, nêu lên những biến động trong khu vực “ đó là một cuộc chiến tranh kéo dài của những người theo chủ nghĩa cuồng tín. Xô Viết ủng hộ những kẻ quá khích có quan điểm cực đoan ở Bắc Yêmen và các nơi khác”. Sự can thiệp của Xô Viết vào Afghanistan mà Poindexter gọi nó là tốt

“ Nước Mỹ có nhiều bạn bè trong khu vực họ đang gúp đỡ nhằm duy trì sự ổnn định an ninh trong khu vực và Sự an ninh của họ củng cố lợi ích của chúng ta. ARập là một trong các quốc gia quan trọng đó.. Poindexter viết “ Hoàn thành bán vũ khí thời điểm này, thậm chí tên lửa sẽ không giao hết trong vài năm là một sự minh chứng rõ ràng và quan trọng cam kết của mỹ tới sự phong thủ của ả Rập. Nó sẽ giúp Iran tránh khỏi cuộc chiến tranh vùng vịnh mở rộng, giúp đỡ giải quyết các nước ả Rập khác giảm bớt khả năng là Các binh đoàn Mỹ có thể được phải sử dụng để bảo vệ lợi ích của chúng ta ở vịnh Percian . Bản thân Tờ Post đã bị thuyết phục. Trong một bài xã luận 9 tháng 3, hai ngày sau khi bài báo của Poindexter đưa ra, tờ Post viết “ đối với A Rập

Đứng trước một loạt hiểm nguy thì bảo vệ đất nước là nhiệm vụ trung tâm

Sự ủng hộ của Mỹ với nền quốc phòng của ả Rập được thể hiện bằng sự trung thành và cung cấp vũ khí. Có một lưu ý là bây giờ Mỹ đã phá vỡ điều này một cách ngẫu nhiên.

Tổng thống Reagân đã nhấn mạnh quan điểm của ông ta trong bản thông điệp phủ quyết là ả Rập đã chứng tỏ thiện chí và tình bạn của họ và làm việc không phô trương để cải thiện bầu không chính trị trong khu vực.

Tuần này, thượng nghị viện sẽ cố gắng phủ quyết ý kiến của Tổng Thống Reagân, khi các thành viên bỏ phiếu bầu họ nên nhớ một thực tế đơn giản là Họ không chỉ đang bỏ phiếu cho dự luật vũ khí cho ả Rập mà họ đang bỏ phiếu cho dự Luật vũ khí cho chính nước Mỹ và nhữnglợi ích của họ .Dựa vào những so sánh chúng tôi tin sự phủ quyết của tổng thống chấp nhận.

Mobill


Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương