1. Nguồn gốc của Marketing quốc tế : Cơ hội và thách thức Minh hoạ về Marketing : Sự phát sinh việc đa quốc tịch hoá các tập đoàn



tải về 4.84 Mb.
trang10/34
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích4.84 Mb.
#38478
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   34

Giữa những nguyên nhân đó tại sao một vài nhà kinh doanh mong muốn và thậm chí háo hức yêu cầu một khoản hối lộ là để.

+Theo yêu cầu của công việc.

+Đảm bảo một hợp đồng.

+Tránh sự trì hoãn của hợp đồng.

+Ngăn cản đối thủ cạnh tranh đạt được hợp đồng.

Hối lộ không phải luôn luôn là vô điều kiện, hơn nữa nó có thể là một vấn đề hàng đầu, điều gì có thể xem như là hối lộ, đối với một người có thể không phải là.

Đặc biệt là đối với người chấp nhận khoản thanh toán này. Vấn đề này có thể nên hiểu rõ ràng hơn bởi vì xét cho đến cũng như là một hệ thống tiền quà. Điều đó là thường thấy ở các nước phương Tây khi cân nhắc, xem xét, đưa ra

Đôi khi, phạm vi áp dụng của luật pháp có thể được mở rộng. Chương 12 bộ luật dân sự của Pháp cho phép các toà án của Pháp xét xử một công dân nước ngoài nếu người này dính líu đến một vụ án có liên quan đến một công dân của Pháp. Do đó, một công ty của Pháp có thể kiện một công ty vận tải đường biển của Anh tại một toà án Pháp với lý do công ty Pháp này phải trả các khoản bồi thường tổn thất đối với các hàng hoá do công ty của Anh chuyên trở. Và rõ ràng là các toà án trong nước dễ dàng dành được quyền xét xử đối với các bị đơn nước ngoài., đặc biệt là trong các vụ kiện thương mại.

Mỗi khi có thể và trên thực tế, các công ty thường nhờ trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại. Các trọng tài có thể kiên nhẫn lẵng nghe sự giải thích của cả hai bên, quá trình xét xử thường nhanh hơn và các quyết định thường được đưa ra bởi các luật sư chuyên ngành. Cả IBM và Fujisu dường như đều hài lòng với các phán quyết của trọng tài trong các vụ kiện về bản quyền. Ngược lại, Inter đã mang vụ việc ra toà và đã thất bại trước Nec trong vụ kiện về vấn đề bản quyền. Sau khi nghe hai bên tranh cãi khá lâu, quan toà ở một toà án địa phương đã công nhận rằng Intel không vi phạm luật bản quyền. Tuy nhiên, mọi việc trở nên phức tạp hơn khi một toà án cấp cao hơn đã cho rằng vị quan toà đó không đủ tư cách xét xử. Cuối cùng, vị quan toà này đã phải nhượng bộ bởi ông ta có một lượng cổ phiếu trị giá 80 USD thông qua một hội đầu tư và vụ kiện được đưa ra xử lại.

Một khía cạnh trong luật pháp vốn không được chấp nhận rộng rãi là việc mở rộng phạm vi áp dụng của luật pháp. Một quốc gia nếu muốn bảo hộ các lợi ích của mình thường sẽ mở rộng phạm vị áp dụng của luật quốc gia đó ra ngoài biên giới. Do đó, một công ty Mỹ kinh doanh ở nước ngoài sẽ chịu ảnh hưởng bởi luật pháp của Mỹ. Hoạt động của các chi nhánh và các công ty con thậm chí còn phức tạp hơn và gây rất nhiều tranh cãi. Mặc dù nằm trong các công ty mẹ ở Mỹ song các chi nhánh ở nước ngoài lại không phải là các công ty của Mỹ. Các công ty này có trụ sở ở nước ngoài và một câu hỏi được đặt ra là liệu chúng có chịu sự chi phối của các sắc lệnh của chính phủ Mỹ hay không. Vào năm 1986, tổng thống Mỹ Reagan đã cấm các công ty Mỹ không được làm ăn với Libya sau các vụ khủng bố phi trường ở Vienna và Rome. Để đối phó, các công ty Mỹđã chấp hành sắc lệnh này song họ vẫn cho phép các công ty con ở nước ngoài của mình tiếp tục buôn bán như bình thường với Libya, miễn là các nhân viên quốc tịch Mĩ không làm ở đây.

Khi một quốc gia cố mở rộng phạm vi áp dụng luật qua biên giới nước mình, nó có thể làm mếch lòng các đối tác kinh doanh hay các đồng minh chính trị. Và Mĩ đã một số lần lâm vào tình trạng này trước đây. Mỹ đã mâu thuẫn với Canada khi chính phủ Mĩ định cấm các công ty con của Canada bán hàng hoá sang Cuba. Một cuộc đấu khẩu khác cũng đã xảy ra ở châu âu khi Mỹ cấm các công ty con ở châu Âu của các tập đoàn của Mĩ không được tham ra vào một dự án xây dựng đường ống dẫn dầu ở Liên Xô. Hẳn là đã rút ra được nhiều bài học từ những vụ cãi vã này, chính phủ Mĩ giờ đây đã cố gắng giảm thiểu những mâu thuẫn xung quanh việc mở rộng phạm vi áp dụng luật. Chẳng hạn như đối với lệnh cấm vận Nicaragua, Mĩ đã hết sức thận trọng để không gây ra các mâu thuẫn không cần thiết với các đồng minh Trung Mĩ của mình bởi Nicaragua đã kí một hiệp định thương mại quan trọng với bốn thành viên của tổ chức thị trường chung Trung Mĩ này. Mĩ cũng không muốn gây ra những rạn nứt trong thương mại, vốn có thể làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của các đồng minh của mình. Do đó, Nicaragua vẫn có thể trao đổi hàng hoá với Mĩ thông qua Canada và Mexico. Lệnh cấm vận của Mĩ đối với Nicaragua có thể nói là chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị hơn là về mặt kinh tế.

Các hình thức tổ chức doanh nghiệp

Các công ty làm ăn ở Anh có thể lựa chọn một trong ba hình thức cơ bản sau: Chi nhánh của các công ty Anh; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty liên doanh. Nếu một công ty được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thì sẽ có nhiều vấn đề cần phải được xem xét. Một công ty TNHH có thể tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần (p.l.c) và có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu hoặc dưới hình thức công ty tư nhân ( ltd), vốn không được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Nhìn chung, một công ty cổ phần phải có đủ một số điều kiện về vốn, điều lệ đăng kí, phương thức huy động vốn và những tài sản để cổ phần hoá.

ở Mĩ, một doanh nghiệp có thể thuộc các hình thức sau: một chủ sở hữu; hợp doanh hay tập đoàn. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, hình thức phổ biến nhất là tập đoàn. Do không bị ràng buộc nhiều về mặt pháp lý, các tập đoàn có cấu trúc khá ổn định và nó cũng được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Hầu hết các tên các công ty của Mĩ đều có kí hiệu “Corp” hay “Inc” song đó không phải là thương hiệu của các công ty này.

Các thuật ngữ chỉ các loại hình doanh nghiệp cũng rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau. Hầu hết các công ty trong khối thịnh vượng chung Anh quốc đều có tên gọi kèm theo dòng chữ ltd hay ltd.co với ý nghĩa rằng các trách nhiệm của công ty là “limited” (hữu hạn). Các thuật ngữ tương tự ở Pháp là S.A đối với các công ty cổ phần và SARL với các công ty trách nhiệm hữu hạn. ở Tây Đức và Thuỵ Sĩ người ta dùng chữ AG để biểu trưng cho một công ty cổ phần và chữ GmbH để biểu trưng cho một công ty trách nhiệm hữu hạn.

Để minh hoạ rõ hơn, chúng ta có thể so sánh các công ty ở Tây Đức ở Ireland. So với các công ty Ireland thì các công ty tương tự của Đức có thể thuộc các dạng sau: AG ( công ty hợp doanh trách nhiệm hữu hạn); Gesellschaft ( Công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn); O.H.G (công ty liên doanh); KG (công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn).... Để giảm thiểu sự lẫn lộn và đảm bảo tính thống nhất, các quốc gia châu Âu hiện đang khuyến khích sử dụng thống nhất thuật ngữ PLC cho mọi loại hình công ty có sự góp vốn của nhiều người.

Chi nhánh và công ty con

Khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, các công ty đa quốc gia luôn phải chọn một trong hai hình thức là sử dụng các chi nhánh hoặc các công ty con. Chi nhánh về bản chất là một bộ phận mở rộng của công ty song có trụ sở ở địa điểm khác. Mặc dù tách rời về mặt địa lý, nó vẫn trực thuộc công ty mẹ. Một công ty con, ngược lại, không những tách rời về mặt địa lý mà còn tách rời với công ty mẹ cả về mặt pháp lý. Nó được xem là một pháp nhân độc lập dù rằng nó bị một công ty mẹ nắm quyền sở hữu.

Có thể xem xét trường hợp của Marshall Field, một công ty bách hoá nổi tiếng ở Chicago, để thấy rõ điều này. Field có trụ sở chính ở trung tâm thương mại Chicago và một số chi nhánh ở ngoại ô Chicago cũng như một số chi nhánh khác ở khắp bang Texas. Đến lượt mình, bản thân Field lại là một công ty con của Batus, một tập đoàn của Mĩ sở hữu đại lộ Saks Fifth, các cửa hàng bách hoá Ivery, công ty cho thuê bất động sản và đồ đạc Breuners, công ty thuốc lá Williamson và hệ thống cửa hàng đặc biệt Thimbles. Tuy nhiên, công ty mẹ của Batus lại là BAT Industries, một tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại London.

Biểu đồ 5.2 cho thấy hệ thống công ty con mà Compaq đã sử dụng để thâm nhập thị trường Anh, Tây Đức và Canada. Biểu đồ 5.3 cho thấy Bayes đã làm thế nào để sử dụng hệ thống công ty con như một chiến lược kinh doanh trên thị trường Mĩ.

Công ty mẹ có thể sở hữu 100% hay một tỉ lệ vốn nhất định nào đó của công ty con. GE đã thu được một tỉ USD từ các công ty con 100% vốn hay một phần vốn của nó ở châu Âu. Các công ty Pillsbury, Coca-Cola hay IBM là những công ty thường nắm 100% vốn của công ty con. Tuy nhiên, mặc dù các công ty hoạt động theo những phương thức khác nhau nhưng rất khó có thể khẳng định đâu là mô hình ưu việt nhất. Điều chắc chắn nhất là công ty mẹ có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty con nếu nó nắm 100% vốn, nhưng liệu rằng việc kiểm soát toàn bộ đó có phải là một điều đáng mơ ước hay không thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Những con số thống kê chỉ ra một quy luật rằng những công ty xuyên quốc gia thường thích sử dụng công ty con hơn là chi nhánh. Fiat có 432 công ty con và có liên hệ với 130 công ty khác ở sáu mươi quốc gia. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao Fiat, cũng như các công ty đa quốc gia khác, lại có thể giải quyết mọi khó khăn và đảm bảo chi phí cho hoạt động của các công ty con ở khắp mọi nơi. So với các chi nhánh, việc sử dụng các công ty con làm phức tạp thêm cấu trúc của tập đoàn. Các công ty con cũng tốn phí nhiều hơn và đòi hỏi phải tăng doanh số để cân bằng nguồn chi phí.

Có mấy lí do khiến cho các công ty con thường được lựa chọn. Lý do thứ nhất là việc hình thành một công ty con thông qua việc sát nhập một công ty địa phương đã có sẵn giúp cho công ty mẹ thuận lợi hơn trong vịêc thâm nhập thị trường mới. Tập đoàn Cibageigy có trụ sở tại Thuỵ Sĩ đã sát nhập Airwich, một công ty Mĩ, thành công ty con của mình nhằm mục đích thứ nhất là thâm nhập được vào thị trường Mĩ và mục đích thứ hai tiếp cận được với Similarly Renault, một nhà sản xuát ô tô của Pháp bởi Renault cho rằng cách dễ nhất và nhanh nhất để mở rộng sự hiện diện của mình tại thị trường Mĩ là liên kết với một công ty Mĩ. Trả 350triệu đôla cho 46% cổ phiếu của American Motors, Renault đã mua 2 tỉ Đôla tài sản của mình( điều đó có nghĩa mạng với 1400 khách hàng, năng lực sản xuất, và tổ chức) mà sẽ phải mất tới hàng trăm triệu Đôla để nhân đôi lên.

Merrill Lynch lại có lí do riêng của mình để thành lập một công ty con kinh doanh tại Nhật Bản ,vấn đề là nó phải đương đầu với luật pháp của Nhật Bản,mà không cho phép Merrill Lynch sáp nhập những chi nhánh tại Tôkiô thành các công ty con, mặc dù các công ty của Nhật Bản được phép thành lập các công ty con. Từ lúc chức vị trở thành một việc kinh doanh ở Nhật Bản, Merrill Lynch đã có một thời gian gặp khó khăn tuyển chọn các quản lí mới. Các nhà quản trị cao cấp của họ ở Nhật Bản đã cố định là các giám đốc chi nhánh thay vì có chức vụ tổng giám đốc hay giám đốc điều hành. Để giải quyết vấn đề này, công ty mẹ đã thành lập công ty Merrill Lynch Nhật Bản ở Mỹ và do đó có khả năng thu hút các nhà quản lí người Nhật Bản để điều hành công ty con ở Nhật Bản.

Một lí do khác tại sao mà công ty con lại được ưa chuộng là vì sự linh hoạt được tạo ra, mà cho phép công ty mẹ có thể tận dụng lợi thế lỗ hổng luật pháp hoặc cơ hội để né tránh những qui định của các quốc gia nào đó. Để đối phó với sự chống đối mạnh mẽ với khuynh hướng mua hàng bí mật được tiến hành bởi nhà nước Xô Viết, mà đã gây ra sự tăng giá sau khi được tiết lộ, nước Mỹ đã bắt đầu yêu cầu các công ty tại Mỹ phải báo cáo lượng bán thóc gạo và các hạt giống tới hơn 100000 tấn được tiến hành trong vòng 24 giờ, và Bộ Nông Nghiệp đã phải thông báo rộng rãi tin tức này ngay lập tức. Mục đích của yêu cầu này là để bảo vệ các nhà làm bánh và các doanh nghiệp khác có thể bị lầm lẫn về cung và cầu, do đó giúp giảm bất kì một sự bất ổn nào của thị trường mà có thể gây ra cho người tiêu dùng phải trả giá cao hơn. Hầu hết các công ty đa quốc gia đều muốn giữ bí mật các vụ làm ăn bởi vì họ muốn có thời gian củng cố lại vị trí của mình trước khi các nhà đầu cơ mua lại, và cũng bởi người Nga và Trung Quốc luôn yêu cầu giữ bí mật các vụ làm ăn như vậy. Các công ty đa quốc gia của Mỹ thường có khả năng tránh các yêu cầu công khai bằng cách giành sự ưu tiên cho việc chuyển giao vào Mỹ thông qua một chi nhánh tại Thuỵ Sĩ hoặc các công ty thương mại trực thuộc ở một nơi nào khác.

Những ví dụ như trên gây nên nhiều vấn đề. Có một tranh cãi cố hữu giữa lợi nhuận của công ty và lợi ích của người khách hàng.Một công ty phaỉ quyết định liệu họ có nên kết hợp dự định này với tinh thần của luật định được đưa ra để bảo vệ khách hàng hay kiệu họ có nên chỉ quan tâm tới lơị nhuận của các nhà nắm giữ cổ phiếu. Ví dụ về chuyện thóc gạo đã chỉ ra rằng một công ty có thể thưòng xuyên lách qua cản trở luật pháp, tránh né luật pháp một cách cố ý bằng cách sử dụng cách công ty con ở nước ngoài. Trong các trường hợp khác, hệ thống này không thể tránh được nếu tổ chức của công ty con ở nước ngoài giống với một chi nhánh hơn là một công ty con. Những điều luật cũng có thể được thay đổi để hạn chế những hành động qua kẽ hở được nhắc tới trong hệ thống báo cáo. Nhưng tính hiệu quả của những nỗ lực này vẫn còn gây nghi ngờ, và vẫn có một vấn đề liên quan tới việc áp dụng các đặc quyền ngoại giao trong luật.

Một lợi ích khác liên quan tới việc sử dụng công ty con là ích lợi về thuế. Khi thành lập một công ty ở nước ngoài, một công ty con được coi như là một công ty ở trong nước, cọhả năng giành đựoc ưu đãi về thuế cho các công ry của nước ngoài. Hơn thế nữa, một công ty con có thể đem lại cho công ty mẹ sự linh hoạt trong trường hợp công ty mẹ phải trả thuế cho lợi nhuận có được bởi công ty con. Với một chi nhánh nước ngoài, thu nhập sẽ ngay lập tức bị đánh thuế thông qua công ty mẹ, không cần kể tới liệu có sự chuyển lợi nhuận hay không. Đưa ra tình huống này, công ty mẹ sẽ không có cơ hội trì hoãn bất kì khỏan lợi nhuận hay thua lỗ nào. Tại Tây Đức, sẽ là không khôn ngoan đối với những công ty nước ngoài nếu thành lập chi nhánh vì thuế hay bất cứ lí do nào khác. Cũng như thế tổ chức của một cong ty con hay là của một chi nhánh là một tập quán ở Bahamas, htậm chí rằng các công ty nước ngoài kinh doanh tại đó không phải đăng kí trừ phi họ muốn mua hay thuê bất động sản.

Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ là một công ty con không đợc hưởng lợi thế về thuế ở mọi qúôc gia. Bất cứ một ưu đãi về thuế nào cũng không được qui định trước nếu thiếu việc nghiên cứu kĩ các điều luật qui định của địa phương. Trường hợp này có thể áp dụng để thành lập một chi nhánh tại Đan Mạch thay cho một công ty con. Lợi nhuận của chi nhánh có thể chuyển về công ty mẹ mà không phải chịu bất kì một hạn chế nào, trong khi phần lãi của công ty con chuyển về công ty mẹ ở nước ngoài phải chịu 30% thuế chiếm giữ, cũng như là các hạn chế khác. Hơn nữa, bất kì sự chịu thuế nào của chi nhánh công ty ở Đan Mạch có thể được trừ vào thuế, cùng với các hạn chế khác. Hơn nữa, bất kì sự chịu thuế nào của chi nhánh ở Đan Mạch sẽ được bù lại thuế lợi nhuận ở nước công ty mẹ, nhưng đối với công ty con thì không có điều này.

Một điều cần phải luôn ghi nhớ là mỗi loại hình doanh nghiệp đều có mặt mạnh và yếu riêng. Do đó bất kì một sự ưu đãi nào về thuế cần phải xem xét kĩ lưỡng với các chỉ tiêu khác có thể bù lại với lợi ích này.Một chi nhánh có thể có được ưu đãi về thuế hơn là một công ty con ở Nhật Bản, nhưng ở Nhật Bản một chi nhánh lại khó thu hút vốn , mua đất, và mở rộng sản xuất. Kết quả là, các chi nhánh chỉ được đánh giá cao khi tiến hành các hoạt động dịch vụ và bán hàng. Tương tự như thế, ưu đãi về thuế ở Nam Phi đã giảm đi đáng kể bởi các qui định công khai. Các chi nhánh phải trình bày với nhà chức trách tình trạng tài chính của mình cũng như của công ty mẹ, trong khi các công ty tư nhân đăng kí ở địa phương thì không bị bắt buộc phải công bố những thông tin của công ty mẹ cho công chúng. Điều này cũng đúng với Đan Mạch.

Lợi ích của việc hạn chế các khoản nợ có khi là nguyên do quan trọng nhất để thành lập một công ty con. Với cơ cấu tổ chức như thế này, khoản nợ của công ry mẹ sẽ được giới hạn cho việc đầu tư ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa, sự thua lỗ lớn nhất có thể không lớn hơn tài sản đầu tư vào công ty con. Cũng như vậy , sự thiết lập một công ty riêng biệt sẽ tạo ra một vài sự bảo hộ chống lại những hành động không thiện chí. Ví dụ, trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai tập đoàn Philip thành lập công ty Philip Bắc Mỹ( NPA) để thâm nhập bằng cách đặt sự tín nhiệm lên công ty của Mỹ này để bảơ vệ công ty khỏi những mưu toan thanh toán của Nazis. Vấn đề trong trường hợp này là NAP thậm chí đã trở nên quá độc lập và thậm chí con không mua đầu video của công ty mẹ để bán trên thị trường Mỹ. Philip cuối cùng đã giải thể tổ chức này vào năm 1986, giành lại 58% cổ phần ở NAP để có được “ một khuôn mặt trên thế giới, một chính sách tập trung”.

Nói chung các công ty đa quốc gia tin rằng họ sẽ được bảo vệ trước những hoạt động và các khoản nợ của công ty con bởi sự thiếu phụ thuộc đối với công ty mẹ và công ty con, làm cho chúng trở thành những thực thể riêng về mặt luật pháp. Qui tắc này gần đây đã rơi vào sự kiểm soát ngặt nghèo của cơ quan pháp luật của ấn độ chống lại Union Carbide trong thảm hoạ tại Bhopal, ấn Độ. Một sự rò rỉ ga tại nhà máy của Carbide đã giết hơn 2000 người và làm bị thương hàng nghìn người khác. Thêm vào đó, trong trường hợp chống lại các luật sư của nạn nhân vụ này, nhà hợp đồng chính của Union Carbide công ty cố vấn Humphrays và Glasgown đã kiện, viện dẫn nhà máy có những sai sót về mặt phân phối. Công ty có trụ sở tại Bombay được liên kết với công ty Humphreys và Glasgơ, một công ty kiến trúc mà đến lượt nó lại được điều hành bởi tập đoàn Enserch , một công ty đa năng lượng tại Dallas.

Vấn đề chính về luật pháp trong trường hợp Bhopal là liệu công ty mẹ có trách nhiệm gì đối với sự phá hoại gây ra bởi công ty con. Vấn đề này trong hầu hết các trường hợp có thể được quyết định dễ dàng nếu công ty mẹ sở hữu 100% vốn cổ phần cuả công ty con. Với toàn quyền điều chỉnh một công ty con có sở hữu toàn bộ, không có gì nghi ngờ về việc công ty mẹ và công ty con có độc lập hay không. Trong trường hợp của Union Carbide, vấn đề này rất phức tạp vì thực tế Union Carbide India Ltd không phải là công ty con bị sở hữu toàn bộ . Mặc dù có liên quan đến trách nhiệm và đưa ra các quyết định một cách tự quyết trên lí thuyết xong thực tế công ty này lại không hoàn toàn độc lập bởi quyền điều hành do công ty mẹ nắm giữ. Đây đúng là vấn đề phát sinh tại ấn Độ đối với những ai có liên quan tới thảm kịch này.

Lí lẽ kiên quyết của ấn Độ là các công ty đa quốc gia có tham gia các hoạt động nguy hiểm không thể tách khỏi các hoạt động của công ty con. Vấn đề nợ nần phần lớn phụ thuộc vào phạm vi liên quan của Union Carbide trong việc điều hành công ty con ở ấn Độ . Theo phía ấn Độ , cả hai đều không thể coi là hai chủ thể riêng về mặt luật pháp bởi mối quan hệ gắn bó của nó. Các bằng chứng đã chứng minh rằng nếu không được phép của trụ sở chính ở bang Conneticut thì nó không thể sử dụng một lượng lớn tiền bạc. Sự phản đối của Union Carbide là ở chỗ, khi họ có quyền phủ quyết một lượng kinh phí lớn, thì những hoạt động hàng ngày của công ty con lại được quyết định bởi các giám đốc địa phương.

Bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, các trường hợp vi phạm

Thuật ngữ bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng thực tế chúng mang ý nghĩa khác nhau. Thương hiệu là một biểu tượng hay tên gọi được dùng để xác định 1 sản phẩm hay tên gọi được sản xuất hay buôn bán bởi một công ty nhất định . ở nước Mỹ, nó là một thương hiệu đã được đăng kí nếu nhãn hiệu này được chấp nhận cho đăng kí bởi cơ quan Thương hiệu. Bản quyền thuôcj trách nhiệm của cơ quan đăng kí bản quyền thuộc ban lưu giữ của Quốc hội, cung cấp những công cụ bảo vệ chống lại sự ăn trộm các tác phẩm văn học , nghệ thuật ,kịch và các tác phẩm hội hoạ của các tác giả. Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ những ý tưởng hơn là những vật thể. Bằng sáng chế , ngược lại. Bảo hộ cho những ý tưởng về khoa học và kĩ thuật. Đây là sự hỗ trợ về mặt pháp luật từ phía chinh phủ dành cho người sáng chế quyền đối với các phát minh về thiết kế và ứng dụng được sáng chế ra và ngăn chặn những người khác sử dụng chúng. Được quản lí bởi cơ quan sáng chế, một bằng sáng chế ở Mỹ cấp trong 17 năm cho bằng sáng chế ứng dụng hay những sáng chế về máy móc. Bằng sáng chế chế tạo được cấp trong 3,5 năm, 7 năm hay 14 năm.

Việc vi phạm sáng chế xảy ra khi sử dụng nó để kinh doanh ( có nghĩa là bắt chước hay copy) mà không được sự đồng ý của người sở hữu, nhằm mục đích gây sự nhầm lẫn hay để đanh lừa công chúng. Ví dụ như, Texas instrument đã cáo buộc 8 công ty của Nhật Bản làm những con chip bộ nhớ dựa trên các sáng chế của họ sau khi bằng sáng chế hết hạn và công ty của Mỹ đã được các công ty của Nhật trả gần 300 triệu đôla cho tiền bản quyền. Texas instrument cũng giành được phán quyết của uỷ ban thương mại quốc tế buộc tội con chip Dram của Samsung đã vi phạm sáng chế về bán dẫn sáng chế của họ. Samsung sau đó cũng như 8 công ty của Nhật Bản phải trảtiền bản quyền sáng chế.

Trong khi bằng sáng chế, thương hiệu và quyền sở hữu hoàn toàn khác nhau, thì chúng có một điểm chung là đều có sự bảo vệ cho quyền của người sở hữu chúng. Tất cả đều yêu cầu mọi sự áp dụng -không phải ở cùng một văn phòng. Những biện pháp đối với bằng sáng chế được xác định rõ hơn, những ý tưởng cơ bản giống nhau được áp dụng như đối với các thương hiệu và quyền tác giả.

Khi một công ty phát triển một sản phẩm mới, họ có thể nhận được một bằng sáng chế. Mục đích của bằng sáng chế là giúp công ty khai thác thương mại đồng thời ngăn không cho các công ty khác sử dụng nó. Không phải mọi cái mới dều được được đăng ký bản quyền. Một bằng sáng chế chỉ được công nhận khi được kiểm tra kỹ lưỡng và đáp ứng được với những tiêu chuẩn khắt khe. Nói chung, nó phải mơí, chưa từng có trước đây, hữu dụng và phải là kết quả của những bước nghiên cứu sáng tạo. ở Hàn Quốc, các công ty công nghệ sinh học chấp nhận một danh sách những bộ phận siêu nhỏ có thể được sở hữu bản quyền nhằm xem xét việc bảo hộ bản quyền cho sản phẩm.Tuy nhiên, các nhà sáng chế ở Liên Xô cũ và khối các nước Đông Âu gặp phải một vấn đề đặc biệt. Bởi cái được gọi là “kiểu của những nhà sáng chế Xô Viết”, mọi quyền và sự kiểm soát những sáng chế mới phải thông qua nhà nước. Tất cả những gì mà các nhà sáng chế ở các quốc gia này được nhận là danh hiệu nhà sáng tạo và đôi khi là thù lao cho các nhà sáng chế. Điều này gây ra một cuộc tranh cãi về hệ thống này là không có một cá nhân nào sở hữu bằng sáng chế, do đó sáng chế này được chuyển thành công nghệ và phổ biến khắp đất nước. Tuy nhiên, hệ thống này không tạo động lực thúc đẩy cho những nhà sáng chế triển vọng sáng tạo ra những cái mới.

Việc nhận được sự công nhận bằng sáng chế luôn là vấn đề khó khăn ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước kém phát triển vì luật bản quyền không tồn tại hoặc không được quan tâm ở các quốc gia này. Trung Quốc mới chỉ ban hành luật bản quyền lần đầu tiên vào năm 1984. Những quốc gia này có thể từ chối công nhận những bằng sáng chế được cấp ở quốc gia khác hay họ từ chối thông qua đơn xin công nhận bản quyền sáng chế của các công ty nước ngoài. Những sản phẩm không được cấp bản quyền ở Trung Quốc bao gồm phần mềm máy tính, động vật, cây trồng, thực phẩm, nước giải khát và những sáng chế liên quan tới năng lượng nguyên tử. Những thứ không được hoàn tòan bảo vệ bởi luật bản quyền là những sản phẩm liên quan tới lĩnh vực quân sự quốc gia, nền kinh tế và sức khoẻ cộng đồng. Trung Quốc không cấp bản quyền cho các loại hoá chất và dược phẩm vơí lý do là các quốc gia khác có cùng trình độ phát triển cũng không công nhận bản quyền những sản phẩm này.

Các luật bản quyền ở các nước có sự thay đổi lớn, và không thể vội vã kết luận rằng vấn đề bản quyền chỉ bị giới hạn ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nước kém phát triển . Các quốc gia công nghiệp phát triển cũng có thể loại bỏ các sản phẩm khỏi danh mục được bảo vệ bản quyền. G.D. Searle có bằng độc quyền sáng chế từ năm 1992 cho sản phẩm aspmartame nhưng vẫn không nhận được sự bảo hộ bản quyền ở các nước Châu Âu và Nhật Bản . Trong nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm của mình phát triển, Nhật Bản đã dự định sửa đổi lại luật bản quyền nhằm cho phép các công ty Nhật Bản được quyền sao chép từng phần những phần mềm hiện tại một cách hợp pháp mà không cần sự đồng ý của những người sản xuất nguyên bản. Canada là quốc gia công nghiệp duy nhất yêu cầu thực thi việc cấp giấy phép sử dụng bản quyền cho thuốc gây nghiện. Smith Kline đã thành công với Tagamet – một loại ma tuý được sử dụng để điều trị chứng nhiễm trùng, nhưng chỉ 4 năm sau khi Tanamet xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Mỹ , Canada đã cấp cho Novopharm giấy phép sản xuất một loại thuốc giống hệt. Kết quả là Smith Kline đã kiện chính phủ Canada đã xâm phạm bản quyền sáng chế.



Một nhà sáng chế cần hiểu rằng: một bằng sáng chế nhận được ở một quốc gia có nghĩa là nó sẽ chỉ được bảo vệ ở trong phạm vi quốc gia đó. Để nhận được sự bảo hộ rộng rãi hơn, các nhà sáng chế nên nộp đơn xin cấp bản quyền ở những thị trường quan trọng khác. Một số hiệp định quốc tế giúp đơn giản hoá quá trình rắc rối này. Một trong số những hiệp định này là Hiệp ước hợp tác quốc tế về bản quyền (Patent Cooperation Treaty – PCT). Hiệp ước PCT có 30 nước thành viên tham gia (xem bảng 5-1). PCT là một hiệp ước đa phương. Nó cho phép nhà sáng chế trình một đơn xin công nhận bản quyền cùng một lúc ở tất cả các quốc gia thành viên. Do vậy, Nó thay thế cho việc phải làm đơn riêng để trình lên từng quốc gia.
Bảng: 5-1 International Patent Cooperation Union (PCT Union)

STT

Các nước thành viên (năm 1980)

Ngày gia nhập hiệp ước

1

Australia

31/3/1980

2

áo

23/4/1979

3

Brazin

9/4/1978

4

Cameroon

24/1/1978

5

Cộng hòa Trung Phi

24/1/1978

6

Sát

24/1/1978

7

Công-gô

1/12/1978

8

Đan Mạch

1/12/1978

9

Phần Lan

1/10/1980

10

Pháp

25/2/1978

11

Ga-bông

1/12/1978

12

Cộng hòa liên bang Đức

1/12/1978

13

Hungary

27/6/1980

14

Nhật

1/10/1978

15

Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên

8/7/1980

16

Liechtenstein

19/3/1980

17

Luxembourg

30/4/1978

18

Madagsca

24/2/1978

19

Malauy

24/2/1978

20

Monaco

22/6/1979

21

Hà Lan

10/7/1979

22

Nauy

1/1/1980

23

Rumani

23/7/1979

24

Senegal

24/1/1978

25

Liên Xô

29/3/1978

26

Thuỵ Điển

17/5/1978

27

Thuỵ Sỹ

24/1/1978

28

Togo

24/1/1978

29

Anh

24/1/1978

30

Mỹ

24/1/1978

Nguồn: Joseph M. Lightman “Bảo vệ bản quyền ở nước ngoài: Các hiệp ước và luật quốc gia trong thực hành kinh tế đối ngoại (Washington đưẻC Bộ Thương Mại Mỹ, 1981), trang 57

Một hiệp định quốc tế khác được đưa ra bởi nhóm Paris (Công ước Paris) hay công ước quốc tế về bảo vệ sở hữu công nghiệp năm 1883. Nhóm Paris bao gồm khoảng 80 nước thành viên (xem bảng 5-2). điều khoản quan trọng nhất là “quyền ưu tiên”, điều này có nghĩa là với việc đăng ký bản quyền ở một quốc gia thành viên, nhà sáng chế sẽ có một năm kể từ ngày đệ đơn đầu tiên để xin đăng ký bản quyền ở các quốc gia khác trước khi mất sự bảo hộ. Thêm vào đó, Công ước này đã xây dựng những luật lệ, quy tắc và quyền khác của sở hữu bản quyền. Điều luật “đãi ngộ quốc gia” ngăn chặn sự phân biệt đối xử bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên đối xử với những người nước ngoài trình đơn xin đăng ký bản quyền như đối với công dân nước mình. Quy tắc “tính độc lập của bằng sáng chế” tạo ra sự bảo hộ rộng rãi hơn vì sự huỷ bỏ hay hết hạn bảo hộ bản quyền sáng chế ở quốc gia cấp bản quyền đầu tiên không ảnh hưởng tới hiệu lực bảo hộ ở các quốc gia khác.

Sự tập trung hoá bảo hộ nhãn hiệu thương mại dễ dàng hơn là tập trung vào bảo hộ bản quyền sáng chế. Một hiệp ước với mục đích tạo ra sự đăng ký bản quyền quốc tế là Hiệp định Madrid về Đăng ký Nhãn hiệu Thương mại Quốc tế. 22 quốc gia phần lớn ở châu Âu là những thành viên ký kết hiệp định này, mặc dù Hoa Kỳ không tham gia. Hiệp định Madrid cho phép tự động mở rộng sự bảo hộ tới tất cả các quốc gia thành viên khi một công ty trả khoản lệ phí khoảng 300$ cho sự bảo hộ trong 20 năm. Sau khi người sở hữu nhãn hiệu thương mại đã đăng ký ở một quốc gia thành viên, phòng Quốc tế của tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization- WIPO) có trụ sở tại Geneve sẽ phát hành và gửi một bản đăng ký quốc tế tới các cơ quan quản lý nhãn hiệu thương mại ở các quốc gia thành viên để đối chiếu xem có phù hợp với luật quốc gia của họ không.

Hiệp ước Đăng ký Nhãn hiệu Thương mại ( Trademark Registration Treaty – TRT) đơn giản hoá hơn nữa quá trình nộp đơn đăng ký sở hữu bản quyền bởi nó không yêu cầu phải đăng ký trước tiên ở nước mình như trong hiệp định Madrid. Nếu một quốc gia thành viên được nêu tên trong bản đăng ký bản quyền không bác bỏ nó theo luật của quốc gia mình trong vòng 15 tháng thì nhãn hiệu đó được coi là đã được đăng ký ở nước này.



Bảng 5-2: Tổ chức Quốc tế về bảo hộ Sở hữu Công nghiệp (Nhóm Paris)


Các nước thành viên (năm 1980)

Algeria

Hungary

Philppin

Achentina

Iceland

Balan

Australia

Indonesia

Bồ Đào Nha

áo

Iran

Rumani

Bahamas

Irăc

San Mảino

Bỉ

Ai Len

Senegal

Benin

Israel

Nam Phi

Nhãn hiệuaxin

Italia

Nam Rhodesia

Bungari

Bờ biển ngà

Liên Xô

Burundi

Nhật Bản

Tây Ban Nha

Camơrun

Gioocđani

Sri Lanka

Canada

Kenya

Suriname

Cộng hoà Trung Phi

Lebanon

Thuỵ Điển

Sat

Libyan Arab Jamahiriya

Thuỵ sỹ

Côngô

Liechtenstein

Xiri

Cuba

Lucxămbua

Tanzania

Cyprus

Madagasáng chếa

Togo

Sec và Slovakia

Malauy

Trinidad và Tobago

Đan Mạch

Malta

Tuynisi

Cộng hoà Đôminica

Mauritani

Thổ Nhĩ Kỳ

Ai cập

Mauritius

Uganda

Phần Lan

Mêhicô

Anh

Pháp

Monaco

Mỹ

Gabông

Marôc

Upper Volta

CH Dân chủ Đức

Hà lan

Urugoay

CH Liên bang Đức

Niu Dilân

Việt Nam

Ghana

Niger

Nam tư

Hy lạp

Nigeria

Zaire

Haiti

Nauy

Zambia

Holy See







Nguồn: Joseph M. Lighthương mạian “Bảo vệ bản quyền ở nước ngoài: Các hiệp ước và luật quốc gia trong thực hành kinh tế đối ngoại (Washington đưẻC Bộ Thương Mại Mỹ, 1981), trang 58-60.

Ngoài ra còn có một số hiệp ước và hiệp định khác. Như là Công ước về bản quyền của Châu Âu (European Patent Convention – EPC) thiết lập một hệ thống công nhận bản quyền lẫn nhau giữa các quốc gia Tây Âu. Theo đó, một người chỉ phải gửi một đơn đăng ký bản quyền quốc tế tới phòng bản quyền Châu Âu – Cơ quan quản lý các đơn đăng ký cấp bằng sáng chế - cho sáng chế của mình. Các nước Châu Mỹ Latinh có Công ước liên chính phủ các nước Mỹ latinh về Sáng chế, Bản quyền, Thiết kế và Kiểu dáng công nghiệp (Inter-American Convention on Inventions, Patents, Designs and Industrial Models). Chi phí cho việc đăng ký bản quyền nr quyền là rất cao. Trong hai năm 1972-1973, Squibb merk và Upjohn xin đăng ký 349 sáng chế và đã phải chi 30 Triệu USD. Gần đây, Genetech và Biogen đã tranh chấp với nhau về quyền sáng chế ra chất protein Alpha (Một loại Protein của người có khả năng điều trị một số bệnh ung thu và nhiễm trùng do virus gây ra. Genetech đã gửi hôưn 1400 đơn xin cấp bằng sáng chế và nhận được 80 giấy chứng nhận bản quyền ở các quốc gia. Năm 1983, Biogen đã tiêu tốn hơn 1 triệu USD cho lệ phí xin cấp bản quyền.

Ngoài ra còn có những chi phí còn lớn hơn cả lệ phí nộp đơn đăng ký bản quyền ban đầu. Công ty sẽ phải trả phí duy trì bản quyền định kỳ (đó là những thứ thuế hàng năm ) trong suốt thời gian tồn tại của bản quyền để giữ cho nó có hiệu lực. Việc đăng ký bản quyền lần đầu cũng như việc đăng ký lại cũng phải chịu thêm những yêu cầu khác. Yêu cầu cung cấp bằng chứng chứng minh mình là người sáng chế luôn được đưa ra trong quá trình sử dụng và tiếp tục sử dụng bản quyền.

Chi phí cho việc xin cấp bằng sáng chế và duy trì hiệu lực của nó còn có thể lớn hơn cả lợi ích mà nó đem lại. Tại Anh, hoạt động sản xuất băng đĩa bất hợp pháp là không thể kiểm soát được vì tiền phạt vi phạm bản quyền chỉ thấp hơn 100$. Thậm chí, cảnh sát còn cho rằng bọn tội phạm tỏ ra không quan tâm và rất mơ hồ về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Như là một quy luật của cạnh tranh, xin đăng ký bản quyền và đăng ký bản quyền là vấn đề sống còn và rất thiết yếu tại các thị trường quan trọng nhất (đó là: Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản). Với những quốc gia công nghiệp phát triển khác như Pháp, Italia, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ thì lợi nhuận tiềm năng sẽ bù đắp được những chi phí . ở Đông Âu hay Đài Loan thì điều naỳ là phi kinh tế, không đáng công để đăng ký bản quyền ở những nơi này vì ở những nước này luật bản quyền được áp dụng quá lỏng lẻo, dường như là không tồn tại trên thực tế. Gucci và Rolex đã phải cạnh tranh dai dẳng và thất bại thảm hại trên những thị trường này.

Mặc dù những chi phí bỏ ra để nhận bản quyền là rất lớn nhưng các nhà sản xuất phải nhận thấy rằng nếu không có nó thì thiệt hại còn có thể lớn hơn nếu muốn kinh doanh lâu dài trên thị trường này. Nhà sản xuất muốn kiện ra toà những kẻ xâm phạm bản quyền thường phải đối mặt với một khó khăn là chứng minh quyền sở hữu bản quyền. Việc nhà sản xuất không nhận được bản quyền sáng chế đã khuyến khích những kẻ xâm phạm bản quyền hoạt động mạnh mẽ hơn và làm tăng chi phí cho các phiên toà cũng như gây khó khăn cho việc chứng minh quyền sở hữu sáng chế của mình. Chi phí cho một phiên toà có thể dễ dàng vượt quá chi phí đăng ký bản quyền tại một số quốc gia.

Giá trị của bản quyền được thể hiện rõ ràng với chiến thắng của IBM trong vụ kiện chống lại các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Với tội danh sao chép trái phép các phần mềm của IBM sử dụng cho các máy móc thiết bị của mình, Fujitsu đã buộc phải trả cho IBM hàng triệu đôla, 8 triệu đôla một tháng cho tới năm 2002. Cũng như vậy, Hitachi đã phải trả cho IBM từ 2-4 triệu đôla một tháng và phải để cho IBM kiểm tra tất cả các sản phẩm mới của Hitachi để chắc chắn rằng nó không xâm phạm bản quyền của IBM. Tổng số tiền mà Hitachi phải trả cho IBM trong 8 năm ước tính khoảng 194-384 triệu đôla. Nhưng IBM với mục đích gây áp lực lên Fujitsu đã công bố vào năm 1986 rằng họ sẽ không thu một đồng nào của Fujitsu. Một trường hợp khác là của Matsushita, hãng này đã bị phạt khoảng 2 triệu đôla khi bị hải quan Mỹ phát hiện đã xâm phạm bản quyền chương trình BIOS của IBM (basis input anh output system)

Trong quá trình nộp đơn xin đăng ký bản quyền cần phải phân biệt sự khác nhau về pháp luật giữa các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ (common law) và các quốc gia theo hệ thống luật châu Âu (luật văn bản quy phạm pháp luật – statute law) ở các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ xác định người sở hữu bằng sáng chế theo nguyên tắc “ưu tiên người sử dụng” (priority in use). Trong khi đó, người sở hữu bằng sáng chế ở các nước theo hệ thống luật châu Âu được xác định bởi “ưu tiên người đăng ký” (priority in registration). Điều này có nghĩa là người đầu tiên nộp đơn đăng ký bản quyền sẽ được công nhận , mặc dù sáng chế này thực ra đã được những người khác nghiên cứu ra và sử dụng trước đó. Trung Quốc cũng áp dụng hệ thống luật này. Hoa Kỳ cũng như các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ dựa trên nguyên tắc “người đầu tiên sáng chế ra”.

Xâm phạm bản quyền

Xâm phạm bản quyền là hoạt động sao chép bất hợp pháp và trái phép các sản phẩm. Trên thực tế nó là hoạt động xâm phạm bản quyền sáng chế hoặc nhãn hiệu thương mại hoặc cả hai. Theo điều luật Laham của Mỹ, xâm phạm bản quyền nhãn hiệu thương mại được định nghĩa là: “ một nhãn hiệu thương mại giả mạo, nó hoàn toàn giống hoặc thực tế là không thể phân biệt được với các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký”. Điều 42 của luật nhãn hiệu thương mại của Mỹ năm 1992 quy định cấm nhập khẩu hàng hoá xâm phạm bản quyền vào Mỹ.

Có một số mức độ khác của xâm phạm bản quyền. Mức độ cao nhất của xâm phạm bản quyền là sản phẩm giả thực sự, nó dùng tên của sản phẩm chính hiệu và trông giống hoàn toàn với sản phẩm đã đăng ký bản quyền. Tiếp theo là look alike or knock-off “hàng nhái”, nó sao chép thiết kế của sản phẩm chính hiệu nhưng không sử dụng tên của sản phẩm này. Các sản phẩm nhái của Apple là Orange ở New Zealand, Lemon ở Italia, Apolo II ở Đài Loan. Bao bì nhái là một vấn đề rất nghiêm trọng, nó tạo ra doanh thu 3 tỷ đôla mỗi năm ở thị trường Mỹ cho bọn làm hàng giả do sự nhầm lẫn của khách hàng. Ví dụ như bao bì một hộp lọc dầu trông rất giống sản phẩm của Fram ngoại trừ một từ “For use” ở bên cạnh tên gọi Fram. Một ví dụ khác, hầu hết khách hàng liếc qua hộp Motorcare có dòng chữ, màu sắc và logo tương tự sẽ dễ dành nhầm nó với hộp Motorcraft mà không nhận ra rằng nhãn hiệu đã bị “thay thế” và hình chiếc ôtô tương tự đang chạy theo hướng ngược trở lại như trên bao bì sản phẩm chính hiệu.

Mức độ tiếp theo của xâm phạm bản quyền là reproduction or replica, một bản sao chép gần giống nhưng không hoàn toàn giống của Chanel 6 là Chanel 5. Cuối cùng mức độ thấp nhất của xâm phạm bản quyền là bắt chước hay hàng giả tương tự . Chúng là một bản sao chép nghèo nàn nhưng rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm chính hiệu. Nhưng việc sử dụng tên và hình dáng sản phẩm chỉ khác biệt rất ít so với sản phẩm chính hiệu là bất hợp pháp, nó làm cho người tiêu dùng bị lẫn lỗn giữa sản phẩm bắt chước và sản phẩm thật.

Xâm phạm bản quyền có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ theo người xâm phạm bản quyền có ăn cắp thông tin về sản phẩm trực tiếp hay không. Mỗi hình thức ăn cắp bản quyền có thể chia thành hai phân lớp tạo thành 4 chiến lược ăn cắp điển hình. Một chiến lược xâm phạm bản quyền trực tiếp là hành động sản xuất hàng giả được tiến hành ở một nước thứ 3nhằm tránh sự điều tra và kiểm soát của pháp luật, sau đó chúng lại được chuyển về bán tại nước của kẻ làm hàng giả. Một chiến lược khác của xâm phạm bản quyền trực tiếp là khi nhân viên của hãng bán những thông tin mật về sản phẩm của công ty mình cho đối thủ cạnh tranh nước ngoài và họ sử dụng những thông tin này để sản xuất sản phẩm và bán chúng tại chính thị trường của người đầu tiên sản xuất sản phẩm này. ở một chiến lược gián tiếp, kẻ ăn cắp bản quyền sử dụng một đại lý hay người trung gian để lấy cắp những thông tin về sản phẩm nhằm tránh những hậu quả pháp lý có thể gặp phải do tội ăn cắp bản quyền . Một chiến lược khác là hàng giả được sản xuất tại nước kẻ làm hàng giả sau đó được bán sang nước thứ 3 khác. Một chiến lược khác phức tạp hơn là hàng giả được sản xuất tại một nước thứ ba rồi bán sang nước sản xuất sản phẩm chính hiệu , nước người sản xuất hàng giả và các nước thứ 3 khác.

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi uỷ ban Thương mại Thế giới, thiệt hại của các hãng do sản phẩm giả gây ra năm 1978 là 3 tỷ USD. Mặc dù đã có những chính sách cứng rắn và nỗ lực thực sự nhưng những thiệt hại mà các công ty Mỹ phải gánh chịu lên tới 16-18 tỷ USD vào năm 1983 Và 20 tỷ USD trong năm 1984. Hàng năm có khoảng 3 triệu chiếc quần Levis giả được tiêu thụ và thiệt hại mà Disney phải chịu là 10 triệu USD. Thị phần của Apple ở Australia đã sụt giảm nghiêm trọng, từ 90% xuống còn 30% , một phần là do những sản phẩm nhái của Đài Loan. Gần 40% số ôtô của General Motor được bán ở Trung Đông là hàng nhái. Phòng Thương mại Quốc tế ước tính hàng nhái chiếm gần 5% lượng hàng hoá được tiêu thụ trên toàn thế giới hàng năm.

Ngoài những thiệt hại về tài chính, các công ty còn phải đối mặt với các thiệt hại gián tiếp khác. Hàng giả làm mất uy tín của các công ty này do nhãn hiệu của họ được đóng trên các sản phẩm kém chất lượng. Đây chính là vấn đề của G.D. Searle- nhà sản xuất thuốc tránh thai Ovulen gặp phải do thuốc giả có chất lượng lém hơn hẳn thuốc chính hiệu.

Số các sản phẩm bị làm giả là rất lớn. Những sản phẩm bị làm giả nhiều nhất là các nhãn hiệu hàng tiêu dùng được quảng cáo nhiều và các sản phẩm danh tiếng như rượu mạnh Hennessy, quần áo thời trang của Pierre Cardin hay Dior, hành lý xách tay của Samsonite, quần Jean Levis và đồng hồ đeo tay Cartier. Các sản phẩm khác là hàng công nghiệp như thức ăn bổ sung cho gia súc, các loại vaccin, mày điều hoà nhịp tim và bộ linh kiện máy bay trực thăng của Pfijer. Hàng giả còn bao gồm cả những sản phẩm thời trang của Gucci, túi xách LouisVuitton và cả những sản phẩm kỹ thuật như máy lọc dầu Fram, phụ tùng máy kéo Caterpillar.

Mặc dù hàng giả thường là các mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao, tuy nhiên những mặt hàng tiêu dùng có gía trị thấp cũng không thoát khỏi tầm ngắm của những kẻ sản xuất hàng giả. Thậm chí, Coca-Cola cũng không phải luôn là hàng thật vì những kẻ làm hàng giả ở các nước kém phát triển rất dễ dàng đổ những thứ nước khác có mùi vị giống Coca-Cola vào chai Coca-Cola thật.

Hàng giả có thể được sản xuất ở bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ hay Nhật Bản – nước có tổng sản phẩm quốc nội đứng thứ hai thế giới và cũng được coi là nước có nhiều sản phẩm nhái hơn bất cứ quốc gia nào. MITI, một trong số những đại lý đã phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này, đã rất bối rối khi các sản phẩm Cartier giả được bày bán ngay tại toà nhà nơi đặt trụ sở chính của mình. Một số quốc gia có xu hướng chuyên môn hoá sản xuất hàng nhái. Những nguồn hàng giả chính bắt nguồn từ Italia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam á khác. Tổng gía trị các loại hàng giả từ Italia vào Mỹ mỗi năm lên tới 3 tỷ USD. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Đài Loan, nơi rất nhiều nhà sản xuất địa phương không hề để ý tới bản quyền và bằng sáng chế. Tiềm năng xuất khẩu rất lớn của các thương vụ hàng giả đã khiến chính phủ các nước này nhìn nhận vấn đề này theo một cách khác. ở Mehicô, một nhà sản xuất hàng giả đã công khai mở một số cửa hàng “Cartier” tại các khách sạn thuộc sở hữu của Mỹ. Sau nhiều năm kiện tụng tại toà án Mêhicô và ít nhất 49 quyết định pháp lý chống lại những người bán lẻ được đưa ra, Cartier vẫn không thể nhận được sự hợp tác của các quan chức Mêhicô nhằm đóng cửa nhà sản xuất hàng giả này.

Việc kiểm soát hàng giả là rất khó khăn một phần là do đây là một ngành kinh doanh ít rủi ro và lơị nhuận cao. Để có được một lệnh khám xét một cơ sở kinh doanh là rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Số vụ việc được đưa ra xét xử ít và các khung hình phạt tù và phạt tiền thấp đã không tạo ra được sự ngăn chặn hữu hiệu. Hơn nữa, có rất nhiều người sản xuất hàng giả nhỏ, họ có thể dễ dàng di chuyển tới một địa điểm khác để tránh sự kiểm tra của cảnh sát. Thái độ của các cơ quan thực thi pháp luật và khách hàng chỉ dừng lại ở sự chỉ chích, thậm chí còn ôn hoà hơn. Rất nhiều khách hàng nước ngoài không hiểu được sự nghiêm trọng của xâm phạm bản quyền cũng như sự cần thiết phải tôn trọng nhãn hiệu thương mại. Các cơ quan thực thi pháp luật thì tin rằng bọn tội phạm chẳng hề chứng tỏ là sẽ thay đổi

Sẽ là bất hợp pháp nếu nhập khẩu vào mỹ một sản phẩm mang nhãn hiệu thương mại là “bản sao hay bắt chước”một nhãn hiệu thương mại của Mỹ. Trong khi đó, luật Hải quan của Mỹ cũng như nhiều nước khác chỉ yêu cầu xoá bỏ hay huỷ đi những nhãn hiệu thương mại của hàng nhái đó. Do vậy, người nhập khẩu những loại hàng hoá này chỉ gặp phải một chút khó khăn vì hàng hóa đó vẫn có thể được chuyển tới một nước thứ 3 và bán lại. Những sự bất lợi như vậy dường như không phải là trở ngại vì không có một hình phạt kinh tế đi kèm.

Luật Hải quan mới của Mỹ và những điều luật quốc tế tương tự cuối cùng đã đưa ra những hình phạt, những hình phạt naỳ đã thực sự đánh mạnh vào bọn sản xuất hàng giả và những người nhập khẩu các loại hàng giả này. Những điều luật này quy định phải tịch thu các loại hàng giả và nhân viên hải quan có quyền tịch thu và phá huỷ những loại hàng này. Những người nhập khẩu khẳng định đó là hàng thật thì phải có nghĩa vụ chứng minh điều này. Luật giả hiệu nhãn hiệu thương mại năm 1984 quy định có thể phạt hoặc bỏ tù những người sản xuất hàng giả. Làm hàng giả là một loại tội phạm liên bang và có thể bị trừng phạt vói khoản tiền phạt lên tới 1 triêụ $ và phạt tù tới 15 năm.

Mặc dù những điều luật mới của Mỹ làm cho việc bắt giữ hàng giả dễ dàng hơn nhưng vẫn có một cách khác chống lại hoạt động nhập khẩu hàng giả. Điều 42 của luật nhãn hiệu thương mại năm 1946 cấm nhập khẩu hàng giả và các loại sản phẩm có nhãn hiệu gần giống với những nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký tại Mỹ. Các công ty cũng có thể tự bảo vệ, chống lại sự xâm phạm bản quyền và bằng sáng chế theo chương 337 luật Thương mại năm 1974. Uỷ ban Thương mại Quốc tế có quyền không cho nhập khẩu những hàng hoá có sự vi phạm bản quyền. Việc cấm nhập khẩu còn có giá trị với các công ty hơn là các khoản tiền phạt do toà án quy định. Để cho việc giám sát và tịch thu hàng giả có hiệu quả, các công ty phải hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hải quan. Ví dụ như Apple đã hợp tác với hải quan Mỹ để ngặn chặn các loại bản sao của Apple vào thị trường Mỹ.

Để cho Hải quan Mỹ có thể bắt giữ hàng giả , cần phải có những bằng chứng xác đáng chứng tỏ những hàng hoá này thực sự là hàng giả. Vấn đề nảy sinh là một số hàng giả có bề ngoài giống hệt hàng thật. Do vậy, người sở hữu nhãn hiệu hàng hoá phải có thể đưa ra những bàng chứng chắc chắn. G.D. Searle đánh dấu những viên thuốc của mình bằng cách sử dụng những phươnh pháp bí mật. Các công ty khác chuyển sang sử dụng những công nghệ mới như bột từ tính ẩn, nhãn có gắn những con chíp rất nhỏ, mực biến mất- xuất hiện, những hình ảnh vẽ bằng tay của nhà sản xuất hay những dấu vân tay được số hoá trên nhãn hiệu. Levis Strauss sử dụng những nhãn có thể kiểm tra ( đó là những nhãn với những mẫu duy nhất trên sợi vải). Mỗi nhãn hàng làm tăng chi phí sản xuất một chiếc quần lên 1-2 cent và chi phí còn tăng lên khi thực hiện kiểm tra dấu hiệu tại kho. Alied Corp sử dụng Nhãn Thật ở bên ngoài thùng hàng, sau đó sử dụng một máy quét để so sánh nhãn trên thùng và mã số.

Thật là không hợp lý nếu một công ty chỉ chống hàng giả tại quốc gia mình. Cuộc chiến chông hàng giả phải được tiến hành tại quốc gia sản xuất hàng giả và tại các thị trường chính. Apple đã gửi đơn kiện những kẻ làm hàng giả tại Đài Loan, Hong Kong và New Zealand và đã dự định tiến xa hơn là kiện tại Singapore, Nhật Bản, Australia và Tây Âu. Mục đích cũng là nhằm ngăn chặn hàng giả xâm nhập thị trường các quốc gia công nghiệp phát triển – thị trường chính của các công ty. Để cho chiến lược này có hiệu quả, các công ty cần phải truy tìm những người phân phối, những nhà nhập khẩu và cả những người sản xuất hàng giả. Cartier đã gửi 120 đơn kiện những người bán lẻ ở hầu hết các thnàh phố chính. Do rất khó và mất nhiều thời gian để đóng cửa những nhà máy sản xuất hàng giả ở nước ngoài nên những người trung gian trở thành mục tiêu chính của chiến dịch chống hàng giả, do đó những người này nhận thức được mối nguy hiểm của việc cất trữ hàng giả.

Sự hợp tác mà các công ty nhận được từ Chính phủ nước ngoài trong việc giảm lượng hàng giả ở các quốc gia có sự khác biệt rất lớn. Hong kông thường tỏ ra nỗ lực và đáng tin cậy trong việc tiến hành các phiên toà xét xử bọn sản xuất hàng giả. Ngược lại, Đài loan tỏ ra lưỡng lự và không thể biết liệu họ có truy tìm những người sản xuất hàng giả hay không. Đài Loan bỏ ngoài tai những lời chỉ trích vì nền kinh tế của họ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động xuất khẩu hàng giả. Luật Thương mại và Thuế quan Mỹ được thông qua năm 1984 đã dự định đưa vấn đề chống hàng giả ra phạm vi quốc tế. Nó cho phép chính quyền liên bang được tước bỏ những ưu đãi thuế quan và miễn thuế nhập khẩu cho những nước kém phát triển nếu họ không có những nỗ lực cần thiết nhằm kiểm soát nạn hàng giả bắt nguồn từ quốc gia mình.

Sự đe doạ tước bỏ quy chế GSP đã được áp dụng với Đài Loan và Hàn quốc. Hàn Quốc được biết đến như là “vương quốc của hàng giả”, có sự bảo hộ sở hữu trí tuệ rất lỏng lẻo. Họ không tham gia bất kỳ hiệp ước về bản quyền quốc tế nào. Do đó, có thể thấy rằng có sự xâm phạm bản quyền tràn lan đối với những tác phẩm xuất bản của nước ngoài như băng nhạc, phần mềm máy tính, hoá chất và dược phẩm. Sự im lặng của chính phủ là do họ muốn bảo vệ các công ty và nhân công của nước mình. Sẽ có 700000 chỗ làm sẽ bị ảnh hưởng nếu chính phủ tiến hành chống hàng giả. Biện pháp gây áp lực cũng được nhiều nước sử dụng, đầu tiên là Mỹ, cuối cùng họ đã buộc chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành những biện pháp bảo hộ tốt hơn đối với các sản phẩm của nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn những nghi ngại về việc thực thi pháp luật thực sự ở nước này.

Cuối cùng, các công ty phải đầu tư thiết lập một hệ thống giám sát riêng cho mình. Cách chống hàng giả tốt nhất là tấn công lại những kẻ làm hàng giả chứ không phải chỉ dựa vào hoạt động thực thi pháp luật của chính phủ. Một công ty máy tính ở Đài Loan cho phép các khách hàng của mình mang sản phẩm giả tới để đổi lấy một sản phẩm chình hiệu với một mức chiết khấu nhất định. Channel tiêu tốn hơn 1 triệu đôla một năm để bảo vệ sản phẩm của mình. Họ truy tìm những kẻ làm hàng giả bàng cách sử dụng một máy tính để cập nhật những nhãn hiệu được bảo hộ ở rất nhiều quốc gia , những cái tên của…

Envirowall, và George Alexander, phó giám đốc phụ trách Marketing, đều rất lo lắng vì tin tức này.Những gì đã dường như là một sự khởi đầu suôn sẻ với Envirowall đã trở thành thảm hoạ. Envirowall đã hi vọng sẽ kí kết một vài hợp đồng mà dẫn tới sự thành lập một nhà máy chế tạo ở khu vực tự do thương mại ở Bắc Ai Cập.

Những thông tin căn bản về công ty:

Thành lập vào đầu thập niên 1970, là kết quả của việc tổ chức lại Jersey Panelwall, một công ty ra đời năm 1952 ở New Jersey. Công ty nguyên thuỷ đã tập trung vào việc sản xuất rông rãi những bức tường ghép được tiêu chuẩn hoá. Những tấm ghép này đượDịch Marketing quốc tế.

Và nhãn hiệu gần đây của họ,như: Channel,Chabel,hoặc Replica số 5.

Một sách lược khuyến khích khác đã được hãng Cartier sử dụng.Họ mở những cửa hàng của mình thẳng trực tiếp ra phố với những cửa hàng bán đồ giả,buộc những nhà bán lẻ cho những nhà sản xuất đồ giả phải ngừng việc bán hàng để cho một mối quan hệ phân phối độc quyền trong quốc gia tại Mexicô.

Khi chi phí của việc giám sát cao, việc tạo ra một hiệp hội nhằm mục đích thu thập thông tin và bằng cớ có vẻ thích hợp hơn. Apple, Lotus, Ashtontate, Microsoft , Autodesk và Word Perfect đã thành lập một hiệp hội phần mềm kinh doanh như là một đội thanh tra. Đội này đã thành công trong việc cung cấp thông tin cho chính quyền nhằm bắt giữ những kẻ vi phạm bản quyền.Chiến lược này giảm chi phí đồng thời tăng tính hợp tác và hiệu quả.

Thị trường xám

“Thị trường xám” tồn tại khi một nhà sản xuất kinh doanh với một nhà phân phối không định trước mà hoạt động như một nhà phân phối được lên kế hoạch và ra đời thuật ngữ: phân phối song song.Nhờ kênh phân phối này,hàng hoá thị trường xám chu chuyển toàn cầu cũng như trong phạm vi quốc gia.Trong thuật ngữ quốc tế, hàng hoá thị trường xám là những sản phẩm cung cấp bởi một nhà phân phối chưa đăng kí.Những sản phẩm đang chú ý đã sử dụng cách này là:đồng hồ, camêra, ô tô,nước hoa, và hàng điện tử.

Qui mô của thị trường xám phát triển rất đều đặn và ổn định ở Mỹ,từ 2% hàng xuất khẩu năm 79 lên tới 20% năm 81.Qui mô của thị trường xám đã đatl tới 7 tỷ đôla năm 1984, chiếm tới 3-4 tỉ đôla thị trường đồng hồ ở Mỹ,100 triệu đôla hàng chế tạo là hàng thuộc thị trường xám.Đối với hãng Seikô vấn đề này rất nghiêm trọng, bởi cứ 1 trong 4 đồng hồ Seiko nhập khẩu vào thị trường Mỹ là hang giả.

Một dân buôn chợ đen có thể thu thập hàng bằng hai cách cơ bản.Một là đặt hàng trực tiếp của nhà sản xuất thông qua nhà trung gian,để che dấu thông tin và mục đích của mình.Hai là, mua những hàng hoá của những tàu buôn nước ngoài trên thị trường mở nước ngoài.Các nước Châu á nói chung và Hồng Kông nói riêng là những thị trường được ưa chuộng bởi vì giá hangf buôn ở đây thường thấp hơn rất nhiều so với nơi khác.ảnh hương to lớn của chợ đen thậm chí còn khiến một số quốc gia chú ý tới việc kiểm soát hàng hoá này cho các nước thứ 3,đặc biệt là Mỹ.Tây Đức thực hiện điều này bằng cách giảm tất cả thuế nhập khẩu và thuế VAT trong nước cho hàng xuất khẩu lại.Sân bay Roisy-Paris đã trở nên nổi tiếng đối với những nhà trung gian buôn bán quốc tế bởi ngững kho hàng miễn phí đựơc cung cấp cho hàng hoá chuyển tàu, mà hàng này cũng không bị đánh thuế.Sân bay này cũng cho phép việc phân phối nhanh chóng bởi hàng hoá vận chuyển không qua khâu trung gian.

Sự tồn tại của chợ đen cũng gây ra nhiều tranh cãi.Có rất nhiều những lời than phiền và yêu cầu đánh thuế được đưa ra. Cuối cùng người ta đặt ra 4 câu hỏi:

1) Tại sao lại tồn tại thị trường xám.

2)Hàng hoá ở thị trường này có hợp pháp không?

3)Những hoạt động ở đây có ích không?

4)Hàng hoá ở đây có thực sự kém phẩm chất hơn không?

Mặc dù có một vài lí do ra đời song sự khác biệt về giá cả là lí do thực sự duy nhất cho sự tồn tại của thị trường xám.Không có sự biện minh nào cho sự tồn tại này trừ nguyên do giá cả trên 2 loại thị trường nội địa trong chừng mực mà thậm chí với chi phí lưu thông tăng lên thì nẫn thu được khoản lợi nhuận hợp lí.Đây là một ví dụ điển hình cho lực lượng kinh tế trong sản xuất.Hàng hoá thị trường xám có thể được mua , nhập khẩu , bán lại bởi một nhà phân phối không đăng kí với giá thấp hơn rất nhiều mức giá thấp hơn rất nhiều mức giá đặt ra bởi nhà sản xuất,nhập khẩu và phân phối hợp pháp .Kết quả là, những hàng hoá giống nhau có thể có 2 giá bán lẻ khác nhau.

Việc hàng hoá ở thị trường xám có hợp pháp hay không không thể trả lời bằng sự chắc chắn tuyệt đối. Không giống như chợ đen , mà đã rõ ràng là phi pháp, thị trường xám giống như cái tên của nó, không phải là trắng hay đen-tiính hợp pháp vẫn nằm trong sự nghi ngờ.Đối với thị trường Mỹ, tất cả những hãng có đăng kí thương hiệu đã đăng kí của Mỹ đều được bảo vệ bởi sắc lệnh thuế năm 1930 và điều 42 của luật Lanham.Đạo luật này bảo đảm cho người sở hữu duy nhất thương hiệu của Mỹ đầu tư tiền vào việc thúc đẩy nhãn hiệu tới mức mà nhãn hiệu đó làm cho nhà sản xuất trở nên nổi tiếng trên nước Mỹ.Việc bảo đảm cho nhà sở hưũ thương hiệu khỏi sự cạnh tranh không công bằng từ những người đang tìm cách bán hàng hoá tương tự mà chưa được phép.Nếu người sở hữu 1 thương hiệu của Mỹ mua quyền phân phối từ những nhà sản xuất nước ngoài không liên quan, thì người sở hữu đó do vậy sẽ có khả năng được cơ quan Hải Quan dành cho quyền ngăn cản sự thâm nhập của hàng hoá mang nhãn hiệu đó.

Do vậy , một thương hiệu trước tiên phải được đăng kí với cơ quan đăng kí thương hiệu . Sau đó, thương hiệu này phải được đăng kí với Bộ Tài Chính nhằm chặn đứng những hàng nhập khẩu không được phép.Một nhà sở hữu thương hiệu đăng kí bằng cách gửi đơn tới tới Uỷ ban thuế quan, cùng với mức phí 190 đô la và cơ quan đăng kí thương hiệu sẽ cấp giấy chứng nhận.Điều 562 của Luật thuế năm 1930 qui định cơ quan Hải quancủa Mỹ ngăn chặn sự thâm nhập của hàng hoá nhập khẩu dưới nhãn hiệu được đăng kí vớiBộ Tài chính bởi 1 công ty hay một công dân Mỹ.Chỉ có những công ty tư nhân Mỹ mới được quyền xin cấp bảo hộ này.Quyên ngăn cản không được cấp cho công ty nước ngoài, bao gồm những công ty sử dụng công ty con ở Mỹ để nhập khẩu hàng hoá của mình vào Mỹ.Kết quả là, Canon và Minolta đã không thể đăng kí thương hiệu của mình với Hải quan Hoa Kì để hạn chế hàng hoá thâm nhập từ thị trường xms.

Sự hỗn loạn xảy ra do những luật lệ không phù hợp.Uỷ ban thương mại quốc tế quyết định ủng hộ Dủacell trong nỗ lực của họ nhằm cấm các loại pin nhâpj khẩu được sản xuất bởi một nhà máy của họ ở Bỉ phục vụ cho việc tiêu dùng ở Châu âu. Nhưng quyết định này sau đó bị Tổng thống Reagan bãi bỏ. Đồng hồ Bắc Mỹ, ngược lại, lại giành được quyền chống lại Buchwald Seybold Jeưelé cấm bán Piaget thông qua những đầu mối khoong có phép.Toà án cũng cấm cửa hàng St Photo số 47 nhập khẩu, mua và bán những đồng hồ Piaget nhập khẩu lậu. Piaget đã giành thắng lợi bởi tên của nó là thương hiệu ở Mỹ và nó có một pháp lệnh đặc biệt có hiệu lực của chính phủ chứng nhận rằng Piaget, một công ty con của North American Watch, là duy nhất được nhập. Trong một trường hợp khác, tuy vậy, toà án phúc thẩm ở New York bỏ trông pháp lệnh cấm một nhà phân phối khác việc bán sản phẩm caméa của Nhật cho những đại lí với giá thấp hơn.

Một trường hợp đáng chú ý khác liên quan tới J.osawa, nhà phân phối toàn cầu đã được công nhận của Bell và Howell:Mamiya,. J. osawa đã mua Bell &Howell: Mamiya,một công ty chuyên phân phối sản phẩm của Osawa trên thị trường Mỹ.J.osawa sau đó đã thắng trong 1 vụ kiện mà nhờ đó đã ngăn cản được Masel supply: một công ty kinh doanh quốc tế có trụ sở tại Hông kông, trong việc phân phối các sản phẩm của osawa trên thị trường Mỹ. Masel đã phản công lại bằng cách lập luận rằng đặc quyền của Bell&Howell đáng ra không đựơc cấp vì sự thiếu tinh độc lập, khi Bell&Howell, Mamiya và óăa mua lẫn nhau.

Hiện tại, điều luật này có vẻ nghiêng về phía các kênh phân phối loại 1. Toà án tối cao của Mỹ qui định rằng nhà sở hữ thương hiệu sẽ không bị ảnh hưởng gì về danh tiêngs bởi sẽ không có sự lẫn lộn nào về xuất xứ của hàng hoá và rằng một nhà sản xuất có thể dán nhãn và quảng cáo để thông báo cho công chúng biết sự thiếu đảm bảo của thị trưòng xams. Toà án ở nhiều nước khác cũng gặp phải tình huống tương tự. Các thẩm phán Nhật Bản đã áp dụng điều luật này nhiều lần đối với các nhà nhập khẩu thuộc thị trường xám.

Đạo luật thương mại bình đẳng của Anh cho phép những nhà bán buôn bán cho bất cứ nhà bán lẻ nào mà ngược lại họ cũng được mua của bất kì nhà bán buôn nào.Toà án “ đạo luật thương hiệu của đất nước không đòi hỏi (nhà sản xuất) một phương tiện nào cho việc thành lập một chiến lược giá cả phân biệt đối xử đơn giản bằng cách thành lập một chi nhánh của Mỹ với cái tên danh nghĩa cùng với thương hiệu của họ.

Đối với những nhà sản xuất , các nhà kinh doanh đã đăng kí , việc phân phối song song chẳng có tác động gì nhưng đối với freeloaders hoặc những người ăn bám như trên, những người có lợi từ những vụ đầu tư và thiện chí của các ông chủ hợp pháp thì rất có ích.Những nhà buôn bán trên thị trường xám lại nhìn tinh huống trên theo một cách khác.Họ đổ lỗi cho những nhà sản xuất về việc không đặt giá một cách cạnh tranh và cho rằng những hạn chế trong phân phối của các nhà sản xuất là để che dấu cho sự độc quyền hoàn toàn về giá.Những nhà phân phối song song tuyên bố sẽ liên kết nhiều hơn với các khách hàng bằng việc cung cấp các hình thức phân phối được chọn lựa và hợp pháp ,mà có khả năng đem đến cho khách hàng hàng hoá giống như vậy với một cái giá thấp hơn nhưng đúng giá trị nhờ hệ thống kinh doanh tự do.Một vài nhà phân phối song song thậm chí còn

kiện hãng Mercedez Benz bởi việc hạn chế bán hàng của họ đã vi phạm đạo luật Clayton và Sherman.Họ đã chỉ ra rằng ,thương hiệu được đưa ra để chống lại sự gian dối hơn là để hạn chế phân phối.

Với sự biện minh rằng hàng hoá ở thị trường xám là kém phẩm chất hơn ,các nhà sản xuất và những nhà kinh doanh đã đăng kí đã từ chối cung cấp những hàng hoá trên bởi họ cho rằng hàng hoá ở thị trường xám không dành cho tiêu dùng ở Mỹ.Do đó,hàng hoá thuộc loại trên là hang giả, loại 2 hoặc hàng không được bán, và khách hàng có thể bị nhầm lẫn bởi họ tin rằng mình đã nhận được các sản phẩm giống hệt cùng với sự bảo hành của Mỹ.Các nhà buôn ở thị trường xám , tuy vậy,lại không đồng tình với luận điểm này. Theo họ, không có một bằng chứng nào chứng minh hàng của họ sản xuất lại kém chất lượng hơn.Thật không thể hình dung rằng một nhà sản xuất lại ngừng dây chuyên sản phẩm chỉ để làm ra mẫu sản phẩm khác cho thị trường phi Mỹ.Như vậy ,hàng hoá của thị trường xám là những sản phẩm chính cống đối đầu với qui định sản xuất ngặt nghèo.còn về việc đảm bảo kém hơn và việc từ chối cung cấp các hàng hoá thuộc thị trường xám của các nhà sản xuất theo các điều khoản đảm bảo,các nhà phân phối song song không có liên quan gì bởi họ có các trung tâm dich vụ đảm bảo của mình mà có thể cung cấp dịch vụ tương đương nếu không muốn nói là tốt hơn.Bộ phận dịch vụ của họ thường tiếp cận thị trường của mình sát hơn.Những nhà kinh doanh trên thị trường xám cũng chỉ ra rằng họ sẽ không thể sống sót trong cuộc đua lâu dài này nếu họ không cung cấp dịch vụ và bảo đảm có chất lượng.
Những lập luận của cả hai bên đều chính đáng và có giá trị.Nhưng có một điều là đương nhiên:Các nhà cung cấp đã đăng kí bị ảnh hưởng nhiều bởi việc phân phối song song.Họ bị mất thị phần cũng như quyền kiểm soát giá cả.Họ co thể phải cung cấp dịch vụ cho những hàng hoá bán bởi các đối thủ phân phối song song,và tiếp theo là sự mất đi thiện cảm khi mà khách hàng không có khả năng nhận được sự sửa chữa chính đáng.

Những nhà sản xuất và cung cấp đã đăng kí rõ ràng đã nhận thấy sự cần thiết phải hạn chế thị trường xám.Có một vài chiến lược phục vụ cho mục đích này. Một cách là theo dõi con đường vận chuyển của hàng hoá thị trương xám.Các nhà sản xuất có thể sử dụng số xêri trên sảm phẩm và thẻ bảo hành để xác định người liên quan tới việc phân phối không đăng kí.Nhưng có 2 vấn đề nảy sinh khi sử dụng cách này.Thứ nhất,sử dụng những số có mẫu đặc biệt hoặc những dấu hiệu đặc định trên sản phẩm làm tăng chi phí kiểm kê và ảnh hưởng tới sự linh hoạt của nhà sản xuất trong việc gửi hàng đi nhanh chóng và ít tốn kém tới các thị trường mà có nhu cầu tăng đột biến.Thứ hai la, thậm chí khi những nhà kinh doanh không đăng kí có bị phát hiện,thì một câu hỏi được đặt ra là sẽ làm gì để xử lí tình huống này.Nếu Canon dừng cung cấp hàng cho Hà Lan thì các nhà kinh doanh đơn giản sẽ nhập máy camera thay thế từ Tây Đức.Hơn nữa,bất kì một hành động công khai và dự tính trước nào chống lại những nhà kinh doanh trên thị trường xám có thể sẽ bị cho là sự kiềm chế bất hợp pháp thương mại trong nước và quốc tế.

Một chiến lược khác là tuyên truyền cho khách hàng.hãng Minolta đã tiến hành các hoạt động quảng cáo nhằm thông báo cho khách hàng rằng máy camểa do thị trường xám sản xuất sẽ có đảm bảo kém hơn.Chiến lược này có nhiều rủi ro bởi thông điệp này ngụ ý rằng có một vài sai sót với sản phẩm của riêng nhà sản xuất.

Cách có hiệu quả hơn cả để xoá bỏ thị trường xám là xoá bỏ nguyên do dẫn đến sự có mặt của nó : sự không nhất quán về giá giữa các thị trường. Hợp lý giá cả sẽ đặt các nhà bán lẻ thị trường xám ra khỏi thị trướng.Song, phương cách này đòi hỏi nhà sản xuất phải giảm giá ở các thị trường có lợi nhuận nhiều nhất.Một vấn đề nữa nảy sinh cùng với chiến lược này là nó ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh uy tín của sản phẩm và giá trị của nhãn mác.Những nhãn mác đích xác rất thành công bởi sự ưa thích của những trưởng giả và những người ưa dùng đồ ngoại, và họ rất thích được ca ngợi bởi những hàng hoá xa xỉ đắt tiền.Trong trường hợp của xe ô tô,việc giảm giá phá vỡ tỉ lệ bảo hiểm và giá trị bán lại,làm nảy sinh một tình huống kì quặc là làm ra xe mới còn rẻ hơn đồ dùng rồi.

Để giải quyết những vấn đề đã nêu trên , người ta đã sử dụng chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.Hãng Porch đã làm những chiếc xe khoẻ hơn và trang bị tốt hơn dành cho thị trường Mỹ nhằm tương ứng với giá cao hơn.Điều đánh giá ở đây là sự khác biệt về thiết bị rất đáng chú ý và đem đến khác biệt về giá.Nhãn hiệu đa dạng cung có thể được dùng cho một sản phẩm ,với việc mỗi nhãn hiệu ứng với 1 thị trường xác định.Tuy nhiên ,cũng như các chiến lược khác,sử dụng đa nhãn hiệu ảnh hưởng tới qui mô kinh tế,cũng như gia tăng chi phí sản xuất , kiểm kê, và marketing.

Kết luận


Phần này đã nghiên cứu các vấn đề pháp lý khác nhau liên quan tới việc điều hành hoạt động kinh doanh quốc tế.Bởi sự đa dạng của các hệ thống luật pháp, sự thông hiểu và cơ cấu thi hành luật lệ khác nhau, cuộc tranh luận này sẽ phải, cần thiết,một chút chung hơn. Dựa trên một lí do căn bản tương tự, sẽ là không thể đối với những nhà quan lí cao nhất và những người phụ trách pháp lí tại trụ sở của công ty có thể tự mình nắm vững toàn bộ luật nước ngoài.

Để đánh giá đúng vấn đề và sự tinh vi của hệ thống luật nước ngoài, rõ ràng điều cần thiết là nên hỏi ý kiến của luật sư được uỷ quyền ở nước đó để tìm ra tổ chức hoạt động của một công ty bị điều chỉnh bởi luật như thế nào.Để đương đầu với một vấn đề như hối lộ, thiếu hợp tác,vi phạm, thì những dich vụ do các đại diện pháp luật ở địa phương là cần thiết.Và không kém quan trọng là sự hợp tác của chính phủ hai bên .

Môt trường luật pháp rất phức tạp và hay thay đổi, với sự phân bổ quyên hạn trong các hoạt động kinh tế của các nước khác nhau. Sự tác động qua lại của môi trường luật pháp trong nước , nước ngoài và quốc tế tạo ra nhiều trở ngại cũng như cơ hội.Nước tiếp nhận đầu tư có thể sử dụng công ty con của tập đoàn đa quốc gia

tại nước mình như là một cách tác động tới các công ty đa quốc gia và do dó có thể tác động tới chính sách của quốc gia kia.Cũng như vậy,nước đầu tư có thể ra lệnh cho công ty mẹ điều hành hoạt động của công ty con.Diều này do đó khó có thể tìm thấy một tình huống mà một công ty đang chịu sức ép chống lại những chỉ đạo của hai chính phủ.Nhưng một công ty đa quốc gia có thể sử dụng mạng lưới toàn cầu của mình để chống lại một sự đe doạ như vậy bằng cách chuyển hoặc đe doạ chuyển những hoạt động bị gây ảnh hưởng sang một nước khác, do vậy làm giảm đi ảnh hưởng của chính phủ lên hoạt động của nó.đây chính là quyền bù đắp mà cho phép công ty có một sự tự do trong việc điều chỉnh các chiến lược marketing mix.

Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ là những hợp đồng hợp pháp và những thoả thuận có thể chỉ tốt đối với các bên tham gia và những quốc gia thực hiện chúng.ở Indonesia,thoả thuận hợp pháplà một sự bắt buộc về mặt đạo đức và có thể vì thế không bị bắt buộc thi hành tại toà án trong trường hợp có tranh chấp. Do đó, một hợp đồng không thể sử dụng để thay thế cho sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên hay là để che chắn cẩn thận cho đối tác kinh doanh.

Câu hỏi:


1) Hãy mô tả sự đa dạng của môi trường luật pháp?

2)Hãy phân biệt hệ thống luật

3)Nêu ví dụ về những sản phẩm không thể nhập khẩu vào Hoa kì.

4)Giải thích môi trường luật trong nước có thể ảnh hưởng thế nào đến marketing mix.

5)áp dụng đặc quyền ngoại giao trong luật là gì?

6)Tại sao các công ty đa quốc gia thích sử dụng công ty con ở thị trường nước ngoài?

7)Phân biệt bằng sáng chế,thương hiệu ,quyền sở hữu và sự vi phạm.

8)Nhà sở hữu thương hiệu có thể làm gì để giảm tối thiểu

9)Phân biệt quyền ưu tiên trong sử dụng với quyền ưu tiên trong đăng kí.

10)Những sản phẩm nào là của thị trường xám?Chúng có hợp pháp không?

Phân công thảo luận và

1) Hãy xem xét những điều luật của Mỹ được trích dẫn trong chương này.Bằng cách này hay cách khác, chúng cản trử hàng xuất khẩu của Mỹ.Bạn có đồng tình với cách phân tích của các luật này từ cái nhìn của Uỷ ban an ninh quốc gia và các chính sách nước ngoài?

2) Giả thiết rằng các cơ quan của chính phủ khác nhau giám sát hàng hoá xuất khẩu của Mỹ về lĩnh vực công nghệ cao có những mục tiêu mâu thuẫn , bạn có ý kiến gì( đề xuất gì) để cải thiện tình hình này?

3) Tại sao đối mặt với hối lộ lại rất khó khăn đối với các công ty đa quốc gia?

4)Liệu các nhà kinh doanh trên thị trường xám có cung cấp những dịch vụ marketing hữu hiệu cho các khách hàng cũng như cho các nhà sản xuất?

5) Luật hải quan Mỹ qui định đồng hồ cần phải được dán tem khi lưu chuyển. Hãng Seiko đã phản đối rằng đồng hồ Seiko trên thị trường xám nhập khẩu tại cảng của Mỹ không đủ tiêu chuẩn bởi việc mở của

Trường hợp 5-1: Envirowall, không được hợp tác.

Ngày 10/10/1973 Béntone, giám đốc củac sử dụng rộng rãi trong nganhf xây dựng công nghiệp và thương mại, là những tấm ghép bọc nhôm được coi như những bức tường làm sẵn.Những bức tường loại nay thường được thấy ở những khu nhà tập thể hay khách sạn

Trong suốt quá trình xây dựng những tấm panel được đặt vào một kết cấu định sẵn.ở các toà nhà lớn, việc sử dụng những tấm panelsẽ đẩy nhanh tốc độ của tiến trình xây dựng,và giảm tổng chi phí nguyên vật liệu bởi những lớp che có sẵn.

Jersey Panelwall, đã từng bị thiếu vốn, đã trụ vững thời kì khó khăn khi nền kinh tế đi xuống.Trụ sở đặt tại bờ biển phía Đông, cùng với chi phí đi lại tốn kém, đã hạn chế những nỗ lực tiếp cận thị trường bên ngoài vùng Địa Trung Hải của họ. Ben stone,đã làm cho Panelwall từ khi tốt nghiệp MBA, và đã đề cao vai trò của giám đốc kế hoạch và phó giám đốc tài chính. George Alexander, với bằng cao học về kĩ thuật, đã làm việc ở bộ phận bán hàng và thiết kế. Năm 1971, khi có một lượng bàn thấp tới mức báo động, Ben và George đã thuyết phục những cổ đông của công ty và đề xuất việc mua lại Jersey Panelwall. Việc thương lượng tiếp sau đó đã dẫn tới sự chấp thuận bán những chúng khoán lâu dài của những người sở hữu trứơc đó.Ben và George cũng vay thế chấp tài sản của họ , nhờ vậy đã thúc đẩy việc mua lại công ty.

Hai người cũng đã bắt đầu xây dựng lại sản phẩm của công ty với bề mặt điều khiển môi trường. Họ tiếp tục sản xuất những tấn panel đạt tiêu chuẩn để tiếp tục thu hút thêm nguồn tiên lãi ổn định, trong khi mà George bắt đầu gặp gỡ các kiến trúc sư giới thiệu về sản phẩm mới.Thông qua sự đa dạng về độ day của các tấm kính và lương không gian giữa các tấm panel, cũng như việc sử dụng việc cách li một cách khôn ngoan , bức tường mơi của họ có thể điều chỉnh nhiệt độ và âm thanh.Sự áp dụng này đã tạo điều kiện cho những tấm panel trên phù hợp với yêu cầu của khách hàng và vẫn tạo được một sự tiết kiệm sẵn có rất lớn so với việc xây dựng từng phần.Thực tế là,những nỗ lực nghiên cứu và phát triển đã dẫn tới việc bao những tấm màn che mỏng giữa hai lớp kính.Do vậy ,những bức tường có thể được sản xuất để điều chỉnh ánh sáng.Để phản ánh sản phẩm của công ty tốt hơn, tên của công ty đã đổi thành Envirowall,Inc.

Envirowall vẫn tiếp tục ở trong tình trạng thiếu vốn. Mặc dù lợi ích cận biên đã tăng lên do sản phẩm mới đáp ứng tốt nhu cầu ,vốn sản xuất vẫn vượt quá giới hạn vì việc tiếp tục sản xuất các tấm panel thec tiêu chuẩn. Mối quan tâm của các nhà đầu tư đã bị xúc phạm bởi sụ thể hiện của công việc thiết kế của George ở một tòa nàh nằm tại cuối đường bay-một người có thể ngồi xem những máy bay gần đấy khởi động máy mà không nghe thấy tiếng ầm của động cơ máy bay . Một vài nhà đầu tư muốn được đầu tư vào sản phẩm mới của Ben và George, nhưng hai người muốn giữ quyền sở hữu và điều hành.

Sau đó một nhóm các nhà đầu tư đề xuất việc đầu tư mở rộng Envirowall. Và họ sẵn sàng làm điều đó vì lợi nhuận. Những nhà đầu tư gợi ý ràng khả năng điều chỉnh ánh sáng và độ nóng sẽ có một thị trường giá trị ở Trung Đông.Cùng lúc, sự tăng nhanh về doanh thu dầu mỏ đã dẫn tới sự tăng trưởng nhanh và xây dựng ở khu vực này. Tấm lợp của Envirowall, nếu được sản xuất ở đây, sẽ có thị trường rất lớn. Một nhà máy sản xuất nhômhiện đã được xây dựng bởi một công ty của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kì, và một công ty sản xuất những tấm kính có độ dày cần thiết thông thường đã có ở Itali.Việc thiết kế rất phức tạp về mặt kĩ thuật, sử dụng chương trình phân tích máy tính.Nhưng việc sản xuất thực sự những tấm lợp này chỉ đòi hỏi lao động có tay nghề thấp cẩn thận. Ai Cập là một địa điểm lí tưởng cho việc nhập khẩu những nguyên liệu thô,lực lượng lao động, và tiếp cận thị trường. Thêm vào đó, Ai cập đang rất nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và đã thiết lập một khu vực tự do thương mại ở đúng địa điểm này.

Những cuộc thương lượng thành công được công khai với các nhà đầu tư và đại diện của Mỹ ở Ai Cập nhanh chóng được tiến hành. Qua một


Каталог: contents
contents -> Th ng t­ liªn tÞch
contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
contents -> Số: 287/QĐ-btnmt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
contents -> Bé y tÕ Sè: 1369/ byt-q§ Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
contents -> Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012
contents -> Quy đỊnh việc xử phạT VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚC; thực hành tiết kiệM, chống lãng phí; DỰ trữ quốc gia
contents -> Ch­¬ng tr×nh häc bæng cña c ng ty Human Resorcia dµnh cho sinh viªn ngµnh kü thuËt Th ng b¸o vÒ kÕ ho¹ch pháng vÊn, trao häc bæng vµ khai gi¶ng líp häc tiÕng NhËt
contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020

tải về 4.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương