1 Mục lục 1 2 Làm quen với visual basic 0 9


Thiết kế trước khi viết chương trình



tải về 1.69 Mb.
trang8/39
Chuyển đổi dữ liệu09.10.2016
Kích1.69 Mb.
#32631
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   39

5.2Thiết kế trước khi viết chương trình


Có lẽ khâu quan trọng nhất trong lập trình là thiết kế. Sau khi thiết kế giao diện, bạn cần thiết kế cấu trúc chương trình. Cách thiết kế khác nhau sẽ dẫn đến cách hoạt động khác nhau và bảo trì, theo đó cũng khác nhau.

Code trong VB được tổ chức theo dạng cây phân nhánh. Một ứng dụng thông thường chứa một hoặc nhiều mô-đun. Mỗi biểu mẫu có một mô-đun, có thể thêm những mô-đun chuẩn chứa những đoạn chương trình dùng chung, và cũng có thể có thêm mô-đun lớp.


5.3Các thao tác thông dụng trong cửa sổ Code

5.3.1Soạn thảo Code


Ngoài khả năng soạn thảo văn bản để viết chương trình, cửa sổ Code còn hỗ trợ một số chức năng khác như:

Đánh dấu (bookmarks)

Dùng đánh dấu các dòng chương trình trong cửa sổ Code để dễ dàng xem lại về sau. Để bật tắt khả năng này, cũng như tìm kiếm dấu hiện hành, chọn Bookmarks từ menu Edit, hoặc chọn từ thanh công cụ Edit.



Dùng phím trong cửa sổ Code

Chức năng

Phím tắt

Xem cửa sổ Code

F7

Xem cửa sổ Object Browser

F2

Tìm kiếm

CTRL + F

Thay thế

CTRL + H

Tìm tiếp

SHIFT + F4

Tìm ngược

SHIFT + F3

Chuyển đến thủ tục kế tiếp

CTRL + DOWN ARROW

Chuyển đến thủ tục trước đó

CTRL + UP ARROW

Xem định nghĩa

SHIFT + F2

Cuộn xuống 1 màn hình

CTRL + PAGE DOWN

Cuộn lên một màn hình

CTRL + PAGE UP

Nhảy về vị trí trước đó

CTRL + SHIFT + F2

Trở về đầu của mô-đun

CTRL + HOME

Đến cuối mô-đun

CTRL + END

Chức năng

Phím tắt

Dời con trỏ sang phải 1 từ

CTRL + RIGHT ARROW

Dời con trỏ sang trái 1 từ

CTRL + LEFT ARROW

Dời con trỏ về cuối dòng

END

Dời con trỏ về đầu dòng

HOME

Lấy lại hành động trước đó

CTRL + Z

Xoá dòng hiện hành

CTRL + Y

Xoá 1 từ

CTRL + DELETE

Canh trái

TAB

Bỏ hành động canh trái trước đó

SHIFT + TAB

Xoá tất cả các điểm dừng (break-points)

SHIFT + SHIFT + F9

Xem menu cảm ngữ cảnh

SHIFT + F10

5.3.2Một số chức năng tự động

5.3.2.1Auto Syntax Check


Từ menu Tools, chọn Option… Hộp thoại xuất hiện

Khi Auto Syntax Check không bật lên, nêu ta viết 1 dòng chương trình như sau:

Form1.left =

rồi nhấn phím Enter. VB sẽ hiển thị dòng chương trình sai với mầu đỏ. Tuy nhiên, nó không giải thích thêm và ta có thể tiếp tục gõ chương trình. Nếu Auto Syntax Check được bật lên, khi ta vừa nhấn phím Enter, VB lập tức cho ta biết một số thông tin về lỗi và hiển thị con trỏ ngay dòng chương trình sai để chờ ta sửa. Trong trường hợp này, VB cần một giá trị bên phải dấu bằng.


5.4Biến hằng và các kiểu dữ liệu


Dùng để chứa dữ liệu tạm thời cho tính toán, so sánh các hoạt động khác

Ta dùng toán tử (=) để tính toán và chứa giá trị vào biến


5.4.1Khai báo biến


Để khai báo biến ta dùng lệnh Dim:

Dim [As]

Biến khai báo trong thủ tục chỉ tồn tại khi thủ tục thi hành. Nó sẽ biến mất khi thủ tục chấm dứt. Giá trị của biến trong thủ tục là cục bộ đối với thủ tục đó, nghĩa là ta không thể truy nhập biến từ bên ngoài thủ tục. Nhờ đó, ta có thể dùng trùng tên biến cục bộ trong những thủ tục khác nha.

Kiểu dữ liệu trong khai báo Dim có thể là những kiểu cơ bản như Integer, String hoặc Currency. Ta cũng có thể dùng đối tượng của VB (như Object, Form1, TextBox) hoặc của các ứng dụng khác.

Khai báo biến trong phần Declarations của một mô-đun nghĩa là biến đó tông tại và có tầm hoạt động trong mô-đun đó.

Khai báo biến với từ khoá Public nghĩa là biến đó tồn tại và có tầm hoạt động của toàn ứng dụng .

Khai báo biến cục bộ với từ khoá Static nghĩa là mặc dầu biến đó biến mất khi thủ tục chấm dứt, nhưng giá trị của nó vẫn được giữ lại để tiếp tục hoạt động khi thủ tục được gọi trong lần sau.

5.4.2Khai báo ngầm


Nghĩa là ta không cần khai báo tường minh trước khi sử dụng biến.

Function SafeSqr(num)

TempVal = Abs(num)

SafeSqr = Sqr(TempVal)

End Function

Mặc dù cách này có vẻ thuận tiện nhưng có thể gây lỗi nếu ta gõ nhầm tên biến.

Function SafeSqr(num)

TempVal = Abs(num)

SafeSqr = Sqr(TemVal)

End Function

Hàm này trả về zero. Khi VB gặp tên mới, nó tạo ra một biến khác với tên đó.

5.4.3Khai báo tường minh


Để tránh những rắc rối trên, ta nên quy định VB phải báo lỗi khi gặp một tên biến không khai báo. Ta đặt dòng lệnh :

Option Explicit

Trong phần Declarations của mô-đun. Một cách khác, từ menu Tools, chọn Options, chọn tab Editor và đánh dấu vào tuỳ chọn Require Variable Declaration. VB tự động chèn dòng lệnh Option Explicit vào một mô-đun mới, nhưng không phải là những mô-đun đã được tạo. Do đó, đối với các mô-đun này, ta phải thêm dòng lệnh bằng tay.

Option Explicit chỉ hoạt động trên từng mô-đun. Vì vậy, ta phải thêm dòng này vào mỗi mô-đun của biểu mẫu, mô-đun chuẩn, hay mô-đun lớp.


5.4.3.1Tầm hoạt động của biến





Tầm hoạt động

Private

Public

Thủ tục

Biến chỉ tồn tại và hoạt động trong thủ tục

Không có

Mô-đun

Biến chỉ tồn tại và hoạt động trong mô-đun

Biến tồn tại và hoạt động trên mọi mô-đun



5.4.4Khai báo biến Static


Để khai báo tát cả các biến cục bộ trong một thủ tục là Static, ta đặt từ khoá Static vào tên thủ tục:

Static Function RunningTotal(num)

VB sẽ hiểu rằng tất cả các biến khai báo trong thủ tục này đều là Static, dù cho chúng được khai báo là Private, là Dim hoặc thậm chí khai báo ngầm.

Từ khoá Static có thể đặt ở đầu thủ tục Sub hoặc Function, kể cả thủ tục xử lý sự kiện hoặc những hàm Private.


5.4.5Hằng


Dùng để chứa những dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi trong suốt thời gian chương trình hoạt động. Sử dụng hằng số làm chương trình sáng sủa và dễ đọc nhờ những tên gợi nhớ thay vì các con số. VB cung cấp một số hằng định nghĩa sẵn, nhưng ta có thể tự tạo hằng.

Ta có thể dùng cửa sổ Object Browser để xem danh sách các ứng dụng hằng có sẵn của VB và VBA( Visual basic for Application). Các ứng dụng khác cung cấp những thư viện đối tượng, như Microsoft Exel, Microsoft Project, hoặc các thư viện của điều khiển ActiveX cũng có hằng định nghĩa sẵn.

Trong trương hợp trùng tên hằng trong những thư viện khác nhau, ta có thể dung cách chỉ rõ tham chiếu hằng:

[][]

Libname là tên lớp, tên điều khiển hoặc tên thư viện.

5.4.5.1Khai báo hằng


|Public|private|Const[As]=

Tầm hoạt động

Hằng cũng có tầm hoạt động tương tự biến:


  • Hằng khai báo trong thủ tục chỉ hoạt động trong thủ tục

  • Hằng khai báo trong mô-đun chỉ hoạt động trong mô-đun

  • Hằng khai báo Public trong phần Declarations của mô-đun chuẩn có tầm hoạt động trên toàn ứng dụng.Khai báo Public không thể dùng trong mô-đun của biểu mẫu hoặc mô-đun lớp.

5.4.5.2Kiểu dữ liệu


Kiểm soát nội dung của dữ liệu. VB dùng kiểu Variant như là kiểu mặc định. Ngoài ra, một số kiểu dữ liệu khác cho phép tối ưu hoá về tốc độ và kích cỡ chương trình. Khi dùng Variant, ta không phải chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu. VB tự động làm việc đó.

Một dòng lệnh có thể kết hợp nhiều kiểu khai báo :

Private I as Interger, Amt as double

Private YourName as String, BillsPaid as Currency

Private Test,Amount, J as integer

5.4.5.3Kiểu số


Integer, Long, Double và Currency. Kiểu số tốn ít vùng chứa hơn kiểu Variant. Tất cả biến kiểu số có thể được gán cho nhau và cho biến Variant. VB làm tròn thay vì chặt bỏ phần thập phân trước khi gắn nó cho số Integer.

Kiểu Integer tốn ít vùng nhớ hơn các kiểu khác, nó thường dùng làm biến đếm trong các vòng lặp For....Next.

Kiểu Single, Double, Currency dùng cho các số có phần thập phân. Currency hỗ trợ đến 4 chữ số phần thập phân và 15 chữ số cho phần nguyên, đùn cho ácc tính toán tiền tệ.

Các giá trị dấu chấm động được thể hiện là :A*10B.Ví dụ:

1.2341E12=1.2341 *1012

3.402823E+38 cho số Single hoặc 1.7976931486232D+308 cho số Double

Ta dùng các phép cộng (+), trừ(-) nhân(*), chia(/ hoặc\). Dấu / là số chia thập phân. Ví dụ: 5/3 cho kết quả là 1.66666666667. Trong khi 5/3 cho kết quả là 1, phần thập phân bị chặt bỏ. Phép tính này đặc biệt nhanh khi sử dụng trong vòng lặp.

5.4.5.4Kiểu Byte


Thường dùng đẻ chứa dữ liệu nhị phân. Tất cả các thao tác trên kiểu Integer có thể thực hiện trên kiểu Byte, ngoại trừ dấu. Vì Byte là kiểu không dấu (trong khoản từ 0-255), nó không thể nhận ra số âm.

5.4.5.5Kiểu String


Mặc định, biến hay tham số kiểu chuỗi có chiều dài thay đổi, nó có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo ta gán dữ liệu. Ta có thể khai báo chuỗi có chiều dài cố định:

Dim EmpName As String *50

Nếu ta gán một chuỗi ngắn hơn 50 ký tự, EmpName sẽ được thêm vào phần đuôi các kỹ tự khoảng trắng cho đầy 50 ký tự, nếu chuỗi gán vào dài hơn 50 ký tự, VB tự động chặt bỏ.

Khi làm việc với chuỗi, ta cần dùng các ham Trim và RTrim để cắt bỏ các ký tự trắng không cần thiết. Ngoài ra một số hàm thông dụng để thao tác trên chuỗi như:

a. Len: Lấy chiều dài chuỗi

b. Mid$: Trích chuỗi con từ chuỗi gốc

c. Left$: Trích chuỗi con từ phần đầu chuỗi gốc.

d. Right$:Trích chuỗi con từ phần đuôi của chuỗi gốc.

e. InStr: Tìm chuỗi con trong chuỗi gốc. Nếu hàm InStr trả về 0, nghĩa là không tìm thấy.

Tìm kiếm không phân biệt cõ chữ. Nhưng nếu tham số thứ 3 là vbBinaryCompare thì đây là tìm kiếm chuỗi có phân biệt chữ in hoa và chữ in thường.

f. Replace: Tìm và thay thể chuỗi. Replace(“Peter PeterWright”,” Peter ”,John,6)

Chuỗi kết quả là “John Wright”, bắt đầu từ vị trí thứ 6. Nếu muốn giữ lại phần đầu ta làm như sau:

Left$(“Peter Peter Wright”,5)&Replace (“Peter Peter Wright”,”Peter”,”John”,6)

Một tham số khác là số lần thay thế:

Replace(“Peter Peter Peter Wright”,”Peter”,”Hooray”,1,2)

Kết quả là “Hooray Hooray Peter Wright”, nghĩa là hai lần thay thế. THam số này mang giá trị mặc định là -1, nghĩa là thay thế toàn bộ.

Tham số cuối cùng tương tự hàm Instr(), cho biết nó có phân biệt chữ in hoa và chữ

thường hay không

Replace(“Peter Wright, “Peter”, “P.”,1,-1,vbTextCompare)

Kết quả là “P.Wright”.

Chuỗi có chiều dài cố định được khai báo Public hay Private trong mô-đun chuẩn. Trong mô-đun của biểu mẫu hoặc mô-đun lớp, nó phải được khai báo Private.

VB cho phép chuyển đổi một chuỗi thành thành một số nếu chuỗi đang thể hiện một con số. Ngược lại, ta cũng có thể chuyển một số thành chuỗi. Tuy nhiên nên cẩn thận, vì chuyển đổi một chuỗi có giá trị không phải số sẽ gây lỗi chương trình thi hành.


Một số lập trình viên Visual Basic thích dùng dấu + để nối chuỗi thay vì dùng dấu &. Mặc dù không khác nhau lắm, nhưng thực ra dùng dấu + có điểm bất tiện. Vì là phép toán, nó có kiểm tra kiểu. Nếu ta có một số và một chuỗi nối với nhau, nó sẽ chuyển đổi từ số sang chuỗi trước khi thực sự kết nối. Hơn nữa, việc chuyển đổi này được làm tự động, không hề báo lỗi khi biên dịch.

5.4.5.6Kiểu Boolean


Nếu ta có một biến có hai giá trị True/False, Yes/No,On/Off, ta nên dùng kiểu Boolean. Giá trị mặc định của Boolean là False.

Dim blnRunning as Boolean

‘ Check to see ì the tape is running.

If recorder.Direction = 1 Then

blnRunning = True

End if


5.4.5.7Kiểu Date


Khi các kiểu dữ liệu khác được chuyển sang Date, giá trị đứng trước dấu chấm là ngày, giá trị đứng sau dấu chấm là giờ. Nửa đêm là 0, giữa ngày là 0,5. Dấu âm thể hiện ngày trước 30/12/1999. Kiểu Date đã giải quyết vấn đề Y2K

Nhấn Ctrl-G để hiển thị cửa sổ Immediate.

Gõ vào:

“01/02/98” và nhấn Enter.



Nếu hiểu theo người Mỹ, “01/02/98” có nghĩa là ngày 2 tháng Giêng năm 1998, nếu hiểu theo người Anh thì đây là ngày 1 tháng 2 năm 1998. Nếu dùng ngày như trong hình trên thì VB hiểu rằng lấy 1 chia cho 2 rồi lấy kết quả chia cho 98!

Trở lại cửa sổ Immediate gõ vào: ?#01/02/98#

Dấu # cho biết là dữ liệu kiểu Date, không phải một biểu thức toán học. Tuy nhiên, định dạng ngày tháng hiển thị phụ thuộc vào quy định của Windows.

Hộp thoại này hiển thị khi người sử dụng nhấp đúp chuột vào biểu tượng Regional Setting trong cửa sổ Control Panel của Windows. Nó cho phép quy định kiểu ngày tháng tuỳ thuộc quốc gia. Bên trong chương trình VB xử lý ngày tháng theo kiểu Mỹ #01/02/98# là ngày 2 tháng Giêng năm 1998, nhưng nếu máy đang dùng theo hệ Anh thì nó sẽ hiển thị trên cửa sổ Immediate là 2/1/98


5.4.5.8Kiểu Object


Biến kiểu Object chứa một địa chỉ 4 byte (32bit) trỏ đến đối tượng trong ứng dụng hiện hành hoặc các ứng dụng khác. Dùng lệnh Set để chỉ ra đối tượng thực sự:

Dim objDb As Object

Set objDb=OpenDatabase(“c:\vb5\Biblio.mdb”)

Khi khai báo biến đối tượng, nên chỉ ra tên lớp tường minh, như TextBox thay vì Control, Database thay vì Object). Ứng dụng sẽ chạy nhanh hơn, ta có thể xem danh sách các lớp trong cửa sổ Object Browser.


5.4.5.9Kiểu Variant


Có thể chứa mọi loại dữ liệu, số, thậm chí mảng. Ta không cần chuyển đổi kiểu dữ liệu, VB làm việc đó một cách tự động.

Dim Somevalue 'Variant by default

Somevalue = "17" 'SomeValue contains "17"(a two character string).

Somevalue = Somevalue – 15 'somevalue now cotains the numeric value 2.

Somevalue = "U" & Somevalue 'somevalue now cotains.
Variant cũng thuận tiện khi ta không biết trước kiểu dữ liệu

Private Sub cmdExplore_click()

Dim VarVariant As Variant

VarVariant = 12

Form1.Print VarType(VarVariant)

VarVariant = "Peter"

Form1.Print VarType(VarVariant)

VarVariant = True

Form1.Print VarType(VarVariant)

VarVariant = #1/1/2001#

Form1.Print VarType(VarVariant)

End Sub


Hàm VarType kiểm tra kiểu dữ liệu

Giá trị VarType

Giải thích

0 – vbEmpty

Không chứa gì cả

1 – vbNull

Không có dữ liệu hợp lệ

2 – vbInteger

Dữ liệu Integer dạng chuẩn

3 – vbLong

Dữ liệu kiểu Long Integer

4 - vbsingle

Dữ liệu kiểu chấm động single

5 – vbDouble

Dữ liệu kiểu chấm động Double

6 – vbCurrency

Kiểu Currency

7 – vbDate

Kiểu ngày giờ

8 – vbString

Kiểu chuỗi đơn giản

9 – vbObject

Kiểu đối tượng

10 – vbError

Có một đối tượng Error

11 – vbBoolean

Kiểu giá trị Boolean chuẩn

12 – vbVariant

Kiểu Variant

13 – vbDataObject

Kiểu DAO chuẩn

14 – vbDecimal

Giá trị thuộc hệ thập phân Decimal

17 – vbByte

Kiểu Byte

36 – UserDefinedType

Kiểu do người dùng định nghĩa

8192 - vbArray

Kiểu mảng

Tuy nhiên cần chú ý khi dùng biến Variant:



  • Nếu muốn thi hành các hàm số học, Variant phải chứa giá trị số.

  • Nếu muốn nối chuỗi, dùng toán tử & thay vì toán tử +.


Giá trị Empty

Đôi khi ta cần kiểm tra một giá trị có được gán cho biến hay chưa. Biến Variant có giá trị Empty trước khi nó được gán giá trị. Giá trị Empty là một giá trị đặc biệt không phải zero, không phải chuỗi rỗng(“”), không phải giá trị Null. Ta dùng ham IsEmpty để kiểm tra giá trị Empty:

If IsEmpty(z) then z =0

Khi một biến Variant chứa giá trị Empty, ta có thể dùng nó trong biểu thức. Nó có thể được xem là 0 hoặc chuỗi rỗng tuỳ theo biểu thức.

Giá trị Empty biến mất khi có một giá trị bất kỳ được gán cho Variant. Muốn trở về giá trị Empty, ta gán từ khoá Empty cho Variant.

Giá trị Null

Biến Variant chứa giá trị Null dùng trong những ứng dụng cơ sở dữ liệu thể hiện không có dữ liệu hoặc dữ liệu không xác định.


Dùng hàm IsNull để kiểm tra biến Variant có chứa Null hay không. Biến không bao giờ mang giá trị Null nếu ta không gán trực tiếp cho nó. Vì vậy, không cần phải dùng hàm IsNull.

Nếu gán Null cho một biến khác kiểu Variant, VB sẽ báo lỗi.



Giá trị Error

Trong một biến Variant, Error là một giá trị đặc biệt thể hiện một điều kiện lỗi vừa xảy ra trong thủ tục. Tuy nhiên, không như các lỗi khác, các xử lý lỗi thông thường của ứng dụng không xảy ra. Do đó, ta có thể xử lý dựa trên các giá trị lỗi. Giá trị Error được sinh ra bằng cách chuyển đổi giá trị lỗi dùng cho hàm CVErr.


5.4.5.10Chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu


Hàm chuyển đổi

Đổi sang kiểu

Cbool

Boolean

Cbyte

Byte

Ccur

Currency

CDate

Date

CDbl

Double

Cint

Integer

CLng

Long

CSng

Single

Cstr

String

Cvar

Variant

CVErr

Error

Lưu ý rằng giá trị truyền cho hàm phải hợp lệ, nghĩa là phải thuộc khoảng của kiểu kết quả. Nếu không VB sẽ báo lỗi.


5.4.5.11Kiểu mảng(Array)


Mảng là một xâu các biến có cùng tên và cùng kiểu dữ liệu. Dung Array làm chương trình đơn giản và rút gọn, vì ta có thể dùng vòng lặp. Mảng có biên trên và biên dưới, và các thành phần trong mảng là liên tục giữa 2 biên.

Khái niệm mảng ở đây khác với mảng các điều khiển (Control Array). Control Array không cho phép nạp hay thoát khỏi một thành phần ở giữa Array.

Có 2 loại biến mảng mảng có chiều dài cố định và mảng động, có chiều dài thay đổi lúc thi hành. Mảng có chiều dài cố định có thể được khai báo Public trong ứng dụng. Private trong mô-đun hoặc Private trong một thủ tục.

5.4.5.11.1Mảng có chiều dài cố định

Biên trên và biên dưới

Biên trên được xác định ngay lúc khai báo .

Dim counters(14) As Integer

Public sums(20) As Double

Mặc định, biên dưới là 0. Ta có thể khai báo tường minh biên dưới:
Dim counter(1 To 15) As Integer

Dim sums(100 To 120) As String


a. Hàm UBound trả về phần tử cuối của mảng(Upper Bound).

b. Hàm LBound trả về phần tử đầu tiên của mảng (Lower Bound).



Mảng trong mảng

Private Sub command1_click()

Dim intX As Integer

'Declare and populate an integer array

Dim countersA(5) As Integer

For intX = 0 To 4

countersA(intX) = 5

Next intX

'Declare and populate a string array

Dim countersB(5) As String

For intX = 0 To 4

countersB(intX) = "Hello"

Next intX

Dim arrX(2) As Variant 'Declare a new two-member

arrX(1) = countersA()

arrX(2) = countersB()

MsgBox arrX(1)(2) ' display a member of each array

MsgBox arrX(2)(3)

End Sub

Mảng nhiều chiều

Ta khai báo một mảng 2 chiều có 10 phần tử

Static MatrixA(9, 9) As Double

Static MatrixA(1 To 10, 1 To 10) As Double

Dim MultiD(3, 1 To 10, 1 To 15)

Khai báo này tạo ra một mảng 3 chiều có kích cỡ 4×10×15, là số phần tử của ma trân,600

Nên thận trọng trong khi sử dung các mảng nhiều chiều, nhất là các mảng các Variant vì nó lớn hơn các kiểu dữ liệu khác.

5.4.5.11.2Mảng động(dynamic Array)

Mảng này có thể thay đổi kích cỡ. là một trong những ưu điểm của Visual Basic, mảng động giúp quản lý bộ nhớ một cách hiệu quả. Ta có thể dùng một mảng lớn trong thời gian ngắn, sau đó xoá bỏ để trả vùng nhớ cho hệ thống

Khai báo

  • Khai báo Public hoặc Dim trong mô-đun, hoặc khai báo Static hay Dim trong thủ tục. Khai báo một mảng động bằng cách cho nó một danh sách không theo chiều nào cả.

Dim DynArray(0

  • Cấp phát số phần tử thực sự bằng dòng lệnh ReDim.

ReDim DynArray(x+1)

Sử dụng ReDim

Dòng lệnh ReDim chỉ có thể xuất hiện trong thủ tục. Khác với Dim hay Static, ReDim là một dòng lệnh thi hành, nó làm ứng dụng phải thực hiện một hành động lúc chạy chương trình. Sử dụng ReDim tương tự trong mảng có chiều dài cố định, dùng thay đổi số phần tử cũng như biên trên hoặc biên dưới. tuy nhiên, số chiều không thay đổi.

ReDim DynArray(4 to 12)

Dim Matrix1() as integer

Sub CalcValuesNow()

-

-



-

ReDim Matrix1(19,29)

End sub

Mỗi lần gọi ReDim, tất cả các giá trị chứa trong mảng hiện hành bị mất. Vb khởi tạo lại giá trị cho chúng (Empty đối với mảng Variant, 0 cho mảng số, chuỗi rỗng cho mảng chuỗi, hoặc nothing cho mảng các đối tượng). Cách này tiện lợi khi ta muốn thêm dữ liệu mới hoặc muốn xoá bớt vùng nhớ. Đôi khi, ta muốn thay đổi kích cỡ của mảng mà không mất dữ liệu. Ta dùng ReDim với từ khoá Preserve. Ví dụ, mở rộng mảng thêm một phần tử và không mất dữ liệu:



ReDim Preserve DynArray(UBound(DynArray)+1)

Tuy nhiên chỉ có biên trên của chiều cuối cùng trong mảng được thay đổi khi ta dùng Preserve. Nếu thay đổi chiều khác, hoặc biên dưới của chiều cuối cùng VB sẽ báo lỗi.


5.4.5.11.3Một số tính năng mở rộng của mảng

Không những gán mảng cho một mảng, ta còn tạo các hàm trả về mảng và các thuộc tính trả về mản. Trong nhiều trường hợp, những kỹ thuật này sẽ cải tiến đáng kể tốc độ xử lý chương trình

Sao chép mảng

Trong Visual Basic 5, để sao chép từ một mảng sang một mảng khác, ta phải dung vòng lặp For Each quét qua mảng nguồn, rồi tuần tự ReDim lại mảng đích để copy từng phần tử.

Tuy nhiên cách này chỉ áp ụng cho mảng Dynamic mà thôi. Khi gán biến, có một số quy luật mà ta cần nhớ. Ví dụ: Ta có thể gán một giá trị kiểu Integer vào biến long, không vấn đề nhưng gán Long cho Integer sẽ gây lỗi tràn. Ngoài quy luật về kiểu dữ liệu, việc gán mảng cũng có những quy luật liên quan đên số chiều, kích thước của chiều và laọi mảng gì (mảng có chiều dài cố định hay mảng động)

Gán mảng với chiều và kiểu dữ liệu khác nhau có thể không thành công, do những nguyên nhân sau:



  • Mảng bên trái dấu gán(=) là mảng chiều dài cố định hay mảng động

  • Số chiều của mảng bên trái có đồng nhất với số chiều của mảng bên phải không

  • Số phần tử trên mỗi chiều của mỗi bên có tương thích không. Chiều có thể tương thích thậm chí khi khai báo khác nhau, ví dụ như một mảng bắt đầu từ số 0 trong khi mảng kia bắt đầu từ số 1 miên là chúng có cùng số phần tử

Kiểu dữ liệu cảu các phần tử mỗi bên phải tương thích.


tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương