1/ lí lan tiểu sử



tải về 403.73 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích403.73 Kb.
#13512
  1   2   3
1/ LÍ LAN

Tiểu sử

Lí Lan sinh năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Tám năm đầu bà sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay. Bà học một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).

Từ năm 1980 bà bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.

Bà lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ, và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bà là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.


Tác phẩm

  • Nơi bình yên chim hót (NXB Cà Mau, Cà Mau, 1986)

  • Chút lãng mạn trong mưa (NXB Trẻ, TP HCM, 1987)

  • Hội lồng đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991)

  • Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, NXB Văn Nghệ TP HCM, 1992)

  • Mưa chuồn chuồn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1993)

  • Chân dung người Hoa (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1994)

  • Đất khách ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1995)

  • Bí mật của tôi và thằn lằn đen (NXB Trẻ, TP HCM,1996)

  • Lệ Mai ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1998)

  • Thơ (in chung với Thanh Nguyên và Lưu Thị Lương, NXB Văn Nghệ TP HCM, 1998)

  • Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi (Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1998)

  • Khi nhà văn khóc ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1999)

  • Dị mộng (NXB Trẻ, TP HCM, 2000)

  • Quán bạn (in chung với Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương và Chim Trắng, NXB Trẻ, TP HCM, 2001)

  • Một góc phố Tàu (NXB Văn học, Hà Nội, 2001)

  • Ba người và ba con vật (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002)

  • Là mình ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005)

  • Người đàn bà kể chuyện ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2006)

  • Miên man tùy bút ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2007)

  • Tiểu thuyết đàn bà ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2008)

  • Hồi xuân ( Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2009)

2/ A-MI-XI

Tiểu sử

A-mi-xi (1846-1908), tên đầy đủ là Edmondo De Amicis, quê ở xứ Liguria, là nhà văn lỗi lạc, nhà hoạt động xã hội nước Ý.

Năm 1866, ông là sĩ quan quân đội chiến đấu vì độc lập cho đất nước.

Năm 1868, chiến tranh kết thúc, ông rời quân ngũ đi du lịch nhiều nơi như Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ma Rốc, …

Năm 1891, ông tham gia Đảng xã hội Ý chiến đấu cho công bằng , vì hạnh phúc của nhân dân.

Cuộc đời hoạt động vì xã hội, nhân dân và sáng tác văn chương của ông chỉ là một. Độc lập, thống nhất của Tổ Quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng cho văn chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.


Tác phẩm
Ông để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ gồm nhiều thể loại :
Truyện

  • Cuộc đời của các chiến binh ( 1868 )

  • Những tấm lòng cao cả ( 1886 )

  • Trên đại dương ( 1889 )

  • Cuốn truyện của một người thầy ( 1890 ) …


Kí

  • Tây Ban Nha ( 1873 )

  • Hà Lan ( 1874 )

  • Ma Rốc ( 1875 )

  • Côn-ktan-ti-nô-pô-li ( 1881 )


Phê bình văn học

Chân dung văn hào ( 1881 )


Luận văn chính trị- xã hội

  • Vấn đề xã hội.

  • Nội chiến

3/ KHÁNH HOÀI

Tiểu sử

Khánh Hoài sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937, tên khai sinh là Đỗ Văn Xuyền, quê gốc xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình. Nơi ở hiện nay : thành phố Việt Trì.

Khánh Hoài học tiểu học và trung học ở Thái Bình, Hà Nội và Hải Phòng. Thời kỳ học Trung học đã tham gia hoạt động bí mật trong phong trào học sinh, sinh viên.

Năm 1956-1959 học Đại học sư phạm Hà Nội (khoa sinh ngữ)

Từ 1959-1987 : Dạy học, làm hiệu trưởng nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú.

Từ 1988 đến nay : Chi Hội trưởng chi hội Văn nghệ Việt Trì

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội và Phó chủ nhiệm thường trực ủy ban bảo vệ

chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì.



Tác phẩm
- Trận chung kết (truyện dài, 1975)

- Những chuyện bất ngờ (truyện vừa 1978)

- Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện, 1992)

- Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (hay Băng ngũ hổ, truyện vừa, 1993-1994)



Nhà văn đã được nhận :

- Giải A, giải Văn nghệ Vĩnh Phú 10 năm (1975-1985) (truyện dài Trận chung kết).

- Giải Nhì cuộc thi thơ -văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức (cho truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê)

- Giải chính thức giải thưởng Hùng Vương (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú) (cho tập Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà).



4/ LÍ THƯỜNG KIỆT

Tiểu sử

Lí Thường Kiệt (1019-1105), Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập – hoàng tử trưởng của Ngô Quyền, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay).

Tuy nhiên, theo văn bia Đỗ Anh Vũ (được cho là soạn vào năm 1159) thì ông vốn họ Quách, tổ tiên là người ở Lũng Tây (Cam Túc, Trung Quốc). Thân phụ ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông, quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.

Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng.

Năm 1041, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu vua Lý Thái Tông.

Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri .

Năm 1054, Lý Thánh Tông lên ngôi, phong ông chức Bổng hành quân hiệu uý. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có công lao, ông được thăng làm Kiểm hiệu thái bảo.

Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người.

Năm 1069, ông theo vua làm tiên phong đi đánh Chiêm Thành, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.

Dưới thời Lý Nhân Tông, ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn hai lần trực tiếp đi đánh Chiêm Thành vào các năm 1075 và 1104.

Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103).

Năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na, đem quân đánh và lấy lại 3 châu Địa Lý mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt đi đánh, phá được, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.



Каталог: UserFiles -> HEAD351 -> news -> attachment
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
attachment -> Bảng tuần hoàn hóa học chia nhóm các nguyên tố như thế nào?

tải về 403.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương