1. Cấu trúc dữ liệu tập hợp



tải về 0.64 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu25.05.2023
Kích0.64 Mb.
#54743
1   2   3   4   5   6   7   8
duy khanhh

1.1 Khái báo tập hợp 
Tập hợp (Set) trong Python có một số tính chất cần nhớ: 
• 
Các phần tử trong tập hợp không có thứ tự. 
• 
Các phần tử này là duy nhất, không cho phép lặp lại. 
• 
Set có thể thay đổi (thêm bớt phần tử) nhưng các phần tử của tập hợp phải ở dạng 
không thể thay đổi (tức là xác định được dung lượng bộ nhớ ngay khi khai báo). 
• 
Chúng ta sử dụng các dấu ngoặc nhọn trong khai báo Set, ví dụ: 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
print(members) 
Chú ý: 
• 
[] sử dụng khai báo List 
• 
() sử dụng khai báo Tuple 
• 
{} sử dụng khai báo Set 
1.2 Thay đổi tập hợp 
Các phần tử trong tập hợp có thể thêm hoặc loại bỏ. Python hỗ trợ các phương thức để 
thực hiện thao tác thay đổi tập hợp. 



1.2.1 Phương thức .add() 
Ví dụ: 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.add("Huy") 
print(friends) # Kết quả là {"Duc","Van","Huy","Dung"} 
Chú ý, kết quả có thể khác đi do Set không sắp xếp các phần tử theo một trật tự nào cả. 
1.2.2 Phương thức .remove() 
Loại bỏ một phần tử trong tập hợp. Ví dụ: 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.remove("Dung") 
print(members) # Kết quả là {"Van","Duc"} 
members.remove("Huy") 
print(members) # Kết quả là lỗi KeyError: "Huy" 
Khi loại bỏ một phần tử, nếu phần tử đó không tồn tại trong tập hợp, chương trình sẽ dừng 
và một thông báo lỗi KeyError xuất hiện 
1.2.3 Phương thức .discard() 
Giống như phương thức .remove() loại bỏ phần tử trong tập hợp, tuy nhiên nếu phần tử 
đó không tồn tại thì nó không báo lỗi gì cả. 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.discard("Dung") 
print(members) # Kết quả là {"Van","Duc"} 



members.discard("Huy") 
print(members) # Kết quả là {"Van","Duc"} 
1.2.4 Phương thức .pop() 
Loại bỏ một phần tử ngẫu nhiên khỏi tập hợp. 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.pop() 
print(members) # Kết quả là {"Van","Duc"} 
Bạn cần chú ý về thứ tự các phần tử trong tập hợp, nó không được sắp xếp theo bất kỳ quy 
tắc nào. 
1.2.5 Phương thức .clear() 
Loại bỏ tất cả các phần tử trong tập hợp, khi đó tập hợp được gọi là tập rỗng. 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.clear() 
print(members) # Kết quả là set() 
1.2.6 Phương thức .update() 
Phương thức .add() ở trên chỉ thêm được 1 phần tử vào tập hợp với 1 câu lệnh, để thêm 
nhiều phần tử, chúng ta sử dụng .update()
Chú ý, đầu vào của .update() có thể là một Set, một List hoặc một Tuple
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.update(["Tuan","Huy"],{"Ha", "Trang"},("Ngan","Trung")) 



print(members) # Kết quả là {'Dung', 'Huy', 'Van', 'Tuan', 'Ha', 'Trang', 'Ngan 'Trung', 
'Duc'} 
Chú ý: Không sử dụng chuỗi để cập nhập vào tập hợp mà các phần tử là chuỗi, bởi vì 
chuỗi sẽ được coi là một danh sách các ký tự, ví dụ: 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.update("Nga") 
print(members) # Kết quả là {'g', 'a', 'Dung', 'Van', 'Duc', 'N'} 
Bạn có thể sử dụng phương thức .add() hoặc có thể chuyển chuỗi thành Set, List hoặc 
Tuple có 1 phần tử: 
members = {"Dung","Van","Duc"} 
members.update(("Nga",)) 
# hoặc 
members.update(["Nga"]) 
# hoặc 
members.update({"Nga"}) 

tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương