1. CĂN cứ LÝ luận và thực tiếN



tải về 76.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2016
Kích76.36 Kb.
#32090
BẢN NÊU VẤN ĐỀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 9 (1). QUẢN TRỊ TRONG HỆ THỐNG Y TẾ

1. CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN


Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách y tế là một trong những nhiệm vụ chính của quản trị hệ thống y tế (governance/stewarship in health care system). Đối với một nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì cải cách chính sách y tế là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định mức độ thành công của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Có đủ các chính sách cần thiết và đúng đắn là thước đo của quản trị hệ thống y tế (trong 10 chỉ báo đánh giá chỉ đạo và quản trị hệ thống y tế của Tổ chức Y tế thế giới thì có 7 chỉ báo về chiến lược và chính sách y tế)1.

Chính sách trong lĩnh vực y tế thuộc nhóm chính sách công. Chu trình chính sách công có thể chia ra thành 5 bước chính:



  1. Xác định vấn đề (problem determination): là bước xác định và lựa chọn các vấn đề chính sách cần thiết phải giải quyết và đưa vào chương trình xây dựng chính sách.

  2. Phân tích chính sách (policy analysis) : thực hiện các nghiên cứu phân tích chính sách, căn cứ kết quả phân tích các giải pháp chính sách khác nhau sẽ được đề xuất.

  3. Lựa chọn và ban hành chính sách (policy adoption): Là giai đoạn các giải pháp chính sách khác nhau được đệ trình cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, lựa chọn.

  4. Thực hiện: giai đoạn triển khai, thực hiện chính sách

  5. Đánh giá: theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện và kết quả thực hiện chính sách. Kết quả đánh giá sẽ là đầu vào của một chu trình chính sách mới.

Các học giả Harvard2 đề xuất khi xây dựng chính sách cải cách hệ thống y tế cần dựa trên khung lý thuyết 5 “nút” điều khiển của hệ thống y tế (“five control knobs”, bao gồm các nút Tài chính; nút Phương thức chi trả; nút Tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ; nút Công cụ quản lý của Nhà nước và nút Tuyên truyền thay đổi hành vi). Các nút điều hành nói trên có tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của các hệ thống y tế và chính sách y tế cần khai thác, sử dụng các “nút” đó để điều hành hệ thống y tế.

Trong các bước của chu trình chính sách, bước phân tích chính sách (chẩn đoán nguyên nhân của vấn đề chính sách và xây dựng các phương án chính sách) có thể coi là bước quan trọng nhất3. Một trong những công cụ quan trọng nhất của phân tích chính sách là nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA). Nghiên cứu đánh giá tác động chính sách phân tích, đánh giá các giải pháp, lựa chọn chính sách để lựa chọn được giải pháp tốt nhất.

Để đảm bảo chính sách có hiệu quả tốt, đạt được mục tiêu xác định trước, các giải pháp chính sách phải được xây dựng dựa trên bằng chứng (evidence based policy). Đó là phương pháp xây dựng chính sách dựa trên những bằng chứng tin cậy nhất, đối lập với phương pháp xây dựng chính sách dựa trên các ý kiến chủ quan (opinion based policy), xuất phát từ các kết quả nghiên cứu đơn lẻ, không đảm chất lượng nghiên cứu hoặc từ những quan điểm, ước đoán chủ quan4.

Có thể nói xác định đúng và đầy đủ các vấn đề cần giải quyết từ các nguồn thông tin tin cậy, xây dựng các giải pháp chính sách dựa trên tập hợp các bằng chứng tin cậy, thực hiện nghiêm túc có các bước phân tích, đánh giá dự báo tác động của chính sách để lựa chọn giải pháp tối ưu và thuyết phục để chính sách đúng được ban hành là những yếu tố rất cần thiết cho thành công của hệ thống y tế, đồng thời cũng là thách thức lớn trong công tác quản lý, điều hành hệ thống y tế ở nước ta.


2. KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH Y TẾ Ở VIỆT NAM

2.1. Thành tựu đạt được


Đã có nhiều tiến bộ trong lựa chọn các vấn đề chính sách ưu tiên, mở rộng sự tham gia xây dựng chính sách.

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế JAHR hàng năm (thực hiện từ năm 2007) đã phân tích hiện trạng một số lĩnh vực của ngành y tế và xác định các vấn đề ưu tiên và đề xuất các giải pháp, với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và các tổ chức tài trợ.

Năm 2010, Bộ Y tế đã tổ chức thực hiện nghiên cứu đánh giá chung về kế hoạch 5 năm (JANS), sử dụng phương pháp và bộ công cụ đánh giá của IHP+, với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và ngoài nước.

Trong những năm gần đây, Bộ Y tế đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của dự thảo văn bản Luật, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các cơ quan nghiên cứu đã đóng góp tích cực hơn trong cung cấp bằng chứng, phân tích chính sách. Viện Chiến lược và Chính sách y tế đã thực hiện nhiều nghiên cứu chính sách quan trọng (Đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 43/2006 của Chính phủ tại một số bệnh viện, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1816, nghiên cứu vấn đề quá tải bệnh viện, nghiên cứu RIA đối với dự thảo Luật Khám, chữa bệnh, thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu …).

Một số thành tựu nổi bật trong xây dựng chính sách của ngành y tế trong những năm gần đây bao gồm:



    • Xác định chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho các nhóm đối tượng sử nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước;

    • Có chính sách tạo nguồn tài chính nhằm nâng cao năng lực cho y tế tuyến huyện thông qua chương trình trái phiếu chính phủ;

    • Có giải pháp tình thế nhằm tăng cường cán bộ cho y tế tuyến dưới, thông qua Luật Khám chữa bệnh và chương trình 1816;

    • Xây dựng Luật BHYT, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.2. Những hạn chế


Trước hết, năng lực và tầm nhìn dài hạn trong xây dựng chính sách còn hạn chế5. Nhiều chính sách y tế còn chậm đổi mới hoặc đổi mới chưa cơ bản, chưa đồng bộ. Hệ thống y tế Việt Nam cũng đang có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề chung của một số nước đang phát triển mà WHO đã nêu trong Báo cáo sức khỏe thế giới 2008, đó là xu hướng “buông lỏng quản lý tạo cơ hội cho quá trình thị trường hóa y tế phát triển không kiểm soát”, tình trạng chia cắt của hệ thống điều trị và sự phát triển mất cân đối, thiên lệch ở các chuyên khoa sâu.

Hạn chế trong xác định vấn đề cần đưa vào chương trình, kế hoạch xây dựng chính sách (bước xác định vấn đề trong chu trình chính sách)

Đa số vấn đề được đưa vào chương trình xây dựng chính sách của ngành y tế xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo từ trên xuống, ít có vấn đề xuất phát từ kết quả nghiên cứu tổng quan kết quả các nghiên cứu đánh giá phân tích hiện trạng.

Số lượng và chất lượng các nghiên cứu về chính sách còn hạn hẹp. Khuyến nghị chính sách của một số nghiên cứu chưa dựa trên kết quả nghiên cứu. Một số vấn đề chính sách tuy được nghiên cứu không công bố kết quả trên diện rộng;

Nhiều vấn đề lớn, cấp thiết như phối hợp công tư, quản lý y tế tư nhân, lạm dụng kỹ thuật, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế …chưa được đưa vào kế hoạch xây dựng chính sách;

Trong nghiên cứu lựa chọn vấn đề chính sách cũng như phân tích chính sách, chưa lấy mức độ hài lòng hay phản ứng của người dân làm công cụ thăm dò các vấn đề chính sách;

Hệ thống thông tin quản lý y tế (Health Mangement Information System) chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng chính sách.



Hạn chế trong xác định nguyên nhân của vấn đề và trong phân tích chính sách, đề xuất các lựa chọn chính sách

Việc phân tích hiện trạng (situation analysis) đối với một số vấn đề chính sách chưa được làm thấu đáo nên chưa tìm được nguyên nhân gốc rễ để xây dựng giải pháp chính sách phù hợp. Ví dụ không xác định một cách thuyết phục nguyên nhân của tình trạng người cận nghèo không tuân thủ tham gia BHYT theo Luật định mặc dù có đã được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng cao; nguyên nhân chủ yếu của tình trạng quá tải bệnh viện là gì (do tác động của chính sách tự chủ bệnh viện theo Nghị định số 43, do hệ thống cung ứng dịch vụ chưa đủ đáp ứng, hay do năng lực của mang lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu). Hạn chế trong xác định nguyên nhân của vấn đề chính sách có thể do năng lực của đội ngũ cán bộ làm chính sách, do thiếu thông tin cần thiết, do chưa thực hiện tốt các nghiên cứu đánh giá.

Quy trình xây dựng chính sách y tế chưa được cập nhật; thiếu quy định và công cụ để tập hợp, phân tích bằng chứng chính sách từ các nguồn bằng chứng khác nhau.

Hạn chế trong hợp tác giữa các Vụ, Cục của Bộ Y tế, giữa các bộ trong công tác hoạch định chính sách y tế.

Phân tích chính sách thường do cá nhân đảm nhiệm, thiếu sự cộng tác của nhóm chuyên gia có kiến thức rộng từ nhiều lĩnh vực khác nhau, thiếu việc tập hợp ý kiến đánh giá của các nhà chuyên môn (pier review – bình duyệt, đánh giá của các nhà chuyên môn trong cùng lĩnh vực).

Chưa xem xét, đánh giá đầy đủ tác động của các yếu tố tài chính y tế, phương thức chi trả, tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ, công cụ quản lý và tuyên truyền thay đổi hành vi (năm “nút” điều chỉnh của nhóm học giả Harvard) trong quá trình xem xét nguyên nhân của vấn đề chính sách.

Chưa đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu những bài học thành công và thất bại của thế giới, đặc biệt là việc xem xét những kinh nghiệm thực tế (best practice) của các quốc gia có hoàn cảnh kinh tế xã hội tương tự với Việt Nam để xây dựng các phương án chính sách phù hợp;

Về nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách: chưa xác định đầy đủ tầm quan trọng của nghiên cứu RIA, chưa có được tính độc lập, khách quan trong nghiên cứu đánh giá;

Chưa đầu tư nguồn lực (nhân lực, thời gian và kinh phí) xứng đáng cho nghiên cứu đánh giá tác động của dự thảo chính sách (ví dụ đối với Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật BHYT). Theo nhận định của TS Phan Trung Lý, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì hầu hết các báo cáo RIA của các dự án Luật hiện nay đều hời hợt, hình thức, đánh giá một cách cảm tính6.

Kết quả của nghiên cứu đánh giá tác động của dự thảo chính sách (RIA) chưa được sử dụng có hiệu quả trong việc thuyết trình, tạo sự đồng thuận để lựa chọn phương án chính sách tối ưu (ví dụ Luật Khám chữa bệnh);

Thiếu sự phân tích trong xây dựng chính sách dẫn tới sự thiếu đồng bộ giữa các giải pháp chính sách (tự chủ bệnh viện và quá tải bệnh viện);

Cách thức xin ý kiến cho dự thảo chính sách phổ biến là gửi văn bản và tổ chức hội thảo và gửi văn bản xin ý kiến các bên liên quan chưa phát huy tốt hiệu quả như mong muốn. Dự thảo chính sách đăng tải trên website không đi kèm các thông tin cần thiết, các ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản đăng tải trên website nghèo nàn.

Hạn chế trong cơ chế huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của các bên liên quan, trong đó có ý kiến người dân. Ngoài hình thức gửi văn bản gửi đến một số tổ chức xin ý kiến và tổ chức hội thảo, hội nghị, không có các hình thức khác công bố trưng cầu ý kiến khác (sách xanh, sách trắng …);

Kết quả các nghiên cứu về chính sách chưa được sử dụng có hiệu quả, còn có sự cân nhắc, chậm trễ trong công bố và sử dụng các bằng chứng chính sách. Một số khuyến nghị về chính sách từ các nghiên cứu chưa được xem xét trong quá trình hoạch định chính sách.

Chưa tận dụng thông tin, bằng chứng để đề xuất các giải pháp chính sách (Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật (burden of disease) cho thấy sự vượt trội của gánh nặng các bệnh không lây nhiễm nhưng nhóm bệnh không lây nhiễm chưa trở thành vấn đề chính sách lớn và chưa cógiải pháp chính sách thỏa đáng);

Những vấn đề trong công đoạn quyết định chính sách

Tính trách nhiệm giải trình (accountability) trong quyết định lựa chọn chính sách chưa rõ ràng. Không có cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân về tác động của các chính sách được ban hành.

Các hoạt động thuyết phục, vận động tạo sự đồng thuận của các bên liên quan đã có nhiều tiền bộ, nhưng trong nhiều trường hợp chưa xây dựng và thực hiện được chiến lược thuyết phục, giải trình phù hợp nên chưa tạo được sự đồng thuận để lựa chọn được các phương án chính sách tối ưu (ví dụ bỏ qua phương án tổ chức của hệ thống BHYT trong trong Luật BHYT, cấp chứng chỉ hành nghề trong Luật KCB);

Thiếu việc lựa chọn cán bộ đủ uy tín và có trình độ thuyết khách để làm công tác vận động, thuyết trình; thiếu các hình thức trao đổi phù hợp, có chiều sâu giữa các bên có ý kiến khác nhau để tiến tới sự đồng thuận (ví dụ về việc tái chứng chỉ hành nghề trong Luật KCB).



Về nguồn lực xây dựng chính sách

Thiếu các chuyên gia có trình độ, có khả năng phân tích và có tầm nhìn chiến lược để tham mưu phân tích xác định các vấn đề cốt lõi, lựa chọn những ưu tiên để xây dựng chính sách;

Thiếu các hình thức tập hợp và tổ chức công tác nghiên cứu chính sách ở tầm chiến lược (think tanks). Viện Chiến lược và Chính sách Y tế đã tích cực tham gia vào công tác nghiên cứu phân tích và cung cấp bằng chứng cho xây dựng chính sách nhưng chưa phát huy được vai trò ở tầm nghiên cứu chính sách vĩ mô ở tầm dài hạn.

Số lượng cán bộ làm nhiệm vụ xây dựng chính sách luôn quá tải vì phải kiêm nhiệm công việc quản lý điều hành ở tầm vi mô đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;

Mặc dù Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong nghiên cứu đánh giá, cung cấp bằng chứng nhưng hầu hết các khâu trong chu trình chính sách vẫn do đội ngũ cán bộ của cơ quan BYT trực tiếp thực hiện, thiếu vai trò tham gia tích cực của địa phương;

Ảnh hưởng của nhóm lợi ích thiểu số ngày càng lớn, có khả năng tác động mạnh mẽ tới các khía cạnh công bằng và hiệu quả trong xây dựng chính sách, (ví dụ các chính sách về hợp tác công tư, về thuốc, về thực phẩm chức năng, trang thiết bị, công trình y tế …);

Nguồn tài chính cho xây dựng chính sách hạn chế, không đủ trang trải các nghiên cứu đánh giá cần thiết;

3. Các vấn đề ưu tiên và giải pháp

(Xin mời quý vị góp ý kiến cho nội dung trong bảng dưới đây, trọng tâm là thảo luận và góp ý cho các giái pháp)





Các vấn đề ưu tiên

Các giải pháp/hành động

Kết quả cần đạt được năm 2012

Ngắn hạn (đến 2012)

Dài hạn (2015)

  1. Hạn chế trong xác định các vấn đề chính sách












Mạn ch vấn đề chính sách lớn, cấp thiết chưa được xem xét thích đáng đsáđưa vào chương trình hoa vào ch chính sách (bchính sách (g trình ách lớn, cấp thiết chưa được không đủ trang trải các nghiên

Schính sách (g trình ách lớn, cấp thiết chưa được không đủ trang Ít vnh sách (g trình ách lớn, cấp thiết chưuả nghiên cứu

Mt vnh sách (g trình ách lớn, cấp đã có ksách (g nghiên cáchnhưng chách (g công bchách (g t

Chưa lchách (g trình ách lớn, cấp thiết chưuả nghiên cứu ủ trang trải các nghiên cứu đánh giá



Tổ chức định kỳ các hội thảo tư vấn về các vấn đề chính sách y tế vĩ mô;

Có kế hoạch nghiên cứu phát hiện các vấn đề chính sách lớn;

Lựa chọn kỹ lưỡng tổ chức, cá nhân có năng lực tốt để tăng cường chất lượng nghiên cứu, tham gia đề xuất vấn đề chính sách

Thực hiện các nghiên cứu về thái độ, sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ y tế




Thực hiện nghiên cứu phân tích hiện trạng hệ thống cung ứng dịch vụ y tế và xây dựng các lựa chọn cải cách hệ thống cung ứng dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia có thu nhập trung bình thấp.


Mệ thống cung ứng dịch vụ y tế và xây dựng các lựa chọn cải cách hệ thống cung ứng dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã

  1. Hạn chế trong phân tích chính sách và xây dựng các lựa chọn (phương án) chính sách










Vià xây dựng các lựa chọn (phương án) chính sáchựa chọn cải cách hệ thống cung ứng dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh điều kiện kinh tế xrià x

Chưa xem xét, đánh giá đn (phương án) chính sáchựa chọn cải cách hệ thống cung ứng dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia có thu nhập trung bình thấp.c công tư, về thuốc, về thực phẩm chức năng, trang thiết bị, công trình y tế ân của vấn đề chính sách.

Chưa đem xét, đánh giá đn (phương án) chính sáchựa chọn cải cách hệ thống cung ứng dịch vụ ph

Chưa xác định đầy đủ tầm quan trọng của nghiên cứu RIA, chưa có được tính độc lập, khách quan trong nghiên cứu đánh giá;

Chưa đác định uồn lực (nhân lực, thời gian và kinh phí) xứng đáng cho nghiên cứu đánh giá tác động của dự thảo chính sách.

Khưa đác định uồn lực (nhân lực, thời gian và kinh phí) xứng đáng cho nghiên cứu đánh giá tác động củ

Hhưa đác định cơ chđác định usơ chđác định ng góp ý kiến của các bên liên quan, trong đó có ý kiến người dân.

Chưa tác định ng góp ý kiến của các bên liên quan, trong đó có ý kiến n




Lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực để giao nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu phân tích hiện trạng một số vấn đề về chính sách y tế ;

Thực hiện các nghiên cứu phân tích chính sách theo nguyên tắc làm việc nhóm chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau; các đề xuất chính sách cần được thảo luận rộng rãi, xin ý kiến các bên liên quan và thực hiện hình thức “pier review” (bình duyệt);

Thí điểm thực hiện quy trình nghiên cứu đánh giá tác động của dự thảo luật,với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có năng lực, hiểu biêt vể lĩnh vực chính sách liên quan và có trình độ, kỹ năng nghiên cứu RIA;

Tổ chức nghiên cứu đánh giá hiện trạng một cách bài bản, phân tích chính sách theo các yếu tố “nút” điều hành hệ thống y tế;

Nghiên cnghiên cứu đánh giá hiện trạng một cách bài bản, phân tích chính sách theo các yếu tố “nút” điều hành

Đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong xây dựng, đề xuất lựa chọn chính sách để hạn chế tác động của các nhóm lợi ích thiểu số;



Nghiêm túc thực hiện một cách có bài bản nghiên cứu đánh giá tác động chính sách (RIA) đối với mọi chính sách y tế trước khi ban hành và trong quá trình triển khai thực hiện.

Mọi nghiên cứu RIA phải do cơ quan nghiên cứu độc lập, có năng lực thực hiện.



Các vấn đề chính sách “nóng” như tự chủ bệnh viện, quá tải bệnh viện, quản lý vệ sinh thực phẩm … đưvấn đề ctục phân tích và đề xuất phương án chính sách.

  1. Hạn chế trong công đoạn quyết định chính sách













Tính trách nhinh sách định chính sáchphương án chính sách. bệnh viện, quản lý vệ sinh thực phẩm n chế tác động của các nhóm lợi ích thiểu số; lĩnh v

Trong nhiều trường hợp chưa xây dựng và thực hiện được chiến lược thuyết phục, giải trình phù hợp nên chưa tạo được sự đồng thuận để lựa chọn được các phương án chính sách tối ưu;

Thiếu lựa chọn cán bộ đủ uy tín và có trình độ thuyết khách để làm công tác vận động, thuyết trình;

Thiếu các hình thức trao đổi phù hợp, có chiều sâu giữa các bên có ý kiến khác nhau để tiến tới sự đồng thuận.





Xây d đổi phù hợp, có chiều sâu giữa các bên có ý kiến khác nhau để tiến tới sự đồng thuận

Xây d đổi phù hợp, có chiềuphục, giải trình cho từng chính sách cụ thể

Lây d đổi phù hợp, có chiềuphục, giải trình cho từng chính sách cụ thểến tới s

Chu d đổi phù hợp, có chiềuphục, giải trình cho từng chính sách cụ thểến tới sự đồng thuận.







Có chi d đổi phù hợp, có chiềuphục, gg thuận cho các chính sách được ban hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Quốc hội , Chính phủ.

  1. Hạn chế trong tổ chức và quy trình xây dựng chính sách










Quy trình honh sáchh chiềuphục, gg thuận cho các chính stuy trình honh sáchcông tác nghiên cứu chính sách ở tầm chiến lược (think tanks).

Suy trình honh sáchcông tác nghiên cứu chính sách ở tầm chiến l

Hầu hết các khâu trong chu trình chính sách vkhâu trong chu trình n cứu chính sách ở tầm chiến lược (think tanks). c văn bản quy phạm pcủa cán bộ ngoài Bộ Y tế, của các chuyên gia độc lập;

Ngunh sách vkhâu trong chu trình n cứu chính sách ở tầm chiến lược (think tanks). c văn bản quy phạm pcủ




Quy đ sách vkhâu trong chu trình n cứu chính sách ở tầm chiến lược (think tanks). c văn bản quylại quy trình hoạch đuy đ sách vkhâu tron

Tổuy đ sbuy đ snghiên cch vkhâu trongchihiên cch

Gihiên cch vkhâu trong chu trình n cứu chí;

Mihiên cch vkhâu trong chu trình n cứu chính sách ở tầm

Tăng ngung n cch vkhâu trong chu trình n cứu c.


Ban hành c vkhâug về quy trình xây dựng chính sách y tế

Có shành c vkhâug về quy trình xây dựng chính sách y tế chiến lược (think tanks)

  1. Hạn chế trong triển khai thực hiện và đánh giá chính sách










Hchính sáchág triển khai thực hiện dựng chính sáchtham gia và phm gia vàág triển trong quá trình th khai thực hiện dựng chính sách

Mtrong quá trình th khaiđưrong quá trìn thí điqu đhí điquá trình th khai th trưí điquá trình th khai thực hiện dựng chín

Hrưí điquá trình th khai thực hiện dựng chính sách y tế chiến l thi điquá trình th khai thực hiện dựng chính sách y tế chiến lược (think tan


Tăng cưquá trình th khai thực hiện dựng chính sách y tế chiến lược (think tanks). c văn bản quylại quy trình hoạch oà

Tăng cưquá trình th khai thực hiện dựng chính sách y tế chin trên phạm vi toàn quốc;



Tăng cưquá trình th khai thực hiện dựng chính sách y tế chin tr

Có cơ chuá trình th khai thực hiện dựng chính sách y tế chin trên phạm vi toàn quốc;văn bản qu



Tài liệu tham khảo


1 WHO 2010: Monitoring the building blocks of health systems: a handbook of indicators and their measurement strategies, page 87-90.

2 Robert M, Hsiao W, Berman P, Reich M, Getting Health Reform Right, Oxford 2008

3 World Health Organization, 2006. Health policy development: a handbook for Pacific Islands practitioners

4 Philip Davies, 2004, Is Evidence-Based Government Possible? Jerry Lee Lecture 2004, page 3.

5 Báo cáo chung ngành y tế năm 2010, bản tiếng Việt, trg 146-147

6 Phan Trung Lý, Bài trả lời phỏng vấn, Báo Người đại biểu nhân dân, ngày 22/9/2009


Каталог: downloads -> tailieu
downloads -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> CHÍnh phủ  CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
downloads -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
downloads -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
downloads -> BỘ y tế Số: 19/2011/tt – byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
downloads -> THÔng tư Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
tailieu -> 1. Văn kiện Đại hội XI của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ của ngành y tế

tải về 76.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương