1. Chế độ lập dự toán thu chi ngân sách hàng quý, hàng năm theo các quy định hiện hành không được chấp hành nghiêm chỉnh



tải về 26.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích26.21 Kb.
#21019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********


Số: 439-CT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1990

 

CHỈ THỊ

VỀ CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Trong thời gian qua, cùng với việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp có thêm nguồn thu từ hoạt động kinh tế, viện trợ quốc tế, hợp tác chuyên gia, hợp tác lao động, học phí, viện phí...; kinh phí phục vụ công tác được tăng thêm, đồng thời còn dành một phần cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên và mở thêm việc làm cho số cán bộ, nhân viên dôi ra.

Tuy nhiên, do cơ chế quản lý mới chưa đồng bộ, nhiều điểm bất hợp lý chưa được sửa đổi, nhận thức về quyền tự chủ trong việc sử dụng kinh phí Nhà nước cấp, cũng như các nguồn kinh phí khác còn có nhiều sai lệch, công tác quản lý bị buông lỏng, chế độ hạch toán kế toán, thống kê không được chấp hành nghiêm túc, cho nên bên cạnh các mặt tích cực nói trên công tác quản lý thu, chi của các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng còn có những khuyết điểm, tiêu cực không nhỏ, thường biểu hiện dưới các hình thức sau đây:

1. Chế độ lập dự toán thu chi ngân sách hàng quý, hàng năm theo các quy định hiện hành không được chấp hành nghiêm chỉnh. Dự toán các khoản thu sự nghiệp, các khoản nhận viện trợ, các khoản thu từ hoạt động sản xuất - dịch vụ... không tính toán đầy đủ, cụ thể và dự toán chi cũng không căn cứ vào chế độ chi tiêu hiện hành và chính sách tiết kiệm của Nhà nước.

2. Việc chi tiêu không theo dự toán được duyệt, các khoản chi tiêu hành chính như điện tiêu dùng, bưu phí, điện thoại, xăng dầu ô tô, hội nghị, công tác phí, mua sắm trang thiết bị nhập khẩu quá tốn kém. Nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn còn duy trì chế độ bao cấp trả tiền điện tiêu dùng sinh hoạt thay cho cán bộ, công nhân, viên chức ở các khu nhà ở tập thể.

3. Dùng tiền công quỹ để chi về tiếp khách, quà biếu, chi đoàn ra, đoàn vào, tổ chức hội thảo, nghiệm thu các đề tài khoa học... quá mức, mang nhiều tính chất phô trương hình thức, không tính toán hiệu quả thiết thực.

4. Nhiều tổ chức sản xuất - dịch vụ do các cơ quan hành chính, sự nghiệp lập ra không theo đúng quy định của Nhà nước, không đăng ký kinh doanh, không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước hoặc để tư nhân lợi dụng núp bóng kinh doanh tìm cách trốn thuế, lậu thuế.

5. Việc sử dụng những nguồn thu từ viện trợ quốc tế, hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, hợp tác về chuyên môn, khoa học kỹ thuật với nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ thống nhất.

6. Không thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kế toán, có tình trạng hạch toán thiếu trung thực, không chính xác; không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo quyết toán theo các quy định hiện hành.

7. Các cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính buông lỏng công tác kiểm tra thanh tra, xét duyệt dự toán và báo cáo quyết toán, không kịp thời sửa đổi những chế độ, định mức bất hợp lý. Vì vậy, công tác quản lý tài chính, kể cả quản lý ngân sách Nhà nước cấp có nhiều sơ hở và bị lợi dụng.

Các khuyết điểm này trước hết thuộc trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị; mặt khác, các kế toán trưởng chưa làm đầy đủ chức năng kiểm soát viên của Nhà nước vừa làm tham mưu vừa yêu cầu thủ trưởng và đơn vị chấp hành đúng chế độ tài chính Nhà nước.

Để chấm dứt tình trạng nói trên, chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Phải củng cố hệ thống tài chính, chấn chỉnh công tác kế toán, thống kê và chế độ chi tiêu của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo Pháp lệnh về kế toán và thống kê ban hành ngày 10 tháng 5 năm 1988. Các ngành, các cấp và cơ quan tài chính Nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra kế toán và quyết toán; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô lãng phí, các vi phạm chính sách chế độ kỷ luật kinh tế - tài chính của Nhà nước. Nếu phát hiện các vi phạm về chi sai chế độ, chính sách qui định, chi sai mục đích... thì phải xuất toán, thu hồi ngay nộp vào ngân sách Nhà nước. Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm về các sai phạm.

2. Trong quản lý tài chính, từ khâu lập dự toán, cấp phát đến duyệt quyết toán cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải chấp hành đúng định mức chế độ chi tiêu hiện hành, thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm theo quyết định số 140-HĐBT ngày 15-9-1987 của Hội đồng Bộ trưởng. Trước mắt phải tiến hành làm ngay một số việc:

a/ Các ngành, các cấp, các cơ quan hành chính sự nghiệp không được tự ý xây dựng các công trình, hạng mục công trình ngoài kế hoạch xây dựng cơ bản đã được duyệt, không được bố trí thêm vốn đầu tư vượt quá mức khống chế của Nhà nước bằng bất cứ nguồn vốn nào. Các cơ quan hành chính sự nghiệp không được lấy kinh phí sự nghiệp được cấp để xây dựng nhà khách, trụ sở làm việc và nhà ở. Việc chống xuống cấp các công trình thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp phải có dự toán được duyệt.

b/ Các cơ quan hành chính sự nghiệp không được dùng công quỹ để mua sắm những trang thiết bị nhập ngoại đắt tiền, nhất là những thứ trong nước đã sản xuất được.

c/ Các cơ quan tài chính chỉ cấp phát tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cơ sở kế hoạch biên chế và quỹ lương được Nhà nước duyệt.

d/ Thực hiện ngay chỉ thị số 338-CT ngày 19-10-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường quản lý và triệt để tiết kiệm tiêu dùng xăng dầu nhằm giảm định mức tiêu hao xăng dầu trên đầu xe, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sử dụng xe ô tô con.

e/ Triệt để tiết kiệm điện trong tiêu dùng ở các đơn vị hành chính sự nghiệp; nghiêm cấm các cơ quan dùng quỹ của Nhà nước, của đơn vị để thanh toán tiền điện thay cho cán bộ, viên chức Nhà nước, không phân biệt cấp bậc.

Ngành điện cần có biện pháp tích cực lắp đặt đồng bộ đồng hồ đếm điện cho mọi hộ tiêu dùng, kể cả các hộ cán bộ, công nhân viên ở các khu nhà tập thể. Ngành điện phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp ăn cắp điện dưới mọi hình thức. Cùng với các biện pháp kiểm soát đối với người tiêu thụ, phải có biện pháp để kiểm soát và nâng cao ý thức trách nhiệm đi đôi với động viên về vật chất đối với cán bộ, nhân viên quản lý điện.

g/ Tiết kiệm chi tiêu về hội nghị, tiếp khách. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết các ngành mới được tổ chức hội nghị toàn ngành, tối đa một năm một lần, chi tiêu theo chế độ do Bộ Tài chính quy định và không được yêu cầu ngân sách các địa phương và cơ sở cấp thêm.

Các cuộc hội thảo khoa học phải được chuẩn bị kỹ về nội dung, đưa lại hiệu quả thiết thực, chi tiêu tiết kiệm, đúng chế độ, chính sách và trong phạm vi dự án được duyệt. Từ nay trở đi các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp không được dùng rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát nhập ngoại để tiếp khách.

Trong việc giao dịch, tiếp khách nước ngoài cần chi tiêu đúng chế độ quy định, đảm bảo lịch sự, giữ quan hệ tốt trong công việc.

Các cơ quan hành chính, sự nghiệp không được dùng tiền của Nhà nước để làm quà biếu cho khách nước ngoài vào nước ta, hoặc quà biếu mang ra nước ngoài vượt quá mức quy định.

Quà biếu của khách nước ngoài cho cá nhân và tập thể có giá trị lớn như ô-tô... cần được khai báo với cơ quan chủ quản để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

Riêng quà tặng khách Chính phủ sẽ có quyết định riêng.

4. Xoá bỏ tất cả các quỹ lập ra trái phép để chi tiêu riêng trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Nghiêm cấm các ngành, các cấp, các cơ quan (kể từ cấp phường, xã, thị trấn) tự đặt ra các lệ phí ngoài quy định của Nhà nước. Các khoản lệ phí thu theo quy chế đã ban hành như thuế chợ, vỉa hè, đường phố cũng phải nộp vào Ngân sách địa phương và quản lý việc sử dụng cho hợp lý.

Các quỹ huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân như quỹ xây dựng học đường, bảo trợ y tế, v.v... phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Hàng năm phải báo cáo công khai trước Hội đồng nhân dân các cấp và quần chúng để ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí và tệ tham ô, trục lợi.

5. Nghiêm cấm các cơ quan quản lý Nhà nước đòi hỏi các đơn vị kinh tế trực thuộc đóng góp để chi tiêu ngoài định mức, ngoài kế hoạch, trái với chế độ của Nhà nước, xâm phạm quyền tự chủ tài chính của xí nghiệp. Các đơn vị kinh tế không được dùng quỹ công để tặng thưởng cho cơ quan và cán bộ ở cơ quan quản lý cấp trên.

6. Các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể lập ra phải đăng ký lại, chấn chỉnh công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quyết định số 268-CT ngày 30-7-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Những tổ chức không đủ điều kiện hoạt động thì các cơ quan chủ quản phải đình chỉ kinh doanh và thực hiện thanh lý tài sản, công nợ theo chế độ đã quy định.

7. Củng cố hệ thống tài chính-kế toán của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp từ trung ương đến địa phương; tăng cường cán bộ có phẩm chất và trình độ nghiệp vụ. Củng cố và tăng cường tổ chức thanh tra tài chính ở các cấp. Mọi việc sử dụng công quỹ đều phải công khai, đồng thời tiến hành việc kiểm tra thường xuyên theo chế độ đã quy định về công tác quản lý tài chính ở các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Xử lý nghiêm và kịp thời mọi hành vi vi phạm bằng kỷ luật hành chính, kinh tế cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Bộ Tài chính cùng các ngành có liên quan nghiên cứu ban hành hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn có liên quan đến thu - chi ngân sách trong các đơn vị hành chính - sự nghiệp. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính xây dựng ngay các định mức tài chính thích hợp đối với từng loại hoạt động, từng thời gian nhất định để làm cơ sở cho việc khoán thu, khoán chi.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng phối hợp với các ngành nội chính theo dõi việc thực hiện Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, có kiến nghị khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm khắc những đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm các quy định trong Chỉ thị này.

Các đoàn thể cần động viên đoàn viên, hội viên của mình tham gia quản lý tài chính và kế toán ở cơ quan hành chính sự nghiệp nhằm góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, chỉ tiêu sai chế độ và các hoạt động không đúng chính sách và pháp luật.

9. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)


 

 

Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 26.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương