1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam



tải về 416.79 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích416.79 Kb.
#31693
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam


ĐTMH là hoạt động đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ cao, vì vậy một khung pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện điều chỉnh hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng. Quy định của pháp luật về hoạt động ĐTMH không rõ ràng thì rất dễ nảy sinh tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên, tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư khi không có được sự bảo vệ đầy đủ từ phía pháp luật, và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ĐTMH của các nhà đầu tư sau này. Ở Việt Nam hiện nay ĐTMH là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, nên hiện tại chưa có một bộ luật cụ thể điều chỉnh cho hoạt động đầu tư này. Luật đầu tư 2014 và luật doanh nghiệp 2014 là những luật có thể áp dụng để điều chỉnh hoạt động này xét với tư cách là một trong những hình thức đầu tư nói chung. Ngoài hai nguồn luật nói trên, hoạt động ĐTMH còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động đầu tư cụ thể mà hoạt động ĐTMH đó sẽ chịu sự điều chỉnh của những nguồn luật riêng.

Bảng 2.1. Tổng hợp các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động quỹ ĐTMH tại Việt Nam



TT

Số hiệu, tên văn bản

Ngày và CQ ban hành

Nội dung cơ bản

1

Luật đầu tư số 67/2014/QH13

Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2015

Điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, trong đó hoạt động ĐTMH tại Việt Nam cũng nằm trong sự điều chỉnh của luật này tương tự các hoạt động đầu tư nước ngoài khác

2

Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13

Quốc hội ban hành vào ngày 26/11/2014 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2015

Quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty

3

Luật chứng khoán số 70/2006/QH11

Quốc hội ban hành vào ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2007

Quy định về đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ

4

Thông tư 123/2015/TT-BTC

Bộ tài chính ban hành ngày 18/08/2015 và có hiệu lực thi hành vào 01/10/2015

Hướng dẫn hoạt động giao dịch, đầu tư chứng khoán và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam

5

Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12

Quốc hội ban hành vào ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành vào 01/7/2009

Quy định về hoạt động công nghệ cao, chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động công nghệ cao

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.2. Thực trạng phát triển của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam

2.2.1. Một số đặc điểm của các quỹ ĐTMH trên thị trường Việt Nam


ĐTMH là một khái niệm quen thuộc với các nhà ĐTMH trên thế giới. Theo hình thức này, các nhà đầu tư hay những tổ chức chuyên môn hóa rót vốn vào những DN mới thành lập, chưa niêm yết trên TTCK, có tốc độ tăng trưởng cao và thường sử dụng các công nghệ mới, hiện đại…đang cần tài trợ để phát triển sản phẩm hoặc quá trình tăng trưởng. Các quỹ ĐTMH trên thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Tuy nhiên, do đặc điểm về chính sách pháp luật, môi trường kinh tế….,nên hoạt động của các ĐTMH ở Việt Nam không hoàn toàn giống hoạt động ĐTMH trên thế giới mà còn có 1 số đặc điểm riêng sau:

  • Hoạt động ĐTMH Việt Nam nở rộ song chỉ tập trung vào một số quỹ chủ yếu

Quỹ ĐTMH đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990. Trong nửa đầu những thập kỷ 90, có 6 quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Cùng với những biến đổi tích cực và mạnh mẽ của TTCK, từ giữa năm 2006, hệ thống tài chính Việt Nam ghi nhận giai đoạn bùng nổ các quỹ ĐTMH. Số lượng các quỹ ĐTMH tăng lên nhanh chóng. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 36 quỹ ĐTMH. Tuy nhiên, một thực tế có thể nhận thấy rằng, hoạt động ĐTMH tại Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung vào một số công ty quản lý quỹ lớn như: VinaCapital, Mekong Capital, IDGVV…Mỗi quỹ này sẽ quản lý những quỹ nhỏ khác. Ví dụ như Dragon Capital quản lý: VEIL, VGF, VDF, VRI, và công ty quản lý quỹ Viet Fund Manager,… Mekong quản lý quỹ: Mekong Fund, Mekong Capital Enterprise II,… Vinacapital quản lý quỹ: VOF, DFJ Vinacapital Fund, Vina Land,… Số lượng các quỹ ĐTMH ở Việt Nam hiện nay không phải ít nhưng không phải tất cả các quỹ đó đều hoạt động ĐTMH. Do lĩnh vực đầu tư còn chưa tập trung (công nghệ cao, bất động sản, một số ngành sản xuất và tiêu dùng), nên các quỹ này không thể đáp ứng được nhu cầu vốn của các DN, làm phân tán hoạt động của vốn mạo hiểm.

  • Các quỹ ĐTMH ở Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ về vốn

Hạn chế về vốn là một trong những cản trở lớn nhất của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam hiện nay. Quỹ IDGVV- quỹ ĐTMH đầu tiên về công nghệ cao có mặt tại Việt Nam với trọng tâm xác định đầu tư vào từ 20 - 30 dự án công nghệ cũng chỉ có số vốn ban đầu là 100 triệu USD. Quỹ DFG Vinacapital cũng chỉ với số vốn ít ỏi là 50 triệu USD. Thậm chí còn có các quỹ nhỏ hơn với số vốn chỉ vài triệu USD. Chỉ có một số quỹ có được nguồn huy động vốn lớn trên 1 tỷ USD như Mekong Capital và Dragon Capital.

  • Các quỹ ĐTMH ở Việt Nam hoạt động chưa thật sự đúng tính chất mạo hiểm

Bên cạnh hạn chế về quy mô vốn, các quỹ ĐTMH ở Việt Nam hoạt động chưa thật sự mang đúng tính chất mạo hiểm. ĐTMH là đầu tư vốn vào các DN mới khởi nghiệp, chưa niêm yết trên TTCK, có tiềm năng tăng trưởng cao từ lúc khởi đầu đến lúc trưởng thành. Đây là những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời rủi ro cũng rất cao, là những khoản đầu tư không ký quỹ, không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, một nghịch lý xảy ra là nhiều quỹ ĐTMH lại đầu tư vào các doanh nghiệp ít rủi ro, các công ty đã trưởng thành và chỉ cần huy động vốn để mở rộng kinh doanh. Lợi nhuận của các nhà đầu tư giảm đáng kể nhưng đổi lại họ tránh được rủi ro khi rủi ro của họ rất thấp và có thể kiểm soát được. Nguyên nhân cho điều này là do thị trường ĐTMH tại Việt Nam hấp dẫn nhưng vẫn chưa đủ lớn để các nhà đầu tư mạnh dạn vì cơ hội chưa thật sự nhiều. Sau một khoảng thời gian dài thăm dò thị trường, Mekong Capital và Dragon Capital đã đồng loạt tung vốn vào một số DN Việt Nam. Ngoài vốn đầu tư, các quỹ này cũng mang đến cho DN phương thức quản lý, sản xuất - kinh doanh tiêu chuẩn quốc tế sao cho lợi nhuận đạt mức cao nhất. Đổi lại, các quỹ cũng được hưởng lợi theo tỉ lệ thỏa thuận từ lợi nhuận đó của DN. Năm 2005, Mekong Capital đã bỏ ra hơn 1,5 triệu USD để đầu tư vào Công ty Nhựa Tân Đại Hưng để đẩy mạnh sức phát triển của DN này. Sau đó, Mekong Capital cũng đầu tư hơn 1,3 triệu USD vào Công ty Gỗ Đức Thành. Ngoài ra, có thể kể đến cả Dragon Capital - 1 quỹ ĐTMH có số vốn huy động khá lớn vào thời điểm năm 2009 cũng đã đầu tư 130 triệu USD vào hơn 38 DN, đa số đã niêm yết trên TTCK và có đường hướng phát triển tốt. Giám đốc của Dragon Capital từng phát biểu rằng: “Thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam thật hấp dẫn nhưng vẫn chưa đủ lớn để các nhà đầu tư mạnh dạn vì cơ hội chưa thực sự nhiều. Do vậy, đã đầu tư phải cho chắc”. Những cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của 3 quỹ chính của Dragon Capital (VEIL, VGF, VDF) chủ yếu là các cổ phiếu đã niêm yết trên TTCK như: ACB, STB, VNM, MSN, HPG, HAG, FPT [19]. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư vào cổ phần tư nhân lại chiếm tỷ trọng không đáng kể ( 4,5% - năm 2014).

Bảng 2.2. Tỷ trọng đầu tư 3 quỹ VEIL, VGF, VDF của Dragon Captial 31/12/2014



Nguồn: Dragoncapital.com

Hiện nay, chỉ có quỹ IDGVV và CyberAgent Ventures Việt Nam là hoạt động mang đúng tính chất mạo hiểm. Đây là quỹ ĐTMH vào lĩnh vực công nghệ cao và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng phát triển lớn nhưng đang đứng trước nhiều nguy cơ rủi ro. Những công ty nhận được đầu tư từ IDGVV và CAV đều là những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao như: VinaGame, Webtretho, Vietnamworks, VinaPay...

2.2.2. Thực trạng phát triển của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam


Hình thức ĐTMH xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, khi Việt Nam đang trong cao trào của chính sách mở cửa, dòng đầu tư nước ngoài ồ ạt chảy vào Việt Nam. Đây cũng là lúc các nhà ĐTMH nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam, và bắt đầu tiến hành hoạt động ở nước ta. Kể từ năm 1990 đến nay, hoạt động của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam đã có những thăng trầm nhất định. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động của các quỹ ĐTMH tại Việt Nam, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của các quỹ ĐTMH thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1990-2000 và giai đoạn từ 2001 đến nay.

  • Giai đoạn 1990-2000

Năm 1991, quỹ ĐTMH đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Đến năm 1995, nước ta có 6 quỹ ĐTMH: Vietnam Fund (Singapore), Vietnam Frontier Fund (Mỹ - Pháp), Lazard Vietnam Fund (Pháp), Beta Vietnam Fund, Templeton Vietnam Opportunity Fund (Mỹ) và Vietnam Entrepreneur Investment Ltd (do quỹ Dragon Capital quản lý. Trong thời kỳ này, quỹ hoạt động với tổng số vốn đầu tư cam kết lên đến 303 triệu USD cho 56 công ty.

Đặc điểm chính của hoạt động ĐTMH của 6 quỹ này như sau:

- Về hình thức hoạt động: Trong thời kỳ này chưa có quy định luật pháp về loại hình đầu tư này nên các quỹ ĐTMH chỉ mở văn phòng đại diện ở Việt Nam. Các quỹ này đều là quỹ có vốn đầu tư nước ngoài, niêm yết trên TTCK nước ngoài và tiến hành đầu tư tại thị trường Việt Nam và một số nước quanh khu vực. Đội ngũ nhân sự của quỹ này là các chuyên gia nước ngoài, có bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong các ngành tài chính nói chung và trong lĩnh vực ĐTMH nói riêng. Nhân viên Việt Nam trong quỹ ít, chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ.

- Nguồn vốn huy động: Nguồn vốn chính của quỹ được huy động từ các nhà đầu tư là các tổ chức tài chính và tổ chức đầu tư mà không thực hiện huy động vốn từ các cá nhân do tính chất rủi ro của hình thức đầu tư này.

- Về quy mô: Các quỹ đều có quy mô vốn trung bình (10 – 113 triệu USD). Quy mô mỗi dự án cũng nhỏ (từ 0,5 - 2 triệu USD). Chi tiết quy mô của 6 quỹ này được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Một số thông tin về 6 quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000

Số thứ tự

Tên quỹ

Thành lập

Quy mô

( triệu USD)

Số dự án đầu tư vào Việt Nam

1

Vietnam Fund

1991

10

11

2

Templeton Vietnam Opportunities Fund

1993

113

28

3

Beta Vietnam Fund

1993

71

17

4

Lazad Vietnam Fund

1994

59

16

5

Vietnam Frontier Investment Ltd

1995

17

9

6

Vietnam Enterpries Investments Ltd

1995

17

10

Nguồn: Mekong Private Sector Development Facility

-Về danh mục đầu tư: tập trung vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam chưa phải là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.



- Về hiệu quả tài chính: Kết quả đầu tư của các quỹ đầu tư được tính theo sự tăng giá hay giảm giá của tài sản ròng (NAV) do quỹ nắm giữ. Chỉ tiêu này được tính toán trên cở sở đánh giá giá trị của các công ty thuộc danh mục đầu tư và tính cho tỷ lệ phần trăm quỹ nắm giữ. Ngược lại hẳn hy vọng có thu nhập cao từ các nỗ lực đầu tư trong điều kiện khó khăn và rủi ro cao, giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam có xu hướng giảm mạnh. Số liệu dưới đây cho thấy sự giảm giá của các khoản đầu tư của 3 quỹ hiện còn hoạt động tại Việt Nam.

Bảng 2.4. Giá trị tài sản đầu tư và tổng giá trị tài sản bị giảm của các quỹ ĐTMH tại Việt nam (Tháng 8/2000)



Tên quỹ ĐTMH

Tài sản (Triệu USD)

Tổng giá trị tài sản bị giảm (%)

Vietnam Enterprise Fund

25

13

Vietnam Fund Limited

26

52

Vietnam Frontier Fund

34

53

Nguồn: Saigon Country Fund, 2000

Nhận thấy tình trạng hoạt động của các quỹ không mấy sáng sủa. Trừ Vietnam Enterprise Fund tương đối hiệu quả với mức giảm giá 13%, các quỹ còn lại giá trị đầu tư đều giảm trên 50%. Với việc giảm cả về số lượng và chất lượng đầu tư ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư không đạt hiệu quả như mong đợi trong suốt trời gian qua, và cũng có thể do môi trường đầu tư của Việt Nam còn khó khăn và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhưng đều thể hiện một thực tế là môi trường đầu tư của Việt Nam không hấp dẫn các nhà đầu tư nữa.

Cùng với xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy ồ ạt vào Việt Nam, vốn ĐTMH tại Việt Nam cũng tăng dần từ 10 triệu USD năm 1991 lên con số 303 triệu USD vào năm 1995, sau đó tiếp tục giảm dần trong giai đoạn 1995-1999 [1].

Hình 2.1. Quy mô vốn ĐTMH Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000

Nguồn: Asia Venture Capital Journal, Guide to Venture Capital in Asia

Đến năm 2000, số quỹ còn hoạt động ở Việt Nam giảm dần. Nguyên nhân của tình trạng trên do:M

Trong những năm 1991-1995, làn sóng ĐTMH vào Việt Nam tăng dần là do các nhà đầu tư nước ngoài lạc quan về làn sóng kêu gọi đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam sau khi mới thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa kinh tế năm 1986. Ngoài ra, làn sóng cách mạng công nghệ lúc đó đang lan rộng tại khu vực Đông Nam Á đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kỳ vọng của nhà đầu tư về một TTCK sớm ra đời theo dự định của Chính phủ cũng là một nhân tố thúc đẩy sự gia tăng vốn mạo hiểm trong giai đoạn này.

Với mục tiêu trở thành nhà kiến lập thị trường tài chính trực tiếp tại Việt Nam, cả 6 quỹ này khi thâm nhập vào Việt Nam đã không lường trước được những khó khăn và trở ngại sẽ gặp phải khi đầu tư vào thị trường tài chính còn rất sơ khai và chỉ mới mở cửa nền kinh tế. Với suy nghĩ là với một đất nước nhiều tiềm năng và chưa được khai phá nhiều như ở Việt Nam thì việc sử dụng vốn huy động vốn đầu tư sẽ dễ dàng, nhưng thực tế thì khi tham gia vào thị trường, các quỹ này lại không biết nên sử dụng vốn đầu tư của mình vào đâu với số tiền họ đã huy động được. Bởi lẽ môi trường kinh doanh tại thời điểm này ở Việt Nam chưa khuyến khích khu vực tư nhân phát triển mà chủ yếu tạo điều kiện cho sự phát triển của khối DNNN. Thực tế, chính sách chính thức đã ưu tiên các DNNN nhiều hơn so với các công ty tư nhân về nhiều mặt, ví dụ như cơ hội tiếp cận tín dụng, giấy phép hạn ngạch và các hợp đồng công cộng. Hay nói cách khác, khối khu vực tư nhân kém phát triển đã cản trở việc sử dụng vốn đầu tư của các quỹ ĐTMH.

Ngoài ra, môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng, viễn thông đều yếu kém, nền công nghiệp lạc hậu, nghèo nàn đã làm cho việc đầu tư ở Việt Nam tại thời điểm này gặp khó khăn. Cho đến tháng 4 năm 1998, Luật đầu tư trong nước mới cho phép người nước ngoài đầu tư với mức tối đa 30% vào các công ty trong nước, các quỹ đầu tư (trừ các trường hợp đặc biệt như ngân hàng cổ phần) bị hạn chế trong việc đầu tư vào các công ty tư nhân trong nước.

Hơn nữa, một nguyên nhân cốt yếu phải được đề cập nữa là do ở Việt Nam khi đó chưa tồn tại TTCK. Như đã trình bày ở chương 1, TTCK là kênh thoát vốn quan trọng của các quỹ ĐTMH, mà thiếu nó thì hoạt động ĐTMH khó có thể thành công. Trong một thời gian dài, các quỹ ĐTMH đã phải hoạt động trong những điều kiện pháp lý thiếu ngặt nghèo và môi trường tài chính chưa phát triển đã khiến hầu hết các quỹ ĐTMH phải bỏ cuộc.

Từ năm 1991 đến năm 1995, số lượng quỹ ĐTMH tại Việt Nam đã tăng lên 8 quỹ. Từ năm 1996 đến 1998 giảm xuống còn 5 quỹ và từ năm 2000 cho tới nay chỉ còn 4 quỹ hiện còn tiếp tục hoạt động tại Việt Nam.



tải về 416.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương