01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0408. Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp



tải về 2.72 Mb.
trang9/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   44

T0408. Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng là chỉ tiêu phản ánh tình hình phân phối thu nhập trong doanh nghiệp, là một trong những căn cứ để xây dựng và ban hành các chính sách tiền lương, tiền công, bảo đảm hài hoà lợi ích doanh nghiệp với người lao động.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp là các khoản người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường được tính theo tháng), bao gồm:

- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, vào giá thành sản phẩm như phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, phụ cấp tiền điện thoại di động, điện thoại cố định tại nhà riêng, tiền công tác phí, ăn giữa ca (trường hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động. Hình thức chi trả của doanh nghiệp cho người lao động có thể bằng tiền, bằng hiện vật như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động)...

- Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Là khoản BHXH doanh nghiệp chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... (theo chế độ qui định của BHXH hiện hành).

- Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD: Là các khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp hoặc từ các nguồn khác (quà tặng, thưởng của cấp trên...).

Tùy theo yêu cầu nghiên cứu, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp được tính theo một trong hai phương pháp sau đây :



(i)- Phương pháp 1: Thu nhập của người lao động (theo nội hàm người lao động thực tế nhận được do doanh nghiệp và các cơ quan bảo hiểm thực tế chi trả cho người lao động) = Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương cộng (+)Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương cộng (+)Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí SXKD.

(ii)- Phương pháp 2: Thu nhập của người lao động (theo nội hàm thực tế doanh nghiệp chi phí cho người lao động, yếu tố quan trọng của giá trị tăng thêm, bộ phận quan trọng của tổng sản phẩm trong nước GDP) = Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương cộng (+) Đóng góp của doanh nghiệp về BHXH, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho người lao động (theo định mức quy định của các Luật bảo hiểm).

3. Phân tổ chủ yếu

- Quy mô;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế;

4. Nguồn số liệu

- Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm.

T0409. Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá năng lực và trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp, cơ cấu các bộ phận trong tài sản cố định và tính hợp lý, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất kinh doanh.Chỉ tiêu này còn được dùng để tính một số chỉ tiêu khác như: Tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp, tài sản cố định bình quân 1 lao động, mức sinh lời của tài sản cố định, tải sản cố định bình quân 1 đồng doanh thu, mức quay vòng của vốn cố định, hệ số đổi mới tài sản cố định…



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giá trị tài sản cố định là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp được tính theo nguyên giá (giá ban đầu) và theo giá còn lại (đã trừ hao mòn), trong đó :

- Giá trị tài sản cố định theo nguyên giá bao gồm các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng (gồm giá mua ban đầu cộng với chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu (nếu có));

- Giá trị tài sản cố định theo giá còn lại: Chính là giá trị tài sản cố định sau khi đã trừ đi hao mòn đã được khấu trừ khi tài sản cố định đưa vào sử dụng đến cuối kỳ báo cáo.

(TSCĐ theo giá còn lại = TSCĐ theo nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế)

Theo quy định hiện hành tài sản cố định phải có đầy đủ 4 tiêu chuẩn:



(i)- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng sau đó;

(ii)- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

(iii)- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

(iv)- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (hiện nay quy định này là 10 triệu đồng).

Tài sản cố định được phân thành các loại khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu.



(i) Nếu căn cứ vào hình thái biểu hiện và tính chất đầu tư thì tài sản cố định được chia ra:

- Giá trị tài sản cố định hữu hình: Là giá trị của những tài sản cố định biểu hiện bằng hình thái vật chất được mua sắm hoặc do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

- Giá trị tài sản cố định thuê tài chính: Giá trị tài sản cố định doanh nghiệp thuê dưới dạng vốn. Tài sản cố định này chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về quản lý, bảo dưỡng, giữ gìn và sử dụng như tài sản cố định của mình.

- Giá trị tài sản cố định vô hình: Giá trị tài sản cố định không có hình thái vật chất, nó thể hiện một giá trị đầu tư chi trả dần, được tính vào giá thành sản phẩm, như các giá trị mua bản quyền sản phẩm, bằng phát minh, sáng chế … Chi phí trong quá trình đầu tư không đưa vào giá trị tài sản cố định hữu hình.



(ii) Nếu căn cứ vào tính năng, tác dụng của tài sản cố định, thì giá trị tài sản cố định bao gồm:

- Giá trị của thiết bị, máy móc;

- Giá trị của thiết bị vận tải;

- Giá trị nhà cửa, vật kiến trúc;

- Giá trị tài sản cố định khác;

Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp có thể tính tại một thời điểm nhất định (đầu kỳ báo cáo hoặc cuối kỳ báo cáo), hoặc tính bình quân cho một thời kỳ .

Giá trị tài sản cố định thời điểm: Là tổng giá trị tài sản cố định theo nguyên giá (hoặc theo giá còn lại) của toàn bộ các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp có đến thời điểm nhất định.

Giá trị tài sản cố định bình quân được tính theo các công thức sau:

Công thức tính:

Giá trị TSCĐ bình quân tháng

=

Giá trị TSCĐ có đến thời điểm đầu tháng

+

Giá trị TSCĐ có đến thời điểm cuối tháng

2



Giá trị TSCĐ bình quân quý

=

Tổng giá trị TSCĐ bình quân 3 tháng

3

Hoặc

Giá trị TSCĐ bình quân quý

=

Giá trị TSCĐ có đến thời điểm đầu quý

+

Giá trị TSCĐ có đến thời điểm cuối quý

2

Hoặc :

Giá trị TSCĐ bình quân năm

=

Tổng giá trị TSCĐ bình quân 4 quý

4



Giá trị TSCĐ bình quân năm

=

Giá trị TSCĐ có đến thời điểm đầu năm

+

Giá trị TSCĐ có đến thời điểm cuối năm

2


3. Phân tổ chủ yếu

- Quy mô;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

- Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương