01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0405. Diện tích đất của trang trại



tải về 2.72 Mb.
trang8/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   44

T0405. Diện tích đất của trang trại


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp của trang trại là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô trang trại; là cơ sở phục vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách có hiệu quả, là mẫu số để tính các chỉ tiêu thống kê như: thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích, hiệu quả trên một đơn vị đất…



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích đất của trang trại là diện tích đất trang trại sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, bảo vệ và phát triển rừng trong kỳ quan sát.



3. Phân tổ chủ yếu

- Hiện trạng sử dụng;

- Loại hình trang trại;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.



4. Nguồn số liệu

Điều tra trang trại do Tổng cục Thống kê tiến hành theo chu kỳ 2 năm/ lần và Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tiến hành 5 năm/ lần.


T0406. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của trang trại


1. Mục đích, ý nghĩa

Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của trang trại là chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ phát triển sản xuất và dịch vụ của trang trại; đồng thời làm cơ sở để tính toán kết quả sản xuất, thu nhập: xác định vị trí của từng loại hình trang trại trong cơ cấu giá trị sản xuất trang trại nông, lâm thuỷ sản cũng như trong nền kinh tế quốc dân cả nước, từng địa phương. Chỉ tiêu này còn là căn cứ để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế khác có liên quan như: hiệu quả kinh tế của quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, xuất khẩu hàng hóa, cơ cấu sản phẩm hàng hoá ...



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Khái niệm: Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của trang trại là toàn bộ giá trị sản phẩm hữu ích của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ nông lâm nghiệp và thủy sản do trang trại tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Công thức tính:

Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ của trang trại

=

Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cây hàng năm

+

Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cây lâu năm

+

Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ chăn nuôi

+


Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ lâm nghiệp

+


Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ thuỷ sản

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình trang trại;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.



4. Nguồn số liệu

Điều tra trang trại do Tổng cục Thống kê tiến hành theo chu kỳ 2 năm/ lần và Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tiến hành 5 năm/ lần.


T0407. Số doanh nghiệp, số lao động, số vốn, lợi nhuận của doanh nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh khái quát năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; đánh giá quy mô, cơ cấu và thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn cũng như trong các ngành, các loại hình kinh tế. Chỉ tiêu này còn được sử dụng để tính một số chỉ tiêu khác trên địa bàn như: Số doanh nghiệp bình quân trên 1000 dân, số lao động bình quân trên một doanh nghiệp, số vốn bình quân trên một doanh nghiệp, một số chỉ tiêu chủ yếu khác phân theo quy mô doanh nghiệp…



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) Số doanh nghiệp

Số doanh nghiệp là toàn bộ các đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã), đang còn tồn tại về mặt pháp lý tại một thời điểm nhất định, bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý;

- Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý;

- Doanh nghiệp tập thể (các hợp tác xã);

- Doanh nghiệp tư nhân;

- Công ty hợp danh;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên;

- Công ty cổ phần có vốn nhà nước;

- Công ty cổ phần không có vốn nhà nước;

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

- Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài;

- Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài.

Số doanh nghiệp không bao gồm:

- Các doanh nghiệp đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Các doanh nghiệp tuy đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng đã giải thể, sáp nhập, các doanh nghiệp đã cấp đăng ký kinh doanh nhưng không có tại địa phương (đã được xác minh thực tế);

- Các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, như chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.

Như vậy, khái niệm doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp nói ở đây khác với khái niệm và số lượng doanh nghiệp được cấp phép đăng ký kinh doanh do cơ quan cấp phép công bố, đó là số doanh nghiệp được cấp phép cộng dồn của một thời kỳ, nó bao gồm cả doanh nghiệp được cấp phép nhưng chưa triển khai hoạt động và doanh nghiệp không còn hoạt động. Cũng khác với khái niệm và số lượng doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế do cơ quan thuế công bố, đó là những doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, bao gồm cả những doanh nghiệp được cấp mã số thuế nhưng chưa triển khai hoạt động và cả những doanh nghiệp không còn hoạt động, nhưng vì nợ thuế nhà nước nên chưa loại bỏ được .

b) Lao động trong doanh nghiệp

Số lao động của doanh nghiệp là tất cả những người mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương/ trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (gồm tiền công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh).



(1) Nếu căn cứ vào hình thức trả lương/trả công thì lao động của doanh nghiệp bao gồm:

- Lao động được trả lương/trả công: Những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và được trả lương/ trả công theo số lượng và chất lượng lao động của họ đã bỏ ra;

- Lao động không được trả lương/trả công: Những người làm việc tại doanh nghiệp, nhưng thu nhập của họ không thực hiện bằng việc trả tiền lương/tiền công mà bằng thu nhập hỗn hợp, gồm cả tiền công và lợi nhuận của doanh nghiệp như các chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên trong gia đình chủ doanh nghiệp.

* Lao động của doanh nghiệp không bao gồm:

+ Những người được biệt phái sang làm ở các đơn vị khác mà doanh nghiệp không phải trả lương;

+ Những người ở đơn vị khác cử tới doanh nghiệp làm việc (kể cả đơn vị liên doanh) nhưng doanh nghiệp không quản lý và không trả lương hoặc sinh hoạt phí;

+ Những người được cử đi học, đi đào tạo nâng cao tay nghề mà doanh nghiệp không phải trả lương hoặc sinh hoạt phí;

+ Những lao động gia đình làm gia công cho doanh nghiệp;

+ Học sinh của các trường đào tạo, dạy nghề gửi đến thực tập mà doanh nghiệp không phải trả lương và sinh hoạt phí;

+ Phạm nhân của các trại gửi đến để lao động cải tạo;

+ Những người làm công tác chuyên trách đảng, đoàn thể do quỹ đảng, đoàn thể trả lương.

(2) Nếu căn cứ vào tính chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì lao động của doanh nghiệp bao gồm:

- Lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh;

- Lao động gián tiếp làm nhiệm vụ quản lý (lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ các phòng ban, nhân viên bảo vệ);

- Lao động trong các bộ phận khác nhưng hưởng lương từ quỹ lương của doanh nghiệp và do doanh nghiệp trực tiếp quản lý như: Lao động trong các nhà ăn, trạm y tế, nhà trẻ...

* Trong công tác thống kê, số lao động trong doanh nghiệp được tính theo thời điểm hoặc lao động bình quân.

(i) Lao động thời điểm là Tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm nào đó, không phân biệt lao động đó đã có trong danh sách của doanh nghiệp suốt thời kỳ hay mới được tuyển vào. Ví dụ: Lao động tại thời điểm đầu năm: 01/01 hoặc tại thời điểm cuối năm: 31/12).

(ii) Số lao động bình quân là Số lao động trung bình của một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Lao động bình quân được tính trên cơ sở lao động có tại các thời điểm. Lao động bình quân của doanh nghiệp được tính theo các công thức sau:



Lao động

bình quân tháng

(Người)


=

Số lao động

hiện có của

ngày đầu tháng


+

Số lao động

hiện có của

ngày giữa tháng


+

Số lao động

hiện có của

ngày cuối tháng


3



Lao động

bình quân quý

(Người)


=

Tổng số lao động bình quân của 3 tháng trong quý

3



Lao động

bình quân năm

(Người)


=

Tổng số lao động bình quân của 4 quý trong năm

4

Hoặc:

Lao động

bình quân năm

(Người)


=

Tổng số lao động bình quân của 12 tháng trong năm

12

Lao động bình quân cũng có thể tính riêng cho từng loại lao động hoặc tính chung cho toàn bộ lao động hiện có của doanh nghiệp, tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu.

c) Nguồn vốn

Nguồn vốn của doanh nghiệp là tổng số vốn tự có (nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp) của doanh nghiệp và các khoản nợ phải trả.

Công thức tính


Nguồn vốn

của doanh nghiệp



=

Nguồn vốn

chủ sở hữu



+

Nợ phải trả

Trong đó:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Gồm toàn bộ số vốn hiện có thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên công ty liên doanh, của các cổ đông trong công ty cổ phần và số dư có các quỹ của doanh nghiệp và kinh phí của các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp nộp lên;

- Nợ phải trả của doanh nghiệp: Gồ tổng các khoản dư nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán, phải trả cho các chủ nợ tại thời điểm nhất định. bao gồm:

+ Các khoản nợ tiền vay (vay ngắn hạn, vay dài hạn, vay trong nước, vay nước ngoài);

+ Các khoản nợ phải trả cho người bán, trả cho Nhà nước (thuế và các khoản phải nộp khác), trả cho cán bộ công nhân viên (tiền lương, phụ cấp chưa trả);

+ Các khoản phải trả khác (nếu có).

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp được tổng hợp trực tiếp từ báo cáo quyết toán của doanh nghiệp và được tính theo thời điểm hoặc tính theo số bình quân.

(i) Nguồn vốn của doanh nghiệp theo thời điểm là tổng nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các khoản nợ phải trả có tại thời điểm nhất định (thường là có đến thời điểm đầu năm vào ngày 01/01 hoặc thời điểm cuối năm vào ngày 31/12) với cách tính cụ thể như sau:

Đối với vốn thuộc sơ hữu của chủ doanh nghiệp (kể cả vốn góp liên doanh, vốn của các cổ đông) đầu tư vào doanh nghiệp được tính bằng cách lấy số vốn đầu tư ban đầu cộng (+) với số vốn đầu tư bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh trừ (-) số vốn bị giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là tổng số vốn của chủ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh hiện có đến thời điểm báo cáo.

Đối với các quỹ của doanh nghiệp lấy theo số dư có quỹ (tồn quỹ) tại thời điểm báo cáo.

- Đối với các nguồn sở hữu khác lấy theo số dư tại thời điểm báo cáo.

Đối với nợ phải trả lấy theo số dư nợ còn phải trả hoặc phải thanh toán với chủ nợ hay khách hàng tại thời điểm báo cáo, không tính theo số cộng dồn các khoản vay nợ trong kỳ.

(ii) Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bình quân: Là số vốn bình quân của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

Công thức tính:

Tổng nguồn vốn bình quân tháng

=

Tổng nguồn vốn có đến đầu tháng + Tổng nguồn vốn có đến cuối tháng

2



Tổng nguồn vốn bình quân quý

=

Tổng nguồn vốn bình quân 3 tháng

3

Hoặc

Tổng nguồn vốn bình quân quý

=

Tổng nguồn vốn có đến đầu quý + Tổng nguồn vốn có đến cuối quý

2



Tổng nguồn vốn bình quân năm

=

Tổng nguồn vốn bình quân 12 tháng trong năm

12

Hoặc

Tổng nguồn vốn bình quân năm

=

Tổng nguồn vốn bình quân 4 quí trong năm

4

Hoặc

Tổng nguồn vốn bình quân năm

=

Tổng nguồn vốn có đến thời điểm đầu năm

+

Tổng nguồn vốn có đến thời điểm cuối năm

2


d) Số lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm), bao gồm:

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: được tính bằng lợi nhuận gộp về bán hàng hoá và dịch vụ cộng (+) lợi nhuận từ các hoạt động tài chính trừ (-) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Lợi nhuận khác

Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính theo hai mức cho trước thuế và sau thuế với công thức tính như sau:

- Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cộng (+) lợi nhuận khác.

- Tổng lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế trừ (–) chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập hoàn thuế.

3. Phân tổ chủ yếu

- Quy mô;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.



4. Nguồn số liệu

- Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương