01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0312. Chỉ số phát triển giới (GDI)



tải về 2.72 Mb.
trang5/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44

T0312. Chỉ số phát triển giới (GDI)


1. Mục đích, ý nghĩa

Bình đẳng giới là vấn đề ngày càng được xã hội quan tâm. Để phản ánh sự chênh lệch về mức sống cũng như các thành tựu đạt được giữa nam và nữ của một quốc gia, Liên hợp quốc đã xây dựng chỉ tiêu Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI), đây là một trong 5 chỉ tiêu được UNDP sử dụng trong báo cáo phát triển con người hàng năm. GDI cũng được áp dụng đối với 1 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số phát triển liên quan đến giới (The Gender-related Development Index - GDI) là chỉ số tổng hợp (bình quân giản đơn) của ba chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố: tuổi thọ, giáo dục và GDP phản ánh về sự bất bình đẳng giữa nam và nữ của một quốc gia hay một vùng, một tỉnh..., trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các yếu tố sức khỏe, tri thức và mức sống.

Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố Tuổi thọ: Phản ánh độ dài cuộc sống và sức khỏe, đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.

Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố Giáo dục: Phản ánh về tri thức, được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục.

Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố GDP: Phản ánh về mức sống, được đo bằng GDP bình quân đầu người tính bằng Đô la Mỹ theo sức mua tương đương (PPP_USD).

GDI nhận giá trị trong khoảng 0 đến 1. Khi GDI càng tiến đến giá trị 0 thì mức độ chênh lệch giữa hai giới càng lớn và ngược lại.

- Công thức tính:



Trong đó:



: Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố tuổi thọ; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

: Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố giáo dục; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

: Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố GDP; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

- Công thức chung tính các chỉ số phân bổ công bằng theo các yếu tố:

Trong đó:

Ii_PB: Chỉ số phân bổ công bằng theo yếu tố i (tuổi thọ, giáo dục, GDP)

KNữ: Tỷ lệ dân số nữ

KNam: Tỷ lệ dân số nam

Ii_Nữ: Các chỉ số thành phần về từng yếu tố tuổi thọ, giáo dục và GDP của riêng nữ

Ii_Nam: Các chỉ số thành phần về từng yếu tố tuổi thọ, giáo dục và GDP của riêng nam

: Hệ số phản ánh mức độ thiệt hại về phương diện phát triển con người mà xã hội gánh chịu do sự bất bình đẳng về giới.

Trong chỉ số phát triển liên quan đến giới, hệ số  = 2, do vậy công thức tính chỉ số phân bổ công bằng trên được biến đổi thành:



- Công thức tính từng chỉ số thành phần theo yếu tố tuổi thọ, tri thức và mức sống của từng giới (Ii) như sau:



Trong đó:

XNữ: Tuổi thọ trung bình của dân số nữ

XNam: Tuổi thọ trung bình của dân số nam

27,5: Tuổi thọ trung bình tối thiểu của nữ

87,5: Tuổi thọ trung bình tối đa của nữ

22,5: Tuổi thọ trung bình tối thiểu của nam

82.5: Tuổi thọ trung bình tối đa của nam





Trong đó:



: Tỷ lệ người lớn nữ biết chữ, được tính bằng công thức: (ANữ là số người nữ từ 15 tuổi trở lên biết chữ; BNữ là dân số nữ trừ 15 tuổi trở lên)

: Tỷ lệ nữ nhập học các cấp giáo dục, được tính bằng công thức: (CNữ là tổng số học sinh, sinh viên nữ đang học các cấp giáo dục từ tiểu học đến đại học; DNữ là dân số nữ từ 6 đến 24 tuổi)

: Tỷ lệ người lớn nam biết chữ, được tính bằng công thức: (ANam là số người nam từ 15 tuổi trở lên biết chữ; BNam là dân số nam trừ 15 tuổi trở lên)

: Tỷ lệ nam nhập học các cấp giáo dục, được tính bằng công thức: (CNam là tổng số học sinh, sinh viên nam đang học các cấp giáo dục từ tiểu học đến đại học; DNam là dân số nam từ 6 đến 24 tuổi).



Trong đó:

YNữ: Là GDP bình quân đầu người thực tế của nữ tính bằng PPP-USD

YNam: Là GDP bình quân đầu người thực tế của nam tính bằng PPP-USD

Các chuyên gia đề nghị sử dụng cách ước lượng GDP bình quân đầu người tính bằng PPP_USD điều chỉnh cho từng giới dựa vào các tiêu chí sau:

- Tỷ trọng dân số là nam và nữ tham gia hoạt động kinh tế

- Tỷ trọng nam, nữ trong tổng số dân

- Quan hệ tiền lương trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp của nữ so với nam

- GDP bình quân đầu người tính bằng PPP_USD có điều chỉnh.

- Các bước tính chỉ số phát triển liên quan đến giới:

Bước 1: Tính các chỉ số thành phần riêng cho từng giới nữ và nam (các Ii)

Bước 2: Tính các chỉ số phân bổ công bằng theo từng yếu tố tuổi thọ, tri thức và mức sống

Bước 3: Tính chỉ số phát triển giới bằng cách bình quân số học giản đơn giữa 3 chỉ số phân bổ công bằng thành phần

3. Phân tổ chủ yếu

- Các chỉ số thành phần;

- Thứ tự xếp hạng;

4. Nguồn số liệu

- Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê công bố;

- Kết quả điều tra biến động dân số;

- Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình;

- Kết quả điều tra doanh nghiệp.



T0313. Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia, vai trò của phụ nữ vào hệ thống chính trị của đất nước.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng được tính bằng số phần trăm phụ nữ giữ các chức vụ trong các cấp uỷ Đảng các cấp so với tổng số người tham gia các cấp uỷ Đảng.

Công thức tính:


Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng (%)

=

Số nữ tham gia các cấp uỷ Đảng trong nhiệm kỳ xác định

x 100

Tổng số người trong các cấp uỷ Đảng cùng nhiệm kỳ

Áp dụng công thức này để tính tương tự cho từng cấp ủy.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp uỷ;

- Dân tộc, nhóm tuổi;

- Trình độ học vấn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Ban Tổ chức Tỉnh ủy.



T0314. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò của phụ nữ cũng như sự bình bằng giới trong Hội đồng nhân dân ở các cấp địa phương.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh/thành phố, huyện/quận/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn) được tính bằng số phần trăm nữ đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, cùng khoá.

Công thức tính:


Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (%)

=

Số nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp t khoá k

x 100

Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp, cùng khoá

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp hành chính;

- Dân tộc;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ học vấn.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Nội vụ.



T0315. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò của phụ nữ cũng như sự bình bằng giới trong việc tham gia lãnh đạo chính quyền từ cấp địa phương đến cấp trung ương, giúp Nhà nước có căn cứ lập kế hoạch đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ nữ nhằm thúc đẩy sự bình đẳng giới.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền được tính bằng số phần trăm nữ tham gia lãnh đạo chính quyền so với tổng số lãnh đạo chính quyền.

Chức vụ lãnh đạo chính quyền gồm lãnh đạo Tòa án nhân dân Viện kiểm sát nhân dân, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp.

Công thức tính:



Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền (%)

=

Số nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền khoá t

x 100

Tổng số lãnh đạo chính quyền cùng cấp, cùng khóa

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp hành chính;

- Dân tộc;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ học vấn.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Nội vụ.



T0316. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò và vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, là cơ sở để có kế hoạch đào tạo và bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo nhằm tạo cơ hội thực hiện bình đẳng giới.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội của một cấp được tính bằng số phần trăm nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội so với tổng số người giữ các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội trong cùng cấp, cùng khoá.

Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam.

Các cấp bao gồm tỉnh, huyện, xã.

Chức vụ chủ chốt gồm Phó chủ tịch hoặc Phó ban trở lên.

Công thức tính:















Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội (%)

=

Số nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong tổ chức chính trị - xã hội của cấp t hóa k

x 100

Tổng số chức vụ chủ chốt trong tổ chức chính trị - xã hội của cấp t khoá k




3. Phân tổ chủ yếu

- Dân tộc;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ học vấn.



4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các tổ chức chính trị, xã hội ở cấp tỉnh.



T0317. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ nhiệm hợp tác xã/chủ trang trại

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vai trò và vị thế của phụ nữ trong lãnh đạo kinh tế; phản ảnh bình đẳng giới.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nữ đảm nhiệm chức vụ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại được tính bằng số phần trăm nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại so với tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại tại một thời điểm nhất định.

Công thức tính:


Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại (%)

=

Số nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại

x 100

Tổng số giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại




3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình kinh tế;

- Dân tộc;

- Nhóm tuổi;

- Trình độ học vấn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu:

Điều tra doanh nghiệp của Cục Thống kê.



04. DOANH NGHIÊP, HỢP TÁC XÃ, CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP

T0401. Số cơ sở, lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp (không kể số hộ kinh tế cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản)

  1. Mục đích, ý nghĩa

Là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về số lượng, qui mô và nhu cầu của nền kinh tế xã hội tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong một thời điểm nhất định, làm cơ sở để đánh giá, xem xét lập kế hoạch, qui hoạch, phân bố số lượng cơ sở, lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Đối với công tác Thống kê, việc thu thập và tổng hợp chỉ tiêu này còn là cơ sở để lập dàn mẫu phục vụ các cuộc điều tra thống kê chuyên ngành với đơn vị điều tra là cơ sở, tính toán các chỉ tiêu thống kê theo địa bàn



  1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính


tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương