01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0504. Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép mới và bổ sung vốn



tải về 2.72 Mb.
trang12/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   44

T0504. Số dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép mới và bổ sung vốn


1. Mục đích, ý nghĩa

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của một đất nước. Còn là tiền đề và tạo khả năng để tăng vốn đầu tư thực tế của nước ngoài vào Việt Nam.



2. Khái niệm, nội dung

Toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bao gồm:

- Số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ;

- Số vốn bổ sung (tăng thêm) của những dự án được cấp phép trong các năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp.

Nhà đầu tư nước ngoài: Tổ chức kinh tế, hay cá nhân người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Dự án đầu tư mới: Dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với các dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ.

Dự án đầu tư mở rộng Dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có.



3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam);

- Ngành kinh tế;

- Nước/vùng lãnh thổ đầu tư;



4. Nguồn số liệu

- Báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Báo cáo thống kê cơ sở định kỳ áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

T0505. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).



2. Khái niệm, nội dung

Khối lượng vốn đầu tư mà các dự án đầu tư nước ngoài thực hiện để xây dựng các công trình, nhà xưởng; mua sắm máy móc thiết bị ... theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.



3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức đầu tư;

- Ngành kinh tế

- Nước/vùng lãnh thổ;

- Khối nước.

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Chế độ báo cáo thống kê cơ sở định kỳ áp dụng đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

T0506. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức thực hiện


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh một trong những nguồn vốn quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo. Chỉ tiêu vốn hỗ trợ phát triển chính thức thực hiện phản ánh nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đã được Chính phủ Việt Nam ký kết thực hiện.



2. Khái niệm

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), là nguồn vốn được hình thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ: Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ hoặc các định chế tài chính quốc tế (ngân hàng Thế giới, ngân hàng Phát triển Châu Á...).

Có thể phân loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo các tiêu thức sau:

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức thực hiện phân theo các nhà tài trợ;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức thực hiện phân theo các ngành, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA;

3. Phân tổ chủ yếu

- Hình thức hỗ trợ: Viện trợ, cho vay;

- Ngành kinh tế;

4. Nguồn số liệu

- Từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, từ Bộ Tài chính..

- Các Ban quản lý dự án, các chương trình mục tiêu sử dụng ODA.

T0507. Giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn


1. Mục đích, ý nghĩa

Giá trị sản xuất xây dựng là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất xây dựng trong một thời kỳ nhất định; là tiền đề để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm của ngành xây dựng theo giá thực tế và giá so sánh cũng như xác định cơ cấu ngành kinh tế (theo giá thực tế) và tốc độ tăng, giảm (theo giá so sánh).



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

2.1 Khái niệm, phạm vi:

Giá trị sản xuất xây dựng là kết quả của hoạt động sản xuất xây dựng, bao gồm giá trị của các công việc: chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình mới, hoàn thiện công trình, sửa chữa, mở rộng, cải tạo nâng cấp, lắp ghép các cấu trúc, cấu kiện đúc sẵn, lắp đặt máy móc thiết bị, xây dựng các công trình tạm và những hoạt động khác được qui định tính cho ngành xây dựng như khảo sát, thiết kế qui hoạch phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, giá trị cho thuê máy móc, thiết bị kèm người điều khiển…



2.2 Nguyên tắc cơ bản tính giá trị sản xuất ngành xây dựng

a/ Chỉ tính những kết quả trực tiếp có ích của công tác sản xuất, xây lắp, kết quả lao động có ích của đơn vị xây lắp bao gồm những công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình hoặc công việc xây lắp hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ghi trong bản thiết kế đã được đơn vị giao thầu (bên A) xác nhận. Không tính những khối lượng phá đi do không đảm bảo chất lượng yêu cầu của thiết kế do đơn vị thi công gây ra.

b/ Các cấu kiện, nguyên vật liệu dùng cho xây dựng công trình thì chỉ được tính những cấu kiện, nguyên vật liệu được sử dụng và đã kết cấu nên thực thể công trình. Không tính số cấu kiện nguyên vật liệu chưa đưa vào xây dựng công trình.

c/ Những đơn vị làm nhiệm vụ lắp đặt thiết bị máy móc, chỉ tính giá trị công lắp đặt, không tính giá trị thiết bị máy móc đưa vào công trình.

d/ Đối với xây dựng cơ bản tự làm của xã phường và các hộ dân cư, phải tính cả nguyên vật liệu mua ngoài, tự làm, đóng góp, ủng hộ theo giá thị trường ở thời điểm xây dựng và tính cả giá trị công lao động đóng góp, ủng hộ của nhân dân, các thành viên, người thân trong gia đình thực hiện và công lao động thuê mướn tạm thời dùng vào hoạt động xây dựng

e/ Tính vào giá trị sản xuất cả những công trình xây dựng bỏ dở.

g/ Chỉ tính thành quả lao động sản xuất xây lắp trong kỳ, không tính khối lượng sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này hoặc chuyển khối lượng của kỳ này sang kỳ sau.

h/ Đối với sản phẩm dở dang, chỉ tính trong kỳ phần chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ.

i/ Trường hợp đơn vị xây lắp nhận thầu thi công mà nguyên vật liệu do bên A cung cấp thì đơn vị xây lắp tính toàn bộ giá trị nguyên vật liệu của cả bên A.

k/ Giá trị sản xuất kinh doanh của các ngành khác trong cùng một doanh nghiệp xây dựng, nếu có hạch toán riêng thì được bóc tách và tính kết quả vào các ngành tương ứng, không tính vào kết quả vào ngành xây dựng. Trường hợp không tổ chức hạch toán riêng, thì qui ước được tính vào giá trị sản xuất ngành xây dựng. Cụ thể:

- Tiền cho thuê xe máy thi công có người điều khiển kèm theo.

- Tiền thu chênh lệch với bên A do đơn vị làm nhiệm vụ tổng thầu xây dựng xẻ thầu với các đơn vị khác.

- Tiền bán phế liệu, phế phẩm do quá trình thi công tạo ra.

2.3 Nội dung và phương pháp tính:

2.3.1. Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá thực tế:

Cách 1: Tính giá trị sản xuất ngành xây dựng theo kết quả cuối cùng.

Giá trị sản xuất xây dựng bao gồm:

(1) Giá trị sản xuất xây lắp:

- Giá trị công tác xây dựng ;

- Giá trị của hoạt động thi công xây dựng cơ bản như: giá trị hoạt động san lấp mặt bằng chuẩn bị cho thi công xây dựng (dựng lán trại, lắp đặt máy móc thi công...) và giá trị sản phẩm do hoạt động xây dựng tạo ra.

- Giá trị lắp đặt thiết bị, máy móc trong công trình xây dựng

- Giá trị sửa chữa lớn các công trình xây dựng, nhà cửa, vật kiến trúc.

- Giá trị thu được từ cho thuê máy móc thiết bị xây dựng có kèm người điều khiển

- Giá trị thu được từ bán phế liệu xây dựng thu hồi được

- Các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước.



(2) Giá trị khảo sát thiết kế-quy hoạch xây dựng

Chỉ tính giá trị các hoạt động KSTK-QHXD phát sinh trong quá trình thi công xây dựng và gắn liền với công trình xây dựng được qui định tính vào ngành xây dựng. Giá trị KSTK-QHXD phục vụ trực tiếp công trình xây dựng bao gồm:

- Giá trị khảo sát, đo đạc địa hình phục vụ công trình xây dựng.

- Giá trị quy hoạch chi tiết các công trình xây dựng.

- Giá trị thiết kế chi tiết các công trình xây dựng.

- Giá trị tư vấn xây dựng.

- Giá trị hoạt động khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp công trình xây dựng.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động chuyên về KSTK-QHXD thì tính giá trị KSTK-QHXD vào ngành dịch vụ, không tính vào kết quả của ngành xây dựng.



Cách 2: Tính giá trị sản xuất ngành xây dựng theo phương pháp chi phí:

Giá trị sản xuất xây dựng tính theo phương pháp chi phí bao gồm: Giá trị sản xuất xây lắp bao gồm: tổng chi phí hoạt động xây dựng; Giá trị VLXD, nhiên liệu, vật tư do chủ đầu tư cung cấp (nếu có); Lợi nhuận phát sinh từ các hoạt động xây lắp, hoạt động khác liên quan đến hoạt động xây lắp mang lại và chi phí lãi vay; Thuế GTGT khấu trừ phát sinh phải nộp trong kỳ.



(1) Tổng chi phí cho hoạt động XD:

Tổng chi phí cho hoạt động xây dựng: Là tổng các chi phí phát sinh thực tế cho hoạt động xây dựng trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp, gồm cả chi phí của hoạt động xây lắp và các chi phí của hoạt động khác ngoài xây lắp được quy ước tính vào xây dựng như: Chi phí cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển, chi phí thu hồi và tiêu thụ phế liệu xây dựng...

Cụ thể bao gồm các khoản sau:

+ Chi phí vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ giá trị vật liệu, cấu kiện xây dựng thực tế kết cấu vào thực thể công trình.

Chỉ tính vào mục này giá trị vật liệu xây dựng, nhiên liệu trực tiếp sử dụng vào công trình xây dựng, loại trừ giá trị vật liệu, nhiên liệu đã xuất kho nhưng sử dụng không hết phải nhập lại kho.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong hoạt động xây dựng (không bao gồm tiền lương và bảo hiểm xã hội của những lao động thuộc bộ phận quản lý và tiền lương của những công nhân trực tiếp điều khiển máy móc thi công), gồm: Lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn trích theo lương, tiền ăn giữa ca và các khoản chi phí khác cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số phát sinh bên Có của tài khoản: “Chi phí nhân công trực tiếp” và các sổ kế toán lương và bảo hiểm.

+ Chi phí sử dụng máy móc thi công: Là các chi phí phục vụ cho hoạt động cảu các loại máy móc thi công. Chi phí này bao gồm: Chi phí nhân công của công nhân trực tiếp điều khiển máy móc thi công, chi phí nhiên liệu, điện năng cho máy hoạt động, chi phí về các thiết bị phụ tùng thay thế trong quá trình sửa chữa, chi phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động của máy móc thi công.

+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ cho hoạt động của các tổ, đội hoạt động sản xuất tại hiện trường; Bao gồm: Chi phí bộ phận kỹ thuật, gián tiếp quản lý tổ, đội, các chi phí về tổ chức sản xuất, các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất tổ, đội, chi phí khấu hao thiết bị, máy móc sử dụng trong quản lý và các chi phí khác của hoạt động quản lý tổ, đội.

Số liệu lấy từ số phát sinh bên Có của tài khoản “Chi phí sản xuất chung”

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm chi phí nhân viên quản lý (lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của lao động trong bộ máy quản lý doanh nghiệp), chi phí vật liệu phục vụ trực tiếp cho quản lý doanh nghiệp, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho quản lý của doanh nghiệp (nhà văn phòng, thiết bị máy móc của văn phòng), chi phí về các khoản thuế, phí và lệ phí (không gồm thuế giá trị gia tăng), chi dự phòng, chi phí cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác (tiền công tác phí, hội nghị, tiếp khách,...).

Số liệu lấy từ số phát sinh bên Có tài khoản “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.

+ Chi phí thực hiện hạng mục công trình do nhà thầu phụ thi công: Là tổng chi phí thực tế trong kỳ báo cáo của nhà thầu phụ đã thực hiện cho các hạng mục công trình mà doanh nghiệp là nhà thầu chính đã thuê nhà thầu phụ.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp hạch toán khoản này vào bên có của của tài khoản chi phí sản xuất chung. Nếu doanh nghiệp chưa hạch toán khoản này thì lấy số liệu từ báo cáo hàng quí của nhà thầu phụ cho nhà thầu chính.

+ Chi phí khác là các khoản chi phí chưa được liệt kê ở trên như: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; Tiền phạt do vi phạm hợp đồng xây dựng; các khoản chi khác liên quan đến hoạt động xây dựng.

(2) Giá trị vật liệu xây dựng, nhiên liệu, vật tư do chủ đầu tư cung cấp: Gồm giá trị vật liệu xây dựng, nhiên liệu, vật tư phụ tùng khác do bên A cấp được sử dụng trong kỳ, nhưng chưa được tính vào tổng chi phí ở mục 2 “Tổng chi phí cho hoạt động XD”. Trường hợp doanh nghiệp đã xuất hóa đơn khi bên A mua vật liệu và hạch toán chung vào vào tài khoản chi phí vật liệu trực tiếp thì không cần tách riêng khoản chi phí này.

(3) Lợi nhuận trước thuế: Là lợi nhuận kế toán thực hiện trong quý của DN trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận gộp từ hoạt động xây dựng; Lợi nhuận khác phát sinh có liên quan đến hoạt động xây dựng và chi phí lãi vay. Không tính lợi nhuận từ các hoạt động tài chính. Nếu doanh nghiệp không tính được đầy đủ lợi nhuận trong quý thì có thể căn cứ vào khối lượng công trình hoàn thành để tính lợi nhuận theo định mức.

(4) Thuế giá trị gia tăng khấu trừ phát sinh phải nộp: Ghi tổng số thuế giá trị gia tăng khấu trừ và các khoản phải nộp khác phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước trong quý từ các nghiệp vụ phát sinh do hoạt động xây dựng và liên quan đến xây dựng mang lại (không tính các khoản thuế kỳ trước chuyển sang). Trường hợp doanh nghiệp không tính được đầy đủ thuế GTGT khấu trừ trong quý thì có thể căn cứ vào khối lượng công trình hoàn thành để tính thuế GTGT khấu trừ phát sinh phải nộp theo định mức.

2.3.2. Giá trị sản xuất xây dựng theo giá so sánh

Giá trị sản xuất theo giá so sánh về khái niệm và nội dung cũng giống như giá trị sản xuất theo giá thực tế, nhưng được tính toán trên cơ sở cố định giá của người sản xuất để bảo đảm sự so sánh giữa các thời kỳ khi tính tốc độ tăng.

Giá trị sản xuất xây dựng theo giá so sánh được tính từ giá trị sản xuất theo giá thực tế và chỉ số giá của người sản xuất.

Phương pháp tính giá trị sản xuất xây dựng theo giá so sánh:

Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá so sánh)

=

Giá trị sản xuất xây dựng (theo giá thực tế)

Chỉ số giá xây dựng

Chỉ số giá xây dựng được giải thích ở chỉ tiêu 1205

3. Phân tổ chủ yếu

a/ Giá trị sản xuất xây lắp được chia theo loại công trình:

- Giá trị công trình nhà ở như nhà ở cho một hộ gia đình; nhà ở cho nhiều gia đình, bao gồm cả các tòa nhà cao tầng ….

- Giá trị công trình nhà không để ở như nhà dành cho sản xuất, bệnh viện, trường học, khu văn phòng, khách sạn cửa hàng, nhà ga, kho hàng, khu thể thaaatrong nhà, các toàn nhà dành cho tôn giáo.

- Giá trị công trình kỹ thuật dân dụng như công trình giao thông đường sắt, đường bộ; công trình công ích và các công trình kỹ thuật dân dụng khác.

- Giá trị công trình xây dựng chuyên dụng như phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, và các hệ thống xây dựng khác.

b/ Giá trị sản xuất xây lắp được chia theo ngành kinh tế

c/ Giá trị sản xuất xây lắp được chia theo loại hình kinh tế

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Điều tra doanh nghiệp ngoài nhà nước hàng quý, năm.

- Điều tra xây dựng của xã/phường/thị trấn, hộ dân cư hàng quý, năm.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương