01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0414. Số doanh nghiệp thành lập mới, giải thể, phá sản, rút giấy phép



tải về 2.72 Mb.
trang11/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   44

T0414. Số doanh nghiệp thành lập mới, giải thể, phá sản, rút giấy phép


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu doanh nghiệp được thành lập mới, giải thể, phá sản, rút giấy phép phản ánh biến động về số lượng doanh nghiệp diễn ra trong kỳ nghiên cứu, giúp các nhà quản lý xây dựng và ban hành các chính sách bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a) Số doanh nghiệp thành lập mới

Số doanh nghiệp thành lập mới là số doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở cố định đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh trong kỳ.



b) Số doanh nghiệp giải thể

Số doanh nghiệp giải thể là số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật trong kỳ. Số doanh nghiệp giải thể trong năm là các doanh nghiệp rơi vào một hoặc nhiều nguyên nhân trong các trường hợp sau:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;

- Bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.



c) Số doanh nghiệp phá sản

Số doanh nghiệp phá sản là số doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ yêu cầu đã hoàn thành thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật.



d) Số doanh nghiệp bị rút giấy phép

Số doanh nghiệp bị rút giấy phép là số doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng không có khả năng triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép đã cấp.



3. Phân tổ chủ yếu

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu

- Cục đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm



T0415. Số hợp tác xã, xã viên, lao động, diện tích đất, vốn, doanh thu của hợp tác xã

T0415.1. Số hợp tác xã phi nông, lâm nghiệp và thủy sản

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu Số hợp tác xã phản ánh số lượng hợp tác xã hiện có tại một thời điểm nhất định, qua đó đánh giá khái quát qui mô về số lượng hợp tác xã trong từng địa phương và cả nước, nhằm xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đất đai, tài chính tín dụng, xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, áp dụng khoa học và công nghệ, tiếp thị và mở rộng thị trường, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để hợp tác xã được tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.



2. Khái niệm

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã hoạt động hoạt động theo Luật Hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

3. Nội dung và phương pháp tính

3.1. Nội dung: Số lượng hợp tác xã xét về mặt ngành hoạt động kinh tế chính bao gồm: Các hợp tác xã của toàn bộ tỉnh/thành phố được tổng hợp từ số hợp tác xã đang hoạt động trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân, gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng,…

3.2. Phương pháp tính: Cộng các hợp tác xã theo định nghĩa trên của từng ngành hoặc từng huyện/quận tại một thời điểm nhất định được tổng số hợp tác xã của từng huyện/quận. Tổng số hợp tác xã của toàn bộ tỉnh/thành phố được tổng hợp bằng cách cộng tổng số hợp tác xã của tất cả các huyện/quận.

4. Phân tổ chủ yếu

Số lượng hợp tác xã được phân tổ theo một số tiêu thức chủ yếu:

- Phân theo quy mô;

- Phân theo ngành kinh tế;

- Phân theo địa phương (huyện/quận/thành phố).

5. Nguồn số liệu

- Kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm;

- Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn (5 năm).

T0415.2. Số hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản, xã viên, lao động, diện tích đất, vốn, doanh thu của hợp tác xã nông, lâm nghiệp và thủy sản

1. Số hợp tác xã



a. Mục đích, ý nghĩa

Số hợp tác xã là chỉ tiêu phản ánh số lượng hợp tác xã hiện có tại một thời điểm nhất định, là căn cứ đánh giá khái quát năng lực sản xuất kinh doanh của khu vực hợp tác xã trên địa bàn tỉnh/TP, đánh giá quy mô và cơ cấu hợp tác xã. Chỉ tiêu này còn được sử dụng để tính một số chỉ tiêu khác như: số lao động bình quân trên một hợp tác xã, số vốn bình quân trên một hợp tác xã, một số chỉ tiêu chủ yếu khác phân theo quy mô hợp tác xã.



b. Khái niệm

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, hoạt động theo Luật hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật.

c. Nội dung, phương pháp tính

Số hợp tác xã bao gồm toàn bộ các hợp tác xã đang hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế, bao gồm : Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản,... tại thời điểm nhất định.



d. Phân tổ chủ yếu

- Ngành kinh tế;

- Quy mô hợp tác xã (theo lao động, vốn, kết quả sản xuất kinh doanh);

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.



e. Kỳ công bố: Năm.

f. Nguồn số liệu

Điều tra doanh nghiệp hàng năm, Tổng cục Thống kê.



2. Số xã viên của hợp tác xã

a. Mục đích, ý nghĩa

Số xã viên của hợp tác xã là chỉ tiêu phản ánh quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh của khu vực hợp tác xã trên địa bàn tỉnh/TP. Chỉ tiêu này còn được sử dụng để tính các chỉ tiêu khác như: số xã viên bình quân trên một hợp tác xã, số vốn bình quân trên một xã viên, …



b. Khái niệm

Xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân. Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình và pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia (là công dân việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã). Một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một pháp nhân tham gia hợp tác xã có thể có một hoặc nhiều cổ phần nhưng chỉ tính là 1 xã viên.



c. Nội dung, phương pháp tính

Xã viên hợp tác xã bao gồm:

- Xã viên là cá nhân: Là những là công dân việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã và được công nhận là xã viên hợp tác xã .

- Xã viên là đại diện hộ: Là những hộ gia đình tự nguyện đóng góp vốn, sức lao động để thành lập hợp tác xã và cử người có năng lực đại diện cho hộ trong hợp tác xã.

- Xã viên là đại diện pháp nhân: Là những đơn vị, tổ chức được pháp luật công nhận tự nguyện góp vốn, sức lao động để thành lập hợp tác xã và cử người đại diện, được hợp tác xã công nhận đơn vị tổ chức này như một xã viên.



d. Phân tổ chủ yếu

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.



e. Kỳ công bố: Năm.

f. Nguồn số liệu

- Điều tra doanh nghiệp hàng năm, Tổng cục Thống kê.



3. Số lao động của hợp tác xã

a. Mục đích, ý nghĩa

Số lao động phản ánh qui mô của hợp tác xã; là cơ sở để quản lý, khai thác hợp lý số lao động hiện có, xây dựng kế hoạch sử dụng và đào tạo người lao động. Là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác như: năng suất lao động, tiền lương/thu nhập bình quân, vốn và trang bị tài sản cho một lao động, …



b. Khái niệm

Lao động của hợp tác xã là những lao động đang làm việc thường xuyên trực tiếp hoặc gián tiếp được hợp tác xã trả công, trả lương. Lao động có thể là xã viên hoặc không phải là xã viên của hợp tác xã.



c. Nội dung, phương pháp tính

Lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã bao gồm:

- Lao động là xã viên hợp tác xã: Số xã viên trực tiếp tham gia lao động trong hợp tác xã: Bao gồm số xã viên tham gia lao động trực tiếp và số xã viên tham gia lao động gián tiếp (Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán, thủ quĩ,...) có tại một thời điểm nhất định.

- Lao động thuê ngoài thường xuyên: Số lao động hợp tác xã thuê mướn thường xuyên để làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp có tại một thời điểm nhất định.



d. Phân tổ chủ yếu

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.



e. Kỳ công bố: Năm.

f. Nguồn số liệu

- Điều tra doanh nghiệp hàng năm, Tổng cục Thống kê.



4. Diện tích đất nông nghiệp của hợp tác xã

a. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp của hợp tác xã là cơ sở phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả; là cơ sở để tính các chỉ tiêu: thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích, hiệu quả trên một đơn vị đất…



b. Khái niệm

Diện tích đất nông nghiệp là diện tích đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng.



c. Nội dung, phương pháp tính

Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.



a) Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.

- Đất trồng cây hàng năm: Là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm: Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,… Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất trồng cây lấy quả chứa dầu, đất trồng cây điều, đất trồng cây hồ tiêu, đất trồng cây cao su, đất trồng cây cà phê, đất trồng cây chè và đất trồng cây lâu năm khác.

b) Đất lâm nghiệp: Là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo mục đích sử dụng, đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Theo trạng thái rừng, đất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng tự nhiên; đất có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng và đất trồng rừng sản xuất.

c)Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.

d) Đất làm muối: Là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

e) Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

d. Phân tổ chủ yếu

- Loại đất;

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.

e. Kỳ công bố: Năm.

f. Nguồn số liệu

- Điều tra doanh nghiệp hàng năm, Tổng cục Thống kê.



5. Doanh thu của hợp tác xã

a. Mục đích, ý nghĩa

Doanh thu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã trong một thời gian nhất định; là cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hợp tác xã.



b. Khái niệm

Doanh thu của hợp tác xã là toàn bộ số tiền mà hợp tác xã thu được trong một thời gian nhất định (thường là một năm), phát sinh từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã được khách hàng chấp nhận thanh toán.



c. Nội dung, phương pháp tính

Doanh thu của hợp tác xã bao gồm doanh thu của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh (trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, bảo vệ rừng, làm muối, nuôi trồng, khai thác thủy sản và các hoạt động khác) và dịch vụ do hợp tác xã thực hiện.



d. Phân tổ chủ yếu

- Huyện /quận /thị xã /thành phố.



e. Kỳ công bố: Năm.

f. Nguồn số liệu

Điều tra doanh nghiệp hàng năm, Tổng cục Thống kê.



05. ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

T0501. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

1. Mục đích, ý nghĩa

Một trong các yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường. Thống kê vốn đầu tư thực hiện nhằm xác định quy mô, cơ cấu của vốn đầu tư, theo nguồn vốn đầu tư, theo ngành kinh tế, theo khoản mục đầu tư, theo thành phần kinh tế. Chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện là một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng; nó còn được dùng để tính một số chỉ tiêu thống kê quan trọng khác, như tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư...



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Toàn bộ tiền vốn (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì tư liệu sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).



Vốn đầu tư toàn xã hội: Những chi phí bỏ ra gắn liền với việc làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động cho toàn xã hội, không bao gồm những khoản đầu tư mang tính chất chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức … trong nội bộ nền kinh tế, như: chuyển nhượng đất đai, nhà ở, cửa hàng, thiết bị máy móc và các tài sản cố định khác đã qua sử dụng.

Vốn đầu tư: Tống số tiền của nhà đầu tư bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, nhằm làm tăng hoặc duy trì tài sản cố định và tài sản lưu động trong quá trình sản xuất, trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Vốn đầu tư thực hiện: Số vốn thực tế chủ đầu tư đã bỏ ra để triển khai xây dựng, mua sắm thiết bị, máy móc … sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và các chương trình mục tiêu với mục đích bổ sung tài sản cố đinh, tài sản lưu động.

- Đối với khu vực nhà nước, vốn đầu tư được thực hiện qua các dự án/ công trình đầu tư và các chương trình mục tiêu của nhà nước; đầu tư vào dự án /công trình hạ tầng cơ sở gồm các dự án/công trình giao thông như: cầu cống đường sá, bến cảng, nhà ga; các dự án /công trình thủy lợi như: đê điều, hồ đập nước, kênh mương; các dự án/công trình hạ tầng kỹ thuật như dự án/công trình cấp thoát nước, dự án/công trình xử lý chất thải vv..; đầu tư vào các dự án /công trình nhà ở, chung cư; đầu tư vào các dự án /công trình khác gồm các dự án/công trình dân dụng khác như công sở, bệnh viện, trường học, thư viện, nhà văn hoá …

- Đối với các khu vực kinh tế khác là đầu tư cho các dự án/công trình, các cơ sở sản xuất kinh doanh vv...

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư thực hiện có thể chia theo nguồn vốn đầu tư, thành phần kinh tế, ngành kinh tế và khoản mục đầu tư:

(1) Chia theo nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư được chia thành vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tự có và vốn khác.

- Vốn ngân sách nhà nước: Vốn do ngân sách Nhà nước đầu tư cho các dự án/công trình (bao gồm vốn ngân sách Trung ương và Địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước 90, 91 và các doanh nghiệp Nhà nước khác).

- Vốn vay: Bao gồm vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác.

+ Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước: Nguồn vốn chủ đầu tư có thể vay hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay.

+ Vốn vay ngân hàng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác: Số tiền mà chủ đầu tư đi vay từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ chức, cá nhân khác.

- Vốn tự có: Nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận của chủ đầu tư, trích ra để đầu tư, từ tiền thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, từ huy động cổ phần, góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh.

- Vốn khác: Nguồn vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên. Đối với khu vực kinh tế Nhà nước vốn khác là các khoản phí, lệ phí, quảng cáo, nó còn bao gồm cả tạm ứng và chi trước kế hoạch. Vốn khác còn là vốn do cơ quan tiết kiệm chi phí ở các công trình khác, hoặc từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, biếu tặng, vốn của các đơn vị sự nghiệp có thu để lại đầu tư …



(2) Chia theo thành phần kinh tế

Vốn đầu tư chia thành 3 loại hình kinh tế chủ yếu: vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.



(3) Chia theo ngành kinh tế

Vốn đầu tư được chia theo các ngành kinh tế trong nền kinh tế.



(4) Chia theo khoản mục đầu tư

Vốn đầu tư được chia thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định, vốn lưu động bổ sung, vốn đầu tư khác. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất.



3. Phân tổ chủ yếu

3.1. Kỳ 6 tháng:

Vốn ngân sách Nhà nước

3.2. Kỳ cả năm:

- Nguồn vốn;

- Khoản mục;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với các Bộ, ngành;

- Chế độ báo cáo Thống kê tổng hợp do Tổng cục Thống kê ban hành áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với đối tượng cung cấp vốn đầu tư, đối tượng quản lý vốn đầu tư, đối tượng sử dụng vốn đầu tư.

- Chế độ báo cáo, điều tra thống kê áp dụng cho các đơn vị cơ sở, các cơ quan chủ đầu tư.

T0502. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn đầu tư khi so sánh với GDP theo giá thực tế hoặc theo giá so sánh làm cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế.



2. Khái niệm

Tỷ lệ phần trăm giữa vốn đầu tư thực hiện so với tổng sản phẩm trong nước của một thời kỳ xác định (thường là một năm) theo giá thực tế hoặc giá so sánh.

Công thức tính:


Vốn đầu tư thực hiện so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=


Vốn đầu tư thực hiện trong năm

Tổng sản phẩm trong nước cùng năm


x 100

3. Phân tổ chủ yếu

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.

4. Nguồn số liệu

- Nguồn số liệu tính vốn đầu tư thực hiện đã giải thích ở chỉ tiêu T0501.

- Số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn đã giải thích ở chỉ tiêu T0602.

T0503. Số dự án và vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư theo dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Bộ, ngành và địa phương trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) do Nhà nước quản lý và điều phối thống nhất.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

2.1. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất, nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).

Các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:

- Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành các nhóm như dự án quan trọng Quốc gia A, B, C...

- Theo nguồn vốn đầu tư:

+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

+ Dự án sử dụng vốn vay bao gồm: vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn tín dụng thương mại và vốn vay từ các nguồn khác;

+ Dự án sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước;

+ Dự án sử dụng vốn khác như vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và nhân dân.

- Theo một số phân loại khác, số lượng dự án (Danh mục các dự án) được chia ra như sau:

+ Số lượng dự án (Danh mục các dự án) và vốn đầu tư theo kế hoạch năm được phê duyệt

+ Số lượng dự án (Danh mục các dự án) và vốn đầu tư theo kế hoạch năm được phê duyệt thực tế triển khai.

- Số lượng dự án (Danh mục các dự án) và vốn đầu tư thực hiện trong năm báo cáo chia theo tỉnh, thành phố và địa bàn.

- Số lượng dự án (Danh mục các dự án) và vốn đầu tư hoàn thành trong năm báo cáo chia theo tỉnh, thành phố và địa bàn.

2.2. Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước là tống số chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển; Bao gồm những nội dung như sau:


  1. Mua hàng hoá vật tư dự trữ

  2. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các quỹ và đầu tư vào tài sản

  3. Đầu tư xây dựng cơ bản

  4. Cho vay trong nước và hỗ trợ các quỹ

  5. Cho nước ngoài vay và tham gia góp vốn của Chính phủ

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: chi phí khảo sát, quy hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế; chi phí xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi trong tổng dự toán.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. Cùng với những phân tổ theo ngành kinh tế, theo tỉnh, thành phố (theo địa bàn), thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn được phân theo yếu tố cấu thành với 3 nhóm chính:

- Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị (vốn xây lắp): Phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của công trình: chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị vào vị trí công trình, chi phí hoàn thiện công trình.

- Vốn đầu tư mua sắp máy móc, thiết bị (vốn thiết bị): Phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc mua sắm máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ, gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định hiện hành, bao gồm: giá trị thiết bị, máy móc, dụng cụ, khí cụ, gia súc được coi là tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bảo quản, gia công, kiểm tra máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ trước khi đưa vào lắp đặt. Vốn thiết bị bao gồm cả giá trị mua sắm thiết bị máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt.

- Chi phí khác: Phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp và vốn thiết bị, bao gồm: chi phí tư vấn, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lý, chi giải phóng mặt bằng, chi đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành công trình, các khoản chi khác.

Công thức tính:

* Số dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước:



Số dự án thuộc nguồn vốn NSNN

=

Số dự án quan trọng

Quốc gia


+

Số dự án nhóm A

+

Số dự án nhóm B

+

Số dự án nhóm C

* Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư

thuộc nguồn vốn NSNN



=

Vốn trong nước

+

Một phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được đưa vào cân đối ngân sách cho đầu tư

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm công trình (trọng điểm, A, B, C);

- Sở, ngành;

- Cấp quản lý.



4. Nguồn số liệu

- Kế hoạch hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (riêng các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội phê duyệt)

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ ngành khác là chủ đầu tư.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương