01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0410. Giá trị tăng thêm trên một đồng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp



tải về 2.72 Mb.
trang10/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   44

T0410. Giá trị tăng thêm trên một đồng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu giá trị tăng thêm trên một đồng giá trị tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả của việc đầu tư, trang bị và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu này, có thể đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư, trang bị và sử dụng TSCĐ (như: máy móc, thiết bị, công nghệ, giây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải,…) của doanh nghiệp trong một thời kỳ; từ đó, có chính sách điều chỉnh đầu tư và sử dụng TSCĐ hiệu quả hơn.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giá trị tăng thêm trên một đồng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp là tỷ lệ giữa tổng giá trị tăng thêm trong kỳ chia cho tổng giá trị tài sản cố định trong cùng kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này nói lên, trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm) một đồng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.



Công thức tính:



Trong đó:

H: Giá trị tăng thêm tạo ra trên một đồng TSCĐ

Q: Giá trị tăng thêm tạo ra trong kỳ nghiên cứu

K: Giá trị TSCĐ (theo giá còn lại) bình quân kỳ nghiên cứu

3. Phân tổ chủ yếu

- Quy mô theo vốn của doanh nghiệp;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

- Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm.

T0411. Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh nghiệp phản ánh trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh trang bị cho người lao động của một doanh nghiệp, một ngành hoặc một loại hình sở hữu, giúp doanh nghiệp xem xét, quyết định đầu tư thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; đồng thời đây cũng là chỉ tiêu thể hiện trình độ cơ khí hoá, tự động hoá và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh nghiệp là tỷ lệ so sánh tổng giá trị tài sản cố định với tổng số lao động của doanh nghiệp trong một thời điểm (đầu, hoặc cuối năm) hay trong một thời kỳ (bình quân một năm), là giá trị TSCĐ tính bình quân một lao động của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu .

Trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động của doanh nghiệp có thể tính theo nguyên giá tài sản cố định (giá ban đầu) hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định.

Công thức tính :

Tróng đó:



: Trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động

: Giá trị TSCĐ bình quân của doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, được tính bằng trung bình cộng giá trị TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ;

: Số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp trong kỳ, được tính bằng trung bình cộng số lao động đầu kỳ và cuối kỳ.

3. Phân tổ chủ yếu

- Quy mô doanh nghiệp;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

- Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm.

T0412. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp


1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, một ngành hoặc một loại hình kinh tế, qua đó đánh giá chất lượng, sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là căn cứ để các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định phù hợp với thực tiễn.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu

Là tỷ lệ so sánh giữa tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong năm với tổng doanh thu của doanh nghiệp, phản ánh một đồng doanh thu tạo ra trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức tính:


Tỷ suất lợi nhuận

=

Lợi nhuận trước thuế

tính theo doanh thu

Doanh thu trong kỳ

Trong đó: Doanh thu trong kỳ bao gồm:

(i) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ



Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

=

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

-

Các khoản giảm trừ doanh thu

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm của doanh nghiệp.

- Các khoản giảm trừ doanh thu: phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại;Các khoản giảm giá hàng bán; Doanh thu hàng bán bị trả lại và các khoản thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong năm.

(ii) Doanh thu hoạt động tài chính

Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác trong năm của doanh nghiệp, bao gồm:

- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ;...

- Cổ tức, lợi nhuận được chia;

- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;

- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

- Lãi tỷ giá hối đoái;

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;

- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

(iii) Thu nhập khác:

Phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm của doanh nghiệp, bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;

- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.

b. Tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn

Là tỷ lệ so sánh giữa tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong năm với tổng nguồn vốn bình quân trong kỳ, phản ánh một đồng vốn sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức tính:


Tỷ suất lợi nhuận

=

Lợi nhuận trước thuế

tính theo vốn

Nguồn vốn bình quân trong kỳ

Trong đó:

Nguồn vốn

bình quân năm



=

Tổng nguồn vốn đầu năm + Tổng nguồn vốn cuối năm

2

3. Phân tổ chủ yếu

- Quy mô của doanh nghiệp;

- Ngành kinh tế;

- Loại hình kinh tế.



4. Nguồn số liệu

- Báo cáo thống kê định kỳ hàng năm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục thống kê tiến hành hàng năm.

T0413. Giá trị tài sản cố định của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc… của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do nhà nước quản lý, là cơ sở đánh giá mức trang thiết bị cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Chỉ tiêu này còn được tổng hợp chung cho khu vực nhà nước và của tỉnh, thành phố.



2. Khái niệm, nội dung

Tổng giá trị biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước.

Giá trị tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn sau:


  • Có thời gian sử dụng tối thiểu từ một năm trở lên

  • Đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định phù hợp với từng thời kỳ

Nội dung và phương pháp tính tương tự chỉ tiêu 0408, và thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại tài sản;

- Ngành kinh tế.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng đối với Bộ Tài chính.




tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương