Ở đây có ba giống virus cúm A, b và C; chỉ các virus cúm a mới gây bệnh cho các loài chim. Các chẩn đoán là bằng phân lập hay phát hiện và phân loại cho virus


Phát hiện bệnh nhiễm trong các đàn đã cấp vaccin và trong gia cầm đã được cấp vaccin



tải về 244.8 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích244.8 Kb.
#19402
1   2   3

Phát hiện bệnh nhiễm trong các đàn đã cấp vaccin và trong gia cầm đã được cấp vaccin

Một chiến thuật cho phép phân biệt giữa các con vật bị nhiễm với được cấp vaccin (differentiation of infected from vaccinated animals – DIVA) đã được thúc đẩy thành giải pháp khả thi cho thanh toán bệnh NAI mà không cần phải tiêu hủy khối lượng lớn gia cầm và gây tổn thất kinh tế vì điều này, đặc biệt là trong các quốc gia đang phát triển (20). Chiến thuật này có lợi cho sử dụng vaccin (ít virus trong môi trường), nhưng khả năng về nhận diện các đàn bị bệnh sẽ vẫn cho phép áp dụng các biện pháp kiểm soát, bao gồm tiêu hủy. Các chiến thuật DIVA áp dụng hai chiến dịch phát hiện diện rộng trong quần thể đã được cấp vaccin: 1) phát hiện virus cúm A, hoặc 2) phát hiện các kháng thể kháng virus cúm A gây nhiễm. Ở cấp độ đàn, phương pháp đơn giản là thường xuyên theo dõi gia cầm chỉ báo đặt trong các đàn đã được cấp vaccin, nhưng tiếp cận này gây ra một số vấn đề quản lý, đặc biệt là trong việc nhận diện các gia cầm chỉ báo trong các đàn quy mô lớn. Theo một cách khác và có kết hợp, việc xét nghiệm về phơi nhiễm với virus thực địa có thể được thực hiện trên các gia cầm đã được cấp vaccin, cả bằng phát hiện virus thực địa lẫn các kháng thể kháng virus. Trong phát hiện virus thực địa, các mẫu quét tăm bông từ hầu họng hay lỗ huyệt của các gia cầm chết thường xuyên mỗi ngày hay gia cầm bệnh có thể được đem xét nghiệm, được gom chung hay tách riêng, bằng các phương pháp phân tử, như RT-PCR thời gian thực hay xét nghiệm miễn dịch enzyme bắt giữ kháng nguyên (antigen-capture enzyme immunoassay), trong quần thể gia cầm đã được cấp vaccin.

Để áp dụng DIVA về huyết thanh học, sẽ áp dụng các hệ thống sử dụng vaccin mà cho phép phát hiện phơi nhiễm với thực địa trong các quần thể đã được cấp vaccin. Một số hệ thống đã được phát triển trong những năm gần đây. Những hệ thống này bao gồm sử dụng một vaccin chứa một virus có cùng phân chủng haemagglutinin (H) nhưng khác với virus thực địa về neuraminidase (N). Các kháng thể đối với N của virus thực địa đóng vai trò là dấu hiệu của bệnh nhiễm tự nhiên. Hệ thống này đã được áp dụng ở Ý sau khi có sự tái nổi lên của virus LPNAI phân chủng H7N1 vào năm 2000. Để bổ sung cho các biện pháp kiểm soát trực tiếp, một chiến thuật DIVA đã được áp dụng, sử dụng một loại vaccin chứa H7N3 để chống lại bệnh nhiễm do virus thực địa H7N1. Các gia cầm đã được cấp vaccin và gia cầm bị phơi nhiễm với virus thực địa được phân biệt bằng áp dụng xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện các kháng thể đặc hiệu với N (10, 11). Một chiến thuật giống vậy đã được áp dụng để kiểm soát LPNAI do virus H7N3 ở Ý trong năm 2002 – 2003 (9), trong trường hợp này là sử dụng vaccin chế tạo từ virus H7N1. Trong cả hai trường hợp, việc áp dụng vaccin kết hợp với tiêu hủy sử dụng chiến thuật DIVA đã dẫn đến thanh toán được virus thực địa. Các vấn đề về hệ thống này sẽ xảy ra nếu một virus thực địa nổi lên mà có một kháng nguyên N khác với virus thực địa hiện tại, hoặc nếu có các phân chủng với các kháng nguyên N khác nhau đang lưu hành trên thực địa.

Cách khác, việc áp dụng các vaccin mà chỉ chứa HA, như các vaccin tái tổ hợp, cho phép các xét nghiệm AGID cổ điển và các xét nghiệm ELISA dựa vào sinh chất matrix Npor sẽ áp dụng được để phát hiện bệnh nhiễm trong các gia cầm đã được cấp vaccin. Với các vaccin bấthoạt, một xét nghiệm mà phát hiện các kháng thể đối với các protein không cấu trúc đã được mô tả (67). Hệ thống này đã được đánh giá trên thực địa.



Sản xuất các vaccin thông dụng

Thông tin dưới đây chủ yếu dựa vào kinh nghiệm ở Mỹ và hướng dẫn và chính sách về cấp phép cho các vaccin cúm gia cầm trong quốc gia này (68). Các nguyên tắc cơ bản cho sản xuất vaccin, đặc biệt là các vaccin bất hoạt, mà thường chứa đến vài virus như virus bệnh Tân thành (xem Chương 2.3.14 Bệnh Tân thành gia cầm – Newcastle disease).

Các hướng dẫn cho sản xuất các vaccin thú y được nêu trong Chương 1.1.8 Các nguyên tắc về sản xuất vaccin thú y. Các hướng dẫn ở chương này và trong Chương 1.1.8 có hướng chung và có thể được bổ sung bởi các yêu cầu của quốc gia hay vùng.

Cơ sở sản xuất vaccin sẽ vận hành dưới các biện pháp và các thực hành an toàn sinh học thích hợp. Nếu có sử dụng virus HPNAI cho các nghiên cứu thử thách, bộ phận thực hiện công việc này của cơ sở sản xuất vaccin phải hội đủ các yêu cầu về các mầm bệnh Khu trú Nhóm 4 như được nêu trong Chương 1.1.2.



1. Quản lý giống

a) Phân loại giống

Với bất kỳ phân chủng nào, chỉ có virus cúm A đã được phân loại chính xác về chứng minh khả năng gây bệnh thấp, thích hợp là thu thập từ kho lưu trữ quốc tế hay quốc gia, mới được sử dụng để thiết lập nên giống gốc cho các vaccin bất hoạt. Các virus HPAI sẽ không được sử dụng làm virus giống cho vaccin bệnh cúm gia cầm.



b) Phương pháp nuôi cấy

Một giống gốc (master seed) được thiết lập từ đó thành giống sản xuất (working seed). Giống gốc và giống sản xuất được sản xuất trong phôi trứng gà SPF hay SAN. Việc thiết lập một mẻ cấy chính (master culture) có thể chỉ để tạo nên một thể tích lớn dịch ối được gây nhiễm (tối thiểu 100 ml), mà có thể được dự trữ thành dạng dịch tiềm sinh (0,5 ml).



c) Đánh giá là một vaccin

Giống gốc phải được kiểm tra sau khi được xử lý cho ra tính vô trùng, tính an toàn, tính hiệu lực và không có các tác nhân ngoại lai như đã chỉ định.



2. Phưiơng pháp sản xuất

Với sản xuất vaccin, một virus giống sản xuất, mà từ đó các lô vaccin được sản xuất ra, từ ban đầu được ổn định trong phôi trứng SPF hay SAN bằng nhân giống virus giống gốc lên cho đủ thể tích để sản xuất được vaccin trong 12 – 18 tháng. Tốt nhất là dự trữ virus giống sản xuất trong dạng dịch chất ở dưới -60oC vì virus tiềm sinh không luôn phải cho sinh sôi đến hiệu giá cao sau lần đầu cấy truyền.

Các vaccin cúm bất hoạt chế tạo từ virus thông thường được sản xuất trong phôi trứng vịt (embryonated fowl eggs). Phương pháp sản xuất này dựa vào cấy truyền virus một cách vô trùng; tất cả các thao tác được thực hiện trong các điều kiện vô trùng.

Thông thường người ta pha loãng virus giống sản xuất trong đệm isotonic (như PBS, pH 7,2), sao cho có khoảng 103 – 104 EID50 (50% liều gây nhiễm trứng – egg-infective dose) virus trong 0,1 ml, được đem cấy vào xoang ối của trứng vịt SPF hay SAN đã ấp được 9 đến 11 ngày. Các trứng sau khi cấy được ủ ở 37oC. Các trứng chứa phôi mà chết trong vòng 24 giờ đầu thì bị thải loại. Thời gian ủ trứng sẽ tùy thuộc vào dòng virus sử dụng và sẽ được xác định trước để đảm bảo thu hoạch tối đa với tối thiểu phôi chết.

Trứng đã gây nhiễm phải được làm lạnh ở 4oC trước khi thu hoạch dịch ối. Đầu trên của trứng được mở ra và dịch ối được thu thập bằng cách hút ra. Phải tránh lẫn chất liệu của lòng đỏ và albumin lòng trắng trứng. Tất cả dịch chất được đem bảo quản ngay ở 4oC và được xét nghiệm về vấy nhiễm vi khuẩn.

Trong chế tạo các vaccin bất hoạt, dịch ối đã thu thập được đem xử lý với hoặc là formaldehyde (có nồng độ cuối cùng điển hình là 1/1.000) hay bằng beta-propiolactone ( có nồng độ cuối cùng điển hình từ 1/1.000 – 1/4.000). Cần có đủ thời gian để đảm bảo rằng không còn virus nào sống sót. Hầu hết các vaccin bất hoạt được kết hợp với dịch ối không cô đậm đã được làm bất hoạt (thành phần hoạt hóa). Tuy nhiên, các thành phần hoạt hóa có thể được cô đậm để dễ dàng bảo quản kháng nguyên. Thành phần hoạt hóa thường được tạo huyền phù với dầu khoáng hay dầu thực vật. Các công thức chính xác thường là bí mật công nghệ.



3. Kiểm soát trong quá trình sản xuất

Với các vaccin bất hoạt, tính hoàn thiện của quá trình làm bất hoạt phải được thử nghiệm trong phôi trứng, lấy ít nhất 10 dịch chất gồm 0,2 ml từ từng lô và truyền mỗi dịch chất này qua ít nhất hai lần vào các phôi SPF hay SAN.



4. Kiểm soát lô

Hầu hết các quốc gia đều có ban hành các quy định cho kiểm soát việc sản xuất và thử nghiệm các vaccin, mà bao gồm chỉ định các xét nghiệm bắt buộc đối với vaccin trong và sau quá trình sản xuất.



a) Tính vô trùng (sterility)

Các xét nghiệm về tính vô trùng và sạch khỏi vấy nhiễm các chất liệu sinh học có thể xem trong Chương 1.1.9.



b) Tính an toàn (safety)

Với các vaccin bất hoạt, một liều gấp đôi được cấp theo đường được khuyến cáo của nhà sản xuất, cho mười con gia cầm 3 tuần tuổi, các gia cầm này được quan sát trong 2 tuần mà không có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh hay các bệnh tích cục bộ.



c) Tính hiệu lực (potency)

Tính hiệu lực của một vaccin cúm gia cầm thường được đánh giá bằng thử nghiệm khả năng của vaccin tạo nên một hiệu giá HI rõ rệt trong các gia cầm thí nghiệm SPF hay SAN. Thử nghiệm thông thường về tính hiệu lực bao gồm sử dụng ba liều vaccin đã được pha chung và đem thử thách với virus có độc lực (như ở Chương 2.3.14), để nhận định bảo hộ đối với các phân chủng của HPNAI hay LPNAI. Với các vaccin bất hoạt đối với các phân chủng khác mà không sẵn có các virus độc lực, các thử nghiệm về tính hiệu lực có thể dựa vào đo lường đáp ứng miễn dịch hay thử thách và đánh giá về tỷ lệ nhiễm bệnh và giảm số lượng trong thử thách virus sinh sôi trong đường hô hấp (hầu họng hay khí quản) và đường ruột (lỗ huyệt). Đánh giá hàm lượng kháng nguyên haemagglutinin (77) có thể cho phép ngoại suy ở ngoại môi trường đến tính hiệu lực cho các lô vaccin.



d) Tính ổn định (stability)

Khi được bảo quản trong các điều kiện theo khuyến cáo, vaccin thành phẩm sẽ duy trì được tính hiệu lực trong ít nhất 1 năm. Các vaccin bất hoạt không được làm đông lạnh.



e) Chất bảo quản

Chất bảo quản có thể được sử dụng trong các vật chứa nhiều liều vaccin.



f) Các cảnh báo (các nguy cơ)

Phải cẩn thận để tránh bị tự tiêm với các vaccin nhũ dầu.



5. Các xét nghiệm đối với thành phẩm

a) Tính an toàn (safety)

Xem Đoạn C.4.b phần trên



b) Tính hiệu lực (potency)

Xem đoạn C.4.c phần trên.



THAM KHẢO

1. AGÜERO M., SAN MIGUEL E., SÁNCHEZ A., GÓMEZ-TEJEDOR C. & JIMÉNEZ-CLAVERO M.A. (2007). A fully automated procedure for the high-throughput detection of avian influenza virus by real-time reverse transcription–polymerase chain reaction. Avian Dis., 51, 235–241.

2. ALEXANDER D.J. (1993). Orthomyxovirus infections. In: Viral Infections of Vertebrates, Volume 3: Viral Infections of Birds, McFerran J.B. & McNulty M.S., eds. Horzinek M.C., Series editor. Elsevier, Amsterdam, The Netherlands, 287–316.

3. ALTMULLER A., KUNERL M., MULLER K., HINSHAW V.S., FITCH W.M. & SCHOLTISSEK C. (1991). Genetic relatedness of the nucleoprotein (NP) of recent swine, turkey and human influenza A virus (H1N1) isolates. Virus Res., 22, 79–87.

4. ARRIOLA J.M., FARR W., URIBE G. & ZURITA J. (1999). Experiencias de campo en el uso de vacunos contra influenza aviar. In; Proceedings Curso de Enfermedades Respiratorias de las Aves, Asociacion Nacional de Especialistas en Cienvias Avicelase, 3–13.

5. BANKOWSKI R.A. (1982). Proceedings of the First International Symposium on Avian Influenza, 1981. Carter Comp., Richmond, USA.

6. BANKOWSKI R.A. (1985). Report of the Committee on Transmissible Diseases of Poultry and Other Avian Species. Proceedings of the 88th Annual Meeting of the U.S. Animal Health Association, 474–483.

7. BEARD C.W. (1970). Demonstration of type-specific influenza antibody in mammalian and avian sera by immunodiffusion. Bull. WHO, 42, 779–785.

8. BEARD C.W., SCHNITZLEIN W.M. & TRIPATHY D.N. (1991). Protection of chickens against highly pathogenic avian influenza virus (H5N2) by recombinant fowlpox viruses. Avian Dis., 35, 356–359.

9. CAPUA I. & ALEXANDER D.J. (2004). Avian influenza: recent developments. Avian Pathol., 33, 393–404.

10. CAPUA I., CATTOLI G., MARANGON S., BORTOLOTTI L. & ORTALI G. (2002). Strategies for the control of avian influenza in Italy. Vet. Rec., 150, 223.

11. CAPUA I. &. MARANGON S. (2000). Review article: The avian influenza epidemic in Italy, 1999–2000. Avian Pathol., 29, 289–294.

12. CAPUA I., TERREGINO C., CATTOLI G., MUTINELLI F. & RODRIGUEZ J.F. (2003). Development of a DIVA (Differentiating Infected from Vaccinated Animals) strategy using a vaccine containing a heterologous neuraminidase for the control of avian influenza. Avian Pathol., 32, 47–55.

13. CAPUA I., TERREGINO C., CATTOLI G. & TOFFAN A. (2004). Increased resistance of vaccinated turkeys to experimental infection with an H7N3 low-pathogenicity avian influenza virus. Avian Pathol., 33, 47–55.

14. CHUA T-H., ELLIS T.M., WONG C.W., GUAN Y., GE S.X., PENG G., LAMICHHANE C., MALIADIS C., TAN S.-W., SELLECK P. & PARKINSON J. (2007). Performance evaluation of five detections tests for avian influenza antigen with various avian samples. Avian Dis., 51, 96–105.

15. COLLINS R.A., KO L.S., SO K.L., ELLIS T., LAU L.T. & YU A.C.H. (2002). Detection of highly pathogenic and low pathogenic avian influenza subtype H5 (Eurasian lineage) using NASBA. J. Virol. Methods, 103, 213–225.

16. COUNCIL OF THE EUROPEAN COMMUNITIES (1992). Council Directive 92/40/EEC of 19th May 1992 introducing Community measures for the control of avian influenza. Off. J. European Communities, L167, 1–15.

17. DAPRILE P.N. (1986). Current situation of avian influenza in Italy and approaches to its control. In: Acute Virus Infections of Poultry, McFerran J.B. & McNulty M.S., eds. Martinus Nijhoff, Dordrecht, The Netherlands, 29–35.

18. DAS A., SPACKMAN E., SENNE D., PEDERSEN J. & SUAREZ D.L. (2006). Development of an internal positive control for rapid diagnosis of avian influenza virus infections by real-time reverse transcription-PCR with lyophilized reagents. J. Clin. Microbiol., 44 (9), 3065–3073.

19. EUROPEAN UNION (EU) SCIENTIFIC COMMITTEE ON ANIMAL HEALTH AND ANIMAL WELFARE (SCAHAW) (2003). Food Safety: Diagnostic Techniques and Vaccines for Foot and Mouth Disease, Classical Swine Fever, Avian Influenza and some other important OIE List A Diseases. Report of the Scientific Committee on Animal Health and Animal Welfare. http://europes.eu.int/comm/food/fs/sc/scah/out93.

20. FOOD AND AGRICULTURE ORGANIZATION OF THE UNITED (FAO) (2004). FAO, OIE & WHO Technical consultation on the Control of Avian Influenza. Animal health special report. http://www.fao.org/ag/againfo/subjects/en/health/diseases-cards/avian_recomm.html.

21. GARCIA A., CRAWFORD J.M., LATIMER J.W., RIVERA-CRUZ E. & PERDUE M.L. (1996). Heterogeneity in the haemagglutinin gene and emergence of the highly pathogenic phenotype among recent H5N2 avian influenza viruses from Mexico. J. Gen. Virol., 77, 1493–1504.

22. GARCIA A., JOHNSON H., KUMAR SRIVASTAVA D., JAYAWARDENE D.A., WEHR D.R. & WEBSTER R.G. (1998). Efficacy of inactivated H5N2 influenza vaccines against lethal A/chicken/Queretaro/19/95 infection. Avian Dis., 42, 248–256.

23. GARCIA-GARCIA J., RODRIGUEZ V.H. & HERNANDEZ M.A. (1998). Experimental studies in field trials with recombinant fowlpox vaccine in broilers in Mexico. Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. Swayne D.E. & Slemons R.D., eds. U.S. Animal Health Association, 245–252.

24 GE J. DENG G., WEN Z., TIAN G., WANG Y., SHI J., WANG X., LI Y., HU S., JIANG Y., YANG C., YU K., BU Z. & CHEN H. (2007). Newcastle disease virus-based live attenuated vaccine completely protects chickens and mice from lethal challenge of homologous and heterologous H5N1 avain influenza viruses. J. Virol., 81, 150–158.

25. HALVORSON D.A. (1998). Strengths and weaknesses of vaccines as a control tool. Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. Swayne D.E. & Slemons R.D., eds. U.S. Animal Health Association, 223–227.

26. HALVORSON D.A., FRAME D.D., FRIENDSHUH A.J. & SHAW D.P. (1998). Outbreaks of low pathogenicity avian influenza in USA. Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. Swayne D.E. & Slemons R.D., eds. US Animal Health Association, 36–46.

27. HOFFMANN B., HARDER T., STARICK E., DEPNER K., WERNER O. & BEER M. (2007). Rapid and highly sensitive pathotyping of avian influenza A H5N1 virus by using real-time reverse transcription-PCR. J. Clin. Microbiol., 45, 600–603.

28. IMAI M., NINOMIYA A., MINEKAWA H., NOTOMI T., ISHIZAKI T., TASHIRO M. & ODAGIRI T. (2006). Development of H5-RT-LAMP (loop-mediated isothermal amplification) system for rapid diagnosis of H5 avian influenza virus infection. Vaccine, 24, 6679–6682.

29. KO L.S., LAU L.T., BANKS J., AHERNE R., BROWN I.H., COLLINS R.A., CHAN K.Y., XING J. & YU A.C.H. (2004). Nucleic acid sequence-based amplification methods to detect avian influenza virus. Biochem. Biophys. Res. Commun., 313, 336–342.

30. KODIHALLI S. & WEBSTER R.G. (1998). DNA vaccines for avian influenza – a model for future poultry vaccines? Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. Swayne D.E. & Slemons R.D., eds. U.S. Animal Health Association, 263–280.

31. LEE C.W, SENNE D.A. & SUAREZ D.L. (2004). Effect of vaccine use in the evolution of Mexican lineage H5N2 avian influenza virus. J. Virol., 78 (15), 8372–8381.

32. LIU H.Q., PENG D.X., CHENG J., JIA L.J., ZHANG RK. & LIU X.F. (2002). Genetic mutations of the haemagglutinin genes of H9N2 subtype avian influenza viruses. J. Yangzhou University, Agriculture and Life Sciences Edition, 23, 6–9.

33. LONDT B.Z., BANKS J. & ALEXANDER D.J. (2007). Highly pathogenic avian influenza viruses with low virulence for chickens in in vivo tests. Avian Pathol., 36, 347–350.

34. LYSCHOW D., WERNER O., METTENLEITER T.C. & FUCHS W. (2001). Protection of chickens from lethal avian influenza A virus infection by live-virus vaccination with infectious laryngotracheitis virus recombinants expressing the hemagglutinin (H5) gene. Vaccine, 19, 4249–4259.

35. MCCAPES R.H. & BANKOWSKI R.A. (1985). Use of avian influenza vaccines in California turkey breeders – medical rationale. Proceedings of the Second International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. U.S. Animal Health Association, 271–278.

36. MINISTRY OF AGRICULTURE, P.R. CHINA (2006). Poultry avian influenza vaccination in China. http://www.agri.gov.cn/ztzl/gdztzl/P020061023368529330005.pdf

37. MUNCH M., NIELSEN L., HANDBERG K. & JORGENSEN P. (2001). Detection and subtyping (H5 and H7) of avian type A influenza virus by reverse transcription-PCR and PCR-ELISA. Arch. Virol., 146, 87–97.

38. NAEEM K. (1998). The avian influenza H7N3 outbreak in South Central Asia. Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. Swayne D.E. & Slemons R.D., eds. U.S. Animal Health Association, 31–35.

39. NAEEM K., ULLAH A., MANVELL R.J. & ALEXANDER D.J. (1999). Avian influenza A subtype H9N2 in poultry in Pakistan. Vet. Rec., 145, 560.

40. NAKAYA T., CROS J., PARK M.-S., NAKAYA Y., SAGRERA A., VILLAR E., GARCIA-SASTRE A. & PALESE P. (2001). Recombinant Newcastle disease virus as a vaccine vector. J. Virol., 74, 11868–11873.

41. OFFICE INTERNATIONAL DES EPIZOOTIES (OIE) (2004). Chapter 2.1.14 Highly pathogenic avian influenza. In: Manual of Diagnostic Tests and Vaccines for Terrestrial Animals, Fifth Edition. OIE, Paris, France, 258–269.

42. PASICK J., HANDEL K., ROBINSON J., COPPS J., RIDD D., HILLS K., KEHLER H., COTTAM-BIRT C., NEUFELD J., BERHANE Y. & CZUB S. (2005). Intersegmental recombination between the haemagglutinin and matrix genes was responsible for the emergence of a highly pathogenic H7N3 avian influenza virus in British Columbia. J. Gen. Virol., 86, 727–731.

43. PRICE R.J. (1982). Commercial avian influenza vaccines. In: Proceedings of the First Avian Influenza Symposium, 1981. Carter Comp., Richmond, USA, 178–179.

44. QIAO C.L., YU K.Z., JIANG Y.P., JIA Y.Q., TIAN G.B., LIU M., DENG G.H., WANG X.R., MENG Q.W. & TANG X.Y. (2003). Protection of chickens against highly lethal H5N1 and H7N1 avian influenza viruses with a recombinant fowlpox virus co-expressing H5 haemagglutinin and N1 neuraminidase genes. Avian Pathol., 32, 25–31.

45. SCHILD G.C., NEWMAN R.W., WEBSTER R.G., MAJOR D. & HINSHAW V.S. (1980). Antigenic analysis of influenza A virus surface antigens: considerations for the nomenclature of influenza virus. Arch. Virol., 83, 171–184.

46. SENNE D.A., PANIGRAHY B., KAWAOKA Y., PEARSON J.E., SUSS J., LIPKIND M., KIDA H. & WEBSTER R.G. (1996). Survey of the haemagglutinin (HA) cleavage site sequence of H5 and H7 avian influenza viruses: amino acid sequence at the cleavage site as a marker of pathogenicity potential. Avian Dis., 40, 425–437.

47. SHAFER A.L., KATZ J.B. & EERNISSE K.A. (1998). Development and validation of a competitive enzyme-linked immunosorbent assay for detection of Type A influenza antibodies in avian sera. Avian Dis., 42, 28–34.

48. SIMS L.D. (2003) Avian influenza in Hong Kong. Proceeding of the Fifth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA, 14–17 April 2002. Avian Dis., 47, 832–838.

49. SLEMONS R.D. & BRUGH M. (1998). Rapid antigen detection as an aid in early diagnosis and control of avian influenza. In: Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. Swayne D.E. & Slemons R.D., eds. US Animal Health Association, 313–317.

50. SLEMONS R.D. & D.E. SWAYNE (1990). Replication of a waterfowl-origin influenza virus in the kidney and intestine of chickens. Avian Dis., 34, 277–284.

51. SLOMKA M.J, COWARD V.J., BANKS J., LÖNDT B.Z., BROWN I.H., VOERMANS J., KOCH G., HANDBERG K.J., JØRGENSEN P.H., CHERBONNEL-PANSART M., JESTIN V., CATTOLI G., CAPUA I., EJDERSUND A., THORÉN P. & CZIFRA G. (2007). Identification of sensitive and specific avian influenza PCR methods through blind ring trials in the European Union. Avian Dis., 51, 227–234.

52. SLOMKA M.J., PAVLIDIS T., BANKS J., SHELL W., MCNALLY A., ESSEN S. & BROWN I.H. (2007). Validated H5 Eurasian real-time reverse transcriptase–polymerase chain reaction and its application in H5N1 outbreaks in 2005–2006. Avian Dis., 51, 373–377.

53. SPACKMAN E., SENNE D.A., MYERS T.J., BULAGA L.L., GARBER L.P., PERDUE M.L., LOHMAN K., DAUM L.T. & SUAREZ D.L. (2002). Development of a real-time reverse transcriptase PCR assay for type A influenza virus and the avian H5 and H7 hemagglutinin subtypes. J. Clin. Microbiol., 40, 3256–3260.

54. STARICK E., ROMER-OBERDORFER A. & WERNER O. (2000). Type- and subtype-specific RT-PCR assays for avian influenza viruses. J. Vet. Med. [B], 47, 295–301.

55. SUAREZ D. (1998). Molecular diagnostic techniques: can we identify influenza viruses differentiate subtypes and determine pathogenicity potential of viruses by RT-PCR? Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia. US Animal Health Association, Pennsylvania, USA, 318–325.

56. SUAREZ D.L., DAS A., ELLIS E. (2007). Review of rapid molecular diagnostic tools for avian influenza virus. Avian Dis., 51, 201–208.

57. SUAREZ D.L., SENNE D.A., BANKS J., BROWN I.H., ESSEN S.C., LEE C.W., MANVELL R.J., MATHIEU-BENSON C., MARENO V., PEDERSEN J., PANIGRAHY B., ROJAS H., SPACKMAN E. & ALEXANDER D.J. (2004). Recombination resulting in virulence shift in avian influenza outbreak, Chile. Emerg. Infect. Dis., 10, 693–699.

58. SWAYNE D.E. (2001). Avian influenza vaccine use during 2001. In: Proceedings of the 104th annual meeting of the US Animal Health Association. USAHA, Richmond, Virginia, USA, 469–471.

59. SWAYNE D.E. (2003). Vaccines for list A poultry diseases; emphasis on avian influenza. Dev. Biol. (Basel), 114, 201–212.

60. SWAYNE D.E. (2004). Application of new vaccine technologies for the control of transboundary diseases. Dev. Biol. (Basel), 119, 219–228.

61. SWAYNE D.E. & AKEY B. (2004). Avian influenza control strategies in the United States of America. In: Proceedings of the Frontis Workshop on Avian Influenza Prevention and Control, Wageningen, The Netherlands, 13–15 October 2003, R.S. Schrijver & Koch G., eds. http://www.wur.nl/frontis/.

62. SWAYNE D.E., BECK J.R. & KINNEY N. (2000). Failure of a recombinant fowl poxvirus vaccine containing an avian influenza hemagglutinin gene to provide consistent protection against influenza in chickens preimmunized with a fowl pox vaccine. Avian Dis., 44, 132–137.

63. SWAYNE D.E. & MICKLE T.R. (1997). Protection of chickens against highly pathogenic Mexican-origin H5N2 avian influenza virus by a recombinant fowlpox vaccine. Proceedings the 100th Annual Meeting of the US Animal Health Association, Little Rock, USA, 1996, 557–563.

64. SWAYNE D.E., SENNE D.A. & BEARD C.W. (1998). Influenza. In: Isolation and Identification of Avian Pathogens, Fourth Edition, Swayne D.E., Glisson J.R., Jackwood M.W., Pearson J.E. & Reed W.M., eds. American Association of Avian Pathologists, Kennett Square, Pennsylvania, USA, 150–155.

65. SWAYNE D.E. & SUAREZ D.L. (2000). Highly pathogenic avian influenza. Rev. sci. tech. Off. Int. Epiz., 19, 463–482.

66. SWAYNE D.E. & SUAREZ D.L. (2001). Avian influenza in Europe, Asia and Central America during 2001. In: Proceedings of the 104th annual meeting of the US Animal Health Association, USAHA, Richmond, Virgina, USA, 465–470.

67. TUMPEY T.M., ALVAREZ R., SWAYNE D.E. & SUAREZ D.L. (2005). A diagnostic aid for differentiating infected from vaccinated poultry based on antibodies to the nonstructural (NS1) protein of influenza A virus. J. Clin. Microbiol., 43, 676–683.

68. UNITED STATES DEPARTMENT OF AGRICULTURE (USDA) (1995). Memorandum No. 800.85. Avian influenza vaccines. USDA, Veterinary Biologics, Animal and Plant Health Inspection Services.

69. VAN DER GOOT, J.A., KOCH, G., DE JONG, M.C.M. & VAN BOVEN, M. (2005). Quantification of the effect of vaccination on transmission of avian influenza (H7N7) in chickens. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 102, 18141–18146.

70. VAN DER GOOT, J.A., VAN BOVEN, M., KOCH, G. & DE JONG M.C.M. (2006). Proceedings of the Joint 11th Annual Meetings of the National Laboratories for Newcastle Disease and Avian Influenza of EU Member States, VAG Uccle Brussels, 2005 pp 130-133. http://ec.europa.eu/food/animal/diseases/controlmeasures/avian/crls_proceedings_en.htm

71. VEITS J., WIESNER D., FUCHS W., HOFFMANN B., GRNZOW H., STARICK E., MUNDT E., SCHIRRMEIER H., MEBATSION, T., METTENLEITER T.C. & ROMER-OBERDORFER A. (2006). Newcastle disease virus expressing H5 hemagglutinin gene protects chickens against Newcastle disease and avian influenza. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 103, 8197–8202.

72. VASFI MARANDI M., BOZORGMEHRI FARD M.H. & HASHEMZADEH M. (2002). Efficacy of inactivated H9N2 avian influenza vaccine against non-highly pathogenic A/chicken/Iran/ZMT-173/1999. Arch. Razi Institute, 53, 23–32.

73. VILLARREAL-CHAVEZ C. (2007). AI control experiences in the Americas: a regional summary. OIE/FAO Conference on Vaccination: a Tool for the Control of Avian Influenza. Presented 22 March 2007, Verona Italy.

74. VILLAREAL-CHAVEZ C. & RIVERA CRUZ E. (2003). An update on avian influenza in Mexico. In: Proceedings of the 5th International Symposium on Avian Influenza. Georgia Center for Continuing Education, University of Georgia, Athens, Georgia, USA, 14–17 April 2002. Avian Dis., 47, 1002–1005.

75. WILKINSON B.E. (1998). Recombinant hemagglutinin subunit vaccine produced in a baculovirus expression vector system. Proceedings of the Fourth International Symposium on Avian Influenza, Athens, Georgia, USA. Swayne D.E. & Slemons R.D., eds. US Animal Health Association, 253–262.

76. WOOD G.W., BANKS J., STRONG I., PARSONS G. & ALEXANDER D.J. (1996). An avian influenza virus of H10 subtype that is highly pathogenic for chickens but lacks multiple basic amino acids at the haemagglutinin cleavage site. Avian Pathol., 25, 799–806.

77. WOOD J.M., KAWAOKA Y., NEWBERRY L.A., BORDWELL E. & WEBSTER R.G. (1985). Standardisation of inactivated H5N2 influenza vaccine and efficacy against lethal A/chicken/Pennsylvania/1370/83 infection. Avian Dis., 29, 867–872.

78. WOOD G.W., MCCAULEY J.W., BASHIRUDDIN J.B. & ALEXANDER D.J. (1993). Deduced amino acid sequences at the haemagglutinin cleavage site of avian influenza A viruses of H5 and H7 subtypes. Arch. Virol., 130, 209–217.

79. WOOD G.W., PARSONS G. & ALEXANDER D.J. (1995). Replication of influenza A viruses of high and low pathogenicity for chickens at different sites in chickens and ducks following intranasal inoculation. Avian Pathol., 24, 545–551.

80. WORLD HEALTH ORGANIZATION EXPERT COMMITTEE (1980). A revision of the system of nomenclature for influenza viruses: a WHO Memorandum. Bull. WHO, 58, 585–591.

81. WORLD ORGANIZATION FOR ANIMAL HEALTH (OIE) (2007). Chapter 2.7.12 Avian Influenza. In: Terrestrial Animal Health Code, Sixteenth Edition. OIE, Paris, France pp 279–285.



82. ZHIGAO B. (2007). Field trials with chimera vaccines. OIE/FAO Conference on Vaccination: a Tool for the Control of Avian Influenza. Presented 22 March 2007, Verona, Italy.

NB: There are OIE Reference Laboratories for Avian influenza (see Table in Part 3 of this Terrestrial Manual or consult the OIE Web site for the most up-to-date list: www.oie.int).
Каталог: Download -> 2011 -> Tuan38
Download -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download -> Wedding album prices menu of jessica
Download -> Cách thêm Album hình cho website hình ảnh
Download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Tuan38 -> Bệnh lở mồm long móng (fmd) là bệnh truyền lây mạnh nhất của thú có vú và có khả năng gây ra tổn thất kinh tế nặng nề trên chăn nuôi gia súc móng guốc mẫn cảm
2011 -> Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (prrs) có đặc điểm là thất bại sinh sản ở heo nái và các vần đề hô hấp của heo con và heo cai sữa
2011 -> BỆnh lê DẠng trùng (babesiosis) Mở đầu
2011 -> Trong nhiều quốc gia, bệnh lao bò là bệnh truyền nhiễm chính trên đàn bò, các thú vật thuần dưỡng khác, và một số quần thể hoang dã. Sự truyền lây sang người gây nên vấn đề sức khỏe cộng đồng

tải về 244.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương