Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn



tải về 459.22 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích459.22 Kb.
#1429
1   2   3   4   5   6
Thứ nhất, số lượng các cơ quan báo chí cũng như các ấn phẩm của chúng ta phát triển nhanh chóng. Trong đó, nhiều cơ quan báo chí hoạt động thông tin ở cùng một lĩnh vực như: kinh tế, văn hoá, xã hội hay nghệ thuật…Các cơ quan này có thể liên kết lại với nhau hình thành nên tập đoàn báo chí có quyền lực lớn trong lĩnh vực hoạt động của mình hoặc một số cơ quan báo chí lớn có thể mua các cơ quan báo chí nhỏ hơn để hình thành tập đoàn. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước định hướng xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và báo Nhân dân thành tập đoàn báo chí có sức mạnh thong tin trong nước và thế giới. Một số tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Tiền phong… cũng đang dần hình thành.

Thứ hai, Hiến pháp và Luật Báo chí Việt Nam tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của tập đoàn báo chí. Hành lang pháp lý ấy quy định tập đoàn báo chí hoạt động với tư cách phần nào là kinh tế, phần nào là mục địch chính trị xã hội, tổ chức và phát triển ra sao, quan hệ cộng tác với cơ quan của Đảng và Nhà nước như thế nào. Luật Báo chí Việt Nam quy định mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng không phải vì thế mà các hoạt động báo chí không nằm dưới sự quản lý và giám sát của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây, nền kinh tế xã hội Việt Nam đạt được những bước tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt là sự ra đời và phát triển của các công ty doanh nghiệp cổ phần. Năm 2007 là mốc đánh dấu sự bùng nổ của ngân hang cổ phần và thị trường chứng khoán. Đay là hai kênh huy động vốn quan trọng để hình thành tập đoàn, đồng thời đóng vai trò giám sát hoạt động của tập đoàn.

Thứ tư, nước ta có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên…những người làm báo chuyên và nghiệp dư hùng hậu. Đây là nguồn chất xám lớn để các ấn phẩm báo chí tiếp tục phát triển. Đồng thời, một đội ngũ những người đứng đầu các cơ quan báo chí có kinh nghiệm quản lý, có đạo đức phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp, hứa hẹn trở thành những ông chủ tài năng cảu các tập đoàn báo chí lớn.

Hiện nay, Việt Nam chưa có tập đoàn báo chí nhưng nó sẽ tồn tại và phát triển trong tương lai. Mô hình tập đoàn báo chí Việt Nam hoạt động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức trực tuyến và lãnh đạo phi tập trung.



4.2. Những động thái cởi mở của nhà nước:

Vấn đề tập đoàn báo chí được đưa ra bàn luận trên báo chí Việt Nam từ khoảng giữa năm 2004. Công cụ tìm kiếm trên mạng Google cho thấy, tại cuộc Hội thảo về Tình hình phát triển, quản lý thông tin đại chúng và xuất bản trên địa bàn TPHCM vào ngày 24/6/2004, ông Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Thành Uỷ, đã gợi ý về định hướng phát triển sự nghiệp báo chí: cần có những tập đoàn báo chí mạnh; một số việc có thể thuê kênh tư nhân làm, Nhà nước quản lý nội dung. Ông Trần Thế Tuyển, cục phó Cục Quản lý báo chí, đề nghị TP.HCM nên có chuyên đề về quy hoạch, sắp xếp để hình thành các tập đoàn báo chí, vì ông cho rằng: “Nước ta chưa có nhưng trên thực tế đã có cơ quan báo chí thấp thoáng hình thành mô hình này.”

Trước đó, nhân ngày nhà báo Việt Nam 21/6/2004, trong bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Đỗ Quý Doãn cho biết thực tế đã tồn tại mô hình “tổ hợp truyền thông đa lĩnh vực hoạt động như một tập đoàn kinh tế”, mặc dù Luật báo chí qui định “Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí”. Thứ trưởng chỉ ra một số trường hợp: báo Nhân Dân hiện có báo ngày, báo tuần, báo tháng và báo điện tử; Đài truyền hình Việt Nam không chỉ có tạp chí mà còn có hãng phim, công ty nghe nhìn, các đơn vị hoạt động dịch vụ … Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông Đỗ Quý Doãn đã đề cập đến chuyện “vấn đề kinh tế báo chí cần được xem xét đầy đủ và hoàn thiện về mặt luật pháp”. Ông Đỗ Quý Doãn dự báo khi đã có những tổ hợp báo chí hùng mạnh thì những tờ báo èo uột, không tự sống được sẽ tự đào thải.

Sau đó, báo chí chú ý khai thác những thông tin liên quan đến mô hình tập đoàn báo chí ở Trung Quốc và các nước phương Tây. Đáng chú ý là những tin, bài được đăng tải trong tháng 8/2004 trên báo Tuổi Trẻ về những động thái “cởi mở” của báo chí Trung Quốc.


            Bước sang đầu năm 2005, Bộ Văn hoá – Thông tin đệ trình chính phủ Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có đoạn: “Thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư cho hoạt động báo chí.”

Cách đây 6 – 8 năm, vấn đề kinh tế báo chí là một vấn đề khá nhạy cảm, người ta rất ngại nói đến vấn đề này.  Đến nay, những e ngại khi đề cập đến các vấn đề mới mẻ như kinh tế báo chí và tập đoàn báo chí vẫn còn tồn tại ở một số nơi chậm đổi mới tư duy, mặc dù Thông báo số 162-TB/TW ra ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê bình về việc chậm tổng kết, rút ra những kết luận cần thiết về kinh tế báo chí.


            Khoảng thời gian chuẩn bị cho Đại hội Hội nhà báo Việt Nam (08/2005), báo chí liên tục đăng tải những suy nghĩ nghiêm túc của báo giới và các cơ quan quản lý về vấn đề  tập đoàn báo chí.

Vấn đề kinh tế báo chí một lần nữa được đặt ra. Tiến sĩ Đào Duy Quát, tổng biên tập website Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Ban tư tưởng văn hoá trung ương đã đưa ra quan điểm “gắn kinh tế với báo chí để báo chí phát triển” và “Phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển chứ không chờ bao cấp”.

Bài viết đáng tham khảo thứ hai là bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Phạm Quang Nghị. Khi ấy, mô hình tập đoàn báo chí đã được Nhà nước “bật đèn xanh”, song vẫn chưa có tờ báo nào trình đề án “tập đoàn báo chí”, Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn cần có người đi đầu. Bộ Văn hoá – Thông tin tiếp tục phát triển nhận định hồi năm 2004: thực tế đã có một số cơ quan báo chí hoạt động như là tập đoàn, chỉ có điều chưa tổ chức lại, chưa xưng danh “tập đoàn báo chí”. Ông Phạm Quang Nghị tiếp tục dẫn chứng: Đài truyền hình Việt Nam đã có các “công ty con” như hãng phim, trung tâm dịch vụ quảng cáo, tạp chí truyền hình …; các báo Tuổi Trẻ, Tiền Phong đã có nhiều ấn phẩm, có cả hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực quảng cáo, phát hành sách báo, cho thuê văn phòng như các “tổng công ty”. Ông Phạm Quang Nghị cho rằng Bộ Văn hoá – Thông tin đã tổng kết từ thực tiễn và đề xuất Chính phủ mở ra cơ chế tập đoàn báo chí và “phần việc còn lại là của các cơ quan báo chí”. Về vấn đề tập đoàn báo chí có được phép hoạt động như một doanh nghiệp hay không, ông Phạm Quang Nghị thừa nhận cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng trong việc định hình các tờ báo tự chủ về tài chính và có những bộ phận hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông, do đặc thù của hoạt động báo chí, ngành này không nên chỉ tuân theo Luật doanh nghiệp, mà trước hết phải tuân thủ Luật báo chí, tốt nhất là nên tách bạch các bộ phận hoạt động như doanh nghiệp.

Cũng trong một cuộc làm việc với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương Nguyễn Khoa Điềm nêu rõ: “Việc xây dựng các tập đoàn báo chí là cần thiết, bởi đó là yêu cầu khách quan của một nền báo chí phát triển dựa trên nền tảng của một nền kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên báo chí nước ta là báo chí của Đảng, là công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là món ăn tinh thần của nhân dân, do vậy tập đoàn báo chí cũng phải hướng theo mục tiêu phấn đấu đó.”

  Đến tháng 9/2005, câu hỏi “Bao giờ có tập đoàn báo chí?” được đặt ra, kèm theo đó là hàng loạt vấn đề như mô hình, quy mô, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý nội dung báo chí, cơ chế quản lý tài chính báo chí … của các tập đoàn báo chí. Vào thời điểm này, có thông tin cho rằng báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội và báo Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của Thành ủy TP.HCM đang được lãnh đạo 2 thành phố cho phép lập dự án xây dựng Tập đoàn báo chí . Thậm chí, ngày 22 – 9 – 2005, tại cuộc họp mặt với Tổng Biên tập một số báo Đảng khu vực phía Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới Nguyễn Xuân Trình đã phác họa đôi nét chân dung về một tập đoàn báo chí của nhật báo Hà Nội Mới trong tương lai không xa.

Tất cả những động thái “cởi mở” nói trên được xem là sự chuẩn bị cho sự kiện ngày 30/9/2005, Bộ Văn hoá – Thông tin họp báo về việc Chính phủ đã ban hành Quyết định 219, phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, trong đó có việc đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí tại Việt Nam. Tuy một số tờ báo ở TP.HCM đã manh nha hoạt động theo mô hình này, như Saigon Times Group, song tính đến thời điểm đó, việc xây dựng đề án và định ra tiêu chí cụ thể cho mô hình tập đoàn báo chí hầu như chưa có.

Liền ngay sau đó, thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin đã trả lời chi tiết trên tờ Việt NamExpress xoay xung quanh vấn đề thành lập các tập đoàn báo chí.

Về mặt thời điểm, ông Doãn khẳng định mô hình tập đoàn báo chí đang là xu hướng phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả ở châu Á, mặt khác, vào thời điểm hiện nay, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và thực tế cũng đang manh nha hình thành các tập đoàn báo chí.



Về mô hình, trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Còn theo phác thảo của ông Doãn, tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhưng không phải là phép cộng cơ học các toà báo. Phác thảo này được đưa ra sau khi Bộ Văn hoá – Thông tin đã có tham khảo một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc… Đưa ra phác thảo này, ông Doãn cho thấy “chưa có cơ quan báo chí nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu thích hợp để hình thành tập đoàn thực sự”. Tuy nhiên, ngay cả hai điều cơ bản nhất là định nghĩa và tiêu chí thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn chưa thể đưa ra được. Ông Doãn chỉ có thể đưa ra một nguyên tắc “không áp dụng rập khuôn” mô hình của bất kì nước nào do các khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí; và gợi mở thêm một số vấn đề: ở Việt Nam, chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm Tổng Biên Tập hay không, các tổ chức trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào, làm sao giải được các “bài toán” về tính chuyên nghiệp trong quản lý của các toà soạn và trong tác nghiệp của các nhà báo, về điều kiện cơ sở vật chất của các tờ báo…

Về hoạt động tài chính, ông Doãn trưng ra mô hình của các tập đoàn báo chí nước ngoài: tự chủ về mặt tài chính, tự trang trải kinh phí hoạt động, đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước (chỉ sau ngành viễn thông), và khẳng định chỉ các tờ báo mạnh mới nên thành lập tập đoàn.

Về giải pháp thúc đẩy sự phát triển xu hướng hình thành tập đoàn báo chí, điều đơn giản nhất và cũng hiện thực nhất mà Chính phủ nghĩ tới là thành lập một trường báo chí quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động báo chí. Tuy nhiên, điều cần trao đổi lại ở đây là: không nên chỉ đào tạo đội ngũ viết báo (điều này các trường báo chí đã làm nhưng hiệu quả chưa cao), mà để phù hợp với tình hình mới, quan trọng nhất là phải đào tạo đội ngũ người làm báo và  đội ngũ quản lý báo chí (quản lý phải theo kịp thực tiễn chứ không phải quản lý không được thì cấm).
            Với tất cả sự thận trọng, các câu hỏi xoay xung quanh “tập đoàn báo chí” lần lượt được Bộ Văn hoá – Thông tin và những người có quan tâm đặt ra và chờ lời giải đáp cụ thể từ phía các cơ quan báo chí lớn, đủ thế và lực trong nước .

4.3. Các bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng trở thành tập đoàn báo chí:

4.3.1.Tiền Phong:

Hiện nay, Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất với 6 đầu báo (Tiền Phong ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong cuối tháng, Tiền Phong giữa tháng, Người đẹp Việt Nam, Mỹ phẩm, Tri thức trẻ) và có website www.tienphongonline.com. Ấn phẩm của Tiền Phong (đặc biệt là các ấn phẩm phụ) đạt được tỉ lệ phát hành khá cao.

Từ 5 năm trước đây, Tiền Phong đã bước chuẩn bị cho việc trở thành một tập đoàn báo chí, với việc định ra một chiến lược phát triển phù hợp với tiêu chí của tờ báo. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Nghề Báo (số 21, tháng 7/2004), tổng biên tập Dương Xuân Nam đã khẳng định con đường tất yếu của sự phát triển là hiện đại hoá báo chí: “Có nghĩa, phải trở thành một tập đoàn báo chí thực sự chứ không chỉ đơn thuần làm báo, sống bằng viết báo, tái đầu tư bằng tiền bán báo.” Theo chiến lược này, song song với việc gia tăng ấn phẩm, báo Tiền Phong thành lập công ty cổ phần Tiền Phong chuyên lo công tác quảng cáo – phát hành, dẫn đến tổng doanh thu của cả hai hoạt động kinh tế và báo chí hàng năm đạt không dưới 150 tỷ đồng. Công ty Tiền Phong không những là chỗ dựa kinh tế tài chính cho Tiền Phong, mà còn  giúp cho việc phân tách rạch ròi giữa khâu nội dung và khâu “chạy quảng cáo” của phóng viên, hạn chế khuynh hướng “lá cải”, “bán báo”. Tờ báo cũng có đủ điều kiện để mời những cây bút có nghề trong làng báo, đào tạo tại chỗ và gửi phóng viên đi học nước ngoài để nâng cao trình độ làm báo, thực hiện cơ chế thu nhập và thưởng phạt nghiêm minh …

Bên cạnh đó, Tiền Phong còn tổ chức những hoạt động xã hội mang tầm quốc gia như các cuộc thi Hoa hậu, Siêu cúp bóng đá quốc gia …, nhằm mục đích quảng bá thương hiệu tờ báo.

Qua nghiên cứu một số tập đoàn báo chí trên thế giới, đặc biệt là các tập đoàn báo chí Trung Quốc, có thể thấy báo Tiền Phong gần như đã thực hiện đúng các bước đi để trở thành tập đoàn báo chí. Có điều, phạm vi hoạt động kinh tế và doanh thu của tờ báo còn hạn chế nên chưa thể gọi Tiền Phong là một tập đoàn báo chí, dẫu chỉ là ở quy mô nhỏ như tập đoàn báo chí Thẩm Quyến của Trung Quốc 8 năm trước đây (1998).
            Khi có quyết định 219, Tiền Phong lại dành cho Tạp chí Nghề Báo một cuộc đàm luận về “danh phận” tập đoàn báo chí. Tổng biên tập Dương Xuân Nam cho rằng “Để nên danh phận, phải hội đủ thế và lực!” Để chuẩn bị cho sự ra đời của tập đoàn báo chí, ông .

Về phía Nhà nước: cần có cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ cụ thể trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Cụ thể hơn, cần có cơ chế để các tờ báo mạnh thâu nạp các tờ báo không làm ăn được, “nuôi họ và làm hay lên” . Điều đó có nghĩa là Nhà nước phải tiến tới không bao cấp báo chí, cho ra đời quy chế sáp nhập các tờ báo. Bên cạnh việc sáng lập, việc sáp nhập và thậm chí mua lại các tờ báo là những bước đi tất yếu để hình thành các tập đoàn báo chí trên thế giới. Mặt khác, cũng cần có cơ chế quản lý thông thoáng tương đối, nên giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những người đứng đầu cơ quan báo chí.

Đối với vấn đề hỗ trợ, cần hỗ trợ thông qua việc trợ giá giấy in báo, và  việc miễn, giảm thuế, bởi hiện thời, các tờ báo có quy mô hoạt động rộng như Tiền Phong phải gánh 4- 5 loại thuế, từ thuế doanh nghiệp, thuế vốn, thuế đầu tư cho đến thuế thu nhập … Theo Tổng biên tập báo Tiền Phong, đặt vấn đề hỗ trợ không mâu thuẫn với yêu cầu “tự thân vận động”, bởi đó là hỗ trợ cần thiết trong 10 – 20 năm đầu hình thành tập đoàn.

Về vị thế của tờ báo: để trở thành tập đoàn, tờ báo phải có uy tín chính trị, đặt ra được những vấn đề lớn của xã hội và thời đại.

Về lực của tờ báo: tờ báo phải có số phát hành lớn, có nhiều ấn phẩm (6 – 7 ấn phẩm trở lên), đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, có công ty, xí nghiệp riêng, có trụ sở …

Tính đến cuối năm 2005, công tác chuẩn bị về thế và lực của Tiền Phong đã  tiến thêm một bước. Về thế, tờ báo chú trọng đầu tư cải tiến hình thức và nội dung nhằm mở rộng đối tượng độc giả; mở mang các hoạt động xã hội bằng cách thành lập thêm các quỹ từ thiện. Về lực, ngoài Công ty Tiền Phong, Tiền Phong tăng cường hội nhập thương trường, chủ động phát triển kinh tế báo chí bằng cách mở thêm một số văn phòng giới thiệu việc làm, du học, các nhà sách … Dự định trong năm 2006, tức sau khi có chủ trương hình thành tập đoàn báo chí của chính phủ, của báo Tiền Phong là đầu tư về trụ sở tờ báo, về đào tạo phóng viên, mở rộng các điểm in mới, xây dựng nhà sách quy mô lớn nhất miền Bắc, …

Phát biểu của người đứng đầu báo Tiền Phong và những động thái của tờ báo này tỏ rõ quyết tâm và sự tự tin trong ý định vươn lên thành lập tập đoàn báo chí. Vấn đề của Tiền Phong là ở sự cho phép của Nhà nước, không chỉ cho phép về danh nghĩa mà còn cho phép thông qua việc định ra các cơ chế, chính sách phù hợp.

4.3.2. Việt Nam Net:

Xuất thân là một website dịch vụ cung cấp tin tức tiếng Việt (12.1997 – www.Việt Namn.Việt Nam), tờ báo điện tử VietNamNet (1.2003 – www.vietnamnet.Việt Nam) được xem là “hiện tượng báo chí” trong vài năm gần đây.

Tuy không có “thế” về chính trị, song VietNamNet lại có thế “sinh ra” từ một công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Bộ Bưu chính Viễn thông, đơn vị thành viên tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC), nghĩa là có khả năng gắn kết các hoạt động truyền thông và viễn thông. Đây cũng là một hướng phát triển lên tập đoàn từng có tiền lệ trên thế giới (tập đoàn Shin Corporation của Thái Lan cũng phát triển từ ngành viễn thông sang). Chính vì thấy được thế mạnh của mình, thay vì đề cập trực tiếp đến việc trở thành một tập đoàn báo chí (truyền thông), ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên Tập Báo điện tử VietNamNet chỉ đưa ra định hướng: “Xây dựng VietnamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí.” Thực chất, nếu làm được điều này, tức là mặc nhiên đã trở thành một tập đoàn truyền thông. Là một người hiểu rõ thế nào là một tập đoàn truyền thông, ông Nguyễn Anh Tuấn nói: “Hai từ “tập đoàn” nghe có vẻ to tát, nhưng nếu hiểu là “doanh nghiệp truyền thông, có nhiều loại hình báo chí, hoạt động trên cơ sở tự hạch toán, không sống dựa vào bao cấp của nhà nước” thì sẽ hợp lí hơn”.

 Về lực, VietNamNet có báo điện tử VietNamNet tiếng Việt, VietNamNet tiếng Anh, VietNamNet T.V, Người Viễn Xứ, Netmode, Giai Điệu Xanh, E-Chip và một công ty mạnh về tài chính là VASC. (Cách đây vài năm, VietNamNet có ý định ra tờ nhật báo VietNamNet nhưng chưa đủ nguồn lực, không hẳn là vì thiếu hụt tài chính). Hiện nay, tuy hệ thống báo điện tử của VietNamNet Group vẫn chưa sinh lợi trực tiếp và mỗi năm VASC vẫn phải bù lỗ vài tỷ, nhưng tương lai hứa hẹn của báo điện tử đang đến rất gần. Ngoài ra, VietNamNet cũng có một số hoạt động xã hội gây tiếng vang trong và ngoài nước, nổi bật là hoạt động “Vinh danh đất Việt” và website liên kết báo chí khu vực ASEAN.


        Như vậy, đứng trước Quyết định 219, về lý thuyết, tờ báo điện tử này được xem là có khả năng chuyển mình thành một tập đoàn truyền thông.

Theo Tổng biên tập Báo điện tử VietNamNet, hiện tại, tờ báo này đang “chuẩn bị con người, cập nhật thông tin về thị trường truyền thông, nghiên cứu, tìm hiểu mô hình của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới, đặc biệt là chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.” Mục tiêu mà VietNamNet hướng đến trước mắt là trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện, trên cơ sở ứng dụng những công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông thế hệ mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp cho bạn đọc ngày càng nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Hướng đi của VietNamNet là một hướng đi thận trọng, khôn ngoan trong bối cảnh báo chí – truyền thông Việt Nam đang có nhiều biến động, cũng là một hướng đi bài bản học tập từ các tập đoàn truyền thông nước ngoài. Điều đó thể hiện ngay từ trong cách phát ngôn của Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn trước báo chí: “Tôi có 2 khát vọng lớn: xây dựng VietNamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí có uy tín trong nước và quốc tế, được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước trân trọng. Khát vọng thứ hai là thấy mọi cán bộ, nhân viên VietNamNet hạnh phúc, thành đạt.”

Góp ý quan trọng của VietNamNet trong vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam chính là: ngoài thế và lực (điều kiện cần), tập thể cơ quan báo chí còn phải có  ý muốn, khát vọng thành lập tập đoàn (điều kiện đủ). Ứng dụng vào thực tế hiện nay, có thể thấy yêu cầu này rất có giá trị. Ngoài ra, Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí: phải có tầm nhìn, phải có sự hiểu biết về thị trường truyền thông quốc tế, có mối quan hệ với các tập đoàn báo chí trên thế giới, có chiến lược đúng, độc đáo, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng lược phát triển thông tin đến năm 2010 rất phù hợp với xu hướng phát triển của truyền thông. Cũng như Tiền Phong, để bảo đảm lộ trình hình thành một tập đoàn báo chí, VietNamNet đưa ra một số đề xuất đối với phía Nhà nước:

- Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý

- Nhà nước nên có quan niệm mới: xem truyền thông là một ngành kinh tế, cơ quan báo chí là một doanh nghiệp , và như vậy, đã là cơ quan báo chí thì được phát triển đa loại hình báo chí, miễn là tự chủ về tài chính và hoạt động hiệu quả, nên bỏ cơ chế xin – cho.



4.3.3. Tuổi trẻ:

Tuổi Trẻ là cơ quan khá “im hơi lặng tiếng” trong vấn đề thành lập tập đoàn báo chí, kể cả trước và sau khi có Quyết Định 219. Mặc dù vậy, đây là một trong số những cơ quan báo chí có thế và lực mạnh nhất nước.



Về thế, Tuổi Trẻ ngang với Tiền Phong.

Về lực, Tuổi Trẻ là cơ quan tự hạch toán kinh tế sớm nhất (từ năm 1980) và hoạt động có hiệu quả nhất (riêng hoạt động quảng cáo đã thu về 270 tỉ đồng mỗi năm. Hiện tại, Tuổi trẻ có 4 ấn phẩm (nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Tuổi Trẻ cười, Tuổi Trẻ Online), với con số phát hành ấn phẩm chính (nhật báo Tuổi Trẻ) gần 400.000 ấn bản/kì, là tờ báo có uy tín rộng rãi trong nhân dân. Cơ sở vật chất của báo Tuổi Trẻ vào hàng hiện đại nhất nước. Hoạt động phát hành và quảng cáo trên thực tế độc lập với hoạt động báo chí. Đội ngũ làm báo năng động, trình độ cao. Tờ báo có mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan báo chí trên thế giới. Bên cạnh đó, Tuổi Trẻ còn thành lập Công ty Thế kỉ 21 để  kinh doanh địa ốc, và đang bước đầu kinh doanh xuất bản sách, du lịch.

 Về ý chí, vào tháng 7/2005, báo Tuổi Trẻ đã đặt mục tiêu “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát hành hàng triệu bản/ngày, phấn đấu để trở thành một tập đoàn báo chí hùng mạnh.”


         Như vậy, về lý thuyết, Tuổi Trẻ hội đủ các yêu cầu để tuyên bố thành lập tập đoàn báo chí hiểu theo kiểu Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Vướng mắc duy nhất của cơ quan này là cơ chế, chính sách từ phía nhà nước.

Ông Trương Quang Vĩnh, Phó Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ cho rằng Tuổi Trẻ chỉ mới ở giai đoạn “manh nha”, chỉ mới đi “những bước đi đầu tiên” tiến tới thành lập tập đoàn báo chí. Và như vậy, Tuổi Trẻ đang có những dự định mới nhằm gia tăng nội lực của mình: ra thêm nhiều ấn phẩm nhắm đến từng đối tượng cụ thể, thuê kênh truyền hình cáp … Tuổi Trẻ tin rằng mình phát triển đúng hướng và không quá quan trọng về danh nghĩa “tập đoàn báo chí”. Điều báo Tuổi Trẻ quan tâm nhân chủ trương hình thành tập đoàn báo chí là Nhà nước tháo gỡ những ràng buộc bất hợp lý (nhất là trong hoạt động quảng cáo), định ra cơ chế quản lý các cơ quan báo chí (theo luật doanh nghiệp), cần có những quy định cụ thể trong luật báo chí phù hợp với tình hình mới.



4.3.4. Thanh niên:

Thanh Niên là tờ báo thuộc về Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, nên cũng được xem là một tờ báo có “thế” lên tập đoàn báo chí. Trong bài viết “Tờ báo là diễn đàn tin cậy của tuổi trẻ, là vũ khí tư tưởng tin cậy của đoàn” đăng trên báo Thanh Niên, ông Đào Ngọc Dung, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đánh giá: “Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của báo ngày càng hiện đại hơn, có thể đáp ứng cho quá trình cải tiến nâng cao chất lượng về nội dung và kỹ thuật trình bày, phù hợp với tiến trình đổi mới và phát triển của làng báo nước ta. Báo Thanh Niên cũng đang mạnh dạn từng bước tiến tới xây dựng một tập đoàn báo chí mạnh.”





tải về 459.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương